SKKN Sử dụng trò chơi học tập trong môn Tiếng Việt nhằm góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh Lớp 1
Xuất phát từ lí do giáo viên các lớp trong khối còn nhiều e ngại trong việc tổ chứctrò chơi, chưa nắm được các trò chơi học tập để sử dụng trong môn Tiếng Việt. Vì vậy tôi đã mạnh dạn đề xuất với khối, tổ trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề tổ chức tìm hiểu về các trò chơi có thể sử dụng trong môn Tiếng Việt cụ thể như:
- Tổ chức trò chơi ở phần Khởi động.
- Tổ chức trò chơi ở phần Luyện tập - Mở rộng vốn từ
- Tổ chức trò chơi ở hoạt động Tập đọc
- Tổ chức trò chơi trong phần Củng cố - dặn dò.
- Tổ chức trò chơi trong các tiết ôn tập.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng trò chơi học tập trong môn Tiếng Việt nhằm góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Sử dụng trò chơi học tập trong môn Tiếng Việt nhằm góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh Lớp 1

g” Bước 1: Giáo viên nêu tên trò chơi Bước 2: Giáo viên nêu cách chơi: Cách chơi: Học sinh thi nhau nói câu chứa tiếng có vần ươn, cả lớp cùng chia sẻ và nhận xét . Bạn nào nói được nhiều câu đúng và hay sẽ được nhận 1 sticker. Ở trò chơi này học sinh có thể tự điều hành trò chơi cùng sự hỗ trợ của cô giáo. Bước 3: Tiến hành chơi. Giáo viên cho 1 học sinh điều khiển trò chơi HS1 đặt câu: Mình xin trả lời: Mình cho Hà mượn bút. HS1: Mình mời các bạn nhận xét. HS2: Mình thấy bạn đặt câu rất hay. HS1: Mình cảm ơn bạn. HS3: Mình thấy bạn đặt câu đúng rồi. Bạn cho mình hỏi: trong câu tiếng nào có vần ươn? HS1: Mình xin trả lời, trong câu: Mình cho Hà mượn bút. Tiếng mượn có vần ươn. HS4 đặt câu: Mẹ nhổ cỏ ngoài vườn. Mình mời các bạn nhận xét HS5: Mình thấy bạn đặt câu đúng rồi HS6: Bạn cho mình hỏi, vì sao bạn lại đặt câu như vậy? HS5 trả lời: Mình xin trả lời: Vì yêu cầu của bài là đặt câu chứa tiếng có vần ươn. Trong câu tiếng vườn có vần ươn Bước 4: Giáo viên tuyên dương, khen ngợi học sinh đã biết đặt câu đúng, chia sẻ bài làm cùng bạn, thưởng sticker cho học sinh đã biết đặt câu đúng. Qua trò chơi giúp học sinh nâng cao vốn ngôn ngữ, mở rộng vốn từ, phát triển ngôn ngữ nói, giúp học sinh biết giao tiếp với bạn bằng cách nhận xét bài làm của bạn, đặt câu hỏi tương tác với bạn. Với cách làm này có thể áp dụng cho những bài học âm, vần mới để giúp học sinh nói câu thành thạo và biết đặt câu đơn giản. Vậy từ ngôn ngữ nói học sinh bắt đầu biết viết các câu ngắn đáp ứng yêu cầu của giáo viên. Ví dụ 2: Bài 77: ang, ac tôi giúp học sinh mở rộng vốn ngôn ngữ nói và phát triển ngôn ngữ viết thông qua 2 trò chơi “Bắn tên” và “Ai nhanh, ai đúng” Ở tiết 1- phần mở rộng vốn từ tôi yêu cầu học sinh tìm các từ chứa tiếng có vần ang, ac thông qua trò chơi “Bắn tên” mỗi học sinh tìm được các tiếng ngoài bài ghi nhanh vào bảng con bằng cách. Sau đó nêu miệng cho nhau nghe khi được gọi tên. Các tiếng, từ có vần ang: khang trang, bậc thang, tháng 2, sáng sớm..... Các tiếng có vần ac: nghe nhạc, thùng rác, ....... Học sinh tìm các tiếng có vần ang Sau khi giúp học sinh mở rộng vốn từ hơn ở tiết 1 tôi giúp các em phát triển kỹ năng viết câu qua việc tổ chức trò chơi “Ai nhanh ai đúng” ở cuối tiết học Bước 1: Tôi nêu tên trò chơi Bước 2: Hướng dẫn cách chơi. Tôi chia nhóm, lớp được chia thành các nhóm 4. Mỗi nhóm sử dụng 1 bảng con, các thành viên trong nhóm thảo luận để viết ra được nhiều câu chứa tiếng có vần ang vào bảng, trong thời gian 2 phút nhóm nào viết được nhiều câu đúng nhất thì nhóm đó chiến thắng. Bước 3: Giáo viên cho các nhóm đọc các câu nhóm mình viết được, sửa câu nếu như cách viết câu của nhóm đó chưa đúng. Tổng hợp các câu mà các nhóm đã viết được, khen ngợi và tuyên dương trước lớp. Ở trò chơi này giúp các em rèn ngôn ngữ viết thông qua viết câu, học sinh viết được câu đơn giản, chưa cần viết đúng chính tả về chữ hoa. Nhưng tôi cũng lưu ý với học sinh, sau khi học hết chữ hoa, khi viết câu thì chữ đầu câu phải viết hoa. Để viết được câu chứa tiếng có vần ang, học sinh trong nhóm giao tiếp, trao đổi với nhau để hoàn thành nhiệm vụ học tập. Học sinh viết câu chứa tiếng có vần ang Khi được chơi nhiều trò chơi dạng tìm từ, viết câu thì học sinh quen dần và có kĩ năng chơi, chơi thành thạo hơn, thao tác nhanh và hào hứng khi chơi. Ví dụ 3: Bài 131: oanh, oach sau khi các em được mở rộng vốn từ về vần oanh, oach tôi tổ chức trò chơi “Viết nhanh, viết đúng” Cách chơi: Tôi chia học sinh thành các nhóm nhỏ, các thành viên trong nhóm trảo đổi, thảo luận để viết câu chứa tiếng có vần oanh, oach. Nhóm nào viết nhanh, viết đúng trong thời gian 3 phút thì các thành viên trong nhóm sẽ được tặng một bông hoa khen thưởng. Khi học sinh tham gia trò chơi viết câu giáo viên nhắc các con viết đúng chính tả chữ hoa và dấu câu. Sau thời gian chơi, các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình. Giáo viên sẽ sửa câu trước lớp nếu học sinh đặt câu chưa đúng. Học sinh viết câu chứa tiếng có vần oanh, oach Phối hợp với phụ huynh học sinh hướng dẫn phụ huynh chơi cùng con để phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh Với đặc thù học sinh vùng công giáo, nhà đông con. Bố mẹ phải dậy sớm đi làm, không dành nhiều thời gian cho con trẻ. Một số ít bố mẹ không gương mẫu trong lời nói nên gây ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kĩ năng giao tiếp và hợp tác cho học sinh. Vậy để giúp bố mẹ quan tâm hơn đến việc học của con, thường xuyên học cùng con nhiều hơn. Ngay từ cuộc họp phụ huynh đầu năm học, tôi đã giúp phụ huynh nắm được những điểm mới trong chương trình giáo dục hiện nay. Từ đó giúp phụ huynh hiểu rõ tầm quan trọng của việc giúp con có kĩ năng giao tiếp tốt. Bố mẹ chỉn chu, gương mẫu trong lời nói, quan tâm và chia sẻ cùng con. Ngoài ra, hàng tuần giáo viên cũng tổng hợp một số hình ảnh về học tập, cách giao tiếp, hợp tác của học sinh trên lớp và khen ngợi, tuyên dương những học sinh đã làm tốt. Khích lệ, động viên những học sinh chưa làm được để phụ huynh cùng thực hiện với con ở nhà. Ví dụ 1: Bài Tập đọc: Kể cho bé nghe. Để chuẩn bị cho bài học này tôi yêu cầu học sinh tìm các câu đố về con vật, đồ vật bằng cách chơi trò chơi “Đố vui” cùng bố mẹ ở nhà. Điều này giúp các con được giao tiếp, tương tác với bố mẹ ở nhà, khi lên lớp học sinh chủ động hơn trong việc hợp tác nhóm với bạn trong trò chơi “Đố vui”. Để giúp bố mẹ gần con hơn, hiểu con hơn, bố mẹ được học cùng con thông qua chơi các trò chơi vui nhộn. Từ đó giúp phụ huynh nắm được mức độ nhận thức của con, thái độ học tập và kĩ năng của con qua trò chơi, để việc hướng dẫn con học bài trở nên nhẹ nhàng hơn. Cuối tuần học, nhằm mục đích giúp học sinh ôn lại kiến thức, tôi hướng dẫn phụ huynh chơi cùng con ở nhà thông qua phiếu trò chơi học tập. Ví dụ: Ở những tiết ôn tập cuối tuần, để giúp học sinh ôn lại kiến thức về quy tắc chính tả, tôi đã phát cho các em một phiếu trò chơi và hướng dẫn bố mẹ chơi cùng con qua zalo, số điện thoại. Để giúp các em củng cố kiến thức về chữ cái tôi thiết kế phiếu trò chơi “Ai nhanh ai đúng” Học sinh cùng bố mẹ thi đua khoanh tròn vào chữ ng, ngh, ai khoanh được nhiều chữ nhất sẽ chiến thắng ; kiểm tra về kĩ năng viết chính tả qua trò chơi “Mắt tinh, tay nhanh” Qua việc hướng dẫn phụ huynh cách tổ chức trò chơi, tôi thấy các con và phụ huynh đều rất hào hứng. Bố mẹ và các con được giao tiếp với nhau qua trò chơi, tăng sự tương tác giữa bố mẹ và các con. Từ việc hướng dẫn học sinh và phụ huynh chơi ở nhà, giáo viên nhận được các phản hồi rất tích cực từ phụ huynh. Bố mẹ cảm thấy rất vui khi được tham gia trò chơi cùng con và mong muốn cô giáo hướng dẫn cách tổ chức các trò chơi khác ở những mảng kiến thức khác nhau, giúp bố mẹ nắm được mức độ nhận thức, kiến thức, kĩ năng thông qua môn học. Phiếu trò chơi học tập cho phụ huynh và học sinh chơi ở nhà Phụ huynh hướng dẫn học sinh chơi trò chơi ở nhà Cùng sự quan tâm của phụ huynh thì các giáo viên trong khối cũng lập kế hoạch để tạo nhiều sân chơi giúp học sinh phát triển kĩ năng giao tiếp hợp tác thông qua các trò chơi “Vua Tiếng Việt” , “Ai thông minh hơn học sinh lớp 1” tạo nhiều cơ hội cho học sinh trong khối được giao tiếp lẫn nhau. Hiệu quả Từ cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn đã định hướng cho bản thân tôi tìm hiểu và áp dụng “ Sử dụng trò chơi học tập trong môn Tiếng Việt nhằm góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh lớp 1 ”. Sau khi thực hiện các biện pháp, tôi thực hiện khảo sát lại tại 3 lớp trong khối 1 (1A, 1B, 1C), thu được kết quả như sau: Kết quả khảo sát năng lực giao tiếp và hợp tác Lớp Kết quả Tốt Đạt Chưa đạt Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Tuần 2 Tuần 30 Tuần 2 Tuần 30 Tuần 2 Tuần 30 Tuần 2 Tuần 30 Tuần 2 Tuần 30 Tuần 2 Tuần 30 Lớp 1A 4 14 9,3% 32,5% 30 15 65,1% 34,8 % 11 14 25,6 % 35% Lớp 1B 3 28 7,0% 65,1% 29 28 67,6% 65,1 % 11 26 25,6 % 65% Lớp 1C 4 1 10% 2,3% 26 0 65% 0% 10 0 25% 0% Kết quả khảo sát kỹ năng, thái độ chơi trò chơi của học sinh tuần 30 Lớp Kỹ năng Thái độ Chơi thành thạo Chơi chưa thành thạo Hào hứng chơi Không hào hứng chơi Số lượng (em) Tỉ lệ (%) Số lượng (em) Tỉ lệ (%) Số lượng (em) Tỉ lệ (%) Số lượng (em) Tỉ lệ (%) Lớp 1A (43 HS) 30 69,7% 13 30,3% 40 93,0% 3 7,0% Lớp 1B (43 HS) 33 76,7% 10 23,3% 41 95,3% 2 4,7% Lớp 1C (40 HS) 31 77,5% 9 22,5% 39 90,7% 1 2,3% Bảng khảo sát mức độ áp dụng trò chơi của giáo viên Lớp Tần suất áp dụng trò chơi Tuần 2 Tuần 20 Tuần 30 Lớp 1A Thường xuyên 10% 40% 70% Không thường xuyên 91% 60% 30% Lớp 1B Thường xuyên 12% 48% 78% Không thường xuyên 88% 52% 22% Lớp 1C Thường xuyên 10% 45% 75% Không thường xuyên 90% 55% 25% Từ bảng số liệu trên cho thấy học sinh có nhiều tiến bộ về năng lực giao tiếp và hợp tác so với đầu năm học. Sau khi áp dụng sáng kiến sử dụng trò chơi Tiếng Việt để nâng cao năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh lớp 1 thì tôi thấy học sinh biết chơi thành thạo các trò chơi, hào hứng tham gia mỗi khi giáo viên tổ chức trò chơi, tham gia trò chơi một cách tích cực. Giờ học lúc nào cũng sôi động. Kĩ nằn giao tiếp và hợp tác nhóm của học sinh ngày càng tiến bộ, học sinh không chỉ biết cách chia sẻ bằng ngôn ngữ nói mà các em còn biết cách dùng từ để nói câu, viết câu từ đơn giản đến đặt câu hay. Tuy nhiên, vẫn còn một vài em năng lực giao tiếp chưa đạt do các em còn gặp một số vấn đề về sức khỏe và nhận thức. Tôi tin rằng nếu duy trì và thực hiện tốt các biện pháp này thì giờ học Tiếng Việt sẽ trở nên sôi động, hứng thú với học sinh, năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh ngày càng tiến bộ hơn. Như vậy, không chỉ ở môn Tiếng Việt mà ở các môn học khác chúng ta cũng có thể áp dụng cách làm này để tạo hứng thú học tập nâng cao năng lực giao tiếp cho học sinh thông qua các môn học. PHẦN III. KẾT LUẬN Quá trình nghiên cứu Đối với người giáo viên trong giai đoạn hiện nay phải không ngừng đổi mới, cải tiến phương pháp giảng dạy để phù hợp với trình độ của học sinh và yêu cầu của chương trình hiện nay; Trao đổi cùng với đồng nghiệp để học hỏi và cùng phát triển chuyên môn. Qua quá trình tìm hiểu và ứng dụng, tôi nhận thấy việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, sáng tạo vào giảng dạy môn Tiếng Việt hiện nay là rất cần thiết. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều giáo viên ngại thay đổi về phương pháp dạy môn Tiếng Việt. Giáo viên thường dạy theo chỉ dẫn của sách giáo khoa, sách hướng dẫn nên chưa tạo được hứng thú cho học sinh trong giờ học Tiếng Việt. Nếu giáo viên sử dụng trò chơi phù hợp trong môn Tiếng Việt thì tiết học sẽ thú vị, vui vẻ và hấp dẫn đối với cho học sinh. Suốt quá trình nghiên cứu thì tôi đã nghiên cứu qua sách báo, mạng internet, tham khảo ý kiến đồng nghiệp trong cụm, trong thành phố, sinh hoạt chuyên môn; Khảo sát thực tiễn từ giáo viên, học sinh nơi tôi công tác. Trong quá trình giảng dạy kết hợp các phương pháp trên, thì kết quả học tập của các em chuyển biến rõ rệt, các em hứng thú với tiết học hơn, kĩ năng giao tiếp và hợp tác, kĩ năng nói và viết ngày càng tốt hơn. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi trong quá trình giảng dạy môn Tiếng Việt góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh. Sáng kiến kinh nghiệm được xây dựng không chỉ dựa vào kinh nghiệm cá nhân, mà còn căn cứ vào cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn dạy học Tiếng Việt lớp 1 ở tiểu học cũng như tham khảo một số tài liệu về chương trình giáo dục phổ thông mới. Ý nghĩa của đề tài Đối với bản thân tôi: Qua quá trình thực hiện thì tôi nhận thấy bản thân mình phải luôn luôn cố gắng nỗ lực tìm tòi nhiều phương pháp mới, sáng tạo, kích thích sự hứng thú, yêu thích của học sinh đối với môn Tiếng Việt, tìm hiểu những trò chơi mới, phù hợp để không gây nhàm chán đối với học sinh, để mỗi tiết học các em được học tập với tâm thế hào hứng, vui vẻ. Đối với nhà trường: Sáng kiến đã được bản thân tôi nghiên cứu và đã áp dụng ở trường nơi tôi đang công tác; Tôi thấy học sinh học tập hào hứng hơn, thích thú hơn đối với môn Tiếng Việt. Đối với học sinh: Qua nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng “Sử dụng trò chơi học tập trong môn Tiếng Việt nhằm góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh lớp 1” tôi thấy học sinh rất có hứng thú, cảm thấy yêu thích, tiết học sôi nổi, tiếp thu bài tốt. Đặc biệt sự tiến bộ của các em thể hiện qua kĩ năng nói và viết. Nhiều em đã biết đặt câu, viết câu đúng, các em biết chia sẻ với bạn khi làm việc nhóm, mạnh dạn và tự tin trong giao tiếp, kĩ năng đọc, viết ngày càng tiến bộ. Đối với đồng nghiệp: Đã được trao đổi với giáo viên trong khối 1 nơi tôi công tác và các giáo viên ở trong cụm, trong thành phố.Giáo viên được tìm hiểu về các trò chơi và kĩ năng tổ chức trò chơi qua sinh hoạt tổ chuyên môn, Kết quả cho thấy, đó là những vấn đề có tính khả thi và phù hợp với điều kiện dạy học hiện nay. Giáo viên có thể dễ dàng thực hiện, học sinh dễ tiếp thu kiến thức, hầu hết các em hào hứng, thích thú với tiết học và hoàn thành mục tiêu của tiết học. Phạm vi, nội dung ứng dụng và ý kiến đề xuất Phạm vi và nội dung ứng dụng Tôi đã áp dụng một số biện pháp “Sử dụng trò chơi học tập trong môn Tiếng Việt nhằm góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh lớp 1” vào hầu hết các tiết dạy Tiếng Việt lớp tôi và chia sẻ với các giáo viên trong khối nơi tôi công tác. Biện pháp này có thể áp dụng cho tất cả các trường tiểu học trong thành phố. Ý kiến đề xuất Về phía phòng GD&ĐT: Tiếp tục tổ chức thêm các buổi sinh hoạt chuyên đề cho giáo viên để trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau. Thường xuyên mở các lớp nâng cao kĩ năng sư phạm, bồi dưỡng kĩ năng nghề nghiệp cho giáo viên. Về phía nhà trường: Tạo thêm nhiều cuộc thi, các sân chơi, các câu lạc bộ như Em yêu Tiếng Việt, Vua Tiếng Việt để học sinh lớp 1 có được cơ hội phát triển và thể hiện bản thân, từ đó hình thành được ở học sinh sự tự tin, năng động, tích cực giao tiếp và hợp tác khi tham gia các hoạt động. Động viên kịp thời những giáo viên tích cực đổi mới phương pháp và sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực. Về phía giáo viên: Không ngừng học tập, thay đổi nhận thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Luôn có tinh thần cầu tiến, chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè đồng nghiệp để nâng cao chất lượng dạy học. Sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực; có kĩ năng tổ chức trò chơi học tập. Dạy học phân loại đối tượng học sinh. Sử dụng thường xuyên và tốt các thiết bị dạy học. Quan tâm đến mọi đối tượng học sinh. * Về phía phụ huynh học sinh: Tạo mọi điều kiện quan tâm đến học tập và phối hợp cùng giáo viên trong các hoạt động của lớp. Từ kinh nghiệm thực tế, tôi đã tránh được tình trạng dạy và học đơn thuần, nhàm chán ở tiết Tiếng Việt, thu hút được rất nhiều em tham gia hoạt động học tập tích cực, giúp các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn, có kĩ năng giao tiếp và hợp tác tốt hơn, góp phần mang lại hiệu quả cao trong mỗi giờ lên lớp. Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân được đúc kết trong quá trình dạy học, tôi tin rằng nó sẽ góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC
File đính kèm:
skkn_su_dung_tro_choi_hoc_tap_trong_mon_tieng_viet_nham_gop.docx
SKKN Sử dụng trò chơi học tập trong môn Tiếng Việt nhằm góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợ.pdf