SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 1A1 trường PTDT BT Tiểu học Nậm Lúc trong giai đoạn học âm, vần

Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến:

Thuận lợi:

- Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên dự giờ thăm lớp, tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn để tìm và lựa chọn những phương pháp, kỹ thuật dạy học hay để áp dụng vào giảng dạy.

- Các bạn bè đồng nghiệp thường xuyên giúp đỡ, trao đổi chuyên môn để tháo gỡ những vướng mắc khó khăn.

- Bản thân luôn có ý thức trách nhiệm với học sinh, giảng dạy nhiệt tình. Có ý thức vận dụng đổi mới phương pháp trong dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo.

- Lớp học được trang bị các thiết bị dạy học hiện đại được kết nối Internet.

- Các em học sinh chăm ngoan, nghe lời cô giáo, thích học tập.

- Một số em đã biết tất cả các chữ cái khi vào đầu lớp 1.

- Một số em tiếp thu nhanh, có sự chủ động trong học tập và ý thức giúp đỡ bạn học tập.

- Phần lớn phụ huynh học sinh quan tâm đến việc học của con em mình, thường xuyên liên lạc, trao đổi về việc học tập của con mình với giáo viên.

Khó khăn:

- Các em học sinh lớp một thường có kĩ năng đọc chưa tốt, đọc chưa dứt khoát, phát âm chưa rõ ràng. Các em thường đọc ê - a và hay kéo dài giọng.

- Một số em vừa học xong lại quên ngay các âm, vần vừa học.

- Một số em sau thời gian nghỉ hè đã quên các chữ cái.

doc 9 trang Thu Nga 28/06/2025 80
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 1A1 trường PTDT BT Tiểu học Nậm Lúc trong giai đoạn học âm, vần", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 1A1 trường PTDT BT Tiểu học Nậm Lúc trong giai đoạn học âm, vần

SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 1A1 trường PTDT BT Tiểu học Nậm Lúc trong giai đoạn học âm, vần
1. Lý do chọn sáng kiến:
Môn Tiếng Việt ở lớp 1 có nhiệm vụ vô cùng quan trọng đó là hình thành bốn kĩ năng: nghe - nói - đọc - viết cho học sinh. Trong bốn kĩ năng đó, kĩ năng đọc đặc biệt quan trọng. Đọc đúng sẽ giúp chúng ta diễn đạt tốt các vấn đề muốn nói, giúp ta tự tin hơn trong giao tiếp. Đối với học sinh lớp 1 đọc đúng giúp các em diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, viết đúng chính tả và tự tin trước bạn bè.
Nếu kĩ năng đọc được rèn luyện tốt, hình thành tốt sẽ giúp các em đọc tốt suốt cả cuộc đời, giúp các em phát triển tư duy, cảm nhận cái hay, cái đẹp trong mỗi bài học, hiểu được nghĩa của tiếng, từ, câu, đoạn văn, bài văn mình vừa đọc, hiểu được các lệnh, các yêu cầu trong các môn học khác. Mặt khác, ở lớp 1 các em được tập đọc thành thạo, đọc đúng, đọc trôi chảy thì khi lên các lớp trên các em sẽ học vững vàng, học tốt hơn, các em sẽ ham học, tích cực trong các hoạt động học tập. 
Qua thời gian giảng dạy, tôi đã nắm được các yếu tố cơ bản của dạy học môn Tiếng Việt và tìm ra được một số biện pháp nhằm giúp các em rèn kĩ năng đọc tốt. Vì vậy, tôi đã lựa chọn sáng kiến: “Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1A1 trường PTDT BT Tiểu học Nậm Lúc trong giai đoạn học âm, vần”.
2. Phạm vi và thời gian áp dụng:
2.1. Phạm vi:
Áp dụng cho học sinh lớp 1A1 trường PTDTBT TH Nậm Lúc.
2.2. Thời gian: 
Từ tháng 10 năm 2022 đến hết tháng 5 năm 2023. 
3. Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến:
3.1. Thuận lợi: 
- Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên dự giờ thăm lớp, tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn để tìm và lựa chọn những phương pháp, kỹ thuật dạy học hay để áp dụng vào giảng dạy.
- Các bạn bè đồng nghiệp thường xuyên giúp đỡ, trao đổi chuyên môn để tháo gỡ những vướng mắc khó khăn.
- Bản thân luôn có ý thức trách nhiệm với học sinh, giảng dạy nhiệt tình. Có ý thức vận dụng đổi mới phương pháp trong dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo.
- Lớp học được trang bị các thiết bị dạy học hiện đại được kết nối Internet.
- Các em học sinh chăm ngoan, nghe lời cô giáo, thích học tập.
- Một số em đã biết tất cả các chữ cái khi vào đầu lớp 1. 
- Một số em tiếp thu nhanh, có sự chủ động trong học tập và ý thức giúp đỡ bạn học tập.
- Phần lớn phụ huynh học sinh quan tâm đến việc học của con em mình, thường xuyên liên lạc, trao đổi về việc học tập của con mình với giáo viên.
3.2. Khó khăn: 
- Các em học sinh lớp một thường có kĩ năng đọc chưa tốt, đọc chưa dứt khoát, phát âm chưa rõ ràng. Các em thường đọc ê - a và hay kéo dài giọng.
- Một số em vừa học xong lại quên ngay các âm, vần vừa học.
- Một số em sau thời gian nghỉ hè đã quên các chữ cái. 
3.3. Thực trạng ban đầu: 
Sau một thời gian giảng dạy, tôi đã tiến hành khảo sát để thăm nắm về mức độ đọc của học sinh lớp tôi. Thực tế cho thấy chất lượng đọc của lớp tôi ban đầu như sau:
Tổng số
học sinh
Chất lượng đọc
Học sinh đọc tốt
Học sinh đọc hoàn thành
Học sinh đọc chưa hoàn thành
20
2
10%
11
55%
7
35%

Qua bảng số liệu kết quả khảo sát thu được tôi thấy học sinh đọc tốt 2/20 học sinh đạt 10%. Học sinh đọc hoàn thành 11/20 học sinh đạt 55%. Học sinh chưa hoàn thành còn cao chiếm 7/20 học sinh chiếm 35%. 
 Với thực trạng trên tôi đã áp dụng một số biện pháp sau:
4. Những giải pháp, biện pháp áp dụng thực hiện sáng kiến
	4.1. Biện pháp 1: Phân loại đối tượng học sinh
 	Ngay từ đầu năm học sau khi nhận lớp, tôi tiến hành bầu Hội đồng tự quản của lớp và xây dựng, hình thành các nền nếp, thói quen trong học tập. Kết hợp tiến hành khảo sát nhanh việc đọc bảng chữ cái sau đó phân loại học sinh. Sắp xếp vị trí ngồi cho từng học sinh.
Việc sắp xếp chỗ ngồi hợp lý cho học sinh cũng rất quan trọng và cần thiết, vì chỗ ngồi của học sinh cũng tác động không nhỏ đến kết quả học tập của các em. Ban đầu, tôi xếp những em chưa tập trung cao, tiếp thu bài chậm, khả năng đọc chưa tốt, tôi dành cho chỗ ngồi ưu tiên phía trước, dễ quan sát. Những em tiếp thu bài tốt ngồi sau. Những em đọc tốt ngồi gần em đọc chưa nhanh để giúp đỡ bạn tiến bộ, Học sinh có cùng trình độ được xếp ngồi gần nhau cùng bàn hoặc cùng nhóm.
Học sinh được sắp xếp chỗ ngồi hợp lí.
4.2. Biện pháp 2: Rèn đọc âm
Để học sinh ghi nhớ và đọc được các âm đã học ngay từ đầu năm học tôi đã lập bảng nguyên âm, phụ âm nhưng các ô trong cột để trống. Tạo một slides để trình chiếu. Sau mỗi bài học tôi cùng học sinh đưa âm mới học vào ô trong bảng. Vào cuối tiết học để củng cố bài tôi cho học sinh ôn lại toàn bộ các âm đã học trong bảng đó. Ngoài ra tôi còn cho học sinh ôn vào giờ truy bài và giờ ôn Tiếng Việt vào buổi 2.
Ví dụ:
Phụ âm

Nguyên âm
b
a
c
o
d
ô
đ
ơ
...
...
...
...

Với số học sinh trong lớp nhanh quên âm mới học. Học sinh không ghi nhớ được các âm ghép hai chữ cái như: ch, nh, kh, gh, ng, ngh, tr, th, ph. Tôi đã rèn luyện cho các em như sau: Dùng hình ảnh quen thuộc có tiếng, từ chứa âm mới học để hướng dẫn học sinh đọc và ghi nhớ âm lâu và bền vững hơn.
- Ví dụ: Bài 3B. âm: n - nh
Sau khi học xong bài âm “nờ - nhờ” trong lớp 1A1 do tôi chủ nhiệm có đến 7 học sinh không thể nhớ được âm “nhờ”. Tôi đã sử dụng biện pháp dùng hình ảnh ngôi nhà để giúp học sinh nhớ âm “nhờ”. Tôi trình chiếu bức tranh ngôi nhà, hướng dẫn học sinh rút ra tiếng “nhà”.
+ Trong tiếng nhà có âm gì chúng ta vừa học?
- Trong tiếng nhà có âm “nhờ”. 
- Giáo viên cho hiện chữ “nh”
- Cho nhiều học sinh nhắc lại theo hình thức cá nhân, nhóm, đồng thanh để ghi nhớ câu: Trong tiếng “nhà” có âm “nhờ”. Làm như vậy nhiều lượt sẽ giúp học sinh ghi nhớ lâu và không quên âm vừa học. Với mỗi âm tôi chỉ chọn một tranh ảnh gần gũi nhất với HS để tránh làm các em phân tán trí nhớ.
4.3. Biện pháp 3: Rèn kỹ năng tạo tiếng mới
Đối với mỗi bài học âm, vần trong sách Tiếng Việt lớp 1 thường có 2 âm vần hoặc 3 âm vần. Theo thiết kế của sách thường thì có từ 4 đến 6 tiếng mới được ghép từ những âm đầu và phần vần cho sẵn. Cơ bản những học sinh học ở mức hoàn thành, hoàn thành tốt đều ghép được tiếng mới, nhưng những em học chậm, chưa biết đọc thì không ghép được. Để khắc phục điều này tôi đã nghiên cứu và áp dụng cách tổ chức dạy học tạo tiếng mới như sau.
Ví dụ: Bài 4D: t - th.
b) Tạo tiếng mới:
t
e

té

th
i
 .
thị
t
a
.
tạ
th
o
’
thỏ
t
ơ

tớ
th
ư

thư

Sau khi hướng dẫn học sinh ghép được tiếng mới và đọc. Tôi hướng dẫn học sinh lấy bảng con vẽ mô hình tiếng tổ.
t
ô

- Từ mô hình tiếng “tổ” tôi hướng dẫn học sinh thay phần vần và dấu thanh để tạo tiếng mới. (HS thay âm ô bằng âm a được tiếng ta; HS thay âm ô bằng âm o được tiếng to; HS thay âm ô bằng âm a, dấu hỏi bằng dấu sắc được tiếng tá; HS thay âm ô bằng âm ư được tiếng tư; HS thay âm ô bằng âm ê được tiếng tê ...)
Những ngày đầu, tôi nêu âm và dấu thanh cho học sinh thay vào mô hình để tạo thành tiếng mới. Khi học sinh đã thực hiện thành thạo tôi cho các em tự tìm âm thay. Khi thay xong, học sinh tự đánh vần và đọc trơn tiếng mới của mình. Giáo viên tổ chức cho học sinh nối tiếp đọc tiếng mới của mình trước lớp. Mỗi âm mới học giáo viên tổ chức 2 đến 3 lượt như vậy cả lớp sẽ tạo được rất nhiều tiếng mới khác nhau.
Biện pháp này tạo cơ hội cho học sinh được làm việc nhiều, rèn trí nhớ cho học sinh, học sinh phải vận dụng trí nhớ, tìm những âm, vần đã học để tạo tiếng mới. Mỗi học sinh tự mình tìm một tiếng mới. Phát huy được tính chủ động, tích cực của học sinh.
4.4. Biện pháp 4: Rèn kỹ năng đánh vần cho học sinh
Trong quá trình dạy học phần âm, vần để học sinh đọc trơn nhanh, đọc đúng tôi đã hướng dẫn học sinh đánh vần từ, câu, bài ứng dụng nhiều lần cá nhân, nhóm, đồng thanh cả lớp, tạo một “đường mòn trong bộ nhớ” của học sinh. Để đánh vần trở thành kỹ năng kỹ xảo đối với học sinh. 
Ví dụ: khi dạy Bài 3A: l - m, với bài ứng dụng “Mẹ dỗ bé” Tôi trình chiếu bài đọc ở hoạt động 4 lên bảng. 
Mẹ dỗ bé
Bé Hà bị ho. Mẹ lo, mẹ bế bé. Có mẹ bế, mẹ dỗ, bé Hà đỡ ho.
Hướng dẫn học sinh đánh vần bài ứng dụng từ 6 đến 10 lần, cách đánh vần như sau:
Hình thức tổ chức 4 đến 5 lượt đầu tôi cho học sinh đánh vần cá nhân tập trung vào những em học sinh đọc ê a, đọc còn chậm trong lớp, học sinh dưới lớp đánh vần nhẩm, các lượt 6 đến 8 tôi cho học sinh đánh vần theo nhóm 2, nhóm 4 học sinh, mục đích tăng số học sinh được đánh vần, giảm thời gian. Lượt cuối tôi cho học sinh đánh vần đồng thanh. Sau khi đánh vần đã thạo tôi cho học sinh đọc ngược từ cuối lên. Hình thức đọc, đọc cá nhân 6 đến 10 em, đồng thanh 2 đến 4 lần, tùy vào bài đọc dài hay ngắn. Tốc độ lần sau nhanh hơn lần trước.
Với học sinh lớp 1 các em rất nhanh thuộc lời nên để tránh học sinh đọc vẹt tôi cho học sinh “đọc vỡ” nghĩa là chỉ cho học sinh đọc từng tiếng trong bài không theo thứ tự rồi mới cho các em đọc toàn bài. 
Học sinh hoạt động theo hình thức cá nhân, cặp đôi và nhóm lớn.
4.5. Biện pháp 5: Rèn kĩ năng đọc đúng
 	Với những học sinh phát âm sai, đánh vần, đọc sai âm đầu, vần, dấu thanh tôi thường hướng dẫn học sinh bằng cánh làm mẫu.
 	- Học sinh làm mẫu: Lấy học sinh làm mẫu cho học sinh. Trong quá trình lấy học sinh làm mẫu tôi thường sử dụng thẻ hoạt động tăng cường tiếng việt số 01: Hoạt động theo cặp để giúp trẻ đọc trôi chảy và hiểu bài. Tôi thường chọn những học sinh có cách phát âm chuẩn chính âm, đánh vần, đọc trơn chuẩn làm mẫu để học sinh phát âm, đọc theo. Biện pháp này cần lựa chọn một học sinh có kỹ năng đánh vần, đọc trơn tốt hướng dẫn làm mẫu cho một học sinh đánh vần, đọc trơn chậm. Như vậy cùng lúc giáo viên có thể cho nhiều đối tượng học sinh được luyện tập thực hành bài đánh vần, đọc trơn. Với đối tượng học sinh học tốt mỗi lần làm mẫu các em lại được luyện đọc bài một lần từ đó giúp kỹ năng đọc được nâng lên. Với đối tượng học sinh đọc chưa tốt khi được luyện tập cùng các bạn sẽ giúp các em tự tin, tích cực hơn trong học tập, từ đó các em sẽ tiến bộ nhanh. Đối với biện pháp này giáo viên cần giao việc cụ thể cho học sinh, câu lệnh phải rõ ràng, dễ hiểu, bao quát lớp tốt để có điều chỉnh kịp thời các cặp học sinh làm chưa tốt để các em làm tốt hơn ở lần sau.
Học sinh đọc theo cặp đôi.
- Giáo viên làm mẫu: Với những học sinh vẫn tiếp tục sai giáo viên sẽ làm mẫu để học sinh thực hiện theo. Khi phát âm mẫu tôi cố gắng phát âm thật chuẩn, thật rõ ràng. Tôi luôn lắng nghe và quan sát cách phát âm của từng học sinh, nhanh chóng nhận ra lỗi của từng em để kịp thời uốn nắn, chỉnh sửa. Trong khi làm mẫu tôi luôn yêu cầu học sinh quan sát khẩu hình của giáo viên rồi yêu cầu học sinh làm theo nhiều lần. Nêu cách phát âm vị trí của môi, răng, lưỡi, luồng hơi đi ra từ miệng, mũi... rồi hướng dẫn học sinh thực hiện theo.
Học sinh lớp tôi thường phát âm sai ở các vần kết thức bằng p/t/m/ng, nhầm lẫn thanh ngã/thanh sắc nên khi học đến các vần, tiếng, từ liên quan thì tôi nhắc lại hoặc sẽ làm mẫu lại nếu cần.
Tôi thường cho học sinh luyện bằng nhiều cách khác nhau, xong chủ yếu vẫn là cô và bạn làm mẫu, học sinh làm theo đến khi thành thói quen. Sau mỗi bài học các âm, vần tôi cho các em luyện đọc ngay ở tiết luyện đọc, luyện nói, trong giờ ra chơi và trong các môn học khác để khắc sâu kiến thức hơn.
* Tính mới của sáng kiến:
Trong quá trình thực hiện biện pháp tôi thấy biện pháp của tôi có những điểm khác biệt và tính mới so với biện pháp đã và đang áp dụng như sau: 
Giải pháp cũ: Trước đây chúng ta thường dạy theo lối mòn đó là giáo viên cung cấp âm, vần mới cho các em và yêu cầu các em học thuộc. Các em không được tự mình tìm ra các âm, vần mới học khiến cho các em bị động và thiếu tính tích cực và tính chủ động.
Giải pháp mới: Giáo viên tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giáo dục học sinh. Thường xuyên sử dụng thẻ tăng cường Tiếng Việt vào dạy học và sử dụng những hình ảnh quen thuộc liên quan đến âm, vần học sinh hay quên để giúp học sinh có kĩ năng học thuộc và ghi nhớ tốt hơn âm, vần. 
5. Kết quả đạt được:
Qua một quá trình dày công rèn luyện cùng với sự quan tâm nhiệt tình chu đáo, lòng tâm huyết với nghề, với công việc, với lớp chủ nhiệm mà đến nay các em đọc có tiến bộ hơn, hết giai đoạn học vần các em đã nắm được hết các âm vần; các em đã biết đánh vần, đọc trơn đoạn, bước sang học kì II học sinh đã đọc trơn toàn bài tập đọc với tốc độ tốt. Qua khảo sát tôi đã thu được kết quả cụ thể như sau:
+ Kết quả khảo sát trước khi áp dụng biện pháp: 
Tổng số
học sinh
Chất lượng đọc
Học sinh đọc tốt
Học sinh đọc hoàn thành
Học sinh đọc chưa hoàn thành
20
2
10%
11
55%
7
35%

+ Hiệu quả sau khi áp dụng biện pháp:
Tổng số
học sinh
Chất lượng đọc
Học sinh đọc tốt
Học sinh đọc hoàn thành
Học sinh đọc chưa hoàn thành
20
12
60%
8
40%
0
0%
	 Qua bảng số liệu trước khi áp dụng sáng kiến và sau khi áp dụng sáng kiến tôi thấy sau khi áp dụng 100% học sinh trong lớp đã đọc trơn được các bài tập đọc với tốc độ tốt.
	 Bên cạnh đó, việc các em đọc tốt đã giúp các em học tốt các môn học khác như: Các em đọc và hiểu đề toán nhanh hơn từ đó giúp các giải toán nhanh hơn, làm bài đúng hơn; các em nghe viết tốt hơn. Bên cạnh việc các em học tốt hơn thì kĩ năng giao tiếp của các em cũng tiến bộ hơn, các em mạnh dạn, tự tin tham gia vào các hoạt động chung của lớp.
Năm 2022 – 2023 lớp tôi có nhiều học sinh tham gia vào các sân chơi do tỉnh và Bộ giáo dục tổ chức như: Sân chơi Trạng nguyên Tiếng Việt có 2 học sinh tham gia thi trong đó đạt giải 1; 1 học sinh tham gia thi Viết chữ đẹp cấp tỉnh đạt giải Ba. Có 1 học sinh tham gia Sân chơi Trạng nguyên Toàn tài cấp quốc gia và đạt giải. Có 1 học sinh tham gia thi Toán timo. Có 1 học sinh tham gia kể chuyện bằng Tiếng Việt cấp huyện và được lựa chọn tham gia thi cấp tỉnh. Với những giải pháp của bản thân, tôi mong muốn có thể đưa sáng kiến vào áp dụng nhiều hơn tại các lớp trong khối 1 để nâng cao kĩ năng đọc cho các em học sinh của lớp 1 trong các năm học tiếp theo.
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi đã đúc kết và rút ra trong quá trình dạy học. Tôi đã mạnh dạn áp dụng vào thực tế giảng dạy tại lớp mình chủ nhiệm và ít nhiều cũng đã đạt được hiệu quả. Rất mong có sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp, hội đồng khoa học nhà trường và cấp trên để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn.
 ĐÁNH GIÁ CỦA
HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
NGƯỜI VIẾT
Hán Thị Dung

MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. Lý do chọn đề tài
1
2. Phạm vi và thời gian áp dụng
1
2.1.Phạm vi của sáng kiến
1
2.2.Thời gian áp dụng
1
3. Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến

3.1. Thuận lợi
1
3.2. Khó khăn
2
3.3. Thực trạng ban đầu.
1 + 2
4. Những giải pháp, biện pháp áp dụng thực hiện sáng kiến.

2
4.1. Biện pháp 1: Phân loại đối tượng học sinh
2
4.2. Biện pháp 2: Rèn đọc âm
3 + 4
4.3. Biện pháp 3: Rèn kĩ năng tạo tiếng mới
4
4.4. Biện pháp 4: Rèn kĩ năng đánh vần cho học sinh
5
4.5. Biện pháp 5: Rèn kĩ năng đọc đúng
6 + 7
5. Kết quả đạt được
7 + 8

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_doc_cho_hoc_sinh_lop_1a1_t.doc