SKKN Xây dựng và tổ chức một số trò chơi trong dạy học môn Tiếng Việt để tạo hứng thú học tập cho học sinh

Trò chơi không chỉ là một "Công cụ" dạy học mà nó còn là một con đường sáng tạo xuyên suốt quá trình học tập của học sinh. Phươngpháp tổ chức trò chơi không chỉ là sự đánh giá trong quá trình dạy và học của thầy và trò mà nó còn tạo chota một cảm giác thoải mái tự tin, có sự sáng tạo, nhanh trí, có óc tư duy tưởng tượng của người học sinh. Dạy kết hợp với tổ chức trò chơi chính là việc giáo viên hướng dẫn học sinh hoàn thành tốt phẩm chất của một con người mới xã hội chủ nghĩa.

Trò chơi cũng là một cách thức, hình thức dạy học và mang lại kết quả cao. Cáchthức tổ chức trò chơi trong Tiếng Việt là một yếu tố cơ bản. Nó nhận nhiệm vụ cung cấp cho học sinh tính năng động, sáng tạo nhằm lôi cuốn học sinh ham mêhọc hỏi, hiểu biết sâu hơn vấn đề gây được hứng thú học tập cho học sinh. Trò chơi là một món ăn tinh thần,đối với học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng.

Tổ chức trò chơi là một hình thức tổ chức dạy học, chơi là một biện pháp học tập có hiệu quả của học sinh. Thông qua trò chơi, học sinh được luyện tập, làm việc cá nhân. Làm việc trong đơn vị nhóm, đơn vị lớp theo sự phân công với tinh thần hợp tác, đó là những cách làmviệc thuộc phương pháp học tập mới mà trường Tiểu học cần hình thành ở người học.

Tổ chức trò chơi trong giảng dạy Tiếng Việt lớp 1 là một hình thức tổ chức dạyhọc, việc chơi trở thành một biện pháp học tập. Trò chơi hướngvào mục đích củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng từng bài, từng nhóm, từng chủ đề của chươngtrình môn học. Riêng trò chơi cho phần học vần trò chơi phải biết kết hợp củng cố kiến thức âm, vần mới và rèn luyện kỹ năng đọc, biết kết hợp giữa dạy kỹ năng đọc với kỹ năng viết, nói và nghe.

docx 17 trang Thu Nga 19/03/2025 220
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Xây dựng và tổ chức một số trò chơi trong dạy học môn Tiếng Việt để tạo hứng thú học tập cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Xây dựng và tổ chức một số trò chơi trong dạy học môn Tiếng Việt để tạo hứng thú học tập cho học sinh

SKKN Xây dựng và tổ chức một số trò chơi trong dạy học môn Tiếng Việt để tạo hứng thú học tập cho học sinh
g Tiểu học An Khánh A.
Đưa ra một số trò chơi tạo hứng thú cho học sinh lớp 1 trong giờ học môn Tiếng Việt.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Xây dựng và tổ chức một số trò chơi trong dạy học môn Tiếng Việt để tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 1.
ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM
42 học sinh lớp 1A6 trường Tiểu học An Khánh A.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp đọc, nghiên cứu tài liệu: Để thu thập thông tin được sử dụng ở chương 1 của đề tài.
Phương pháp điều tra, thực hành: Được sử dụng ở chương 2 và chương 3 của đề tài.
Phương pháp thống kê và một số phương pháp khác
PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU:
Thời gian bắt đấu nghiên cứu đến khi hoàn thành là 7 tháng (từ tháng 9/2022 đến tháng 3/2023)
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
PHẦN 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ MỘT SỐ TRÒ CHƠI TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 1
Trò chơi không chỉ là một "Công cụ" dạy học mà nó còn là một con đường sáng tạo xuyên suốt quá trình học tập của học sinh. Phương pháp tổ chức trò chơi không chỉ là sự đánh giá trong quá trình dạy và học của thầy và trò mà nó còn tạo cho ta một cảm giác thoải mái tự tin, có sự sáng tạo, nhanh trí, có óc tư duy tưởng tượng của người học sinh. Dạy kết hợp với tổ chức trò chơi chính là việc giáo viên hướng dẫn học sinh hoàn thành tốt phẩm chất của một con người mới xã hội chủ nghĩa.
Trò chơi cũng là một cách thức, hình thức dạy học và mang lại kết quả cao. Cách thức tổ chức trò chơi trong Tiếng Việt là một yếu tố cơ bản. Nó nhận nhiệm vụ cung cấp cho học sinh tính năng động, sáng tạo nhằm lôi cuốn học sinh ham mê học hỏi, hiểu biết sâu hơn vấn đề gây được hứng thú học tập cho học sinh. Trò chơi là một món ăn tinh thần, đối với học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng.
Tổ chức trò chơi là một hình thức tổ chức dạy học, chơi là một biện pháp học tập có hiệu quả của học sinh. Thông qua trò chơi, học sinh được luyện tập, làm việc cá nhân. Làm việc trong đơn vị nhóm, đơn vị lớp theo sự phân công với tinh thần hợp tác, đó là những cách làm việc thuộc phương pháp học tập mới mà trường Tiểu học cần hình thành ở người học.
Tổ chức trò chơi trong giảng dạy Tiếng Việt lớp 1 là một hình thức tổ chức dạy học, việc chơi trở thành một biện pháp học tập. Trò chơi hướng vào mục đích củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng từng bài, từng nhóm, từng chủ đề của chương trình môn học. Riêng trò chơi cho phần học vần trò chơi phải biết kết hợp củng cố kiến thức âm, vần mới và rèn luyện kỹ năng đọc, biết kết hợp giữa dạy kỹ năng đọc với kỹ năng viết, nói và nghe.
Tổ chức trò chơi trong Tiếng Việt cần đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện thu hút nhiều học sinh cùng tham gia.
PHẦN 2. THỰC TRẠNG HỨNG THÚ TRONG GIỜ HỌC TIẾNG VIỆT CỦA HỌC SINH LỚP 1A6 - TRƯỜNG TIỂU HỌC AN KHÁNH A.
Khảo sát thực trạng:
Năm học 2022 – 2023 tôi được phân công giảng dạy lớp 1A6. Khi nhận lớp tôi đã khảo sát sự hứng thú của học sinh trong giờ học Tiếng Việt. Kết quả thu được như sau:
Thời gian khảo sát

Sĩ số
HS có
hứng thú học
HS không
hứng thú học
HS tích cực
tham gia hoạt động
HS không tích
cực tham gia hoạt động
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Đầu năm
học
42
10
23,8
14
33,3
18
42,9
24
57,1

Đánh giá chung thực trạng
 Ưu điểm:
Tôi nhận được một tập thể học sinh khá ngoan và biết vâng lời cô giáo. Bên cạnh đó tôi có được sự ủng hộ của phụ huynh trong việc cùng nhà trường giáo dục các em. Ngoài ra, Ban giám hiệu nhà trường làm việc có kế hoạch, tổ chức triển khai, kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới. Tập thể đội ngũ giáo viên nhiệt tình trong công tác giảng dạy, có tinh thần trách nhiệm cao. Trình độ nghiệp vụ sư phạm đa số đạt chuẩn và trên chuẩn đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Chất lượng giáo dục của nhà trường nhiều năm qua không ngừng đi lên, là một trong số các trường có chất lượng giáo dục hàng đầu của Huyện. Trường đã tạo được sự tín nhiệm, niềm tin của học sinh và phụ huynh. Công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường được phụ huynh nhiệt tình ủng hộ. Chính vì thế tôi luôn cố gắng làm sao để tạo hứng thú cho HS trong dạy học môn Tiếng Việt, giúp các em cảm thấy hứng thú và chờ đợi đến giờ học, học tập nghiêm túc để phát triển một cách toàn diện.
 Tồn tại:
Đó là học sinh vừa rời trường mẫu giáo làm quen với môi trường tiểu học, mọi sinh hoạt nề nếp đều xa lạ chưa vào một kỉ luật nhất định.
Các em chưa biết đến Công nghệ thông tin.
Lớp 1A6 có 42 học sinh trong đó có 22 nữ và 20 nam. Một số em ý thức học tập chưa cao, khả năng tiếp thu mệnh lệnh còn hạn chế. Nhiều em học sinh còn hiếu động, ngồi học chưa nghiêm túc.
- Một số phụ huynh không quan tâm, sát sao dẫn đến các em đọc, viết, tính toán, còn chậm.
 Nguyên nhân tồn tại:
Bài giảng chưa kết hợp nhiều các trò chơi để tạo hứng thú cho học sinh.
Giáo viên chưa chú trọng đến sự tương tác của học sinh trong giờ học Tiếng Việt.
PHẦN 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT
ĐỂ TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 1.
Biện pháp 1. Sưu tầm một số trò chơi phù hợp với môn học.
Có thể nói tổ chức các trò chơi vào dạy học là một phương pháp thể hiện cao tính sáng tạo về khoa học. Trước kia khi giảng dạy bằng phương pháp truyền thống, người giáo viên phải chuẩn bị rất nhiều đồ dùng trực quan rồi lỉnh kỉnh mang đến lớp, có đồ dùng chỉ dùng được một lần rồi bỏ đi. Vào tiết dạy vừa giảng bài, giáo viên vừa phải ghi nhớ và sắp đặt đồ dùng để treo lên bảng, thời gian tháo gắn đồ dùng cũng chiếm một phần không nhỏ trong tiết học, chưa nói đến những tranh cần thiết phải sử dụng nhưng nó quá nhỏ, màu sắc không rõ ràng, phần nào đã làm giảm sự tập trung ở các em.
Qua tìm tòi, tôi đã sưu tầm được một số trò chơi có thể ứng dụng trong nhiều bài của môn Tiếng Việt như:
Trò chơi: “Ô cửa bí mật”
Trò chơi: “ Lật mảnh ghép”
Trò chơi: “ Đuổi hình bắt chữ”
Trò chơi: “ Giải cứu các con vật”
Trò chơi: “ Tặng hoa”
Trò chơi: “ Hái quả”
Trò chơi: “Em làm phóng viên”
Trò chơi: “Vượt chướng ngại vật”
Trò chơi: “Chuyền bóng”
..
Biện pháp 2: Xây dựng trò chơi trong dạy học môn Tiếng Việt
Chuẩn bị
Bước 1: Xác định mục tiêu cần đạt của từng nội dung sử dụng trò chơi. Bước 2: Lựa chọn trò chơi, lựa chọn phần mềm thiết kế trò chơi
Bước 3: Thiết kế nội dung từng trò chơi. (tranh ảnh, phiếu chơi, câu hỏi,...) Bước 4: Thiết kế luật chơi, tiến trình chơi, cách tổ chức, đáp án,...
Bước 5: Chuẩn bị các đồ dùng, thiết bị, phương tiện tổ chức trò chơi, chuẩn bị phần thưởng (hoa điểm tốt,...) để trò chơi thêm hấp dẫn.
Lựa chọn và thiết kế trò chơi phù hợp với mục tiêu của từng hoạt động.
Nghiên cứu kỹ luật chơi.
Nghiên cứu kỹ cách thức chơi và cách thức tổ chức trò chơi.
Thiết kế Kế hoạch bài dạy và chuẩn bị điều kiện, phương tiện chơi.
Giáo viên cần xác định thật chính xác mục tiêu của việc sử dụng trò chơi trong Kết hoạch bài dạy của mình. Mỗi trò chơi sẽ giúp học sinh đạt được những mục tiêu cụ thể của bài học (kiến thức, năng lực, phẩm chất gì?).
Giáo viên cần tổ chức số lượng trò chơi phù hợp với thời gian của bài học để giúp học sinh hiểu được trọng tâm của bài học.
3.3: Biện pháp 3: Tổ chức thực hiện trò chơi tương tác. Bước 1: Giáo viên giới thiệu trò chơi, luật chơi và cách chơi. Bước 2: Lựa chọn học sinh tham gia trò chơi.
Bước 3: Tổ chức cho học si nh tham gia trò chơi, dẫn dắt hoạt động chơi, giám sát và thực hiện theo luật chơi.
Bước 4: Tuyên bố người thắng cuộc và trao thưởng. Bước 5: Rút ra kiến thức, kĩ năng qua trò chơi.
Minh hoạ việc sử dụng một số trò chơi:
Ví dụ 1: Bài 107: au – âu (tiết 1)
Tôi đã cho học sinh chơi trò chơi: “Đuổi hình bắt chữ” (Chơi ở nhiều bài) Mục đích:
Giúp các em tìm được các từ chứa vần au hoặc âu qua hình ảnh
Luyện phản xạ nhanh, phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
Chuẩn bị:
Một số tranh ảnh
Một số câu hỏi như: Đây là gì?
Cách chơi:
Giáo viên cho hình ảnh xuất hiện trên màn hình (có thể dùng thêm mũi tên chỉ vào đối tượng)
Giáo viên đặt câu hỏi: Đây là gì?
Học sinh tìm từ chỉ đồ vật có trong hình chứa vần au hoặc âu.
Hình ảnh học sinh lớp 1A6 chơi trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”
Ví dụ 2: Trò chơi “Chuyền bóng”
(Trò chơi này có thể cho học sinh chơi ở nhiều bài)
Mục đích:
Giới thiệu bài học; tìm từ mới có tiếng chứa âm hoặc vần mới.
Luyện phản xạ nhanh.
Chuẩn bị:
Một quả bóng
Một số bản nhạc hoặc bài hát liên quan đến bài học.
Cách chơi: Khi tiếng nhạc (hoặc bài hát) bắt đầu, giáo viên sẽ đưa bóng cho một bạn bất kỳ, bạn đó cứ tiếp tục chuyền đi chuyền lại; khi tiếng nhạc kết thúc, bóng đang ở tay ai thì người đó sẽ đứng lên nói một từ theo yêu cầu.
Hình ảnh học sinh chơi trò chơi “Chuyền bóng”
Rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy có tổ chức trò chơi học tập.
Sau mỗi tiết dạy môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác có sử dụng trò chơi học tập, tôi đã tự rút kinh nghiệm như sau:
Học sinh có hứng thú, tích cực tham gia trò chơi và các hoạt động trong giờ học hay không?
Thông qua trò chơi, học sinh có đọc tốt hơn không, tự tìm được kiến thức của bài học hay không? Học sinh có say mê môn học không? Có được phát triển năng lực và phẩm chất hay không?...
Có đạt được mục tiêu của từng hoạt động mà đã sử dụng trò chơi hay không?
Có đạt mục tiêu của bài học hay không?
Tiết học có diễn ra nhẹ nhàng hay không?
...
Từ đó tôi sẽ có kế hoạch tiếp tục sử dụng các trò chơi sao cho phù hợp nhất vào các tiết dạy học, đặc biệt là dạy môn Tiếng Việt để học sinh hứng thú hơn và hiệu quả tiết dạy cao hơn.
3.4: Biện pháp 4: Động viên, khích lệ học sinh trong quá trình dạy học Tiếng Việt lớp 1.
Tâm lý của các em học sinh lớp 1 rất nhạy cảm muốn được khen và rất hiếu thắng . Vì thế giáo viên cần phải có nhiều lời khen trong quá trình dạy học, nhưng tuỳ từng đối tượng học sinh để khen.
Ví dụ: Với những học sinh, chậm yếu thì giáo viên cần phải tìm được những điểm tiến bộ tuy nhỏ để động viên các em.
Với những học sinh khá giỏi cũng cần khen đúng lúc, đúng chỗ để khuyến khích các em tích cực trong hoạt động học tập, đồng thời để các em biết được khả năng thực của mình. Tránh trường hợp các em ngộ nhận, chủ quan trong học tập.
Tổ chức thi đua giữa các tổ, các cá nhân đại diện các tổ theo từng đối tượng học sinh, sau mỗi lần chơi phải phân thắng, thua rõ ràng, từ đó phát huy tinh thần tập thể, khích lệ cho từng cá nhân, tập thể cố gắng, vươn lên.
Ví dụ: Tổ chức trò chơi: Thi tìm nhanh, tìm đúng
3 tổ làm 3 đội ; mỗi đội 4 em ; thi tiếp sức viết nhanh các từ có vần ươm, ươp ( Chọn đối tượng học sinh đồng đều nhau - giỏi, khá, trung bình) Trong mỗi trò chơi các em rất hứng khởi, tích cực, ý thức quyết giành phần
thẳng. Đồng thời cũng tạo điều kiện cho các em học trung bình có nhiều cơ hội cố gắng, rèn luyện.
Sau hàng tuần, hàng tháng cần tổ chức đánh giá, bình chọn tổ, cá nhân xuất sắc nhất, cá nhân có nhiều tiến bộ nhất đề khen - thưởng ( phần thưởng có thể là những cây bút chì, thước kẻ...)
Bên cạnh việc khen, giáo viên cũng phải hết sức tế nhị trong vấn đề nhắc nhở, phê bình học sinh. Làm sao để các em thấy được nhược điểm, sai sót của mình để cố gắng khắc phục, vươn lên. Tránh tình trạng làm cho các em mặc cảm, thu mình, tự ti...
PHẦN 4. KẾT QUẢ SAU KHI THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP
Sau 7 tháng thực hiện biện pháp “Xây dựng và tổ chức một số trò chơi trong dạy học môn Tiếng Việt để tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 1” , các giờ học của học sinh lớp 1A6 sôi nổi hẳn lên, các em hứng thú và chủ động hơn.
Bảng khảo sát dưới đây là minh chứng cho hiệu quả của biện pháp: Số học sinh có hứng thú trong tiết học Tiếng Việt và các tiết học khác tăng lên. Mặc dù việc xây dựng và tổ chức một số trò chơi trong các tiết dạy học vất vả nhưng tôi tìm thấy niềm vui trong công việc và cảm thấy yêu nghề hơn. Bởi thông qua trò chơi, quan hệ cô - trò không còn khoảng cách; tình cảm giữa học sinh với học sinh ngày càng gần gữi, gắn bó. Đặc biệt các em thấy hứng thú hơn trong các tiết học. từ đó rèn luyện đức tính chăm chỉ, tự tin, năng động, sáng tạo, góp phần rèn luyện cho học sinh phẩm chất và phong cách làm việc của người lao động trong thời kì hội nhập quốc tế, đáp ứng được yêu cầu đổi mới dạy học và giáo dục hiện nay.
Thời gian khảo sát

Sĩ số
HS có hứng thú
học
HS không hứng thú
học
HS tích cực tham gia
hoạt động
HS không tích cực tham gia
hoạt động
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Đầu năm
học
42
10
23,8
14
33,3
18
42,9
24
57,1
Cuối
năm học
42
42
100
0
0
38
90,5
4
9,5

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết luận chung:
Sau một năm nghiên cứu và áp dụng các biện pháp “Xây dựng và tổ chức một số trò chơi trong dạy học môn Tiếng Việt để tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 1" ở lớp tôi chủ nhiệm, tôi thấy biện pháp đã mang lại hiệu quả đáng kể. Kết quả đó được thể hiện ở việc học sinh đã thấy hứng thú, tích cực hơn khi tham gia các hoạt động trong giờ học, học sinh đọc bài tốt hơn, tự nắm bắt được những kiến thức của bài. Biện pháp cũng đã góp phần làm thay đổi tư duy của đội ngũ giáo viên, đặc biệt đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học và giáo dục trong thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay.
Khuyến nghị:
Phòng Giáo dục:
Cần quan tâm đến việc cung cấp các phần mềm miễn phí trong dạy học, đặc biệt là phầm mềm thiết kế các trò chơi tương tác trong học tập.
Đối với Ban giám hiệu nhà trường:
Nhà trường cần nâng cấp, sửa chữa và trang bị thêm cơ sở vật chất, phương tiện dạy học hiện đại phục vụ cho dạy học, có chính sách động viên cho cán bộ giáo viên sử dụng các phần mềm dạy thiết kế các trò chơi tương tác trong học tập.
Đối với giáo viên:
Giáo viên phải có tinh thần trách nhiệm cao, không ngừng nâng cao chuyên môn, học hỏi để ứng dụng những phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực cho học sinh.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân tôi đã thực hiện cho lớp 1A6 trong năm học này và đạt được hiệu quả như trên. Nhưng tôi nghĩ rằng, nếu được sự góp ý, xây dựng của các đồng nghiệp, nhà trường và đặc biệt là của hội đồng sáng kiến kinh nghiệm của trường để sáng kiến của tôi được hoàn chỉnh hơn và tôi có được những kinh nghiệm bổ ích áp dụng cho những năm học sau.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 30 tháng 03 năm 2023
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
Tác giả
Nguyễn Thị Tơ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tham luận nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp 1.
Đổi mới phương pháp dạy học .
Tập san văn học và tuổi trẻ của nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên.
Tâm lý học trò chơi NXB TP. Hồ Chí Minh.
Trò chơi học tập, NXB GD.
Trò chơi trẻ em, NXB Phụ nữ Hà Nội.
Thiết kế và sử dụng trò chơi học tập nhằm phát triển khả năng khái quát hoá của trẻ MG lớn. Luận văn tiến sĩ giáo dục, viện KHGD, Hà Nội.
Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng về thiên nhiên cho trẻ MG lớn. Luận văn thạc sỹ.
PHỤ LỤC
Một số hình ảnh học sinh tham gia các hoạt động học tập.
Học sinh lớp 1A6 tham gia trò chơi “Ong về tổ”
Ở tiết 2 của bài 84: ong - oc
Học sinh lớp 1A6 khởi động tiết học bằng trò chơi “Ô cửa bí mật”
Ở bài 121: uân – uât (tiết 2)
HS lớp 1A6 tham gia trò chơi phỏng vấn để chia sẻ những tình huống nguy hiểm mà các em đã gặp trong cuộc sống và nêu cách xử lí.
HS lớp 1A6 tham gia trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”

File đính kèm:

  • docxskkn_xay_dung_va_to_chuc_mot_so_tro_choi_trong_day_hoc_mon_t.docx
  • pdfSKKN Xây dựng và tổ chức một số trò chơi trong dạy học môn Tiếng Việt để tạo hứng thú học tập cho họ.pdf