SKKN Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học Đọc - hiểu nhằm nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt cho học sinh Lớp 5
Xuất phát từ thực tiễn của công cuộc đổi mới đất nước cần có những con người lao động năng động sáng tạo, phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của cá nhân. Vì vậy cùng với việc đổi mới nội dung chương trình thì đổi mới phương pháp dạy học đặc biệt là thiết kế và sử dụng Phiếu học tập trong mỗi tiết học có một vị trí hết sức quan trọng. Đây là việc làm cần thiết góp phần nâng cao chất lượng dạy học cũng như thực hiện được mục tiêu giáo dục mà Đảng và nhà nước, ngành giáo dục và đào tạo đề ra.
Trong quá trình dạy học môn Tiếng Việt, giáo viênlà người tổ chức, hướng dẫn hoạt động của học sinh, mọi học sinh đều hoạt động học tập để phát triển năng lực cá nhân. Giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh huy động vốn hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân để học sinh chiếm lĩnh tri thức rồi vận dụng các tri thức đó vào thực hành. Tạo cho học sinh thói quen tự giác, chủ động, không dập khuôn máy móc, biết tự đánh giá và đánh giá kết quả của bạn. Đồng thời tạo điều kiện để học sinh phát huy năng lực, sở trường của mình, biết áp dụng kiến thức mới trong bài học vào thực tế đời sống xã hội.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học Đọc - hiểu nhằm nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt cho học sinh Lớp 5

iệt Nam cần làm gì để bảo vệ môi trường biển? A.Tích cực bảo vệ môi trường. B.Bảo vệ các quyền và lợi ích quốc gia. C.Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên biển. D. Cả 2 ý a và c đều đúng Câu 5 (M2): Tìm quan hệ từ có trong câu văn dưới đây: “ Toàn dân Việt Nam cần khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên biển, tích cực bảo vệ môi trường biển vì sự phát triển bền vững của đất nước.” Câu 6 (M2): Em hãy tìm từ trái nghĩa với từ in đậm trong câu văn dưới đây: “ Chúng ta nên khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên biển, tích cực bảo vệ môi trường biển vì sự phát triển bền vững của đất nước.” Câu 7 (M2): “Tất cả người dân Việt Nam cần có những hành động thiết thực để bảo vệ các quyền và lợi ích quốc gia ở Biển Đông.” Bộ phận chủ ngữ trong câu văn trên đây là: A.Tất cả người dân Việt Nam B. Tất cả người dân NV C.Tất cả người dân Việt Nam cần có những hành động thiết thực D. Việt Nam Câu 8( M3): Tìm 2 từ đồng nghĩa với từ “ bảo vệ” và đặt câu với một trong hai từ đó. Câu 9 (M3): “Biển Việt Nam có hơn 11 nghìn loài sinh vật biển, hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình; khoảng 35 loại hình khoáng sản, nhiều nhất là dầu mỏ và khí đốt.” Dấu phẩy trong câu văn trên có tác dụng là: A.Ngăn cách bộ phận trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ trong câu. B.Ngăn cách các bộ phận cùng làm chủ ngữ trong câu. C. Ngăn cách các bộ phận cùng làm vị ngữ trong câu. D.Ngăn cách các vế trong câu ghép. Câu 10 (M4): Em hãy viết một câu ghép có cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ điều kiện – kết quả nói về việc bảo vệ môi trường. . Hướng dẫn chấm và thang điểm: Câu Đáp án Điểm Câu 1 C 0,5 điểm Câu 2 A 0, 5 điểm Câu 3 D 0, 5 điểm Câu 4 C 0, 5 điểm Câu 5 và, vì 0, 5 điểm Câu 6 Từ trái nghĩa với từ bảo vệ là: tàn phá, phá hoại, phá hủy.... Học sinh tìm được một trong các từ trên sẽ được 0,5 điểm. 0,5 điểm Câu 7 A 0,5 điểm Câu 8 Từ đồng nghĩa với từ bảo vệ là: giữ gìn, gìn giữ,.. Học sinh đặt được câu đủ ý, rõ ràng; trình bày đúng ngữ pháp, đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm :0,5 điểm. Học sinh đặt câu đủ ý nhưng trình bày sai sẽ trừ 0,25 điểm. VD: Em giữ gìn đồ dùng học tập rất cẩn thận. Em luôn giữ gìn trường lớp sạch đẹp. 0, 5 điểm Câu 9 C 0, 5 điểm Câu 10 HS đặt đúng câu câu ghép có cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ điều kiện – kết quả nói về việc bảo vệ môi trường và trình bày đúng ngữ pháp. Nếu mọi người không xả rác bừa bãi thì môi trường sẽ không bị ô nhiễm. Nếu em và các bạn nhặt rác ở ven bờ biển thì biển sẽ không bị ô nhiễm. 1 điểm *Đề kiểm tra cuối năm Nếu ước mớ đủ lớn. Tôi chú ý đến cô bé khi thấy cô thường chơi bóng rổ hăng say, tôi hỏi nguyên do, cô bé trả lời: “ Cháu muốn vào đại học. Nhưng cháu chỉ có thể theo học nếu cháu có một học bổng. Cháu nghĩ nếu chơi bóng thật xuất sắc, sẽ nhận được học bổng. Ba cháu bảo nếu ước mơ đủ lớn, những chuyện khác chỉ là chuyện nhỏ!”. Một hôm, thấy cô buồn, tôi hỏi, cô trả lời: Các huấn luyện viên bảo cháu quá thấp, không thể chơi cho đội hạng nhất, nói gì đến học bổng. Ý ba cháu thế nào? Ba cháu bảo: “ Các huấn luyện viên sai bét, vì họ không hiểu được sức mạnh của ước mơ.Nếu con thật sự muốn thì không có gì có thể ngăn cản ngoại trừ một điều - thái độ của chính mình!” Năm học cuối bậc phổ thông, đội bóng của cô giành giải vô địch toàn quốc, cô được cấp học bổng vào đại học. Vừa vào trường, cô nhận tin dữ: ba bị ung thư. Trước khi qua đời, ông nắm lấy tay cô, gắng sức nói: “ Tiếp tục ước mơ con nhé! Đừng để ước mơ của con chết theo ba”. Những năm tiếp theo quá khó khăn với cô. Các thầy cô giáo không tin nổi cô vượt qua được dù chỉ một học kì. Nhưng cô đã hoàn tất chương trình đại học một cách xuất sắc. Cô tâm sự mỗi khi cô muốn bỏ cuộc, cô lại nhớ lời ba: “ Nếu ước mơ đủ lớn, con có thể làm được mọi việc.” Và tôi nghe cô nói với bạn bè: “Nếu ước mơ đủ lớn, những điều còn lại chỉ là chuyện nhỏ.” Theo truyenngan.com.vn Câu 1(M1): Lí do nào khiến cô bé tập bóng rổ hăng say? Chơi bóng thật xuất sắc. Được cấp học bổng học đại học. Mong muốn của người cha. Giành giải vô địch toàn quốc. Câu 2(M1): Tại sao cô bé lại buồn? A.Cô không được chơi cho đội hạng nhất. B.Cô không được chơi bóng rổ. C.Cô thi trượt đại học. D.Cô không giành được học bổng. Câu 3: (M1) Cô bé giành được học bổng đại học là vì: A.Cô đạt giải ở môn thể thao khác. B.Cô được vào đội bóng hạng nhất. C.Đội bóng của cô đạt giải vô địch. D. Tác giả tặng học bổng cho cô. Câu 4(M1): Cha của cô bé đã dặn con điều gì trước khi qua đời? A.Tiếp tục học đại học. B.Tiếp tục chơi bóng rổ. C.Phải có thái độ đúng đắn với bản thân. D.Tiếp tục nuôi dưỡng ước mơ. Câu 5 (M2) : Các vế trong câu : “ Nếu ước mơ đủ lớn thì con có thể làm được mọi việc.” được nối với nhau bằng: A.Lặp từ ngữ. B. Cặp từ hô ứng. C. Cặp quan hệ từ. D. Thay thế từ ngữ. Câu 6 (M2): Từ in đậm trong dòng nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển? A. Trước khi ông qua đời. B.Cô nhớ lời ba dặn. C.Ông gắng sức nói. D.Tôi nghe cô nói. Câu 7(M3): Hai câu : “ Cháu muốn vào đại học. Nhưng cháu chỉ có thể theo học nếu cháu có một học bổng.” được liên kết với nhau bằng cách: A.Bằng cách thay thế từ ngữ. B. Bằng cách lặp từ ngữ. C.Bằng cách dùng từ ngữ nối. D. Bằng cách lặp từ ngữ và dùng từ ngữ nối. Câu 8 (M3): Dấu phẩy trong câu văn dưới đây có tác dụng gì? “Các huấn luyện viên bảo cháu quá thấp, không thể chơi cho đội hạng nhất, nói gì đến học bổng.” A.Ngăn cách bộ phận trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ trong câu. B. Ngăn cách các bộ phận cùng làm vị ngữ trong câu. C.Ngăn cách các bộ phận cùng làm chủ ngữ trong câu. D.Ngăn cách các vế trong câu ghép. Câu 9(M3): Câu chuyện muốn khuyên em điều gì? .. Câu 10(M4): Em hãy viết một câu ghép có dùng cặp quan hệ từ nói về ước mơ của em. .. Hướng dẫn chấm và thang điểm: Câu Đáp án Điểm Câu 1 B 0,5 điểm Câu 2 A 0, 5 điểm Câu 3 C 0, 5 điểm Câu 4 D 0, 5 điểm Câu 5 C 0, 5 điểm Câu 6 A 0,5 điểm Câu 7 D 0,5 điểm Câu 8 B 0, 5 điểm Câu 9 Câu chuyện khuyên em hãy biết ước mơ, theo đuổi và nuôi dưỡng ước mơ của mình thì cuối cùng em sẽ thành công. 0, 5 điểm Câu 10 HS đặt đúng câu câu ghép có dùng cặp quan hệ từ nói về ước mơ của em và trình bày đúng ngữ pháp. VD: -Mặc dù bây giờ tranh em vẽ chưa được đẹp nhưng em vẫn sẽ cố gắng thực hiện ước mơ họa sĩ của mình. - Vì em nỗ lực vượt qua khó khăn nên em đã có thành tích học tập đứng đầu lớp. 1 điểm Một số hình ảnh làm việc với phiếu học tập của học sinh HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI 1. Kết quả cụ thể Để có được những kết quả trong quá trình nghiên cứu, tôi đã tiến hành dạy thử nghiệm và khảo sát ở lớp 5H mà tôi được phân công giảng dạy, kết quả như sau: -Phân tích, đánh giá năng lực đọc hiểu trong bài kiểm tra cuối năm học: Tổng số Trả lời đúng câu hỏi mức 1 Trả lời đúng câu hỏi mức 2 Trả lời đúng câu hỏi mức 3 Trả lời đúng câu hỏi mức 4 26 HS 24 HS 22 HS 20 HS 14 HS -Kết quả đạt được của học sinh qua bài kiểm tra cuối năm: Kết quả Lớp 5H Sĩ số 26 Hoàn thành tốt 24 Hoàn thành 2 -Hầu hết HS trả lời đúng các câu hỏi ở mức 1 (nhận biết, nhắc lại kiến thức) và mức 2 (hiểu kiến thức, trình bày, giải thích được kiến thức theo cách hiểu của cá nhân). Chuyển sang câu hỏi ở mức 3 và mức 4 (vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề quen thuộc hay những vấn đề mới trong học tập và cuộc sống ) thì các em đã HS đã đọc kĩ đề, bám sát vào nội dung câu hỏi, vận dụng kiến thức đã học để làm các bài tập và đạt được kết quả cao. Trong quá trình giảng dạy, tôi luôn thiết kế các phiếu học tập phù hợp trong mỗi tiết dạy. Những tiết dạy tôi sử dụng các phiếu học tập,tôi thấy học sinh rất hứng thú và tiếp thu bài một cách chủ động, dưới sự điều hành của các nhóm trưởng và trưởng ban học tập. Chất lượng của môn Tiếng Việt được nâng lên rõ rệt. Câu văn của các em có ít từ dùng sai hơn. Đặc biệt rèn kĩ năng nói và diễn đạt của các em rất mạch lạc, tự nhiên. Kĩ năng đọc - hiểu của các em học sinh trong lớp đã có rất nhiều tiến bộ và môn Tiếng Việt hầu hết các em đều đạt thành tích cao. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận: Để nâng cao chất lượng học môn Tiếng Việt thông qua hệ thống phiếu bài tập, giáo viên cần: + Nắm rõ các phẩm chất, năng lực cần hình thành cho học sinh tiểu học đã được quy định trong thông tư mới mà Bộ giáo dục ban hành. + Sưu tầm thêm các văn bản có nhiều ý nghĩa giáo dục và xây dựng hệ thống phiếu bài tập sao cho khai thác hết giá trị của văn bản cũng như phù hợp với trình độ nhận thức của các em học sinh. Thiết kế hệ thống câu hỏi dựa vào các mức độ trong thông tư 22 để phát triển năng lực học sinh trong quá trình học tập. Qua gần một năm vận dụng các phương pháp đổi mới và thiết kế, sử dụng phiếu học tập trong dạy môn Tiếng Việt ở lớp 5 tôi nhận thấy phương pháp dạy học này đã mang lại những kết quả tốt đẹp. Giáo viên sử dụng linh hoạt các phương pháp và kỹ thuật dạy học nên đã phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tinh thần hợp tác, chia sẻ trong nhóm để cùng nhau khám phá kiến thức mới. Khi được làm việc với phiếu học tập giúp học sinh khắc sâu được kiến thức, mở rộng vốn từ, nhất là học sinh không cảm thấy nhàm chán trong giờ học Tiếng Việt. Từ đó chất lượng môn Tiếng Việt cũng được nâng cao. Kiến nghị: Đối với Phòng giáo dục và Đào tạo: Tổ chức các chuyên đề về giảng dạy Tiếng Việt để phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của giáo viên trong đổi mới phương pháp dạy học, trong đó chú trọng đến thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học đọc –hiểu. Đối với nhà trường: Tổ chức các buổi thảo luận về nội dung, cách thiết kế và sử dụng các phiếu học tập trong dạy học đọc – hiểu để nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt. Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn trong trường để chia sẻ về phương pháp dạy học trong đó có thiết kế các phiếu học tập phù hợp với từng bài, từng chủ để trong môn Tiếng Việt. Trên đây là một số nghiên cứu tôi rút ra được từ trong thực tiễn giảng dạy của mình trong năm học này. Tuy là những kinh nghiệm đơn giản nhưng đã có tác dụng rõ rệt trong mỗi giờ học, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo để đề tài này của tôi được hoàn thiện hơn. IV: CAM KẾT Qua quá trình thực tế giảng dạy cùng với sự tìm tòi nghiên cứu, tôi đã hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm: “Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học Đọc – hiểu nhằm nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 5”. Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm của tôi không sao chép hoặc vi phạm bản quyền của ai. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Vũ Thị Thuý CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM (Xác nhận, đánh giá, xếp loại) ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................ ..... . PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO (Xác nhận, đánh giá, xếp loại) ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. TÀI LIỆU THAM KHẢO Lê Phương Nga (Chủ biên) (2009), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học I, NXB Đại học Sư phạm. Lê Phương Nga (2009), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học II, NXB Đại học Sư phạm. Vụ Giáo dục Tiểu học (2018), Tài liệu hướng dẫn học Tiếng Việt 5 (tập 1, tập 2) - NXB Giáo dục Việt Nam. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa 1 Thông tin chung về sáng kiến kinh nghiệm 2 ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN 3 Đặt vấn đề 3 Đối tượng nghiên cứu 4 Phạm vi nghiên cứu 4 Phương pháp nghiên cứu 5 MÔ TẢ GIẢI PHÁP 5 Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến 5 Cơ sở lí luận 5 Thực trạng 7 Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến 8 Mục tiêu của giải pháp 8 Nội dung chương trình và các cách thức thực hiện giải pháp 9 Nội dung chương trình, tài liệu sách hướng dẫn học 9 Tiếng Việt 5 Nội dung chương trình môn Tiếng Việt lớp 5 9 Các chủ điểm trong sách hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5 10 Đặc điểm của phiếu học tập 10 Khái niệm về phiếu học tập 10 Vai trò của phiếu học tập 11 Phân loại phiếu học tập 11 Một số giải pháp để thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong học Đọc – hiểu nhằm nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 5 12 Giải pháp 1: Xây dựng phiếu học tập theo từng chủ đề nhằm phát triển năng lực đọc hiểu cho từng cá nhân học sinh 12 Nguyên tắc xây dựng hệ thống phiếu bài tập theo chủ đề 12 2.3.1.2 Các bước xây dựng hệ thống câu hỏi trong phiếu học tập theo hướng phát triển năng lực 12 2.3.1.3 Thiết kế hệ thống phiếu học tập cần dựa theo bốn mức độ trong Thông tư 22 14 2.3.1.4 Thiết kế một số phiếu học tập cho các chủ điểm trong sách hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5 15 2.3.2 Giải pháp 2: Thiết kế và sử dụng phiếu học tập để ra đề kiểm tra đánh giá trong kiểm tra định kì 29 2.3.2.1 Quy trình xây dựng đề kiểm tra 29 2.3.2.2 Một số đề kiểm tra định kì 31 2.3.2.3 Một số hình ảnh làm việc với phiếu học tập của học sinh 40 III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI 43 1. Kết quả cụ thể 43 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44 1. Kết luận 44 2. Kiến nghị 45 2.1. Đối với phòng giáo dục 45 2.2. Đối với nhà trường 45 IV. CAM KẾT 45
File đính kèm:
skkn_thiet_ke_va_su_dung_phieu_hoc_tap_trong_day_hoc_doc_hie.docx
SKKN Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học Đọc - hiểu nhằm nâng cao chất lượng môn Tiếng V.pdf