SKKN Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh qua một số trò chơi học tập khi dạy học vần Lớp 1
Như chúng ta đã biết: Người giáo viên là nhân vật trung tâm lãnh đạo quá trình sư phạm. Người Giáo viên giữ vai trò chủ đạo trong mọi hoạt động giáo dục trong nhà trường.Chính vì vậy mà người giáo viên cần coi trọng việc đổi mới phương pháp dạy học. Việc đổi mới phương pháp dạy học sẽ tạo cho người học có năng lực tự chủ, năng động, sáng tạo. Người học vừa là đối tượng vừa là chủ thể của quá trình nhận thức. Thực tiễn đã cho chúng ta thấy một tiết học thành công không phải chỉ ở sự lựa chọn các phương pháp dạy học thích hợp mà còn phụ thuộc vào sự phối hợp hài hoà giữa các hình thức tổ chức dạy học. Các hình thức tổ chức dạy học đổi mới thúc đẩy người học: Động não nhiều hơn, làm việc nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn. Song chúng ta cũng phải quan tâm đến đặc điểm nhận thức của con người.
Nói đến đặc điểm tâm lí của học sinh Tiểu học thì vấn đề đầu tiên đó là quá trình nhận thức học của các con. Quá trình nhận thức giúp các con có những hiểu biết nhất định về thế giới xung quanh, về bản thân mình. Từ đó thể hiện thái độ và có những hành vi, hoạt động tham gia vào các mối quan hệ xã hội trong việc nhận thức thế giới, con người có thể đạt tới các mức độ nhận thức khác nhau từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.Riêng đối vớ học sinh lớp 1 các con nhận thức thế giới xung quanh bằng con đường từ trực quan sinh động đến tư duy trìu tượng . Vì vậy ngay từ những bài học đầu tiên người giáo viên phải biết tạo niềm tin, sự thích thú trong học tập cho học sinh. Để tạo được sự thích thú đó thì việc đưa trò chơi học tập vào các tiết học là rất cần thiết. Trò chơi học tập đối vối học sinh lớp 1: “ Chơi mà học, học mà chơi” . Vậy nên không thể thiếu trò chơi trong mỗi tiết học. Vì trò chơi lôi cuốn trẻ , giúp cho trẻ hứng thú học thông qua chơi . Tích cực hoá hoạt động học tập của trẻ, tạo lên sự thành công của tiết học.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh qua một số trò chơi học tập khi dạy học vần Lớp 1

cuộc. - Học sinh phía dưới là cổ động viên đồng thời là ban giám khảo,nhận xét và đánh giá từng đội. * Trò chơi này được sử dụng khi dạy các dạng bài nhận diện âm, vần mới . Nhằm củng cố thêm cho các con về âm, vần vừa học. 3.4: Trò chơi “ Hái hoa dân chủ” A. Mục tiêu: Giúp học sinh đọc và viết được các tiếng, từ đã học. Tạo cho học sinh sự mạnh dạn, tự tin và hứng thú học tập. B.Chuẩn bị: - HS có bảng con, phấn viết, giẻ lau bảng. - Cây (thật hoặc giả) có nhiều cành. Cành treo được các bông hoa giấy. - Hoa giấy: Hình dáng: hình hoa 5 cánh. Số lượng: 12. Chữ ghi trong hoa: (các tiếng, từ đã học). Mỗi chữ ghi vào 2 hoa. C. Cách tiến hành: * Nội dung: - Từng đội cử đại diện lên hái hoa và đọc trơn yêu cầu của hoa. - Cả đội phải ghi đúng, nhanh, đẹp chữ mà hoa yêu cầu. Đại diện ghi trên bảng lớp. Cả đội ghi trên bảng con. - Đội thắng cuộc là đội có nhiều người ghi đúng, nhanh, đẹp theo yêu cầu của hoa. * Tổ chức chơi: - Chia lớp thành 3 đội chơi. - GV nêu yêu cầu của cuộc chơi:“Hái hoa và làm theo yêu cầu được ghi trong hoa.” - Mỗi đội cử một người thay mặt đội lên hái hoa. Hái được bông hoa nào, người đại diện đó phải giở ra, đọc to chữ ghi trong hoa (đọc trơn). - Cả đội thực hiện yêu cầu của hoa. Người đại diện viết trên bảng lớp, cả đội viết trên bảng con. - Hết giờ, GV chọn ra 3 học sinh ở dưới lớp làm giám khảo. Đội nào đọc và viết đúng, viết được nhiều tiếng thì đội đó thắng cuộc. Đội thắng cuộc được nhận và gắn bông hoa màu đỏ vào bảng thi đua của lớp. Đội nhì nhận bông hoa màu vàng. Đội thua nhận bông hoa màu xanh và phải nói: Đội mình sẽ cố gắng ở lần thi sau. * Trò chơi này tôi sử dụng khi dạy tất cả các bài ôn tập. * Ví dụ: Khi dạy bài 43:“Ôn tập” tôi đã sử dụng trò chơi này vào phần củng cố cuối bài. Mục tiêu: Giúp học sinh đọc và viết được các tiếng, từ kết thúc bằng vần: ua, ưa, ia. Nội dung các bông hoa: có thể là thơ; có thể là câu hỏi: VD: - Quả gì tên có vần “ ao” Ai giỏi thì phải mau mau trả lời ? Cái gì phải nhớ gội luôn Đứng đâu cũng gãi thì buồn lắm thay? Vần “ươu” tên những con gì Con thì hót giỏi con thì cổ cao? - Tìm tiếng có vần ua (ưa, ia) . Hình ảnh học sinh xung phong lên chơi trò chơi: “ Hái hoa dân chủ” 3.5: Trò chơi: “ Thi tìm tiếng, từ chứa vần ?” A.Mục tiêu: - Giúp học sinh tìm được tiếng , từ chứa vần vừa học .Phát huy tính tích cực của mỗi học sinh. B.Chuẩn bị: Bảng lớp, chia thành 3 đội. C. Cách tiến hành Ví dụ: Bài 68: “ot, at” * Nội dung: - Tìm được nhiều tiếng,từ mới có chứa vần ot, at . - Ghi các tiếng,từ vừa tìm được vào bảng lớn phần bảng của đội mình. * Tổ chức chơi: - Chia lớp thành 3 đội chơi. Mỗi tổ là một đội và mang một sắc cờ. - Các nhóm sẽ lần lượt đưa ra tiếng, từ có chứa vần ot – at. Các từ mà mỗi nhóm tìm được giáo viên sẽ ghi hộ ở 3 cột trên bảng. Nhóm nào tìm được nhiều tiếng, từ và đúng là nhóm đó thắng cuộc. (Lưu ý: Nhóm sau không được lấy lại tiếng, từ của nhóm trước). Khi đến lượt nhóm mình mà các bạn không đưa ra được tiếng, từ thì lớp đếm từ 1 đến 5 nhóm đó mất lượt chơi và chuyển cho nhóm tiếp theo. Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi từ 3 đến 5 phút. Sau trò chơi giáo viên cùng học sinh nhận xét, đánh giá kết quả.Ở trò chơi này tôi thường cho học sinh chơi ở phần củng cố bài nhằm phát triển kỹ năng nói, tìm tiếng, từ mới có nghĩa để sau này các con vận dụng vào viết câu văn hay. - Trò chơi này giúp học sinh phát triển óc tư duy, nhanh nhẹ, phối hợp giữa các bạn cùng nhóm. Phát huy tính tích cực của mỗi cá nhân. Lớp học sôi nổi, giờ dạy đạt hiệu quả cao hơn. * Trò chơi này có thể sử dụng khi dạy các dạng bài nhận diện âm, vần mới. 3.6: Trò chơi: “ Ai đúng – Ai sai” (Ví dụ khi dạy bài 25: ng, ngh) A. Mục tiêu: Giúp học sinh biết sử dụng chữ ng, ngh trong các từ ứng dụng. B. Chuẩn bị: Các chữ cái ng, ngh có gắn nam châm. C. Cách tiến hành: * Nội dung: - Điền đúng các phụ âm đầu: ng, ngh để tạo thành tiếng, từ có nghĩa * Tổ chức chơi: - GV chọn 2 đội, mỗi đội 4 học sinh. - Mỗi học sinh chỉ được điền 1 chữ vào chỗ trống và một học sinh chỉ được lên điền một lần. Đội nào vi phạm coi như thua. Đội điền đúng và nhanh nhất là đội thắng cuộc. Ví dụ: Đội 1 Đội 2 ..ô nghê bẻ .ô ỉ hè ĩ ngợi Ông ..è .ề may ..ề sĩ .e ngóng Trò chơi này tôi thường đưa vào cuối tiết học để củng cố kiến thức của bài, rèn luyện kỹ năng cho học sinh.Thông qua trò chơi giúp học sinh nắm chắc quy tắc chính tả,để sau này các con viết từ, viết câu cao hơn là viết chính tả Không bị viết sai. Đó là: + ngh: chỉ đi với: e, ê, i + ng : Tạo tiếng mới đi với các nguyên âm còn lại. 3.7: Trò chơi: “Tạo tiếng mới ” Ví dụ: Khi dạy bài 45:“ ân – ăn ”, tôi đã sử dụng trò chơi này để củng cố và mở rộng vốn từ cho HS. A.Mục tiêu: - Rèn năng lực tạo được nhiều tiếng mới trên cơ sở những âm, vần đã học. - Bồi dưỡng vốn từ cho học sinh. B. Chuẩn bị: - Bảng cài lớn: 1. Thẻ chữ: 24. Chữ ghi: â: 4, n: 8, ă: 4. - HS có bảng con và phấn viết, giẻ lau bảng. C. Cách tiến hành: * Nội dung: - HS tạo được nhiều tiếng mới với các con chữ GV nêu ra. - Ghi được các tiếng mới đó vào bảng con. - Nói được thành từ có tiếng đó. * Tổ chức chơi: - Chia lớp thành 3 đội chơi. Mỗi đội lại chia làm nhiều nhóm 4 em. Mỗi nhóm là một đơn vị chơi. - GV nêu yêu cầu của cuộc chơi: Các nhóm tìm các tiếng mới được ghép với các chữ â, ă, n, (GV vừa nói vừa gắn lên bảng cài của lớp 3 chữ trên, gắn mỗi chữ một dòng). Các nhóm ghi các tiếng tìm được vào bảng con. - Các nhóm bàn bạc rồi ghi vào bảng (mỗi nhóm cùng ghi chung vào một bảng). - GV cho các nhóm giơ bảng và các nhóm chấm bài của nhau (GV cài các tiếng tạo được lên bảng cài của lớp). Chú ý: Trên bảng chỉ ghi một tiếng và có thể không ghi dấu thanh. Nhưng khi đứng lên nói, học sinh phải thêm dấu thanh và nói thêm một tiếng nữa để tạo thành từ hai tiếng có nghĩa. Ví dụ: ghi bảng là ân nhưng khi nói phải nói là bàn chân hay ân cần, lần sau, lăn tăn, săn mồi, *Cách đánh giá: Đội nào tạo được nhiều tiếng, từ mới có nghĩa là đội đó thắng cuộc, và được nhận một bông hoa màu đỏ. * Trò chơi này có thể sử dụng khi dạy các dạng bài nhận diện âm, vần mới. 3.8: Trò chơi “Em là chiến sĩ truyền tin” A. Mục đích: - Rèn kỹ năng nghe, nghi nhớ và luyện nói. B. Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị một số câu cần truyền tin ghi ra giấy theo mức độ tăng dần.( Tuỳ theo trình độ của học sinh để đưa ra câu đơn giản hay câu khó). C. Cách tiến hành: * Nội dung: - GV cho một HS trong các nhóm chơi nhận thông tin ghi trong giấy trong 1 phút. Sau đó, HS trả lại tờ giấy ghi thông tin cho GV, rồi truyền miệng lại nội dung thông tin cho người thứ hai trong nhóm. Người này nhận thông tin, tiếp tục truyền lại cho người thứ ba. Cứ như thế tiếp tục cho đến người cuối cùng của nhóm. Người cuối cùng này chạy lên nói lại thông tin đó cho GV. - Nhóm thắng cuộc là nhóm truyền được chính xác nhất nội dung thông tin (căn cứ vào em cuối cùng của nhóm nói lại cho GV). * Tổ chức chơi: - Chia lớp thành 2 đội chơi. Một đội là các bạn nam, một đội là các bạn nữ. - GV phổ biến luật chơi: Các nhóm chuẩn bị, phân công 4 người và thứ tự người nhận thông tin - GV cho em thứ nhất trong 3 nhóm đọc nội dung lệnh trong giấy ghi lệnh. (Mỗi em đọc một tờ giấy ghi thông tin riêng). Em này đọc xong phải trả lại tờ giấy cho GV, rồi mau chóng nói lại thông tin cho học sinh kế tiếp và cứ như thế cho đến học sinh cuối cùng. Học sinh cuối cùng sẽ nói tothông tin này cho cả lớp cùng nghe.giáo viên và học sinh cùng so sánh thông tin nói ra. Mỗi lần chơi giáo viên có thể tăng mức độ khó lên.Đội nào có tin đúng nhất sẽ là đội chiến thắng trong trò chơi. - Trò chơi này tôi sử dụng trong dạy phần luyện nói.Tuỳ theo từng bài và nội dung phần luyện nói đểtôi đưa ra những trò chơi rèn cách nói đúng, nói hay, mở rộng vốn từ cho học sinh. Rèn kỹ năng sống, vận dụng trong giao tiếp hằng ngày cho các con. Chú ý: Các nhóm phải đảm bảo nói nhỏ chỉ đủ cho bạn mình nghe. Không được để lộ thông tin. * Ngoài các trò chơi trên, tôi còn vận dụng các trò chơi trong chuyên đề: “ Biện pháp dạy học vần hiệu quả và vui .. Trên đây là một số trò chơi tôi đã vận dụng trong suốt quá trình giảng dạy phân môn Học vần và mang lạị hiệu quả thật sự không nhỏ.Giúp tôi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. IV. KẾT QUẢ . Trong năm học 2018 – 2019 này, khi nhận lớp trong 3 tuần đầu tháng 9 tôi tiến hành phỏng vấn, tìm hiểu xem các con hứng thú học phân môn Học vần ở mức độ nào. Sau đó, tôi bắt đầu tổ chức cho các con học có sử dụng các trò chơi học tập bắt đầu từ tuần 4 cho đến hết tuần 24. Khi đó, tôi tiến hành phỏng vấn điều tra hứng thú học tập của các em và thu được kết quả như sau: Số HS HS nhút nhát, Chưa mạnh dạn HS đọc thông, viết thạo HS tích cực, đọc, viết tốt SL % SL % SL % 43 5 11,6 16 37,2 22 51,2 Nhìn vào kết quả trên, tôi thấy kĩ năng đọc, viết, sự mạnh dạn, tự tin của học sinh lớp tôi đã tiến bộ rõ rệt so với kết quả đầu năm. Hầu hết các con đọc, viết tốt .Chính vì vậy trong kỳ thi Viết chữ đẹp cấp huyện vừa qua lớp tôi có 2 HS tham gia và đạt kết quả cao: 1 giải nhì; 1 giải ba. Số học sinh nhút nhát chưa mạnh dạn đã giảm. Số học sinh tích cực tăng nhiều so với đầu năm . Chứng tỏ các trò chơi học tập mà tôi áp dụng vào dạy phân môn Học vần đã có hiệu quả. Kết quả cuối năm đạt được như sau : Có 22 học sinh đạt HTXS nội dung học tập và rèn luyện, 6 học sinh đạt hoàn thành tốt. PHẦN III: KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN: Qua thực tế giảng dạy ở lớp trong thời gian qua, bản thân tôi nhận thấy việc đưa trò chơi vào giờ học Tiếng Việt ở Tiểu học nói chung và giờ học âm – vần ở lớp 1 là rất cần thiết. Bởi vì sử dụng trò chơi học tập không chỉ giúp học sinh nắm và củng cố được nội dung kiến thức một cách nhẹ nhàng, mà còn giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, phát triển trí tưởng tượng, khả năng diễn đạt mạch lạc. Nhất là phát huy được tính tích cực trong học tập, tạo hứng thú, tạo niềm vui, lòng say mê học tập cho học sinh. Từ đó rèn luyện đức tính chăm chỉ, tự tin, năng động , sáng tạo. Thông qua trò chơi học sinh có thể khám phá, tìm tòi kiến thức, các con vẫn có cảm giác luôn được chơi, được hoạt động nhưng về cơ bản các con đã và đang nắm bắt chi thức mới, củng cố tri thức cũ dưới hình thức trò chơi. Trò chơi còn góp phần phát triển năng khiếu bộ môn cho học sinh để giáo viên có thể ôn luyện mũi nhọn cho các con ngay từ đầu cấp. Mặt khác khi học sinh tham gia trò chơi các con có cảm giác hoà đồng, có ý thức xây dựng tập thể, tạo niềm tin vào khả năng của mình. Từ đó các con cảm thấy thoải mái khi học tập, tự tin khi phát biểu, tạo động lực để các con học tập đạt kết quả cao. Những trò chơi được nêu trong đề tài rất dễ sử dụng và bất kì giáo viên nào cũng có thể tổ chức tốt được, chỉ cần giáo viên chịu khó đầu tư và phải có sự chuẩn bị thật đầy đủ phương tiện hỗ trợ. Trò chơi phải được lựa chọn sao cho phù hợpvới trình độ nhận thức, tâm sinh lý của học sinh . Qua quá trình thực hiện sáng kiến và những kết quả đã đạt được, tôi nhận thấy: -Ý thức về tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên cũng như thay đổi phương pháp học tập của học sinh. - Sáng kiến đã giúp cho việc giảng dạy phân môn Học vần đạt hiệu quả cao, kết quả học tập của học sinh được nâng dần lên. II. ĐỀ XUẤT VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 . Về phía giáo viên: - Giáo viên phải có lòng say mê nghề nghiệp, luôn luôn tìm tòi, học hỏi bạn bè, đồng nghiệp . - Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân bằng cách tự học, tự bồi dưỡng. - Chuẩn bị kĩ nội dung, tham khảo thêm các tư liệu có liên quan để bổ sung vào bài dạy cho tiết học trở nên phong phú, đa dạng, hấp dẫn học sinh. - Giáo viên cần mạnh dạn tìm ra các cách khác nhau nhằm giúp học sinh nắm được mục tiêu bài học một cách nhanh nhất, nhẹ nhàng nhất và đầy đủ nhất. - Nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy và phương pháp dạy để lôi cuốn học sinh vào bài học. - Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc học của học sinh, ghi nhận kết quả của các em dù chỉ là một tiến bộ rất nhỏ. 2. Đối với học sinh: - Học sinh cần tham gia tích cực các hình thức trò chơi trên lớp. - Cần luyện tập thói quen chuẩn bị kĩ bài trước khi đếnlớp. - Cần phát huy tính tích cực, chủ động trong các hoạt động học tập. Trên đây là một số trò chơi mà tôi vẫn thường áp dụng trong dạy Tiếng việt lớp 1 và đạt hiệu quả. Trong quá trình viết không tránh khỏi những phần còn hạn chế. Rất kính mong Hội đồng khoa học góp ý và giúp đỡ để đề tài được vận dụng tốt hơn trong những năm học sau. Tôi xin trân thành cảm ơn! Tôi xin cam đoan đề tài sáng kiến trên là do tôi viết và áp dụng tại lớp 1A do tôi chủ nhiệm và giảng dạy trong năm học 2018 - 2019. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2019 Tác giả Nguyễn Thị Xuân PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa và sách giáo viên môn Tiếng Việt lớp 1.( Nhà xuất bản Giáo dục). 2. “Dạy lớp 1 theo chương trình Tiểu học mới” (Dự án phát triển giáo viên Tiểu học - Nhà xuất bản Giáo dục). 3. Trò chơi học âm – vần Tiếng Việt lớp 1. ( Nhà xuất bản Giáo dục) 4. Giáo trình tâm lí học Tiểu học ( Nhà xuất bản Đại học Sư phạm). 5.“Phương pháp dạy học Tiếng Việt ” tập 1. (Nhà xuất bản Giáo dục). 6. Biện pháp dạy Học vần hiệu quả và vui. . (Nhà xuất bản Giáo dục). 7. Vở bài tập Tiếng Việt tập 1 + 2 lớp 1. (Nhà xuất bản Giáo dục). Ý KIẾN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CƠ SỞ ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày .......tháng .......năm 2019 Chủ tịch Hội đồng ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGÀNH GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày .......tháng .......năm 2019 Chủ tịch Hội đồng
File đính kèm:
skkn_phat_huy_tinh_tich_cuc_chu_dong_cua_hoc_sinh_qua_mot_so.doc