SKKN Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập môn Tiếng Việt nhằm gây hứng thú cho học sinh Lớp 2 theo mô hình trường học mới Việt Nam
Xuất phát từ thực tiễn của công cuộc đổi mới đất nước cần có những con người lao động năng động sáng tạo, phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của cá nhân. Vì vậy cùng với việc đổi mới nội dung chương trình thì đổi mới phương pháp dạy học đặc biệt là tổ chức trò chơi trong mỗi tiết học có một vị trí hết sức quan trọng và cần thiết. Đây là việc làm cần thiết góp phần nâng cao chất lượng dạy học cũng như thực hiện được mục tiêu giáo dục mà Đảng và nhà nước, ngành giáo dục và đào tạo đề ra.
Trong quá trình dạy học môn Tiếng Việt, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn hoạt động của học sinh, mọi học sinh đều hoạt động học tập để phát triển năng lực cá nhân. Giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh huy động vốn hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân để học sinh chiếm lĩnh tri thức rồi vận dụng các tri thức đó vào thực hành. Tạo cho học sinh thói quen tự giác, chủ động, không dập khuôn máy móc, biết tự đánh giá và đánh giá kết quả củabạn. Đặc biệt là giúphọc sinh có niềm tin, niềm vui trong học tập.Đồng thời tạo điều kiện để học sinh phát huy năng lực, sở trường của mình, biết áp dụng kiến thức mới trong bài học vào thực tế đời sống xã hội.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập môn Tiếng Việt nhằm gây hứng thú cho học sinh Lớp 2 theo mô hình trường học mới Việt Nam

Bài 10C “ Nên làm gì để ông bà em vui” – HĐ1 – HĐTH Bài 12B “ Con sẽ luôn ở bên mẹ” – HĐ3 – HĐTH Bài 22B “ Đặc điểm của mỗi loài chim” – HĐ5 – HĐTH Bài 25 A “ Em biết gì về sông biển” – HĐ 5 – HĐTH Bài 25 B “Ruột ngựa có thẳng không?” – HĐ 5 – HĐTH Bài 26B “ Vì sao cá không biết nói?” – HĐ 1 – HĐTH Ví dụ : Bài 12B : CON SẼ LUÔN Ở BÊN MẸ B. Hoạt động thực hành 3. Trò chơi: Ghép từ ngữ Mỗi nhóm ra góc học tập lấy 1 bảng nhóm. Ghép các tiếng dưới đây để tạo thành từ có 2 tiếng. Viết vào bảng nhóm. yờu kính quý mến thương Giáo viên yêu cầu các nhóm thảo luận nhanh và ghép các tiếng thích hợp để tạo thành từ ngữ. Trong thời gian như nhau, nhóm nào viết được nhiều từ nhất là thắng cuộc. Căn cứ vào số lượng từ ghép đúng để phân loại thắng hay thua. Các nhóm phải tìm được các từ, chẳng hạn ( yêu quý, yêu mến, yêu thương, kính yêu, kính mến, quý mến, mến yêu, mến thương) Trò chơi “THI ĐẶT CÂU THEO MẪU” Mục đích: Rèn kĩ năng nói, viết câu đúng mẫu (Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?) có sự tương hợp về nghĩa giữa thành phần chủ ngữ và thành phần vị ngữ. Luyện óc so sánh, liên tưởng nhanh, tác phong nhanh nhẹn. Chuẩn bị : Giáo viên chuẩn bị một số từ ngữ (danh từ, ngữ danh từ) phù hợp với đối tượng học sinh lớp 2, phục vụ cho việc dạy các bài tập đặt câu theo mẫu trong sách hướng dẫn học Tiếng Việt 2. Cách tiến hành : Trưởng ban học tập tổ chức trò chơi dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Những người chơi chia thành từng cặp (2 người) hoặc thành 2 nhóm (A; B) Người thứ nhất hoặc học sinh ở nhóm thứ nhất nêu vế đầu (VD: Học sinh); người thứ 2 (hoặc học sinh ở nhóm thứ 2) nêu vế thứ hai (VD: Là người đi học). Sau đó 2 người (hoặc 2 nhóm) đổi lượt cho nhau. Người nào (hoặc nhóm nào) không nêu được sẽ bị trừ điểm. Hết giờ chơi, ai hoặc nhóm nào được nhiều điểm hơn sẽ thắng cuộc. - Tôi thường sử dụng trong khi dạy các bài : Bài 3B “ Hãy đối xử tốt với bạn – HĐ3 – HĐTH Trò chơi “ THI TÌM NHANH TỪ” Mục đích: Mở rộng vốn từ bằng cách tìm các từ. Rèn khả năng nhận ra từ, rèn tác phong nhanh nhẹn. Chuẩn bị : Bảng nhóm. Cách tiến hành: Trưởng ban học tập tổ chức trò chơi dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Mỗi nhóm ra góc học tập lấy một bảng nhóm. Từng bạn trong nhóm nối tiếp nhau viết các từ tìm được vào bảng nhóm. Các nhóm tự đánh giá, nhận xét lẫn nhau.Nhóm nào viết đúng nhiều từ nhất là nhóm thắng cuộc. Tôi thường sử dụng trong khi dạy các bài : Bài 2B “ Em làm việc tốt, em nói lời hay”– HĐ2 – HĐTH Bài 2C “ Em chăm học, chăm làm” – HĐ2 – HĐTH Bài 5B “ Một người bạn tốt” – HĐ5 – HĐTH Bài 5C “ Cùng tìm sách để học tốt” – HĐ4 – HĐTH Bài 6C “ Em yêu trường em” – HĐ 5, HĐ6 – HĐTH Một số thiết kế bài dạy môn Tiếng Việt lớp 2 có vận dụng phương pháp sử dụng trò chơi học tập Thiết kế 1 Bài 2A : EM LÀ HỌC SINH ĐÁNG YÊU ( TIẾT 2 ) Mục tiêu Đọc – hiểu câu chuyện phần thưởng. Mở rộn vốn từ về học tập. Đồ dùng dạy học: Các thẻ từ của hoạt động 4. Các hoạt động dạy học Hoạt động thực hành Trưởng ban văn nghệ lên cho cả lớp hát bài : Lớp chúng ta đoàn kết. Giáo viên viết tên bài lên bảng. Học sinh viết tên bài vào vở. Học sinh đọc mục tiêu ( cá nhân), sau đó nhóm trưởng cho các bạn trong nhóm nêu mục tiêu của bài học. Trưởng ban học tập cho cả lớp chia sẻ mục tiêu. Hoạt động 1 : Thay nhau hỏi –đáp: Học sinh đọc cá nhân bài Phần thưởng, sau đó cặp đôi trong nhóm thay nhau hỏi – đáp : + Theo bạn, Na có xứng đáng được thưởng không? Vì sao ? ( Bạn Na xứng đáng được thưởng vì bạn có tấm lòng đáng quý, biết giúp đỡ bạn bè). + Khi Na được thưởng, có những ai vui mừng ? Những người đó bộc lộ niềm vui như thế nào ? ( Khi Na được thưởng, các bạn trong lớp và mẹ của Na rất vui. Các bạn thì vỗ tay. Mẹ của Na lặng lẽ chấm khăn lên đôi mắt đỏ hoe) Sau đó nhóm trưởng tổ chức cho các bạn chia sẻ, trả lời các câu hỏi mà cặp đôi vừa thực hành. Cả nhóm thống nhất ý kiến, báo cáo cô giáo. Hoạt động 2 : Cùng kể ra những việc làm tốt của bạn Na. Cá nhân học sinh đọc yêu cầu, sau đó làm bài cặp đôi để kể ra những việc làm tốt của bạn Na. Đó là : gọt bút chì giúp bạn Lan, cho bạn Minh mượn nửa cục tẩy, nhiều lần Na còn làm trực nhật giúp các bạn bị mệt. Sau đó nhóm trưởng tổ chức cho các bạn chia sẻ, trả lời các câu hỏi mà cặp đôi vừa thực hành. Cả nhóm thống nhất ý kiến, báo cáo cô giáo. Hoạt động 3 : Thảo luận trong nhóm. Cá nhân học sinh đọc yêu cầu : Nếu các em là bạn của Na, các em sẽ làm gì để bạn ấy học giỏi hơn? Sau đó nhóm trưởng tổ chức cho các bạn ghi ý kiến của mình vào bảng nhóm. Ví dụ : Mình sẽ giảng cho bạn những bài toán khó. Mình sẽ đến nhà và học bài, làm bài cùng với bạn. Dán kết quả nhóm mình lên bảng lớp. Trưởng ban học tập tổ chức cho cả lớp chia sẻ kết quả thảo luận. Các nhóm nhận xét, đánh giá lẫn nhau. Hoạt động 4 : Trò chơi “ THI GHÉP TIẾNG THÀNH TỪ” Trưởng ban học tập tổ chức trò chơi dưới sự hướng dẫn của giáo viên : phổ biến luật chơi. Cá nhân học sinh đọc yêu cầu của bài : Ghép các tiếng ( học, bài, tập, đọc, viết, toán, vẽ, võ) để tạo thành từ có 2 tiếng và viết vào bảng nhóm. Mỗi nhóm ra góc học tập lấy một bảng nhóm. Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn trao đổi, thảo luận để làm bài và viết các từ tìm được vào bảng nhóm. Trong thời gian 4 phút các nhóm phải hoàn thành và dán kết quả của nhóm mình lên bảng lớp. Trưởng ban học tập gọi đại diện của các nhóm lần lượt trình bày kết quả bài làm. Các từ ghép được : học viết, học toán, học bài, tập vẽ, tập đọc, tập võ. Học sinh nhận xét kết quả bài làm của từng nhóm. Nhóm nào tìm được nhiều từ hơn là thắng. * Kết thúc tiết học : Trưởng ban học tập lên chia sẻ : + Xin mời các bạn chia sẻ tiết học hôm nay chúng ta đã đạt được mục tiêu gì? Học sinh trả lời: Tiết học hôm nay chúng ta đã đạt được mục tiêu : đọc hiểu câu chuyện phần thưởng, mở rộng vốn từ về học tập. Trưởng ban học tập nhận xét tiết học và tuyên dương cá nhân, nhóm tích cực học tập. GV dặn học sinh về đọc trước bài tiếp theo. Thiết kế 2 Bài 16B : NHỮNG NGƯỜI BẠN NHỎ ĐÁNG YÊU ( TIẾT 2) Mục tiêu: Nghe- viết một đoạn văn ngắn. Luyện tập dùng từ trái nghĩa. Đồ dùng dạy học -Các thẻ từ của hoạt động 1. Các hoạt động dạy học Hoạt động thực hành 1 . Trò chơi “ TÌM NHANH TỪ TRÁI NGHĨA ” Trưởng ban học tập lên phổ biến luật chơi. Chia lớp thành 2 đội : Nhóm Hoa sen, Hoa mai, Hoa ly là đội 1 và Nhóm Hoa hồng, Hoa cúc, Hoa đào, Bằng Lăng là đội 2. Mỗi đội lấy các thẻ từ ở góc học tập: vui chăm yếu nhanh khóc tốt lười khoẻ chậm buồn cười xấu Đội 1 đọc 1 từ, đội 2 phải đọc ngay từ trái nghĩa với từ đó. Đội nào đọc không đúng hoặc đọc chậm thì mất lượt. Mỗi từ đọc đúng được 1 điểm. Đội nào nhiều điểm hơn là đội thắng cuộc. Trưởng ban học tập tổ chức cho 2 đội thi. Các cặp từ trái nghĩa : vui – buồn, chăm –lười, yếu – khoẻ , nhanh – chậm , khóc –cười, tốt – xấu. Tuyên dương đội thắng cuộc. Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm Cá nhân đọc yêu cầu của bài. Chọn từ trong ngoặc phù hợp với tùng chỗ trống để hoàn thành câu Con chó rất.. Con thỏ rất.. Con bò rất.. ( trung thành, chăm chỉ, nhanh nhẹn) Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn trong nhóm thảo luận để tìm ra từ ngữ thích hợp điền vào chỗ chấm. Thực hành viết các câu đã hoàn thành ra bảng nhóm. Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình. Trưởng ban học tập cho các bạn nhóm khác nhận xét. Giáo viên kết luận. ( Đáp án : Con chó rất trung thành. Con thỏ rất nhanh nhẹn. Con bò rất chăm chỉ. ) Hoạt động 3 : Làm việc chung cả lớp. Giáo đọc cho học sinh nghe –viết đoạn văn sau: Con chó nhà hàng xóm Nhà không nuôi chó. Bé đành chơi với Cún Bông, con chó của bác hàng xóm. Cún luôn quấn quýt bên Bé. Cún đã làm cho Bé vui trong những ngày Bé bị thương, phải nằm bất động trên giường. Chính tình bạn của Cún đã giúp Bé mau lành. Học sinh nghe và viết bài vào vở. Giáo viên đọc cho học sinh soát lỗi. Đổi vở cho bạn bên cạnh để kiểm tra và sửa lỗi sai. * Kết thúc tiết học : Trưởng ban học tập lên chia sẻ : + Xin mời các bạn chia sẻ tiết học hôm nay chúng ta đã đạt được mục tiêu gì? Học sinh trả lời: Tiết học hôm nay chúng ta đã đạt được mục tiêu : Nghe- viết một đoạn văn ngắn, luyện tập dùng từ trái nghĩa. Trưởng ban học tập hỏi: Mời một bạn hãy nêu lại các cặp từ trái nghĩa vừa được học ? + Học sinh trả lời : khóc – cười, chăm –lười,.. Sau đó trưởng ban học tập nhận xét tiết học và tuyên dương cá nhân, nhóm tích cực học tập. GV dặn học sinh về đọc trước bài tiếp theo. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI Kết quả cụ thể Để có được những kết quả trong quá trình nghiên cứu , tôi tiến hành dạy thử nghiệm và khảo sát ở lớp 2E mà tôi được phân công giảng dạy, kết quả như sau: Kết quả thực nghiệm Lớp 2E Sĩ số 32 Hoàn thành tốt 12 Hoàn thành 20 Trong quá trình giảng dạy, tôi luôn tổ chức các trò chơi phù hợp trong mỗi tiết dạy. Những tiết dạy tôi áp dụng trò chơi Tiếng Việt tôi thấy học sinh rất hứng thú và tiếp thu bài một cách chủ động, dưới sự điều hành của các nhóm trưởng và trưởng ban học tập. Chất lượng học sinh học môn Tiếng Việt nâng lên rõ rệt. Câu văn của các em ít có từ dùng sai hơn. Đặc biệt rèn kĩ năng nói, diễn đạt của các em rất mạch lạc, phong phú, tự nhiên. Một số học sinh đọc chưa biết ngắt nghỉ hay nhấn giọng đến nay các em đó biết thể hiện giọng đọc của mình, biết thể hiện giọng đọc của các nhân vật. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận: Qua gần một năm vận dụng các phương pháp đổi mới theo mô hình trường học mới Việt Nam và tổ chức các trò chơi học tập trong dạy môn Tiếng Việt ở lớp 2 tôi nhận thấy mô hình đã mang lại những kết quả tốt đẹp. Giáo viên sử dụng linh hoạt các phương pháp và kỹ thuật dạy học nên đã phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tinh thần hợp tác, chia sẻ trong nhóm để cùng nhau khám phá kiến thức mới. Khi tham gia trò chơi học tập giúp học sinh khắc sâu được kiến thức, mở rộng vốn từ, nhất là học sinh không cảm thấy nhàm chán trong giờ học Tiếng Việt. Sau mỗi giờ học gây được sự sảng khoái và hứng thú học tập cho học sinh. Từ đó chất lượng môn Tiếng Việt cũng được nâng cao. Kiến nghị: Đối với phũng giỏo dục: Tổ chức các chuyên đề về giảng dạy Tiếng Việt để nhân rộng mô hình trường học mới Việt Nam. Đối với nhà trường: Tổ chức các buổi thảo luận về nội dung , cách tổ chức các trò chơi học tập Tiếng Việt theo mô hình trường học mới Việt Nam. Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn trong trường và đặc biệt là dự các tiết giáo viên giảng dạy theo mô hình trường học mới Việt Nam. Trên đây là một số nghiên cứu tôi rút ra được từ trong thực tiễn giảng dạy của mình trong năm học này. Tuy là những kinh nghiệm đơn giản nhưng đã có tác dụng rõ rệt trong mỗi giờ học. rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo để đề tài này của tôi được hoàn thiện hơn. IV: CAM KẾT Qua quá trình thực tế giảng dạy cùng với sự tìm tòi nghiên cứu, tôi đã hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập môn Tiếng Việt nhằm gây hứng thú cho học sinh lớp 2 theo mô hình trường học mới Việt Nam”. Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm của tôi không sao chép hoặc vi phạm bản quyền của ai. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Vũ Thị Thuý CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ( Xác nhận, đánh giá, xếp loại) .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ( Xác nhận, đánh giá, xếp loại) ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... TÀI LIỆU THAM KHẢO Trần Mạnh Hưởng, Nguyễn Thị Hạnh, Lê Phương Nga, 2004, Trò chơi học tập Tiếng Việt 2 – NXB Giáo dục. Phan Minh Hạc, Tâm lí học ( tập 2 ), NXB Giáo dục. Lê Phương Nga, Nguyễn Trí, Phương pháp dạy học Tiếng Việt Tiểu học 2, NXB Đại học sư phạm. Vụ Giáo dục Tiểu học, 2016, Tài liệu hướng dẫn học Tiếng Việt 2 ( tập 1A, 1B, 2A, 2B) - NXB Giáo dục Việt Nam. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa 1 Thông tin chung về sáng kiến kinh nghiệm 2 ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN 3 Đặt vấn đề 3 Đối tượng nghiên cứu 4 Phạm vi nghiên cứu 4 Phương pháp nghiên cứu 4 MÔ TẢ GIẢI PHÁP 5 Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến 5 Cơ sở lí luận 5 Thực trạng 6 Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến 8 Mục tiêu của giải pháp 8 Nội dung chương trình và các cách thức thực hiện giải pháp 9 Nội dung chương trình, tài liệu sách hướng dẫn học 9 Tiếng Việt 2 Nội dung học tập ở các bài A, B, C 9 Một số yêu cầu tổ chức trò chơi học tập Tiếng Việt 11 Cấu trúc của trò chơi học tập 11 Cách tổ chức trò chơi học tập 11 Một số trò chơi được áp dụng và tổ chức 12 trong môn Tiếng Việt lớp 2 Một số thiết kế bài dạy môn Tiếng Việt lớp 2 có vận dụng 20 phương pháp sử dụng trò chơi học tập Thiết kế 1 20 Thiết kế 2 22 HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI 25 Kết quả cụ thể 25 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 26 Kết luận 26 Kiến nghị 26 Đối với phòng giáo dục 26 Đối với nhà trường 26 CAM KẾT 27 Gửi em Thúy: Lưu ý: cuối trang 16, phần: Chú ý: Trò chơi này có thể được sử dụng ở các bài : Bài 4A “ Đừng giận nhau bạn nhé –HĐ1- HĐTH” Bài 7B “ Thầy cô là những người độ lượng –HĐ1- HĐTH” Bài 8B “ Thầy cô là người mẹ hiền ở trường của em –HĐ1- HĐCB” Bài 8C “ Thầy cô luôn thông cảm và hiểu em –HĐ1- HĐCB” Bài 15B “ Anh em yêu thương nhau là hạnh phúc –HĐ1- HĐCB” Bài 15C “ Chị yêu em bé –HĐ1- HĐTH” Bài 20C “ Bốn mùa của em –HĐ1- HĐCB” Bài 22B “ Đặc điểm của mỗi loài chim –HĐ1- HĐCB” Bài 25B “ Sông biển và cuộc sống của chúng ta –HĐ1- HĐTH” Bài 27 A “ Ôn tập 1 – HĐ1 của HĐCB” Bài 27 B “ Ôn tập 2 – HĐ1 của HĐCB” Bài 27C “ Ôn tập 3 – HĐ1 của HĐCB” Bài 31B “ Nâng niu tất cả chỉ quên mình –HĐ1- HĐTH” Hiệu trưởng yêu cầu em đưa ra chủ đề và từ theo chủ đề ứng với mỗi bài.
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_tro_choi_hoc_tap_mon_tieng_vie.docx
SKKN Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập môn Tiếng Việt nhằm gây hứng thú cho học sinh Lớp 2 t.pdf