SKKN Một số giải pháp dạy học môn Tiếng Việt Lớp 2 theo chương trình GDPT 2018 nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh
Trong những năm gần đây, xu thế chung của thế giới là đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học. Người giáo viên phải nắm được tâm lý của các em và tìm ra phương pháp phù hợp để tư duy của cácem dần phát triển thành tổng thể khi chiếm lĩnh các kiến thức được học. Và trong môn Tiếng Việt giúp các em phát triển ngôn ngữ và tư duy, giáo dục tư tưởng, đạo đức, tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ cho học sinh. Trong đó phân môn Tập đọc có tác dụng to lớn trong quá trình phát triển tư duy ngôn ngữ cho học sinh, rèn luyện cho học sinh các kĩ năng đọc (đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc hiểu, đọc diễn cảm), nghe và nói. Bên cạnh đó, thông qua hệ thống bài đọc theo chủ điểm và những câu hỏi, những bài tập khai thác nội dung bài đọc, phân môn Tập đọc cung cấp cho học sinh những hiểu biết tự nhiên, xã hội và con người, cung cấp vốn từ, vốn diễn đạt, những hiểu biết về tác phẩm văn học (như đề tài, cốt truyện, nhân vật...) và góp phần rèn luyện nhân cách cho học sinh. Tập đọc ởTiểu học được xây dựng phù hợp với yêu cầu phát triển lời nói của học sinh, giúp các em mở rộng thêm kiến thức trong quá trình học tập, lao động và giao tiếp ngày một tốt hơn, tiến bộ hơn, đạt kết quả cao hơn.
Do đó, dạy Tập đọc có vị trí rất quan trọng, việc dạy đọc ở giai đoạn đầu giúp học sinh nắm được tiếng mẹ đẻ và sau là tạo điều kiện cho các em học tập và phát triển toàn diện, hình thành nhân cách tốt đẹp cho con người lao động trong mọi thời đại mới.
Chính vì vậy việc vận dụng một số phương pháp và hoạt động trải nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy phân môn Tập đọc lớp 2 là rất cần thiết. Đây chính là cơ sở, là nền tảng để học tốt các môn học khác nhằm thực hiện đúng mục tiêu mà Đảng ta đã đề ra nhằm đào tạo con người mới.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp dạy học môn Tiếng Việt Lớp 2 theo chương trình GDPT 2018 nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh

của tiếng Việt, một ngôn ngữ đơn lập mà phương thức ngữ pháp chủ yếu là trật tự từ. Với bài tập yêu cầu HS sắp xếp các từ cho trước để tạo câu, nên chọn những từ có khả năng sắp xếp thành nhiều câu khác nhau, ví dụ nếu chọn 5 từ: sao, nó, không, đến, bảo có khả năng tạo thành các câu khác nhau. Tổ chức trò chơi học tập Trong thực tế dạy học, giờ học nào tổ chức trò chơi cũng đều gây được không khí học tập hào hứng, thoải mái, vui nhộn. Nghiên cứu cho thấy, trò chơi học tập có khả năng kích thích hứng thú và trí tưởng tượng của trẻ em, kích thích sự phát triển trí tuệ của các em. Trò chơi học tập nhất thiết phải là một bộ phận của nội dung bài học, phải là một phần cấu tạo nên bài học. Trong trò chơi, khi mọi thứ đều thật, chẳng hạn trong môn Tiếng Việt, từ vẫn là từ, câu vẫn là câu, trò vẫn là trò, thầy vẫn là thầy... trò chơi sẽ bớt phần thú vị. Trò chơi cuốn hút trẻ em hơn nếu có được sự giả định từ tên gọi, từ người tham gia, từ tình huống đến kết quả chơi. Có thể kể vào trò chơi học tập hoạt động sắm vai. Đây là một trò chơi có rất nhiều lợi thế để dạy học Tiếng Việt. Sắm vai trong dạy học là nhận một vai giao tiếp nào đó nhằm thể hiện sinh động nội dung học tập. Hình thức học tập sắm vai nhiều khi rất vui nhờ những chi tiết hài hước, ngộ nghĩnh do những diễn viên bất đắc dĩ tạo nên. Hình thức sắm vai đặc biệt phát huy tác dụng trong các giờ tập làm văn rèn kĩ năng nói, nó giúp học sinh được thực hành giao tiếp, được quan sát trực tiếp hoạt động nói với sự kết hợp sinh động của phương tiện âm thanh và các yếu tố phi ngôn ngữ. 1.4. Các phương pháp dạy học và giáo dục vận dụng vào dạy học hoạt động đọc, viết, nói và nghe trong môn Tiếng Việt 1.4.1. Phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy hoạt động đọc. Phần lớn các phương pháp dạy học truyền thống và hiện hành đều được kế thừa trong dạy đọc ở môn Tiếng Việt với một tinh thần và định hướng mới. Đó là vận dụng linh hoạt, kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh và đều tập trung hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học của HS. GV tổ chức cho HS các hoạt động đọc tích cực, bao gồm: tự đọc dưới sự hướng dẫn của GV để tương tác với tác giả và kiến tạo ý nghĩa của văn bản. Chương trình mới đặc biệt chú trọng đến việc đọc mở rộng của HS. Thực chất của điểm mới này là GV tổ chức cho HS tự đọc ở trường (đọc sách ở tủ sách dùng chung của lớp, ở thư viện của trường), tự đọc ở ngoài trường (đọc ở nhà, đọc sách ở các câu lạc bộ trong cộng đồng dân cư, trong các ngày hội sách,). Việc đọc này được GV và cha mẹ HS khuyến khích, tạo điều kiện và hướng dẫn thông qua chỉ dẫn cho các em ghi chép những điều đọc được, chia sẻ những điều đọc được cho bạn bè, người thân, Dựa vào các yêu cầu của kĩ năng trong chương trình môn Tiếng Việt, có thể thấy trong dạy kĩ năng đọc, GV cần nắm được một số phương pháp, kĩ thuật dạy học ở 2 nhóm sau: Phương pháp dạy kĩ thuật đọc (đọc thành tiếng) Ở giai đoạn đọc trơn đoạn văn, văn bản, GV vẫn cần sử dụng phương pháprèn luyện theo mẫu, phương pháp học theo nhóm, phương pháp tổ chức trò chơi đọc (đọc truyền điện, bắt thăm đọc đoạn), cuộc thi đọc từng đoạn của văn bản. Mẫu mà GV tạo ra ở giai đoạn này phải đảm bảo các yêu cầu: đọc to đủ âm lượng, phát âm đúng, ngắt nghỉ hơi đúng. GV chỉ nên cho HS đọc đồng thanh ở những yêu cầu luyện phát âm đúng các từ khó hoặc dễ lẫn khi phát âm. Với yêu cầu đọc câu dài, GV cần làm mẫu (đọc ngắt hơi, viết ra bảng phụ câu có những đánh dấu chỗ ngắt nghỉ hơi) một số câu điển hình trong đoạn, bài. Với yêu cầu đọc cả văn bản cần cho HS đọc tiếp nối từng đoạn trước khi đọc cả văn bản. Cho học sinh tìm kiếm, phát hiện, phân tích, suy luận ý nghĩa các thông tin, chi tiết, quan điểm, thái độ, tình cảm,... được gửi gắm trong nhân vật, sự kiện ở văn bản. Hướng dẫn học sinh liên hệ, so sánh giữa các văn bản; kết nối văn bản với trải nghiệm của chính mình để từ đó hiểu sâu hơn giá trị của văn bản; biết vận dụng, chuyển hoá những giá trị ấy thành lối sống, cách ứng xử của cá nhân trong đời sống. Phương pháp dạy đọc hiểu cho 2 kiểu loại văn bản văn học, văn bản thông tin. Những phương pháp và kĩ thuật dạy học dùng để dạy đọc hiểu một văn bản nói chung ở cấp tiểu học gồm: Nói lại (kể lại) chi tiết, thông tin quan trọng trong bài. - Dùng kĩ thuật đặt câu hỏi: GVđặt câu hỏi để HS biết đặt câu hỏi vào những chi tiết, thông tin quan ttrọng trong bài. 1.4.2. Phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy hoạt động viết Để dạy kĩ thuật viết, GV chủ yếu dùng phương pháp rèn luyện theo mẫu, tổ chức cuộc thi viết. Các kĩ thuật cơ bản là: - Kĩ thuật đặt câu hỏi. Ví dụ: với nhiệm vụ “Viết đoạn văn ngắn kể một việc tốt em đã làm” thì GV cần cho HS tự đặt câu hỏi để chọn việc tốt mình đã làm, những công việc em đã làm cụ thể, ích lợi của công việc đó: Đặt câu hỏi: Việc tốt em làm là việc gì? Em đã làm những công việc gì cụ thể? Việc em làm mang lại ích lợi gì? - Kĩ thuật lập sơ đồ tư duy để tìm ý cho bài viết và làm cơ sở để lập dàn ý. Ví dụ: Lập sơ đồ tư duy để tìm ý cho bài văn “Tả con vật nuôi trong nhà.” 1.4.3. Phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy hoạt động nói và nghe GV cần tổ chức môi trường thân thiện để HS được tự tin trình bày ý kiến cá nhân trong học tập ở nhóm và lớp. GV cần hướng dẫn HS biết xác định chủ đề và mục tiêu nói; biết cách nói rõ ràng, mạch lạc, giúp người nghe dễ nắm bắt được nội dung; biết điều chỉnh âm lượng và ngữ điệu; biết cách sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (điệu bộ, nét mặt) và phương tiện nghe nhìn (sơ đồ, biểu bảng, tranh, máy chiếu) hỗ trợ trong khi nói, trình bày. Trong dạy nghe, GV cần tổ chức cho HS nghe hiểu trong khi nghe GV, nghe bạn thuyết trình hoặc phát biểu ý kiến. GV hướng dẫn HS lắng nghe và biết đặt câu hỏi để hiểu nội dung nghe, biết nói theo lượt lời trong hộit hoại, biết dùng phương tiện nghe nhìn(tranh ảnh,biểu bảng, máy chiếu) để hỗ trợ cho lời trình bày miệng. 1.5. Thực hiện đánh giá năng lực học tập của học sinh đúng theo quy định 1. Đánh giá học sinh thông qua đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục và những biểu hiện phẩm chất, năng lự c của học sinh theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học. 2. Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kỳ bằng điểm số kết hợp với nhận xét; kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất. 3. Đánh giá sự tiến bộ và vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng, năng lực; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan; không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh. Trong quá trình theo dõi và giảng dạy các em tôi đã luôn luôn sao sát để thu thập những thông tin từ sự tiếp thu lĩnh hội và khả năng học tập của học sinh để rồi có những nhận xét công bằng nhất. Quá trình đánh giá tôi tiến hành phân chia ra theo các thời điểm rõ ràng theo quy định của Bộ và theo thông tư đánh giá mới Ví dụ: * Ưu, nhược điểm của giải pháp mới: - Ưu điểm: + Giải pháp dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian mà mang lại nhiều hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội. + Có thể áp dụng nhân rộng, áp dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học đối với các khối lớp sau khi thực hiện giảng dạy theo CTGDPT 2018. - Nhược điểm: Giáo viên cần nhiều thời gian để nghiên cứu tìm tòi từng đối tượng học sinh. Vì có quá nhiều công việc nếu GV không biết sắp xếp thời lượng hợp lý sẽ không mang lại hiệu quả cao. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ: 1. Kết quả thu được được sau sau khi thực hiện các giải pháp: Sáng kiến có tính khả thi, mang lại sự sôi nổi trong mỗi tiết học. Giúp học sinh hứng thú, tự nguyện tham gia trả lời các câu hỏi, bổ sung các câu trả lời của bạn bè trong lớp, chất lượng được nâng cao. Kết quả khảo sát trước và sau khi thực nghiệm Các giải pháp mà sáng kiến đưa ra có thể giúp đỡ cho giáo viên trong việc dạy học với mục đích làm tích cực hóa hoạt động của học sinh. Khắc phục lối dạy và học gò bó, rập khuôn, không hiểu bản chất. Với cách này sẽ kích thích giáo viên và học sinh cùng chủ động khám phá tri thức theo nguồn học liệu mở, học tập không ngừng, học tập suốt đời. Năm học 2022-2023, ngay từ đầu năm học, tôi tiến hành dạy thực nghiệm đối với lớp 2A3, qua một học kì áp dụng, tôi thu được kết quả như sau: Phụ lục 4 KẾT QUẢ CUỐI HỌC KÌ I Năm học Tổng số học sinh Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Tổng số HS Tỉ lệ % Tổng số HS Tỉ lệ % Tổng số HS Tỉ lệ % KS đầu năm 40 8 20.0 22 55,0 10 25,0 Giữa học kì I 40 21 55 19 47,5 1 2,5 Cuối học kì 1 40 33 82,5 7 17,5 0 0 Tăng (+) Giảm (-) + 25 + 62,5 - 15 - 37,5 - 10 -25,0 Căn cứ vào hai bảng trên ta thấy kết quả khảo sát đầu năm của lớp tỉ lệ HS hoàn thành và hoàn thành tốt môn học còn rất thấp, bên cạnh đó còn rất nhiều học sinh chưa hoàn thành. Qua kết quả khảo sát cuối học kì I ta thấy tỉ lệ HS hoàn thành và hoàn thành tốt tăng lên rõ rệt và không còn học sinh chưa hoàn thành. Điều đó cho thấy sáng kiến có tính khả thi. Như vậy mục đích thực nghiệm sư phạm đã hoàn thành. Học kì II năm học 2022- 2023, tôi tiếp tục áp dụng giải pháp đã đưa ra và thấy các em có năng lực đọc, viết tốt, nhiều em vốn từ phong phú, biết viết đoạn văn giàu hình ảnh, sinh động, ... Trong các tiết học, các em rất hứng thú, lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, thoải mái và đạt được mục tiêu của bài học, nhiều em hoàn thành tốt bài, không khí lớp học sôi nổi. 2. KẾT LUẬN Trong quá trình công tác, bản thân tôi luôn tìm tòi, khám phá và học hỏi bạn bè đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Đối với môn Tiếng Việt, khi thực tế tâm lý khi học sinh còn chưa hứng thú, chưa tự giác, tích cực trong học tập, khả năng và vốn từ của các em còn hạn chế thì việc chiếm lĩnh kiến thức của học sinh sẽ hạn chế rất nhiều dẫn đến chất lượng học và đem đến nhiều hệ lụy mà chúng ta không thể lường trước. Trong quá trình học tập và giảng dạy tôi thấy một điều đáng quan tâm hiện nay là cần nâng cao hiệu quả dạy học môn Tiếng Việt. Vì nếu khả năng ngôn ngữ của các em tốt thì đó là tiền đề để các em có thể học tốt các môn học khác. Đề tài đã đưa ra các giải pháp dạy học phát triển năng lực, phẩm chất học sinh môn Tiếng Việt lớp 2, bước đầu có tính khả thi, góp phần nâng cao kết quả dạy - học môn Tiếng Việt. 3. KHUYẾN NGHỊ Để có kết quả rèn đọc diễn cảm cho học sinh cao hơn, đáp ứng được yêu cầu mục tiêu của phân môn Tập đọc lớp 2, tôi mạnh dạn kiến nghị một số vấn đề sau: Đối với tổ/ nhóm chuyên môn Cần thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn cho khối 2 Đối với lãnh đạo nhà trường Tổ chức thêm nhiều hoạt động ngoại khóa như: Thi đọc diễn cảm, thuyết trình văn học, thi kể chuyện, thi dẫn chương trình,... để các em có điều kiện trao đổi, học hỏi lẫn nhau và phát huy năng lực sẵn có. Đối với Phòng GDĐT, Sở GDĐT: Cần tiếp tục tổ chức các chuyên đề cấp về dạy Tập đọc để giáo viên có cơ hội học hỏi, trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ. Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi đã áp dụng vào giảng dạy đọc - hiểu trong môn Tiếng Việt lớp 2. Tuy các giải pháp đưa ra chưa thật sự đầy đủ nhưng bước đầu đã có hiệu quả thiết thực trong dạy học phân môn tập đọc nói riêng và dạy học Tiếng Việt nói chung của lớp tôi. Rất mong bạn giám khảo, ban giám hiệu góp ý để những nội dung mà tôi đã trình bày được đầy đủ hơn. Trên đây là SKKN về “Một số giải pháp dạy học môn Tiếng Việt lớp 2 theo chương trình GDPT 2018 nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh” tôi đã áp dụng vào thực tế và có hiệu quả tốt. Tôi mạnh dạn đưa ra và rất mong nhận được sự góp ý bổ sung của cấp trên, của bạn bè đồng nghiệp để bản thân tôi hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình góp phần nhỏ bé đưa sự nghiệp giáo dục ngày càng phát triển. Tôi xin chân thành cảm ơn! Ba Trại, ngày 20 tháng 3 năm 2023 NGƯỜI VIẾT Đoàn Thị Hiền Phụ lục 1 KẾT QUẢ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM LỚP 2A3 Năm học 2022-2023 Tổng số học sinh Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Tổng số HS Tỉ lệ % Tổng số HS T I’m ỉ lệ % Tổng số HS Tỉ lệ % KS ĐẦU NĂM 40 8 20.0 22 55,0 10 25,0 Phụ lục 2 Tranh bài: “Hạt giống nhỏ” + Hạt đậu nhờ có mưa nên đã nảy mầm sau đó phát triển thành cây to khỏe. + Sống một mình trên đồi vắng cây mong muốn mình sẽ có thêm những người bạn để mỗi ngày cuộc sông vui tươi hơn, không bị tẻ nhạt. Cây mong ước quả đồi có thêm nhiều cây khác làm bạn. + Những hạt cây đã nảy mầm nhờ mưa và nắng. + Quả đồi vắng đã đông vui nhộn nhịp kéo nhiều chim chóc đến vui cùng. (Phụ lục 3: Tranh cây lương thực, cây ăn quả) DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS. Đỗ Ngọc Thống chủ trì biên soạn, GS.TS, Nguyễn Minh Thuyết (Tổng chủ biên CTGDPT 2018), PGS.TS, Đỗ Xuân Thảo (ĐHSP Hà Nội), TS. Phạm Thị Thu Hiền (ĐH Giáo dục - ĐHQG Hà Nội), Tài liệu tập huấn hướng dẫn thực hiện chương trình Ngữ văn trong CTGDPT 2018, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 2. PGSTS. NguyễnThị Hạnh,TS Trần Hồng Lương Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam,Tài liệu bồi dưỡng sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh Tiểu học - Môn Tiếng Việt. 3. PGS.TS NguyễnThị Hạnh, Viện Khoa học Giáo dục ViệtNam, Tài liệu bồi dưỡng kiểm tra đánh giá học sinh Tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh Tiểu học - Môn Tiếng Việt. 4. Bùi Mạnh Hùng (Tổng chủ biên), Bùi Mạnh Hùng, Trần Thị Hiền Lương (đồng chủ biên), Lê Thị Lan Anh, Trịnh Cẩm Lan, Chu Thị Phương, Đặng Thị Hảo Tâm, ... ; Tiếng Việt 2 - Sách giáo viên, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 5. Bùi Mạnh Hùng (Tổng chủ biên), Bùi Mạnh Hùng, Trần Thị Hiền Lương (đồng chủ biên), Lê Thị Lan Anh, Trịnh Cẩm Lan, Chu Thị Phương, Đặng Thị Hảo Tâm, ... ; Tiếng Việt 2 - Sách giáo khoa, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. MỤC LỤC STT NỘI DUNG TRANG 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2.Đối tượng nghiên cúu 2 3. Phạm vi nghiên cứu 2 4. Mục đích của sáng kiến 2 2 PHẦN NỘI DUNG 3 I. THỰC TRẠNG CỦA NỘI DUNG CẦN NGHIÊN CỨU 3 1. Cơ sở lý luận 3 2. Cơ sở thực tiễn 4 II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 5 Các giải pháp mới đã tiến hành để giải quyết vấn đề 5 1.1. Nắm vững nội dung chương trình môn Tiếng Việt lớp 2 5 1.2. Xây dựng các hình thức tổ chức dạy học mới phù hợp với đặc điểm của môn học 7 1.3. Tạo hứng thú học tập cho học sinh qua các tiết học 1.4. Các phương pháp dạy học và giáo dục vận dụng vào dạy học hoạt động đọc, viết, nói và nghe trong môn Tiếng Việt 1.5. Thực hiện đánh giá năng lực học tập của học sinh đúng theo quy định 2. Hiệu quả của việc áp dụng sáng kiến vào thực tiễn III. KẾT LUẬN - KHUYẾN NGHỊ ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BA VÌ TRƯỜNG TIỂU HỌC BA TRẠI A SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2 THEO CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT HỌC SINH Lĩnh vực/Môn: Tiếng Việt Cấp học : Tiểu học Tên tác giả : Đoàn Thị Hiền Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Ba Trại A Chức vụ : Giáo viên Năm học: 2022 – 2023
File đính kèm:
skkn_mot_so_giai_phap_day_hoc_mon_tieng_viet_lop_2_theo_chuo.docx