SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt theo hướng hình thành và phát triển năng lực cho học sinh Lớp 3 ở trường Tiểu học

Tình hình chung của khối 3

Thuận lợi

Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm đến chất lượng dạy và học, chỉ đạo giáo viên khối 3 sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học môn Tiếng Việt.

Đa số cha mẹ học sinh rất quan tâm, chăm lo cho con cái, nhiệt tình phối hợp với cô giáo và nhà trường trong công tác giáo dục học sinh. Tất cả 4 lớp 3 đều được nhà trường và PHHS trang bị máy tính, máy chiếu, loa phục vụ việc dạy và học.

Giáo viên tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. 100% các tiết Tiếng Việt đều có giáo án điện tử.

Các em từ lớp 2 lên đã được các cô rèn luyện cho rất nhiều, đa số các em ngoan, mạnh dạn, tự tin. 100% học sinh có đủ sách giáo khoa.

Khó khăn:

Ảnh hưởng của dich covid nên năm học 2021- 2022 hầu như là các em học trực tuyến( online). Trong khi đó học sinh lớp 3 còn nhỏ chưa sử dung thành thạo các thiết bị thông minh phục vụ cho việc học trực tuyến. Ngoài ra các em cũng vừa trải qua kì nghỉ hè các em đang quen với việc nghỉ học, chủ yếu là các hoạt động vui chơi cùng gia đình quay lại việc học các em phần lớn đều chưa quen được ngay. Bên cạnh việc học trực tuyến cũng làm cho giáo viên khó bao quát lớp cũng như nhắc nhở các em.

Một số phụ huynh học sinh quá chiều con dẫn đến con rất tự do, luôn làm theo ý thích của bản thân. Đầu năm học có tình trạng ba mẹ ngồi cạnh con tuy nhiên lại nhắc bài khiến con bị thụ động trong việc học. Bên cạnh đó, một số phụ huynh học sinh mải làm ăn nên không quan tâm đến việc học hành của con em để mặc con học đến đâu thì học; một số phụ huynh khác đặt quá nhiều kì vọng vào con nên gây áp lực cho con,....

docx 24 trang Thu Nga 19/03/2025 270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt theo hướng hình thành và phát triển năng lực cho học sinh Lớp 3 ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt theo hướng hình thành và phát triển năng lực cho học sinh Lớp 3 ở trường Tiểu học

SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt theo hướng hình thành và phát triển năng lực cho học sinh Lớp 3 ở trường Tiểu học
inh tìm hiểu thêm về 2 nhân vật lịch sử Trưng Trắc và Trưng Nhị.
 + Nội dung dặn dò gửi cho PHHS trước khi học sinh học bài tập làm văn tuần 22 bài: “Nói, viết về một người lao động trí óc”.
 - Để phục vụ cho tiết tập làm văn ngày mai kính mong các bậc PHHS cùng con nói chuyện về một người lao động trí óc mà con biết (có thể là người quen hoặc một người mà con đã tìm hiểu qua báo, mạng,..).
+ Nôi dung tin nhắn gửi cho PHHS trước khi học sinh học bài luyện từ và câu tuần 26: “Mở rộng vốn từ: Tổ quốc. Dấu phẩy”.
 - PHHS giúp các con tìm hiểu thông tin từ 1 đến 3 vị anh hùng được nhắc đến trong bài tập 2.
Ngoài ra tôi cũng yêu cầu PHHS kiểm tra vở viết hàng ngày của con, khoảng 2 tuần sẽ nhận xét, đánh giá, kí tên 1 lần vào vở Tiếng Việt để đảm bảo PHHS luôn theo sát chương trình học của con nắm được nội dung học của con.
3.3 Chuẩn bị tiết dạy thật kĩ.
Trước khi áp dụng những biện pháp, phương pháp cụ thể tôi sẽ cố gắng có được sự chuẩn bị kĩ nhất cho tôi và học sinh
a. Chuẩn bị của GV
- Trước khi dạy một bài Tập đọc, tôi phải xem trước bài ở nhà, đọc bài nhiều lần để đọc tốt và hiểu thấu đáo nội dung bài học. Tôi thường đặt ra các câu hỏi để xác định được mục đích, yêu cầu, nội dung và phương pháp để dạy.
+ Trong bài vừa đọc học sinh dễ mắc những lỗi nào về phát âm.
(Tiếng khó, ngắt nhịp khó, câu đặc biệt hoặc những câu quá dài).
+ Giọng điệu chung của cả bài là như thế nào? Đoạn nào cần nhấn mạnh, cần đọc diễn cảm, cần bộc lộ cảm xúc gì?
+ Bài đọc trong thời gian bao lâu?
+ Những từ ngữ nào cần được dạy, những nội dung nào cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu?
-Với những nội dung vừa xác định ở trên tôi thường ký hiệu lại trên bài đọc trong sách giáo khoa.
+ Khi dạy bài “Ở lại với chiến khu” - Tiếng Việt tập 2 trang 15
- Những tiếng khó học sinh hay mắc là: lán, lộn, bay lượn, van lơn,..
- Câu dài: Em xin được ở lại.// Em thà chết trên chiến khu/ còn hơn về ở chung,/ ở lộn/ với tụi Tây,/ tụi Việt gian.//
VD: Về lựa chọn phương pháp thích hợp với mỗi những bài khác nhau.
+ Các bài tập đọc tuần 1, 2, 5, 6, 7 , 8, 10, tôi sẽ đọc mẫu cho HS vì những
bài này tương đối khó đọc.
+ Các bài tập đọc tuần 3, 4, 24, 30, 31, 32, 34, tôi sẽ gọi HS đọc tốt trong
lớp để đọc mẫu vì những bài này tương đối dễ đọc. (Lưu ý chọn những HS đọc tốt nhất).
+ Những bài: Hũ bạc của người cha, Mồ côi xử kiện tôi sử dụng file âm thanh trên mạng cho các con nghe.
	Việc tìm hiểu bài kĩ sẽ giúp tôi đưa hướng lựa chọn những đồ dùng trực quan sao cho phù hợp với nội dung từng bài.
	Việc chuẩn bị kĩ bài sẽ giúp tôi xác định được kiến thức trọng tâm của từng bài kết hợp với nắm bắt được trình độ của học sinh lớp mình mà tôi đưa ra những câu hỏi bổ sung thường là ở mức độ 4 một cách hợp lý đảm bảo định hướng và phát triển được năng lực của học sinh lớp tôi.
b. Chuẩn bị cho học sinh
	Tôi yêu cầu tất cả học sinh phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập khi bắt đầu học online.
Tôi hướng dẫn học sinh huẩn bị tâm thế để đọc bài. Khi ngồi đọc cần ngồi ngay ngắn, khoảng cách từ mắt đến sách, cách để thiết bị học (điện thoại, máy tính) hợp lý sao cho HS vẫn có thể theo dõi bài mà GV vẫn có thể quan sát HS.
 Vì học trực tuyến nên tôi yêu cầu Hs vào sớm 10 phút, trong thời gian này tôi có thể chiếu 1 số video liên quan đến bài học hoặc bài hát vui nhộn để các con hứng thú hơn.
 3.4. Phối kết hợp các biện pháp dạy học
	Môn Tiếng Viêt bao gồm 6 phân môn khác nhau nên việc sử dụng linh hoạt nhiều biện pháp dạy học sao cho phù hợp với mỗi phân môn, phù hợp với từng bước trong tiến trình tiết học là hết sức cần thiết đặc biệt trong quá trình học trực tuyến. Tôi đã tìm hiểu và áp dụng khá nhiều phương pháp dạy học khác, tôi xin trình bày một số biện pháp mà tôi thường xuyên sử dụng khi dạy Tiếng Việt như sau:
a. Phương pháp làm mẫu.
- Tôi xác định có 3 đối tượng làm mẫu đó là giáo viên làm mẫu, học sinh làm mẫu, đối tượng làm mẫu khác.
- Với phân môn tập đọc, luyện từ và câu thì 3 đối tượng làm mẫu này được tôi sử dụng gần như ngang nhau. Những bài tập đọc khó, bài tập luyện từ và câu khó thì tôi sẽ làm mẫu cho học sinh. Bài nào dễ đọc, dễ làm hơn thì tôi sẽ cho học sinh tốt làm mẫu.
VD: Bài tập đọc “Cô giáo tí hon” SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 1 thì giáo viên sẽ đọc mẫu, làm mẫu.
 Bài tập đọc “Chiếc áo len” SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 1 thì học sinh học tốt sẽ đọc mẫu, làm mẫu.
	Ngoài ra để thay đổi không khí tiết học làm cho các em thích thú hơn ở 1 số bài tập đọc tôi dùng file âm thanh của sách điện tử cho các em nghe như bài: “Đối đáp với vua” và bài “ Ông tổ nghề thêu”
b. Phương pháp hoạt động nhóm.
Tôi luôn muốn HS của mình đoàn kết, biết được sức mạnh của tập thể và biết kết hợp với tập thể để tạo lên thành công cũng là muốn các em ngày càng mạnh dạn tư tin bày tỏ quan điểm của mình nên phương pháp hoạt động nhóm là 1 trong những phương pháp mà tôi sử dụng.
-Trong tiết dạy phần nào đỏi hỏi làm việc nhóm hoặc câu hỏi hơi khó tôi sẽ cho HS được hoạt động trong nhóm.
VD: Trong phần luyện đọc trong nhóm thì HS sẽ luyện đọc theo sự phân công của nhóm trưởng. Bài 3 đoạn thì đọc theo nhóm 3, bài 2 hoặc 4 đoạn thì đọc trong nhóm 2.
c. Phương pháp trò chơi
Trò chơi học tập là một phương pháp được áp dụng trong quá trình dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học. Sử dụng trò chơi học tập tạo không khí lớp học sôi động (học mà vui), vui vẻ; làm cho việc tiếp nhận các kiến thức của 
môn Tiếng Việt trở nên nhẹ nhàng, hấp dẫn.
	 Ở mỗi phân môn tôi sẽ thường có những trò chơi riêng như:
+ Phân môn Tập đọc:
- Trò chơi: “Bông hoa kì diệu” 
- Trò chơi: “Điền từ đúng” 
- Trò chơi: “Biết một câu, đọc cả đoạn” 
- Trò chơi: “Thả thơ” 
- Trò chơi: “Đi học” 
+ Phân môn luyện từ và câu
- Trò chơi: “Truyền diện” 
- Trò chơi: “Tìm từ mới”
- Trò chơi: “Hoa tìm lá, lá tìm hoa”
- Trò chơi: “Ô chữ kì diệu”
 Ngoài những trò chơi trên bài giảng powerpoint thì tôi cũng áp dụng thêm một số phần mềm khi dạy học phù hợp với học trực tuyến như là : Azota, Quzzi, Kahoot!, Wordwall,...
Gần như trong tiết Tiếng Việt nào tôi cũng cố gắng tổ chức cho các em chơi một trò chơi nên tiết học trở lên vui vẻ, sôi nổi các em rất hào hứng và thích thú mỗi khi đến tiết Tiếng Việt. Tôi thường xuyên tổ chức trò chơi Tiếng Việt để gây hứng thú cho học sinh. Có nhiều hình thức trò chơi Tiếng Việt, tuỳ từng bài đọc tôi áp dụng trò chơi sao cho phù hợp. 
3.5. Chú trọng dạy học phân hóa học sinh
 Trong quá trình dạy học tôi luôn tôn trọng sự khác biệt của mỗi học sinh. Đối với những học sinh học chậm, tôi luôn dành cho các em những nội dung đơn giản sau nâng dần mức độ. Đối với học sinh khá, giỏi, tôi dành cho các em những nội dung khó hơn, những câu hỏi vận dụng kiến thức.
 - Đối với những học sinh giỏi, trong tiết tập đọc tôi sẽ động viên các con ngoài đọc lưu loát, rõ ràng tôi sẽ hướng dẫn các con bước đầu biết đọc diễn cảm. Dành những câu hỏi mức độ 4 cho những đối tượng này. Cũng có khi tôi cho yêu cầu các con đặt câu với một từ trong phần giải nghĩa từ.
VD: Bài : “Chiếc áo len” 
+ Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
VD: Kể chuyện bài: “Người đi săn và con vượn”
+ Khi kể theo lời của bác thợ săn tôi hướng dẫn các em thể hiện ánh mắt và giọng kể thể hiện sự hối hận sau khi chứng kiến cái chết của vượn mẹ.
 - Với phân môn tập làm văn tôi động viên, hướng dẫn các em viết những câu văn không chỉ đúng, đủ các thành phần mà còn hướng dẫn các em viết câu văn hay. 
 - Còn với đối tượng học sinh là học sinh yếu, kém tôi luôn chủ động trong phần làm mẫu cho những học sinh này. Với tiết tập đọc chỉ yêu cầu các em đọc đúng, tốc độ không quá chậm. Tiết kể chuyện chỉ yêu cầu các em kể được một đoạn theo tranh hoặc một đoạn ngắn. Với những học sinh này thì những câu hỏi gợi ý nhỏ là rất cần thiết dù ở phân môn gì.
3.6. Động viên khích lệ học sinh kịp thời
Tôi luôn tạo bầu không khí vui vẻ thoải mái trong giờ học bằng những trò chơi, bằng những câu chuyện vui hay những lời nhận xét dí dỏm. “Mềm hoá” các lệnh của câu hỏi, bài tập trong giờ học nhằm giúp học sinh hứng thú hơn trong học tập tạo không khí học mà vui, học trong sự hứng thú. Sử dụng yếu tố khích lệ, yếu tố giảm nhẹ mức độ ra lệnh bằng cách đi kèm theo câu hỏi là các từ “giúp”, “nhờ”, “cho”
 Ví dụ: Con giúp cô tìm các từ là từ chỉ sự vật có trong câu..
Chuyển đổi mệnh lệnh thành các dạng hoạt động hấp dẫn: “thi”, “đố”, “trò chơi” Mỗi “Lệnh” tôi đưa ra đều dứt khoát, rõ ràng.
Phê bình, trách phạt thường xuyên sẽ ảnh hưởng tới việc hình thành nhân cách của học trò. Tôi luôn cố gắng chừng nào có thể để tránh trách phạt các em. Mỗi thầy cô giáo hãy chắp cho trẻ đôi cánh, hãy tin ở em, cho em hy vọng. Mỗi sự cố gắng, tiến bộ của các em đều được cô giáo biểu dương kịp thời. Bản thân tôi luôn tích cực tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn. Vận dụng phương pháp dạy học tích cực, phát huy vai trò chủ động, tích cực của học sinh, rèn kĩ năng tư duy sáng tạo, năng lực tự học. 
Tôi luôn có những phần quà nhỏ để khen thưởng mỗi khi các em làm bài tốt, trả lời tốt và có sự tiến bộ như kẹo, miếng dán mặt cười, ngôi sao khen thưởng, bút chì....Những phần quà tuy nhỏ nhưng lại khiến các em rất vui và ngày càng cố gắng. Ngoài ra tôi cũng có hình thức thưởng cả tổ, cả nhóm khi cả tổ hay nhóm đó có ý thức, kết quả học tập tốt. Tôi hay dùng phần mềm classdojo để thưởng điểm cho các em. Các em rất vui mỗi khi thấy điểm cộng của mình được tăng lên và sẽ cố gắng đuổi kịp điểm các bạn nếu không may điểm mình thấp hơn bạn. 
4. Kết quả 
4.1. Đối với học sinh
Học sinh đã biết tự học, tích cực và tự giác. Các em đã có thói quen học theo nhóm, tích cực hợp tác, chia sẻ với bạn. Chất lượng môn Tiếng Việt nâng cao đã góp phần nâng cao chất lượng các môn học khác. Kĩ năng đọc nhanh, đọc hiểu tốt, viết đoạn văn tốt.
Chất lượng học tập của học sinh được nâng cao rõ rệt. Số học sinh được xếp loại hoàn thành xuất sắc, vượt trội tăng, số học sinh hoàn thành giảm, lớp không có học sinh yếu.
Qua việc áp dụng một số biện pháp rèn đọc cho học sinh và ứng dụng công nghệ thông tin khi giảng dạy Tiếng Việt cho học sinh ở lớp, tôi thấy chất lượng đọc của các em đã có tiến bộ rõ rệt. Hiện nay, trong lớp tôi chỉ còn 1 đến 2 em đọc ngắc ngứ, hầu hết các em đã đọc trôi chảy, một số em đọc diễn cảm. Khi viết chính tả và tập làm văn các em mắc rất ít lỗi. Đặc biệt học sinh biết cách đọc diễn cảm nên các em diễn đạt các câu văn trong các giờ tập làm văn lưu loát hơn, liền mạch và bước đầu có hình ảnh cảm xúc. Đó chính là nguồn động viên lớn lao cho tôi.
Kết quả đánh giá giữa kì II năm học 2021 - 2022
Môn
Kết quả
Tiếng Việt
Tốt
Tỉ lệ
Hoàn thành
Tỉ lệ
Chưa
 hoàn thành
Tỉ lệ
20
53%
18
32%
0
0%

 Kết quả trên là sự tổng hợp của các phân môn. Tôi tiến hành kiểm tra đọc đúng, đọc diễn cảm dưới hình thức thi đua toàn lớp kết quả đạt được như sau:
+ Đọc diễn cảm: 8 em
+ Đọc to, lưu loát, rõ ràng: 18 em
+ Đọc to, rõ ràng: 10 em
+ Đọc chậm, ngắc ngứ: 2 em
Đặc biệt trong đợt thanh tra thi đua của trường tiết dạy Luyện từ và câu bài “Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Khi nào?” tôi đã đạt 18,75 điểm và nhận được lời khen là học sinh cả lớp đều trả lời to, rõ ràng, tự tin. Cô trò chúng tôi rất vui mừng với kết quả trên
Thống kê đánh giá năng lực, phẩm chất giữa kì II năm học 2021 - 2022
Nội dung
Sĩ số
Tốt
Đạt
Chưa đạt
SL
%
SL
%
SL
%
Năng lực
38
24
63
14
37
0

Phẩm chất
38
28
74
10
36
0

	Từ bảng số liệu thống kê ta thấy: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt theo hướng hình thành và phát triển năng lực cho học sinh lớp 3” đã đem lại kết quả đáng mừng. Số học sinh được đánh giá tốt tăng lên đáng kể. 
4.2. Đối với giáo viên
Bản thân tôi luôn linh hoạt sáng tạo trong tổ chức, hướng dẫn học sinh tự học. Tôi luôn học hỏi trau dồi kiến thức, kinh nghiệm cũng như phương pháp dạy phù hợp với hình thức học trực tuyến; tích cực tra cứu thông tin để đáp ứng yêu cầu của bài học.
4.3. Đối với phụ huynh học sinh
Phụ huynh học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động của trường của lớp, hỗ trợ giáo viên sưu tầm thông tin tư liệu.
Phụ huynh học sinh lớp tôi thực sự đã đồng hành cùng con trong học tập và các hoạt động giáo dục của nhà trường hoàn toàn yên tâm và tin tưởng vào cô giáo; tích cực phối hợp trong đánh giá học sinh, giúp con chuẩn bị bài,...
KẾT LUẬN
1. Kết luận
Với “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt theo hướng hình thành và phát triển năng lực cho học sinh lớp 3” mà tôi đã thực hiện và trình bày ở trên đã góp phần nâng cao chất lượng dạy học, phát triển năng lực học sinh.
Học sinh tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động học tập; phát huy được những năng lực, phẩm chất của học sinh tiểu học. Nhờ đó mà kết quả học tập và rèn luyện của lớp tôi luôn đạt thành tích cao.
 	 Là giáo viên chủ nhiệm lớp 3 - lớp nền tảng cho những lớp trên nữa của bậc Tiểu học, tôi tự thấy mình không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, luôn nghiên cứu học hỏi để có phương pháp dạy học tốt, nâng cao chất lượng dạy học. Tôi tự rút ra bài học cho mình: Muốn đạt được mục đích mà mình mong muốn thì bản thân phải có niềm tin, niềm say mê thực sự, luôn kiên trì, nhẫn nại, rèn luyện không ngừng. Chính niềm say mê ấy sẽ giúp ta có thêm sức mạnh to lớn, cuốn hút ta đi vào tìm tòi sáng tạo. Mỗi thầy cô giáo phải biết xây dựng và dựa vào sức mạnh của tập thể học sinh và sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh học sinh; phải xây dựng phong trào thi đua sôi nổi, lòng yêu thích, say mê hoạt động của học sinh. 
Tôi cảm thấy vinh dự và tự hào khi được đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình trong việc rèn đức, luyện tài cho thế hệ tương lai của đất nước.
Do điều kiện khả năng có hạn, đề tài còn nhiều hạn chế, thiếu sót, có những vấn đề chưa thể đề cập đến. Mặc dù bản thân tôi đã hết sức cố gắng. Rất mong được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp, của các cấp lãnh đạo.
2. Khuyến nghị
Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp tục tổ chức bồi dưỡng giáo viên để đội ngũ giáo viên nâng cao trình độ nhằm thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng giáo dục huyện Thanh Trì giai đoạn 2021 - 2026”. 
Ban giám hiệu nhà trường tiếp tục tổ chức chuyên đề về đổi mới dạy học Tiếng Việt theo hướng phát triển năng lực cho học sinh.
 Trên đây là sáng kiến nhỏ mà tôi đã áp dụng để dạy tốt hơn môn Tiếng Việt ở lớp 3. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến nhiệt tình của các cấp lãnh đạo và các bạn bè đồng nghiệp để tôi có được phương pháp dạy ngày càng tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2022
Người viết
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT
Tên tài liệu
1
Ban Chấp hành Trung ương, Nghị quyết 29- NQ/TW, năm 2013
2
Bùi Văn Huệ, Giáo trình Tâm lí học Tiểu học, NXB Giáo dục.
3
Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Hữu Hợp, Giáo trình Giáo dục Tiểu học, NXB Giáo dục.
4
Nguyễn Minh Thuyết, Sách giáo khoa Tiếng Việt 3, NXB Giáo dục
5
Nguyễn Trại, Sách thiết kế bài giảng Tiếng Việt 3, NXB Hà Nội
6
GS, VS Phạm Minh Hạc, Tạp chí Thế giới trong ta, Cty In báo Hà Nội mới.
7
Nguyễn Kế Hào, Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở Tiểu học.
8
Tài liệu tập huấn dạy học theo hướng hình thành và phát triển năng lực cho học sinh

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_day_hoc_tieng_viet.docx