SKKN Một số giải pháp rèn kỹ năng đọc đúng và đọc diễn cảm cho học sinh thông qua phân môn Tập đọc ở Lớp 5
Các môn học quy định trong nhà trường hiện nay đối với học sinh tiểu học, thì phân môn tập đọc là phân môn có tính tổng hợp. Phân môn tập đọc không những dạy học sinh biết đọc mà còn giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản về Tiếng Việt- về văn học và kiến thức thực tế trong cuộc sống hằng ngày. Các bài tập đọc còn có nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, tình cảm cho các em. Như vậy, phân môn Tập đọc có nhiệm vụ thật to lớn trong việc hình thành, bồi dưỡng tâm hồn cho học sinh, giúp các em hào hứng, tự tin hơn trong môn học và hỗ trợ đắc lực cho việc tiếp thu các môn học khác. Phân môn Tập đọc được cấu trúc theo quan điểm tích hợp nên một số bài tập đọc còn là dẫn chứng, là tư liệu cho các môn học khác như: Luyện từ và câu, chính tả, kể chuyện... Nếu học tốt môn tập đọc thì khả năng giao tiếp của các em cũng tốt hơn.
Phân môn Tập đọc có tầm quan trọng như vậy, nhưng trong thực tế, giờ dạy tập đọc chỉ diễn ra trong vòng 38-40 phút thì làm thế nào để học sinh thực hiện tốt được cả 3 yêu cầu: Đọc đúng, đọc hiểu, đọc hay. Điều đó có nghĩa là người giáo viên cần phân bố thời gian giữa các phần của tiết học một cách hợp lí, không được coi nhẹ phần nào, nhưng cũng không được “diễn” cho đủ bước. Và nhất là cần nắm chắc mục tiêu cần đạt của từng phần, từng tiết học để có một cách nhìn tổng quát đối với việc rèn đọc cho học sinh trong giờ tập đọc; để giờ học không quá nặng nề với các em mà vẫn đạt kết quả tốt.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp rèn kỹ năng đọc đúng và đọc diễn cảm cho học sinh thông qua phân môn Tập đọc ở Lớp 5

ời giáo viên cần biết kết hợp với các phân môn khác của môn Tiếng Việt như: đọc các ngữ liệu của môn luyện từ và câu, đọc các đoạn hoặc bài văn mẫu của phân môn Tập làm văn, đọc các lệnh đề, đoạn viết của phân môn chính tả... Hay với các môn học khác như: Đạo đức, kể chuyện, lịch sử... Trong các giờ học này, người giáo viên cần chú ý rèn sửa cho học sinh cách đọc đúng, phát âm chuẩn, biết nhấn giọng ở những từ ngữ thích hợp. Ngoài các tiết học chính khóa, người giáo viên cần sử dụng triệt để thời gian tự học như: 15 phút đầu giờ, giờ sinh hoạt tập thể cuối tuần, hoặc các tiết giáo dục ngoài giờ lên lớp của buổi chiều để giao việc, hướng dẫn cho học sinh luyện đọc và tổ chức các cuộc thi đọc. Công việc này cần tổ chức thường xuyên, liên tục, tránh trường hợp “Đầu voi đuôi chuột” hay “Đánh trống bỏ dùi”. Có như vậy mới tạo ra phong trào rèn đọc đều khắp và có chất lượng cao. Người giáo viên không chỉ khuyến khích rèn đọc ở trên lớp mà cần hướng dẫn, nhắc nhở, khuyến khích học sinh thường xuyên đọc truyện, đọc sách của nhà xuất bản Kim Đồng, báo Thiếu Niên Tiền Phong... vào những lúc rỗi rãi ở nhà. Những nội dung, cốt truyện hay cũng là một động lực thúc đẩy các em chăm đọc sách hơn.Và như vậy, kĩ năng đọc lướt, đọc hiểu cũng được nâng lên rất nhiều. Đây cũng là một điều kiện rất quan trọng giúp các em học tốt hơn ở các lớp trên. * Tóm lại: Muốn việc rèn đọc cho học sinh đạt kết quả tốt, người giáo viên phải kiên trì, nhẫn lại và nhiệt tình rèn sửa cho học sinh và phải là người có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Qua những biện pháp trên tôi thấy chất lượng đọc của học sinh lớp tôi đã có tiến bộ rõ rệt, các em rất hào hứng và thích xung phong đọc bài trong các giờ tập đọc. Nhất là những bài đọc phân vai, trích đoạn kịch hay phần thi đọc cuối giờ. 100% học sinh trong lớp thường xuyên có ý thức rèn đọc đúng, phát âm chuẩn. Tuy số học sinh đọc bé và ấp úng vẫn còn 2 em và số học sinh đọc ngọng ngắt nghỉ sai còn 4 em, nhưng so với kết quả khảo sát đầu năm thì đó quả là một sự cố gắng rất lớn của cả thầy và trò. 2.2.7. Khuyến khích bằng vật chất: - Cùng với việc biểu dương, nêu gương kịp thời trước lớp, trước cờ, để học sinh trong lớp, trong trường học tập và noi theo. Cần đẩy mạnh khuyến khích về vật chất, khích lệ học sinh học tập. Đối với những học sinh đạt giải trong cuộc thi giao lưu Ôlimpic các môn học Môn Tiếng Việt cấp trường, cấp huyện... ngoài phần thưởng của nhà trường, các em cũng được nhận quà tặng của hội phụ huynh học sinh, của lớp: bằng những quyển vở, chiếc bút, lọ mực, chiếc thước kẻ, cặp sách... cho các em, các em được tuyên dương giáo viên chủ nhiệm còn tham mưu với lãnh đạo nhà trường trao đổi với hội khuyến học địa phương, có hình thức khen thưởng cho các em vào dịp tổng kết năm học. Phần thưởng tuy nhỏ nhưng có tác dụng động viên, khích lệ rất lớn để các em phát huy những ưu điểm, vươn lên trong học tập. 2.3. Kết quả: 2.3.1.Tiêu chí đánh giá: Sau khi áp dụng đề tài “Rèn kĩ năng đọc đúng và diễn cảm cho học sinh thông qua phân môn Tập đọc ở lớp 5 xã Hoành Mô Huyện Bình Liêu- Tỉnh Quảng Ninh ” đối với các lớp 5, học sinh cần đạt được: - Tốc độ đọc tối thiểu 120 tiếng/phút. - Đọc thành tiếng và đọc thầm: + Biết cách đọc phù hợp với các loại văn bản khác nhau( nghệ thuật, hành chính, khoa học, báo chí,...). Biết đọc một màn kịch hoặc một vở kịch ngắn có giọng đọc phù hợp với nhân vật và tình huống kịch. + Biết đọc diễn cảm một bài thơ, một đoạn văn. + Đọc thầm với tốc độ nhanh. - Đọc hiểu: + Biết tìm ý, tóm tắt, chia đoạn, rút ra dàn ý của bài. + Nhận ra các mối quan hệ giữa các nhân vật, sự kiện trong bài. + Biết đánh giá nhân vật chi tiết và ngôn ngữ trong bài tập đọc. 2.3.2.Kết quả sau khi kiểm tra đánh giá: Qua thực tế giảng dạy theo đề tài ““Một số giải pháp rèn kỹ năng đọc đúng và đọc diễn cảm cho học sinh thông qua phân môn tập đọc ở lớp 5B, cơ sở Đồng Thanh, trường Tiểu học Hoành Mô, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh” tôi tiến hành khảo sát lần 2 vào cuối năm học tôi thấy tỷ lệ học sinh đọc tốt đã tăng lên rõ rệt. Kết quả cụ thể như sau: Lớp Tổng số HS Đọc phát âm sai Đọc ngắt nghỉ sai Đọc đúng Đọc diễn cảm SL % SL % SL % SL % 5B 19 1 5,2 1 5,2 18 94,7 15 78,9 *) So với cùng kỳ năm trước. Lớp Tổng số HS Đọc phát âm sai Đọc ngắt nghỉ sai Đọc đúng Đọc diễn cảm SL % SL % SL % SL % 5B 19 8 42,1 5 26,3 8 42,1 6 31,5 Qua kết quả trên cho thấy chất lượng của học sinh so với cùng kì năm trước đã được nâng lên rõ rệt, số học sinh đọc phát âm sai giảm nhiều. Số học sinh đọc đúng, đọc hay tăng lên. Để có kết quả như trên, trong mỗi giờ dạy tập đọc các biện pháp mà tôi đã trình bày ở trên, giúp chất lượng dạy- học tâp đọc đạt được những yêu cầu, mục tiêu của môn học ngoài ra trong mỗi tiết dạy tập đọc giáo viên cần tạo nên không khí sôi nổi thi đua động viên kịp thời để học sinh tự tin hơn, phấn khởi hơn với kết quả rèn luyện của mình. Ở buổi hai mỗi tháng tôi tổ chức một lần hái hoa dân chủ thi đọc đúng đọc hay, đọc thuộc lòng các bài thơ, khổ thơ, đọc phân vai, đoạn văn mà mình thích nhất để thi đua và tuyên dương động viên khuyến khích kịp thời và rèn đọc phải thường xuyên liên tục. Chú ý rèn đối với học sinh yếu kém và rèn đọc trong các phân môn khác của Tiếng Việt và các môn học khác. Duy trì sinh hoạt Đội đọc truyện trong thư viện, để rèn kỹ năng đọc cho học sinh với kết quả này chắc chắn cuối năm học lớp tôi sẽ không còn học sinh đọc yếu nữa. 2.4. Bài học kinh nghiệm: 2.4.1 Bài học chung: Xuất phát từ thực tiễn để nâng cao chất lượng dạy và học trong trường tiểu học thì đòi hỏi người giáo viên phải thực sự tâm huyết yêu nghề, mến trẻ. Xác định rõ vai trò trách nhiệm của mình trước một thế hệ tương lai của cả một dân tộc, từ đó không ngừng tu dưỡng rèn luyện phấn đấu, phát huy tìm tòi nghiên cứu các tài liệu vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong giảng dạy. Học hỏi bạn bè đồng nghiệp để nâng cao cho mình về chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại. Trước khi lên lớp phải nghiên cứu kĩ nội dung, mục tiêu của tiết dạy. Tạo không khí thoải mái, tự tin cho học sinh trong các tiết dạy. Phát huy óc sáng tạo, tự giác, tích cực của học sinh. Quan tâm giúp đỡ những học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kĩ năng, bồi dưỡng học sinh năng khiếu. 2.4. 2. Bài học riêng: Để dạy học sinh đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm, người giáo viên phải rèn cho mình đọc mẫu thật chuẩn và diễn cảm. Chú ý bước hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài, có yêu cầu cụ thể học sinh luyện đọc trước bài nhiều lần ở nhà. Dạy đúng đặc trưng của môn học, thực hiện nghiêm túc các bước rèn đọc cho học sinh, có kế hoạch sửa sai cụ thể và dứt điểm đối với học sinh đọc chưa đạt yêu cầu. Giáo viên chuẩn bị kĩ bài trước khi tới lớp, chuẩn bị đồ dùng dạy học đầy đủ. Có biện pháp dạy đọc phù hợp với từng đối tượng. Luôn quan tâm động viên những học sinh còn đọc yếu. Phân công những em đọc tốt kèm cặp, giúp đỡ những em đọc chưa tốt, bố trí chỗ ngồi hợp lí. Giáo viên phải thực hiện nghiêm túc, không cắt xén thời gian luyện đọc của học sinh. Tổ chức các hình thức thi đọc phong phú, khen chê kịp thời và công bằng để động viên, khuyến khích học sinh. Ngoài việc rèn đọc trong khi dạy tập đọc, cần phải rèn đọc thông qua các môn học khác và thời gian tự học. Khuyến khích học sinh đọc nhiều sách báo, truyện để tăng cường khả năng đọc hiểu, tạo tiền đề cho học sinh đọc hay. Giáo viên phải yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. 2.4. 3. Bài học thành công: Trên đây là một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5, trường Tiểu học Hoành Mô. Điều này tôi đã áp dụng thực nghiệm tại lớp 5B, cơ sở Đồng Thanh mà tôi trực tiếp giảng dạy và đạt kết quả rất khả quan. Tôi thấy để việc rèn đọc cho học sinh đạt kết quả tốt, đòi hỏi người giáo viên phải vận dụng các tri thức, kỹ năng nghiệp vụ sư phạm một cách hợp lí. Đồng thời đưa ra áp dụng là hoàn toàn có cơ sở khoa học và phù hợp với thực tế giảng dạy hiện nay, góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng nói chung của nhà trường. 2.4. 4. Bài học chưa thành công: Mọi sản phẩm làm ra cho dù tốt đến mấy, chất lượng cao đến mấy cũng không thể hoàn hảo tuyệt đối. Sáng kiến kinh nghiệm của tôi cũng vậy. Tôi đã rất cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Vì thời gian hạn chế nên tôi chưa đưa được những hình ảnh về lớp học thân thiện vào sáng kiến này. Nếu có thêm những hình ảnh đó thì sáng kiến kinh nghiệm của tôi sẽ có tính thuyết phục hơn. III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: 1. Tác dụng, ý nghĩa: Muốn nâng cao chất lượng hiệu quả của các giờ dạy Tập đọc để học sinh đọc đúng đọc hay bước đầu cảm thụ được cái hay cái đẹp trong bài văn, bài thơ thì khâu luyện đọc- rèn đọc đúng có vai trò rất quan trọng. Học sinh có đọc đúng mới hiểu đúng nội dung, mới diễn tả được cảm xúc của mình. Tập đọc là một phân môn khó dạy. Cái khó đó do chủ quan người dạy và cũng do khách quan của bộ môn tạo nên. Phía chủ quan người dạy phải có kiến thức rộng về ngữ văn, phải có trình độ nhất định về tư tưởng, tình cảm và phải nắm chắc phương pháp bộ môn. Phía khách quan, Tập đọc là một phân môn khó dạy vì tính chất phong phú của nó. Nếu chỉ chú ý tính khoa học của bài như phân tích ngữ âm, câu, từ thì bài dạy sẽ khô khan. Nếu khai thác tính nghệ thuật mà không dựa vào cơ sở ngôn ngữ thì cũng dễ tràn lan. Do vậy, muốn dạy tốt phân môn Tập đọc nói chung và ở lớp 5 nói riêng chúng ta cần phải khồng ngừng học tập để nâng cao trình độ nhận thức của bản thân, nắm vững phương pháp giảng dạy bộ môn, kiên trì luyện cho mình kĩ năng đọc tốt, tâm huyết với nghề Qua kinh nghiệm giảng dạy, tôi thấy muốn dạy Tập đọc cho học sinh có hiệu quả thì người giáo viên phải nắm chắc phương pháp dạy đọc bao gồm: + Phương pháp đọc rõ văn xuôi: Đó là hướng dẫn học sinh đọc chính xác (phát âm đúng, đọc đúng những tiếng có vần khó, những tiếng có dấu thanh mà học sinh hay nhầm lẫn, hướng dẫn học sinh biết đọc ngắt theo cụm từ, đọc đúng các kiểu câu). + Phương pháp dạy đọc rõ văn vần (đó là cách ngắt nhịp các thể thơ). + Phương pháp dạy đọc to và đọc thầm: Cần phải lưu ý có đọc to đúng thì đọc thầm mới đúng được, do đó khâu hướng dẫn đọc đúng phải được tiến hành trước và phải làm thật tốt. Trong giờ Tập đọc, một em được chỉ định đọc to thì đồng thời giáo viên cũng yêu cầu các em khác luyện đọc thầm theo bạn. Như vậy trong một giờ Tập đọc có khoảng 15 em được đọc thì cả lớp cũng được luyện đọc thầm 15 lần + Phương pháp dạy đọc diễn cảm: Cơ sở để giúp học sinh luyện đọc tốt là phải hiểu và cảm thụ được nội dung của bài. Đồng thời phải tạo cho các em một tâm trạng bình tình, tự nhiên và thoải mái khi đọc. Các em không thể đọc diễn cảm được trong trạng thái sợ sệt, hồi hộp, lo lắng. Vận dụng tốt những phương pháp dạy đọc ở trên là nhằm mục đích đạt được bốn yêu cầu về đọc đó là: đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu, đọc diễn cảm. Bốn yêu cầu đó phải được thâm nhập vào nhau, hỗ trợ nhau mà không nên tách rời thì mới có thể nâng cao hiệu quả của giờ Tập đọc Trong một giờ Tập đọc, giáo viên cần khéo léo tổ chức để thu hút tất cả học sinh đều làm việc với Sách giáo khoa, chú ý vào nội dung bài Tập đọc. Muốn làm được điều đó thì người giáo viên cần: + Xây dựng cho lớp một nề nếp học tập nghiêm túc, có tính kỉ luật cao. + Giáo viên phải luyện cho mình khả năng đọc mẫu thật tốt để cuốn hút học sinh chú ý vào nội dung bài. + Khi dạy, giáo viên cần phải coi trọng cả hai yêu cầu đó là rèn đọc cho học sinh và giúp các em cảm thụ tốt nội dung bài Tập đọc. Hai yêu cầu này cần phải được đan xen vào nhau, bổ xung hỗ trợ lẫn nhau, không thể tách bạch từng phần riêng lẻ. Khi soạn bài, giáo viên cần lựa chọn và đưa ra hệ thống câu hỏi sao cho phù hợp với mọi đối tượng học sinh trong lớp. Có câu hỏi khó dành cho học sinh khá giỏi, có câu hỏi dễ dành cho học sinh yếu để mọi học sinh đều có cơ hội thể hiện khả năng của mình mà không cảm thấy nhàm chán hoặc quá sức. + Cần sử dụng có hiệu quả nhiều hình thức đọc khác nhau: đọc to, đọc thầm, đọc nối tiếp, đọc phân vai... để thay đổi không khí của lớp học, thu hút học sinh vào bài. Giáo viên phải nhận thức đúng vai trò chức năng ở phân môn Tập đọc. Trước hết giáo viên phải rèn cho mình đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm mọi bài tập đọc trong cấp học nói chung, các bài tập đọc lớp 5 nói riêng. Phải đầu tư quỹ thời gian cho khâu chuẩn bị bài, xây dựng tổ chức các hoạt động cho học sinh trên lớp học. Giáo viên phải kiên trì, thường xuyên rèn cho học sinh theo các bước: + Luyện học sinh phát âm đúng các phụ âm khó đọc hay sai. + Luyện đọc đúng các cụm từ, ngắt nghỉ đúng. + Ngắt nghỉ đúng ở các câu văn, khổ thơ. + Luyện đọc mức độ từ thấp đến cao với học sinh yếu. + Luyện cho học sinh biết lên giọng, hạ giọng, nhấn giọng ở câu văn, thể hiện tính cách nhân vật hoặc giọng vui, buồn trong các văn bản với giọng đọc, ngữ điệu, tốc độ đọc, âm sắc, nhằm diễn tả đúng nội dung bài. + Đối với những học sinh đọc sai, rèn dứt điểm ở tiết đọc và tiết luyện đọc ở buổi hai. + Nhiều học sinh được tham gia đọc và nhận xét bạn đọc. - Luôn động viên khích lệ gây hứng thú học tập, đọc đối với học sinh yếu kém, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. - Học sinh phải chuẩn bị bài thật tốt ở nhà, đọc nhiều lần đối với học sinh yếu kém trước khi đến lớp. - Thường xuyên dự giờ đồng nghiệp để học tập trao đổi rút kinh nghiệm. 2. Kiến nghị: Để sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng rộng rãi và mang tính thực tế tôi xin mạnh dạn đề xuất: * Với nhà trường: - Tổ khối quan tâm bồi dưỡng thường xuyên hơn nữa những giáo viên năng lực còn hạn chế nhất là khâu đọc của giáo viên. - Chúng ta đã tổ chức hội thi viết chữ đẹp với giáo viên và học sinh, ta nên tổ chức thêm ngày hội giao lưu đọc hay với giáo viên và học sinh để tăng cường ý thức luyện đọc hay ở từng giáo viên và học sinh. * Với Phòng giáo dục và các cấp quản lí: - Đề nghị cấp phòng sau mỗi đợt chấm sáng kiến kinh nghiệm nên phổ biến những kinh nghiệm giảng dạy có chất lượng để giáo viên chúng tôi học tập kinh nghiệm giảng dạy của đồng nghiệp nhất là kinh nghiệm giảng dạy môn Tiếng Việt. - Hội thảo chuyên đề trao đổi những kinh nghiệm cho đồng nghiệp học tập ở cấp trường, cấp cụm, cấp huyện. - Tiếp tục nghiên cứu, trao đổi đề tài này nhằm giúp giáo viên thực hiện có hiệu quả việc rèn đọc cho học sinh trong nhiều đơn vị; đồng thời giúp tôi bổ sung, hoàn thiện đề tài này. - Các cấp thường xuyên tổ chức cuộc thi đọc diễn cảm đối với cả giáo viên và học sinh nhằm nâng cao chất lượng đọc của học sinh và chất lượng giảng dạy của giáo viên. ............... Trên đây là một số kinh nghiệm, biện pháp đã làm trong ““Một số giải pháp rèn kỹ năng đọc đúng và đọc diễn cảm cho học sinh thông qua phân môn tập đọc ở lớp 5, cơ sở Đồng Cậm, trường Tiểu học Hoành Mô, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh” Rất mong được sự đóng góp của bạn bè đồng nghiệp, Ban giám hiệu và của các cấp quản lý để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh và nâng cao chất lượng giảng dạy cho giáo viên. Tôi xin chân thành cảm ơn!
File đính kèm:
skkn_mot_so_giai_phap_ren_ky_nang_doc_dung_va_doc_dien_cam_c.docx