SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh Lớp 2 theo bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống ở trường Tiểu học Tự Lập B
Tập làm văn là một phân môn mang tính tổng hợp và sáng tạo sử dụng toàn bộ các kỹ năng được hình thành và phát triển từ nhiều phân môn khác của môn Tiếng Việt. Tập làm văn còn đòi hỏi học sinh huy động kiến thức từ nhiều mặt (hiểu biết cuộc sống, tri thức văn hóa …) có liên quan đến đề bài.
Bài tập làm văn - viết đoạn văn ngắn, là sản phẩm tổng hợp của vốn sống, vốn văn học, năng lực tư duy, giao tiếp, sự thành thạo trong việc sử dụng ngôn ngữ, sự sáng tạo của cá nhân học sinh. Qua bài Tập làm văn ta sẽ thấy được trình độ sử dụng Tiếng Việt, tri thức và hiểu biết về cuộc sống của học sinh.
Đối với lớp 2, dạy Tập làm văn trước hết là rèn luyện cho học sinh các kỹ năng phục vụ học tập và giao tiếp hằng ngày. Bước đầu dạy cách làm quen với đoạn văn thông qua nhiệm vụ kể một số việc đơn giản hoặc tả sơ lược về người, vật xung quanh theo gợi ý bằng tranh hoặc bằng câu hỏi. Vì vậy cần dạy cho học sinh biết cách sử dụng lời nói, tạo ra động cơ, nhu cầu nói, kích thích học sinh tham gia vào quá trình giao tiếp (nói, viết).
Để tạo lập một văn bản (đoạn văn) phải tạo nên tính thống nhất thể hiện cả hai mặt: Sự liên kết về nội dung và sự liên kết về hình thức. Sự liên kết này có được là nhờ tính định hướng mục đích của văn bản. Vì vậy để rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn ngắn cho học sinh chúng ta phải giúp học sinh xác định được mục đích của đoạn viết thôngqua việc tìm hiểu đề. Phải xác định được đề bài yêu cầu ta làm gì? Nói, viết về cái gì? Xác định được chủ đề của bài viết và duy trì chủ đề này trong suốt bài viết để bài văn, không lan man bằng cách tìm ý, sắp xếp ý theo một trình tự nhất định, đồng thời phải chọn từ ngữ để dùng từ đặt câu cho chính xác, rõ ý, có hình ảnh, có cảm xúc.
Mặt khác sự liên kết nội dung là liên kết bên trong khó nhận thấy trong dạy bài Tập làm văn, nhiều người thường chú ý đến hình thức ngôn từ mà không coi trọng đúng mức đến logic của các ý trong bài. Khi sửa bài cho học sinh, nhiều giáo viên thường chú ý sửa lời (khi nói) mà không sửa ý (khi viết).
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh Lớp 2 theo bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống ở trường Tiểu học Tự Lập B

át triển đoạn văn. Viết đoạn văn đúng gợi ý đủ số câu vẫn chưa phải là cái đích trong sáng kiến này. Mục tiêu lớn hơn của đề tài tôi viết là giúp các em viết đoạn văn hay hơn, cảm xúc hơn nhờ cách dùng từ gợi tả gợi cảm, câu văn giàu hình ảnh mà học sinh Tiểu học (nhất là học sinh lớp 2) vốn từ của các em còn hạn chế. Vì vậy, giáo viên cần bổ sung thêm cho các em dựa vào từng chủ đềlà việc làm cần thiết. * Cung cấp vốn từ qua tiết luyện từ và câu: Dùng từ chỉ đặc điểm mang tính chất gợi tả gợi cảm để tả sự vật: + Tả nắng của mùa hè có thể dùng hình ảnh : nắng chói chang; nắng như thiêu như đốt; nắng như đổ lửa; nắng cháy da, cháy thịt + Tả về tiếng hót của chim : líu lo, véo von, vang lừng, ríu rít + Tả thân hình : mảnh khảnh, mảnh mai, gầy gò, béo tròn, thon thả + Nước da : đen sạm, trắng hồng, bánh mật, xanh xao, ngăm đen + Mái tóc : đen bóng, óng mượt, bồng bềnh, đen óng ả, mượt mà + Khuôn mặt : Trái xoan, đầy đặn, tròn trịa, xương xương.... + Tả mặt biển : xanh, rộng, mênh mông , xanh ngắt + Tả giọt sương : long lanh, lấp lánh, lung linh * Cung cấp vốn từ thông qua tiết nói và nghe. ở tiết học này các em được nói theo chủ đề . Tôi cho nhiều học sinh thực hành kỹ năng nói trước lớp, học sinh trong nhóm, trong lớp sẽ nhận xét , sửa chữa cách dùng từ sao cho chuẩn và hay. Nhờ đó khi viết đoạn văn học sinh biết lựa chọn từ ngữ sao cho phù hợp và hay. * Cung cấp vốn từ thông qua tiết đọc sách thư viện. Thư viện là nơi các em được đọc những câu truyện, bài văn, bài thơ hay. Điều này sẽ giúp các em học hỏi thêm làm giàu vốn từ, làm nền tẳng sản sinh ra những câu văn có hình ảnh, có cảm xúc. Tuy nhiên bản thân tôi cũng đã tùy theo chủ đề mà học sinh có cách lựa chọn cho phù hợp. Biện pháp 7 : Thường xuyên chấm, chữa và nhận xét bài làm cho học sinh Đối với học sinh lớp 2, bài viết của các em vẫn còn lỗi chính tả, lỗi dùng từ, viết câu còn vướng mắc rất nhiều. việc chấm, chữa bài cho học sinh là việc làm hết sức cần thiết, Khi chấm chữa bài giáo viên phải có thái độ thương yêu, tôn trọng học sinh. Đoạn văn là kết quả lao động của các em. Vì thế nó hay hoặc dở vẫn phải tôn trọng. Tránh tuyệt đối tình trạng “Làm cho xong việc”mà coi thường sản phẩm của học sinh làm ra. Trong khi chấm tôi chỉ ra chính xác các loại lỗi mà học sinh đã phạm phải. + Ghi và chí rõ đó là lỗi gì? Sai thế nào? Cụ thể hơn tôi ghi vào cuốn sổ công tác để tiện cho việc sửa chữa, khắc phục . + Nhận xét trên sự sáng tạo của học sinh, tôn trọng ý tưởng của học sinh. Tuy nhiên cũng cần phải điều chỉnh, sửa chữa nếu chưa phù hợp. + Tôi đặc biệt chú trọng đến cách trình bày, diễn đạt của các em (nhất là với những học sinh yếu). Khi thấy bài làm của học trò trình bày vấn đề lủng củng, không rõ ràng hoặc sử dụng từ ngữ không phù hợp, tôi sẽ nhận xét khéo và gợi ý, tập cho các em và cả các bạn khác cùng cân nhắc, diễn đạt lại vấn đề sao cho trôi chảy, rõ ràng, đủ ý và dễ hiểu. + Tập cho học sinh biết viết câu đầy đủ bộ phận. Đầu tiên tôi cho cả lớp cùng thực hiện chung trên một vài bài, sau đó là cùng thực hiện trong nhóm, dần dần là mỗi cá nhân sẽ tự kiểm tra, rà soát trên bài làm của mình. + Khi sửa bài, tôi giới thiệu những bài làm hay ở năm học trước, hoặc những bài hay của học sinh trong lớp cho các em tham khảo, từ đó học sinh nhận thấy sự khác nhau về cách diễn đạt trong cùng một đề tài để các em hiểu rằng những bài làm thể hiện suy nghĩ độc lập của cá nhân luôn được khích lệ và tôn trọng. TÍNH KHẢ THI CỦA ĐỀ TÀI. Qua quá trình nghiên cứu và vận dụng trong suốt thời gian thử nghiệm tôi nhận thấy: Về phía giáo viên Giáo viên coi trọng việc rèn kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh hơn Trong mỗi tiết dạy của giáo viên không còn đơn điệu, lệ thuộc một cách máy móc vào sách giáo viên mà thay vào đó là sự sáng tạo và linh hoạt hơn nên học sinh ham học, cuốn hút hơn. - Việc chấm, chữa sửa lỗi khi viết đoạn văn cho học sinh được chú trọng hơn, diễn ra thường xuyên trong mỗi tiết học. Về phía học sinh Kỹ năng viết đoạn văn ngắn của học sinh lớp tôi phụ trách. Bản thân tôi nhận thấy các em đã có nhiều tiến bộ rõ rệt, nhiều học sinh phấn khởi hơn khi học phân môn này. Cụ thể: + Học sinh biết được cách viết đoạn văn theo yêu cầu của từng bài, nhiều học sinh viết hay, sáng tạo và liên kết câu trong đoạn văn rất tốt. + Học sinh củng cố các từ ngữ và sử dụng tốt các từ ngữ trong từng chủ đề để viết đoạn văn. + Học sinh biết cách liên hệ thực tế để viết đoạn văn ngắn đảm bảo tính logic trong từng chủ đề và nội dung cần tích hợp của môn học (TN-XH, Đạo đức, Âm nhạc,) và môn Tiếng Việt (Tập đọc, Luyện từ và câu, Kể chuyện)’ + Sự hợp tác, qua trao đổi, nhận xét, đánh giá, giúp các em sửa lỗi và viết câu đúng, đoạn văn hay, sáng tạo. Với những kết quả trên tôi thấy rất vui mừng phấn khởi, hài lòng. Tuy đạt kết quả như vậy, nhưng tôi không lấy làm điểm dừng mà còn phát huy hơn nữa, nhằm tìm ra nhiều điểm mới, để nâng cao hiệu quả trong giảng dạy cho bản thân, cho đồng nghiệp trong khối cùng đạt đến mục tiêu chung. Bảng 1: Kết quả khảo sát viết đoạn văn của học sinh lớp 2 đầu năm học 2022- 2023 Tổng số học sinh Viết câu văn trọn ý, đảm bảo yêu cầu, đoạn viết giàu hình ảnh, có cảm xúc. Viết câu văn có ý theo yêu cầu đề bài, diễn đạt câu chưa gãy gọn, một số từ dùng chưa chính xác, ít xúc cảm. Chưa biết viết văn, gạch đầu dòng, xuống dòng tùy tiện, không rõ ý, rõ câu.lặp từ Không sử dụng dấu câu khi viết văn 33 em SL TL SL TL SL TL SL TL 2 0,6% 16 48,5% 11 33,3% 4 12,1% Kết quả khảo sát sau khi thử nghiệm “Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2 theo bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống ở trường Tiểu học Tự Lập B” Đề bài: Viết đoạn văn tả một đồ dùng trong gia đình Ngày dạy: 06/4/2023 Tổng số học sinh Viết câu văn trọn ý, đảm bảo yêu cầu, đoạn viết giàu hình ảnh, có cảm xúc. Viết câu văn có ý theo yêu cầu đề bài, diễn đạt câu chưa gãy gọn, một số từ dùng chưa chính xác, ít xúc cảm. Chưa biết viết văn, gạch đầu dòng, xuống dòng tùy tiện, không rõ ý, rõ câu.lặp từ Không sử dụng dấu câu khi viết văn 33 em SL TL SL TL SL TL SL TL 17 51,5% 14 42,4% 2 0,6% 0 0% Thời gian thực nghiệm sáng kiến này chưa đầy một năm học, nhưng kết quả đạt được của học sinh lớp tôi về kỹ năng viết đoạn văn khá khả quan. Từ chỗ nhiều học sinh, diễn đạt câu chưa gãy gọn, từ dùng chưa chính xác, ít cảm xúc sử dụng dấu câu chưa phù hợp hoặc chưa biết dùng dấu câu thì đến nay còn rất ít học sinh mắc lỗi trong việc dùng từ, lỗi diễn đạt câu. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I.BÀI HỌC KINH NGHIỆM Việc dạy cho học sinh biết cách học tốt phân môn Tập làm văn là môi trường quan trọng bồi dưỡng cho trẻ những phẩm chất tốt như : tính cẩn thận, chịu khó, tự tin, óc tư duy, sáng tạo, bồi dưỡng cho các em thế giới quan và nhân sinh quan. Bên cạnh đó, tôi nhận thấy rằng, những em tiếp thu chậm, việc viết đoạn văn sạch sẽ, rõ ràng là yêu cầu không quá cao nhưng muốn viết hay thì yêu cầu trẻ phải kiên nhẫn nhiều hơn.Trong quá trình áp dụng một số biện pháp trên, bản thân tôi rút ra bài học kinh nghiệm sau : Giáo viên cần nắm vững nội dung, chương trình. Nắm vững đặc trưng phương pháp bộ môn. Bên cạnh đó giáo viên phải có lòng nhiệt tình, quan tâm chăm sóc, gần gũi với học sinh, phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các em thực hiện nhiệm vụ học tập. Lựa chọn phương pháp dạy học, có hiệu quả nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Sử dụng tối đa đồ dùng dạy học và có hiệu quả trong từng tiết dạy. Phải tạo lớp học không khí thoải mái, sinh động để tạo sự ham thích học tập ở học sinh thông qua một số trò chơi phục vụ bài học. Hình thành cho các em thói quen học tập, làm việc một cách khoa học : Đọc kỹ đề bài, xác định yêu cầu của đề bài, quan sát thực tế, sử dụng đồ dùng dạy học, câu hỏi gợi ý, dẫn dắt học sinh hình thành kĩ năng và kiến thức mới. Đặt các tình huống có vấn đề giúp học sinh luôn suy nghĩ, tìm tòi để phát triển tư duy, khơi gợi niềm say mê ở các em, học cách ghi nhớ để nhớ lâu kiến thức. Phải để các em tự do trình bày ý kiến của mình, không ngắt lời khi học sinh đang phát biểu, tạo cho các em sự tự tin. Cần giữ mối liên hệ thường xuyên với cha mẹ học sinh, vì cha mẹ học sinh là nhân tố quan trọng giúp các em thực hiện tốt việc học tập. Theo ý kiến của cá nhân tôi, các biện pháp trên không chỉ áp dụng với phân môn Tập làm văn ở khối lớp 2 mà có thể áp dụng với nhiều khối lớp khác. (khi lên các lớp trên, các em sẽ dựa vào những gì đã tiếp thu được về viết đoạn văn ngắn để phát triển, mở rộng thành những bài văn hay một cách chủ động hơn). Tôi hy vọng sáng kiến của tôi có thể góp phần nhỏ bé vào việc giúp học sinh làm tốt hơn bài tập viết đoạn văn trong phân môn Tập làm văn ở lớp 2 nói riêng và trong trường Tiểu học nói chung. KẾT LUẬN Trên đây là những điều tôi rút ra được từ trong thực tiễn giảng dạy của mình trong năm học này và mong muốn sẽ làm tốt hơn trong các năm học tới. Tuy lànhững kinh nghiệm đơn giản nhưng đã có tác dụng rõ rệt trong mỗi giờ học cũng như trong suy nghĩ của các em học sinh. Trong khi trình bày sáng kiến sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, mong quý đồng nghiệp giúp đỡ, nhận xét bổ sung, góp ý kiến để tôi có những sáng kiến kinh nghiệm hoàn chỉnh hơn giúp nâng cao kết quả học tập cho học sinh trong phân môn tập làm văn nói riêng và những môn học khác nói chung. III. KHUYẾN NGHỊ Đối với giáo viên : Tích cực tham gia các Chuyên đề do Nhà trường tổ chức để nâng cao trình độ chuyên môn. Người giáo viên cần hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của mình do đó cố gắng trau dồi sách vở, học hỏi từ đồng nghiệp cũng như đúc kết kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, nâng cao đạo đức và chuyên môn, tạo cơ hội cho các em được nói, được diễn đạt, bày tỏ thoải mái ở mọi nơi, mọi lúc để các em có cơ hội phát triển một cách toàn diện. Đối với Nhà trường : Ban giám hiệu nhà trường tạo mọi điều kiện, khuyến khích giáo viên chủ động trong việc khai thác nội dung, sáng tạo và xây dựng các kiểu bài tập phù hợp để giúp học sinh tham gia học một cách tích cực và chủ động hơn. Cung cấp các tài liệu về Nghiên cứu Tiếng Việt, Từ điển Tiếng Việt. Tổ chức nhiều các chuyên đề về giảng dạy phân môn tập làm văn. Cung cấp kịp thời các phương tiện dạy học phục vụ cho môn học Tôi xin chân thành cảm ơn ! Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Mê Linh, ngày 10 tháng 4 năm 2023 Xác nhận của hiệu trưởngNgười viết Vũ Thị Ninh PHỤ LỤC VIẾT ĐOẠN VĂN GIỚI THIỆU TRANH ẢNH VỀ MỘT CON VẬT.( TUẦN 23) YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Kiến thức, kĩ năng: Viết được 2-3 câu tự giới thiệu về con vật em yêu thích Tự tìm đọc, chia sẻ với bạn một bài thơ, câu chuyện yêu thích về con vật Phát triển năng lực và phẩm chất: Phát triển kĩ năng đặt câu giới thiệu con vật Biết bày tỏ cảm xúc, tình cảm với con vật mình thích ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. Vở BTTV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’ 1. Hoạt động mở đầu: - GV cho HS hát bài hát chú voi con ở bản - HS hát Đôn GV hỏi bài hát nói về con vật nào? Con vật được nhắc tới trong bài hát có vẻ - HS trả lời gì đáng yêu? GV nhận xét và kết nối vào bài học GV giới thiệu bài - HS lắng nghe 25’ 2. Hoạt động luyện tập, thực hành: Bài 1: Nói tên con vật trong tranh ảnh và viết đoạn văn con vật em yêu thích Bài 1: ( Làm việc nhóm 4) * Bước 1: GV gọi HS đọc YC bài. Bài yêu cầu làm gì? GV chiếu bức tranh về các vật trong sách 1-2 HS đọc. 1-2 HS trả lời. Hs thảo luận theo nhóm: giáo khoa lên - GV hướng dẫn hs làm việc theo nhóm + Quan sát + Phân tích bức ảnh, + Nói tên con vật có trong bức ảnh. + Nêu một vài đặc điểm của con vật có trong tranh ( từ chỉ đặc điểm: hình dáng, màu sắc) + Nêu một vài hoạt động của con vật đó. Trong quá trình hs thảo luận GV quan sát và đảm bảo hs nào cũng được hoạt động. *Bước 2: Đại diện nhóm trình bày kết quả * Bước 3: GV thống nhất kết quả GV chiếu kết quả lên màn hình hoặc yêu cầu hs viết kết quả ra phiếu BT GV chuyển ý sang bài tập 2 HS chia sẻ bài. HS lắng nghe, hình dung cách viết. 5’ Bài 2: Viết đoạn văn từ 3- 5 câu giới thiệu tranh ( ảnh) về một con vật em yêu thích. * Bước 1: GV gọi HS đọc YC bài. Bài yêu cầu làm gì? Yc hs đọc câu hỏi trong sgk trang 45. * Bước 2: GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm, nói 2- 5 câu câu giới thiệu tranh ( ảnh) về một con vật dựa vào gợi ý trong SGK Hướng dẫn hs trả lời lần lượt từng câu hỏi, làm theo cặp GV đưa ra đoạn văn mẫu, đọc cho HS nghe. * Bước 3: Dựa trên kết quả nói, HS viết thành đoạn văn vào vở. GV lưu ý HS: trật tự sắp xếp các câu trong đoạn văn cũng nên theo thứ tự các câu hỏi. GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. * Bước 4: Gọi HS đọc bài làm của mình. Nhận xét, chữa cách dùng từ, cách diễn đạt. Hoạt động 3: vận dụng. Tổ chức cho HS chia sẻ thông tin về loài vật em biết: Tên, nơi sống, thức ăn. Nhận xét, đánh giá việc chia sẻ của học 1-2 HS đọc. HS thực hiện. HS thực hiện. HS chia sẻ. -H S chia sẻ. sinh. Hôm nay em học bài gì? GV nhận xét giờ học. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. TÀI LỆU THAM KHẢO Bùi Mạnh Hùng (chủ biên)- Trần Thị hiền Lương- Lê Thị Lan Anh- Trinh Cẩm Lan- Chu Thị Phương- Đặng Thị Hảo Tâm, Sách giáo khoa tiếng Việt 2 tập 1, NXBGD Việt Nam. Sản xuất năm 2022. Bùi Mạnh Hùng (chủ biên)- Trần Thị hiền Lương- Lê Thị Lan Anh- Trinh Cẩm Lan- Chu Thị Phương- Đặng Thị Hảo Tâm, Sách giáo khoa tiếng Việt 2 tập 2, NXBGD Việt Nam. Sản xuất năm 2022. Bùi Mạnh Hùng (chủ biên)- Trần Thị hiền Lương- Lê Thị Lan Anh- Trinh Cẩm Lan- Chu Thị Phương- Đặng Thị Hảo Tâm, Sách giáo viên Tiếng Việt 2 tập 1, NXBGD Việt Nam. Sản xuất năm 2022. Bùi Mạnh Hùng (chủ biên)- Trần Thị hiền Lương- Lê Thị Lan Anh- Trinh Cẩm Lan- Chu Thị Phương- Đặng Thị Hảo Tâm, Sách giáo viên Tiếng Việt 2 tập 2, NXBGD Việt Nam. Sản xuất năm 2022. Bùi Mạnh Hùng (chủ biên)- Trần Thị hiền Lương- Lê Thị Lan Anh- Trinh Cẩm Lan- Chu Thị Phương- Đặng Thị Hảo Tâm, Sách Tự nhiên và Xã hội 2, sách GV, NXBGD Việt Nam. Sản xuất năm 2022. Bùi Mạnh Hùng (chủ biên)- Trần Thị hiền Lương- Lê Thị Lan Anh- Trinh Cẩm Lan- Chu Thị Phương- Đặng Thị Hảo Tâm, Sách đạo đức 2 SGV, NXBGD Việt Nam. Sản xuất năm 2022. Bùi Mạnh Hùng (chủ biên)- Trần Thị hiền Lương- Lê Thị Lan Anh- Trinh Cẩm Lan- Chu Thị Phương- Đặng Thị Hảo Tâm, Sách hoạt động trải nghiệm 2 SGV, NXBGD Việt Nam. Sản xuất năm 2022. Hoàng Minh Huệ- Trần Thị Mai- Phan Hồng Minh. Cùng em phát triển năng lực Tiếng Việt tập 1, tập 2. Sản xuất năm 2022. Tài liệu tập huấn bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống. NXBGD Việt Nam Bùi Văn Huệ. Giáo trình Tâm lý học tiểu học. NXBĐHSP Hà Nội . sane xuất năm 2003. Lê Phương Nga. Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học. NXBĐHSP Hà Nội . Sản xuất năm 2009. Nguyễn Minh Tuyết. Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt. NXBĐHSP Hà Nội. Sản xuất năm 2009.
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_viet_doan_van_cho_hoc_sinh.docx
SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh Lớp 2 theo bộ sách Kết nối tri thức với.pdf