SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học luyện nói trong môn Tiếng Việt Lớp 1 ở trường Tiểu học Vĩnh Hưng
Môn Tiếng Việt có một vị trí vô cùng quan trọng. Môn học này là cơ sở, là nền tảng giúp học sinh có thể học tốt những môn khác. Tiếng Việt vừa là khoa học vừa là công cụ, phương tiện giúp học sinh lĩnh hội tri thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo và phát triểntư duy.
Chương trình Tiếng Việt tiểu học với mục tiêu: “Hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (Nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp. Mỗi phân môn, mỗi tiết học, mỗi nội dung dạy học đều hướng tới mục đích phát triển lời nói, chữ viết. Việc dạy học nói mới bắt đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh kĩ năng nói - một trongnhững kĩ năng giao tiếp quan trọngcủa con người.Trẻ lớp 1 trước khi đến trường đã “biết nghe, biết nói” Tiếng Việt song vẫn chưa thật sự thành thạo và thực tế hoạt động nói của các em vẫn còn nhiều hạn chế. Trong môn Tiếng Việt 1 thì phần Học vần hay Tập đọc có hẳn một hoạt động riêng cho phần luyện nói. Việc rèn kĩ năng nói đã giúp cho trẻ có khả năng giao tiếp, biết ứng xử và nhận xét sự vật, sự việc trên những nhận thức riêng. Vì thế, để học sinh luyện nói lưu loát, đạt hiệu quả, giáo viên cần phải có cách tổ chức dạy để khơi gợi, kích thích học sinh có hứng thú bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ của mình nhằm phát huy kĩ năng nói của các em. Trong thực tế, nhiều học sinh chưa có kĩ năng nói trước tập thể, rất ngại nói, không tự tin khi nói trước đông người; thời gian thảo luận cũng như luyện nói quá ít so với nội dung yêu cầu; một vài giáo viên chưa chú trọng khâu luyện nói cho học sinh. Qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy lớp 1, bản thân tôi nhận thấy đa số học sinh khi học phần luyện nói thường nói trống không, nói không đầy đủ câu, các em nhút nhát, thiếu tự tin, nói không theo chủ đề yêu cầu. Làm thế nào để có thể giúp học sinh học tốt phần luyện nói là câu hỏi đặt ra cho nhiều giáo viên trong đó có tôi. Xuất phát từ những suy nghĩ và hoàn cảnh thực tế của lớp mình tôi xin trình bày “Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học luyện nói theo chủ đề trong môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1A9 ở Trường Tiểu học Vĩnh Hưng”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học luyện nói trong môn Tiếng Việt Lớp 1 ở trường Tiểu học Vĩnh Hưng

nhà máy thải ra nhiều khói đen gây ô nhiễm môi trường. Đây là cửa hàng bán vải. Hai mẹ con bạn nhỏ đang mua vải để may quần áo. Đây là một doanh trại quân đội. Ở đây các chú bộ đội ngày đêm luyện tập để bảo vệ Tổ quốc. Ngoài ra, tôi tận dụng luôn tranh vẽ, hình ảnh có trong sách cho học sinh quan sát để giới thiệu về chủ đề cần luyện nói. Ở đây, có thể coi tranh là một tình huống thể hiện của chủ đề luyện nói. Tôi yêu cầu học sinh quan sát tranh; dùng trí tưởng tượng để cảm nhận nội dung bức tranh; diễn đạt lại những gì đã quan sát được khi nhìn tranh bằng lời nói gãy gọn. Điều quan trọng nhất ở đây là tôi luôn đặt những câu hỏi gợi mở để giúp học sinh nhận ra những chi tiết có ý nghĩa trong bức tranh, khơi dậy được những ý tưởng riêng tư, hồn nhiên của các em. * Ví dụ: Bài 78 - Chủ đề: Ai thức dậy sớm nhất ? Quan sát tranh và cho biết ai là người dậy sớm nhất ? Con gà trống gáy sáng hay con chim trên cành cây ? Con trâu hay bác nông dân dậy sớm hơn ? Trong nhà em, ai là người dậy sớm nhất ? Sau thời gian thảo luận, một số em trình bày được như sau: Khi em còn đang ngủ, bác nông dân đã dắt trâu ra đồng. Bác nông dân là người dậy sớm nhất. Nhưng bà em bảo gà trống mới thức dậy sớm nhất. Gà trống gáy báo mọi người mau mau thức dậy mà đi ra đồng. Gà trống đích thực là người dậy sớm nhất. Mẹ em nói, mặt trời đậy sớm nhất. Mặt trời ló lên ở đằng đông thì gà trống mới thức dậy gáy sáng. Ông em thường nói: Mẹ cháu là người dậy sớm nhất. Khi cháu dậy để chuẩn bị đi học, thì mẹ đã làm xong bữa sáng cho cả nhà. Mẹ cháu dậy từ lúc ông mặt trời chưa ló dạng. Cháu nên dậy sớm để đi học đúng giờ. Tôi nhận ra rằng, nếu mình thực sự đầu tư cho tiết dạy và hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị đồ dùng học tập chu đáo thì việc tổ chức cho học sinh học tập trong giờ Luyện nói sẽ đạt hiệu quả cao. Không khí học tập của học sinh khác hẳn khi cô chỉ thuyết giảng. Ở các em lộ rõ sự thích thú, đa số các em đều háo hức và nói một cách tự nhiên về những điều mình đã chuẩn bị. Tất cả như có một luồng điện vô hình nào đó được lan truyền cho cả lớp làm nóng lên không khí học tập. Nhiều em giơ tay xin được trình bày những điều mà mình đã phát hiện với những kiến thức được chắt lọc, rút ra từ chính sự hiểu biết của các em. Đó cũng là lúc tôi có điều kiện để điều chỉnh và khích lệ các em học tập tốt hơn. Áp dụng nhiều hình thức dạy học khác nhau giúp học sinh luyện nói. Khi dạy luyện nói theo chủ đề tôi thường tổ chức hướng dẫn học sinh luyện nói theo các bước: + Trao đổi tìm ý: (Phát vấn, học nhóm, trao đổi theo cặp, quan sát tranh, theo dõi đoạn phim...). Tôi nêu từng câu hỏi cho học sinh trả lời, tổ chức cho học sinh nói theo cặp, nhóm, hội thoại chung cả lớp nêu ý cần nói qua hệ thống câu hỏi gợi mở. Thông qua nhóm các em được trao đổi, bàn luận, giao tiếp, được học hỏi bạn bè, chính điều đó làm cho trẻ mạnh dạn hơn, có thêm vốn từ, sự hiểu biết về chủ đề để có thể nói cá nhân. + Tập nói cá nhân: Từng em trình bày bằng lời những nhận biết và cảm xúc của mình trước chủ đề. Dựa trên lời nói của học sinh, tôi sẽ chỉnh sửa câu nói sao cho rõ, gọn, đủ ý, diễn đạt ý theo nội dung câu hỏi xoay quanh chủ đề. Khi học sinh đã quen với việc luyện nói, tôi sẽ nâng dần yêu cầu trong quá trình dạy luyện nói. Tôi thường xuyên thay đổi hình thức học tập để lôi cuốn các em vào giờ học. Chẳng hạn: Khi gặp những chủ đề quen thuộc với thực tế các em đã được tiếp xúc và làm quen, tôi cho các em trưng bày vật thật và thảo luận trong nhóm nhằm phát huy tính sáng tạo đồng thời giúp các em tự trao đổi để phát triển khả năng diễn đạt của mình vì các em sẽ cởi mở với nhau hơn và sẽ có sự tranh đua giữa các nhóm. Muốn đạt được điều này tôi phải chuẩn bị rất kĩ, nhất là hệ thống câu hỏi gợi ý, có thể chẻ nhỏ câu hỏi ( nhưng không vụn vặt ) để đối tượng học sinh yếu có thể tham gia được, đồng thời huy động vốn từ tiềm ẩn của các em. Tôi định hướng học sinh thảo luận đúng chủ đề và không đi sâu quá gây lan man và hiệu quả không cao. * Ví dụ: Bài chủ đề “ Quà quê “ Tôi cho học sinh quan sát tranh, đặt câu hỏi: Trong tranh vẽ cảnh gì ? Bạn nào đã được bố mẹ cho về thăm quê ? Em thấy ở quê em có những món ăn, trái cây,.. gì phổ biến ? Quà quê gồm những thứ gì ? - Em thích thứ quà gì nhất ? Ai hay cho em quà? ( người thân trong gia đình, hàng xóm, ) Được chia quà, em có chia cho mọi người trong gia đình không ? Mùa này thường có những quà gì từ làng quê ? ( tôi kết hợp gợi ý theo từng mùa ) Qua đó các em trả lời rất nhanh và có phần phấn khởi khi nói đến những món quà quê mà các em đã được nhận. Với dạng bài hội thoại, tôi tổ chức cho học sinh hỏi đáp theo cặp . Đối với các chủ đề về các con vật quen thuộc, tôi sử dụng hình thức trò chơi vào luyện nói. Ngoài gây hứng thú học tập tích cực cho các em nhất là đối với học sinh còn nhút nhát, học sinh tiếp thu còn hạn chế, thì biện pháp này cũng giúp các em nhanh chóng nắm được chủ đề Luyện nói. Chẳng hạn như chủ đề: Nặn đồ chơi (các em sẽ được tham gia chơi nặn đồ chơi bằng đất nặn ); - Áo choàng, áo len, áo sơ mi (các em sẽ được tham gia chơi tô màu, vẽ tranh, hay chọn các loại áo thích hợp với thời tiết); Ghế đẩu, ghế xoay, ghế tựa (các em sẽ được tham gia ngồi thử trên từng loại ghế khác nhau Chủ đề luyện nói: Bê, bé, nghé. Tôi gọi một học sinh bắt trước tiếng kêu của con bê. Khi tiếng bắt trước vừa mới dứt thì em Sơn ở tổ 1 đã nhanh nhẹn trả lời đó là tiếng kêu của con dê, em Hưng ở tổ hai lại phản bác ý của bạn và cho đó là con bê . Thế là cuộc tranh luận cùng các lý do khác nhau được đưa ra thật sôi nổi, bầu không khí trong lớp học sôi động hẳn lên, mọi nhút nhát, rụt rè tan biến thay vào đó là những cử chỉ, động tác, cùng các câu từ khác nhau được đưa ra để bảo vệ ý kiến của mình là đúng. Lúc tôi lại tổ chức cho các em sắm vai theo tên của các con vật trong phần luyện nói. Nêu lên nhận xét riêng của các em về chúng (Em yêu thích con vật nào, không thích con vật nào ?) - Nói lên cảm nhận của mình: Tại sao em lại yêu thích con vật đó, không thích con vật đó?). Những chủ đề tương đối gần gũi với các em như : Bố mẹ ba má; Nhà trẻ; Bé và bạn bè; Người bạn tốt; Bữa cơm; tôi cho HS sắm vai nhân vật, thể hiện tình cảm của ông bà, bố mẹ đã yêu thương, quan tâm, chăm sóc em, hoặc những tình cảm, việc làm của em thể hiện sự hiếu thảo của một người cháu, người con đối với ông bà, cha mẹ của mình. Mỗi hình thức tổ chức dạy học đều có tác dụng tích cực để phát triển học sinh ở một khía cạnh nào đó. Với việc thường xuyên thay đổi hình thức tổ chức lớp học, tôi luôn tạo được không khí lớp học thoải mái, vui tươi và nhẹ nhàng, làm cho các em thích nói, thích bày tỏ ý kiến, mạnh dạn bộc lộ những suy nghĩ của mình. Từ đó các em sẽ nói một cách tự nhiên, không bị cưỡng ép hay rập khuôn máy móc. Khắc phục tình trạng rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin ở học sinh khi luyện nói. Trong thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy có một số em nói trước tập thể còn chưa mạnh dạn. Một phần do khả năng tiếp thu của các em chậm nên sợ nói sai, nhưng cũng có một số em biết nhưng không dám nói vì rất sợ nói trước đông người. Đối với học sinh chưa mạnh dạn, còn nhút nhát hoặc tiếp thu không nhanh tôi dẫn dắt các em làm quen với từng ý nhỏ. Đối với những trường hợp cá biệt như em Khải Hoàng (chưa qua mẫu giáo, ít tiếp xúc va chạm với mọi người, tôi thường nói mẫu trước sau đó cho em nói lại, tập cho em dần làm quen với việc luyện nói. Tôi tích cực cho em tham gia các hoạt động trên lớp như: hoạt động nhóm, trò chơi, giao lưu giúp em mạnh dạn để dễ hòa nhập với các bạn, bớt đi tính rụt rè. * Ví dụ Bài Tập đọc : Ngôi nhà với chủ đề : Nói về ngôi nhà em mơ ước. Tôi cho học sinh quan sát tranh tìm hiểu về một số kiểu nhà, sau đó cho một học sinh nói mẫu. Tôi khai thác học sinh dưới lớp bằng cách đạt câu hỏi: Bạn đã đúng chủ đề chưa? Ngôi nhà bạn mơ ước ở đâu? Có nét gì đẹp? Nét mặt bạn khi kể như thế nào? Sau đó tôi cho học sinh kể nhóm đôi rồi kể báo cáo trước lớp. Khi học sinh kể báo cáo, để tạo sự tự tin cho các con. Ví dụ một học sinh kể: “Tôi mơ ước có một can nhà biệt thự ở Nam Đinh có bể bơi, các phòng ngủ, phòng đọc sách và khu vườn rộng. Tôi sẽ cố gắng học giỏi sau này làm kiến trúc sư tự tay thiết kế ngôi nhà.” Khi học sinh đó kể xong, tôi gợi ý: Con có muốn đặt câu hỏi giao lưu với các bạn không? Một học sinh hỏi: + Tại sao bạn lại mơ ước có ngôi nhà ở Nam Định mà không ở Hà Nội? Học sinh kể trả lời: Vì đó là quê nội tớ. Tớ thích một ngôi nhà ở đó để mỗi lần về quê tớ lại được thăm ông bà. Tôi nhận thấy, khi cho học sinh giao lưu, khuyến khích các em hỏi và trả lời đã giúp các em đã tự tin hơn rất nhiều. Trong việc sắp xếp chỗ ngồi tôi thường bố trí ngồi xen kẽ các em theo trình độ, em khá ngồi cạnh em yếu, những em nhút nhát ngồi cạnh em mạnh dạn có như vậy thì các em sẽ có cơ hội giúp đỡ lẫn nhau, trao đổi, nói với nhau để cùng nhau tiến bộ. Niềm vui đựợc cô quan tâm đã tao cho các em thêm sự tự tin vào khả năng của mình là phải học tập tốt hơn, cố gắng hơn để được phát biểu, nói trước lớp trong lần sau. Như vậy, để luyện nói cho các em tốt, cần giúp các em mạnh dạn, tự tin. Hướng dẫn học sinh nói đủ câu, đủ ý Thực tế cho thấy, một số học sinh của lớp khi trả lời cô giáo, các em thường nói cụt lủn, nói trống không, không đầy đủ câu, hoặc hỏi gì thì trả lời đó. Để khắc phục điều này, tôi yêu cầu các em trước khi trả lời phải nhắc lại một phần câu hỏi trong câu trả lời. * Ví dụ: Chủ nhật vừa qua em có được bố mẹ cho đi chơi đâu không ? Thay vì học sinh trả lời “không hoặc có” thì tôi hướng cho các em trả lời : Chủ nhật vừa qua em được bố mẹ chở đi chơi công viên” hoặc “ Chủ nhật vừa qua em không được bố mẹ chở đi chơi công viên” Muốn nhiều em nói đủ câu, đủ ý, tôi tổ chức cho một số cặp học sinh khá, giỏi nói mẫu. Sau đó phân tích hay dở cho các em thấy rồi cả lớp thực hành lại trong nhóm. Khi học sinh trả lời, hay diễn đạt điều gì, tôi luôn chú ý lắng nghe và sửa sai ngay cho các em. Trong quá trình sửa câu cho học sinh, tôi hướng các em nên sử dụng các từ ngữ khác nhau để thay thế tránh tình trạng lặp lại các câu từ của bạn đã trình bày một cách sáo mòn. Quan tâm, uốn nắn, sửa sai kịp thời cho các em ở mọi lúc, mọi nơi, trong bất kỳ môn học nào dần dần các em đã khắc phục và tiến bộ nhiều hơn trước, các em luôn ý thức phải nói đủ câu, đủ ý để người nghe hiểu mình nói gì. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Qua một thời gian thực hiện các biện pháp trên, bản thân tôi đã rút kinh nghiệm qua từng bài dạy. Kết hợp với sự học hỏi từ đồng nghiệp, tôi thấy lớp 1A9 do tôi phụ trách học sôi nổi hơn rất nhiều. Đặc biệt một số em, đầu năm còn sợ sệt, đôi lúc không tiếp xúc với các bạn trong lớp vì khoảng cách quá xa thì nay các em thay đổi hẳn, luôn luôn giơ tay phát biểu, hoạt bát khi chơi cùng với các bạn. Khả năng nói của các em tiến bộ rõ rệt. Ngoài ra, với kĩ năng nói mà các em đã được bồi dưỡng cũng góp phần nâng cao khả năng đọc, viết câu của học sinh. Chính vì vậy, các em học tốt hơn môn Tiếng Việt. Sau khi tìm tìm tòi và áp dụng một số biện pháp giúp học học tốt phần luyện nói phần học vần ở lớp 1A9, tôi đã thu được kết quả như sau: Về phía học sinh: Rất hứng thú khi học phân môn Tiếng Việt, nhất là trong hoạt động Luyện nói. Lớp học sôi nổi, học sinh hăng hái tham gia phát biểu. Các em biết trả lời, diễn đạt ý nghĩ, cảm xúc của mình một cách tự nhiên, chân thật. Nhiều học sinh nói được thành một đoạn văn ( 3, 4 câu) đúng với nội dung chủ đề cần Luyện nói. Những em nhút nhát, rụt rè, thụ động đã nhanh nhẹn hơn, tích cực hơn. Biết tham gia vào mọi hoạt động trong quá trình luyện nói một cách chủ động hơn. Các em học tốt hơn môn Tiếng Việt. Cụ thể, kết quả đánh giá phần luyện nói của lớp 1A9 qua các kì như sau: Số HS Thời gian Đứng lên không dám nói Chưa biết nói thành câu Nói nhỏ, rụt rè, thiếu tự tin Nói chưa đúng chủ đề Nói đủ câu, đúng chủ đề SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ Tháng 9 42 82% 40 78% 45 88% 37 72% 20 39% 51 Giữa HKI 18 39% 25 49% 27 52% 22 15% 25 49 Cuối HKI 1 1,8% 4 7,8% 15 29% 6 11,7% 48 94,1% Giữa HKII 0 0% 1 1,8% 10 18% 2 3,6% 50 98% Về phía giáo viên: Củng cố kiến thức của bản thân. Qua đó thấy được những tồn tại trong giảng dạy luyện nói cho học sinh. Có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc chọn hình thức tổ chức trong quá trình dạy luyện nói. Nâng cao chất lượng rèn kĩ năng nói cho học sinh. Đưa ra một số biện pháp giúp học sinh luyện nói được tốt hơn, được đồng nghiệp ủng hộ, áp dụng vào trong giảng dạy. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ Với việc áp dụng các biện pháp trên vào giờ luyện nói, không chỉ giúp học sinh rèn kỹ năng giao tiếp mà còn tạo hứng thú cho học sinh, giúp học sinh yêu thích môn Tiếng Việt nói chung và thích học giờ luyện nói nói riêng. Khi dạy luyện nói theo những cách mới này học sinh còn phát huy được khả năng sáng tạo, ý tưởng của mình. Đồng thời, các em có ý thức hơn trong việc chuẩn bị bài trước khi thực hiện giờ học. Có em còn trông chờ tới giờ luyện nói để được thể hiện những hiểu biết của mình cũng như chia sẽ những kiến thức của mình với các bạn. Hơn nữa, khi tôi đem các giải pháp trên trao đổi với đồng nghiệp trong các buổi họp chuyên môn thì không những nhận được sự đồng tình của giáo giên trong khối, mà các giáo viên ở khối trên cũng nhận thấy các giải pháp trên thực sự có ý nghĩa khi áp dụng vào giờ luyện nói trong các tiết Tập làm văn. Tôi rất vui vì mình đã góp một phần nhỏ bé giúp đồng nghiệp bớt khó khăn khi dạy luyện nói cho học sinh. Trên đây là một số biện pháp tích cực giúp học sinh lớp 1 học tốt hơn phần luyện nói. Để giúp học sinh nói lưu loát, đạt hiệu quả, có kỹ năng giao tiếp, biết ứng xử đúng mực, thiết nghĩ mỗi người giáo viên cần: + Tìm ra được những biện pháp tối ưu kích thích khả năng nói để học sinh nói ra được những điều mình tư duy. + Giáo viên cần nắm bắt và hiểu nội dung, mục tiêu của chương trình, ý đồ của từng chủ đề luyện nói. + Tận dụng tối đa phương tiện trực quan, phát huy năng lực quan sát của học sinh. + Hệ thống câu hỏi dẫn dắt, gợi ý phải rõ ràng, ngắn gọn xoay quanh chủ đề luyện nói, hình thức tổ chức lớp học phong phú phù hợp với mọi trình độ của học sinh trong lớp. + Xây dựng không khí học tập thoải mái, vui tươi, thân thiện giữa thầy và trò, giữa học sinh với học sinh. Động viên, khuyến khích, uốn nắn kịp thời từng câu nói của học sinh ở tất cả các môn học, gần gũi trò chuyện cùng học sinh, nhất là học sinh nhút nhát. Xây dựng tốt nề nếp lớp học. + Động viên, uốn nắn, sữa chữa kịp thời những em còn thiếu sót. Bồi dưỡng những học sinh có khả năng luyện nói tốt. Chủ động trò chuyện với những em nhút nhát. + Phối hợp với phụ huynh học sinh để kết hợp việc rèn câu, từ ở nhà cho các em. + Trao đổi kịp thời những khó khăn gặp phải với tổ chuyên môn để tìm ra giải pháp tối ưu phù hợp với học sinh. + Trong quá trình phát triển kỹ năng nói, các biện pháp trên không thể tiến hành riêng lẻ và cũng không phải chỉ ở một số chi tiết, một số giai đoạn. Nó phải có tính hệ thống, kết hợp và liên tục đòi hỏi người giáo viên phải vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo trong mỗi giờ học. In
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_hieu_qua_day_va_hoc_luye.docx
SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học luyện nói trong môn Tiếng Việt Lớp 1 ở trườn.pdf