SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả rèn đọc thông qua việc dạy Tập đọc cho học sinh Lớp 2 theo chương trình GDPT 2018
Năng lực đọc gồm 4 yêu cầu chất lượng đọc: đọc đúng, đọc nhanh (trôi chảy, mạch lạc), đọc có ý thức (đọc hiểu), đọc hay (đọc diễn cảm). Bốn yêu cầu này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Dạy đọc nhằm giáo dục lòng ham đọc sách của các em. Việc dạy đọc sẽ bồi dưỡng tâm hướng thiện, yêu cái đẹp, thông qua đó giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh. Có một số em đọc chậm, còn đánh vần từng chữ nên các em rất thụ động, e dè không có hứng thú trong học tập.
Đọc đúng là tiền đề của đọc nhanh, cũng như cho phép thông hiểu nội dung văn bản. Ngược lại, nếu không hiểu điều mình đang đọc thì không thể đọc lưu loát, trôi chảy. Nhiều khi, khó mà nói được rạch ròi kỹ năng nào làm cơ sở cho kỹ năng nào. Nhờ đọc đúng mà hiểu đúng hay chính nhờ hiểu đúng mà đọc được đúng. Vì vậy, trong dạy đọc, giáo viên không thể xem nhẹ yếu tố nào. Nhiệm vụ nữa của dạy đọc là giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành phương pháp và thói quen làm việc với văn bản, làm việc với sách cho học sinh. Làm cho sách trở thành một sự tôn sùng ngự trị trong nhà trường, đó là một trong những điều kiện để trường học thật sự trở thành trung tâm văn hoá. Nói cách khác, thông qua việc dạy đọc, giáo viên phải làm cho học sinh thích đọc và thấy được rằng khả năng đọc là lợi ích cho các em trong cả cuộc đời, phải làm cho học sinh thấy đó là một trong những con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát triển.
Tiết Tập đọc trong môn Tiếng Việt còn có nhiệm vụ đó là: Làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức vừa học cho học sinh, phát triển ngôn ngữ và tư duy cho học sinh, giáo dục tư tưởng, đạo đức, tình cảm, thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả rèn đọc thông qua việc dạy Tập đọc cho học sinh Lớp 2 theo chương trình GDPT 2018

gợi tả, gợi cảm. Giáo viên cũng cần chú ý biểu lộ ngôn ngữ cơ thể (hành động, cử chỉ, nét mặt, thái độ...) của mình để làm nổi bật hình ảnh, tính cách của nhân vật tác giả thể hiện trong bài. Đó chính là con đường ngắn nhất để các em hình thành kỹ năng đọc đúng đọc hay, đọc diễn cảm. Biện pháp thứ tư: Chuẩn bị kỹ càng, chu đáo cho giờ học Giáo viên khi dạy đọc cho học sinh nên chú trọng đến các kĩ năng: Đọc câu (đọc trơn kết hợp với luyện đọc từ khó, giải nghĩa từ) Đọc đoạn (đọc trơn) Đọc toàn bài (đọc trơn) Đọc ngắt nghỉ, nhấn giọng đúng (đọc diễn cảm) Trong mỗi tiết Tập đọc, giáo viên cần linh hoạt thực hiện các khâu bước sao cho đảm bảo việc rèn kỹ năng đọc phù hợp với từng đối tượng học sinh. Ví dụ: Khi đọc câu (đọc trơn kết hợp với luyện đọc từ khó, giải nghĩa từ), cần chú trọng đến các em gặp khó khăn vì đây là bước đọc vỡ văn bản. Số lượng tiếng từ ít hơn so với khi đọc đoạn nên các em dễ dàng nhận ra lỗi đọc sai từ đó giáo viên kết hợp sửa lỗi phát âm cho cá nhân, nhóm, lớp (chú trọng những lỗi nhiều em đọc sai). Đây cũng là hoạt động cá nhân trong giờ Tập đọc. Bước đọc đoạn (đọc trơn), đọc toàn bài là sự kết hợp giữa hoạt động cá nhân, nhóm và cả lớp. Tôi xác định, qua bước này, học sinh được rèn năng lực tự học, hợp tác, chia sẻ, bày tỏ ý kiến, thể hiện năng lực bản thân. Nếu giáo viên chuẩn bị chu đáo bước này trong mỗi giờ học thì học sinh có cơ hội rèn kỹ năng đọc một cách tốt nhất. Đọc diễn cảm là kết quả của quá trình thực hiện các bước rèn đọc trước đó. Đây là cơ hội cho học sinh trình bày toàn bộ văn bản sau khi đã luyện đọc đúng, đọc ngắn nghỉ, nhấn giọng. Nó thể hiện mức độ cảm thụ của bản thân về bài tập đọc và đạt được kỹ năng đọc ở mức độ cao. - Đọc hiểu: Hoạt động Đọc hiểu ứng với rèn học sinh đọc thầm và đọc- hiểu nội dung văn bản. Đọc thầm tốt giúp học sinh có thể học tốt các môn học khác cũng như vận dụng hiểu biết văn bản vào thực tiễn. Trong thực tế, khi dạy kĩ năng đọc ở học sinh luôn diễn ra quá trình chuyển hoá từ đọc thành tiếng sang đọc thầm, chuyển từ đọc to sang đọc bằng mắt, từ ngôn ngữ bên ngoài chuyển hoá thành ngôn ngữ bên trong, đây là quá trình cần thiết. Đối với hoạt động Đọc hiểu, ta cần nắm được học sinh của mình khó hiểu những từ ngữ, câu, đoạn, nội dung nào trong bài đọc giáo viên xác định tính vừa sức khi dạy và có cách tháo gỡ những khó khăn đó. Nếu giáo viên đảm bảo các quy trình nói trên trong dạy kĩ năng đọc cho học sinh, bước đó được lặp lại 4 tiết tập đọc (2 bài đọc)/tuần thì học sinh sẽ nắm rõ và ghi nhớ cách học tập đọc. Các em hiểu và trả lời đúng ý các câu hỏi về nội dung văn bản. Khi nắm được nội dung bài, các em sẽ cảm nhận và thể hiện đọc văn bản một cách hiệu quả nhât. Đó cũng là mục tiêu cần đạt của việc dạy Tập đọc đối với học sinh lớp 2 theo Chương trình GDPT 2018. Biện pháp thứ năm: Tổ chức trò chơi học tập Trong Chương trình GDPT 2018, việc giảng dạy ứng dụng trò chơi trong dạy học rất quan trọng. Khi bắt đầu dạy chương trình GDPT 2018, Đảng, Nhà nước và Bộ rất quan tâm và đã đầu tư máy móc, trang thiết bị điện tử cho lớp học và giáo viên. Ngoài ra còn đầu tư nhiều đồ dùng cần thiết cho việc dạy để tạo hứng thú cho học sinh, nhằm giúp các em ham học và có cơ hội để tìm tòi, khám phá (tivi, tranh ảnh, vật thật, mô hình ...). Tôi đã phát huy việc những đồ dùng, trang thiết bị có sẵn. Ngoài ra tôi cũng chủ động sưu tầm, làm mới cải tiến một số đồ dùng sao cho phù hợp với thực tế của trường, lớp, địa phương. Các trò chơi tôi thường áp dụng cho hoạt động Khởi động. Tôi lồng ghép các yêu cầu về đọc thành tiếng, đọc - hiểu hay giải nghĩa từ về những phần kiến thức của bài đọc tiết trước hoặc bài đọc tiết này vào các câu hỏi của trò chơi. Thông qua trò chơi này, học sinh vừa có thể ôn lại kiến thức cũ hoặc tiếp nhận thêm kiến thức mới một cách chủ động, mới mẻ và đầy hào hứng. Cùng một mục đích, giáo viên có thể thay đổi hình thức tổ chức trò chơi sao cho phù hợp với bài học hay tình hình lớp học cũng sẽ khiến học sinh hứng khởi, mong chờ hơn khi học tập. Chẳng hạn như, giáo viên tổ chức chơi theo đội để tạo không khí thi đua, tính tập thể, đoàn kết, gắn bó.... Hoặc là chơi cá nhân để tạo cơ hội cho nhiều đối tượng học sinh cùng có cơ hội để tham gia học tập, phát huy tính chủ động, linh hoạt, mạnh dạn, tự tin.... Ví dụ, tôi áp dụng trò chơi học tập Ô cửa bí mật vào hoạt động Khởi động của bài đọc Một tiết học vui (SGK Tiếng Việt 2, bộ Cánh Diều). Với các câu hỏi để học sinh trả lời nhằm vừa củng cố kiến thức bài trước là bài Cô giáo lớp em, vừa dẫn dắt vào bài mới một cách đầy tò mò và thú vị như sau: Câu hỏi 1: Em hãy đọc diễn cảm bài thơ Cô giáo lớp em. Câu hỏi 2: Từ Ghé có nghĩa là gì? Câu hỏi 3: Các từ ngữ yêu thương, ngắm mãi nói lên tình cảm của học sinh đối với cô giáo như thế nào? Câu hỏi 4: Bài thơ Cô giáo lớp em giúp em hiểu điều gì? Bức tranh bí mật là bức tranh minh họa của bài đọc Một tiết học vui. Trò chơi học tập “Ô cửa bí mật” Đây là phương pháp mà được tôi áp dụng xuyên suốt trong các tiết học. Tôi nhận thấy, học sinh cả lớp đều hứng thú và chú ý hơn qua các trò chơi. Từ đó, giúp các em có sự tập trung, lắng nghe từ các bạn, được tham gia học tập và có cơ hội thể hiện bản thân. Biện pháp thứ sáu: Giáo viên luôn luôn động viên, khuyến khích Trong giờ học Tập đọc, tôi dành lời khen ngợi, nêu gương những em có giọng đọc diễn cảm, có vốn từ phong phú, trình bày tự tin, sáng tạo. Học sinh sẽ phấn khởi, vui, tự hào về bản thân. Các em tiếp tục phát huy năng lực bản thân. Với những học sinh còn gặp ít nhiều khó khăn trong khi đọc: đọc bé, đọc chưa lưu loát, đọc chậm tôi dành nhiều thời gian hơn quan tâm đến các em. Tôi khen ngợi, động viên những tiến bộ dù rất nhỏ để khích lệ sự cố gắng của các em. Từ đó các em có niềm tin, có thêm động lực để phấn đấu vươn lên. Đôi khi, tôi cũng chuẩn bị những phần quà nhỏ, có ý nghĩa thiết thực như bút chì, cục tẩy, thước kẻ, tấm thiệp hay những cuốn sách, truyện tranh phù hợp với lứa tuổi để tặng cho các em học sinh có nhiều cố gắng, có tiến bộ trong lớp. Điều này giúp động viên các em, làm cho các em thấy rằng mọi cố gắng của mình luôn được ghi nhận và trân trọng. Cũng thông qua phần thưởng sách, truyện hay báo, giáo viên tiếp tục khuyến khích học sinh tự đọc sách báo vì đọc sách báo cũng chính là hoạt động luyện đọc. Niềm vui của các em khi được nhận phần thưởng Biện pháp thứ bảy: Chú trọng việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong quá trình dạy và học Tập đọc Xác định được vai trò của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong quá trình dạy và học Tập đọc, tôi đánh giá học sinh theo tiêu chí: vì sự tiến bộ của học sinh, sự cố gắng cả một quá trình học tập, giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng của bản thân, tuyệt đối không chê trách một cách thái quá Tôi thường xuyên kiểm tra và ghi chép, theo dõi kết quả đọc bài để kịp thời đưa ra biện pháp hỗ trợ dạy Tập đọc một hữu hiệu nhất nhằm từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng học tập của các em. Trong kiểm tra đánh giá học sinh, tôi luôn thể hiện sự nghiêm túc, công bằng và tôn trọng học sinh. Cách đặt vấn đề nhẹ nhàng, khéo léo không gây áp lực, sợ hãi cho các em. Đối với học sinh có khó khăn trong học tập, giáo viên cần quan tâm đặc biệt, sau đó giao các nhiệm vụ vừa sức như: đọc một khổ thơ, một đoạn ngắn, một lời nhân vật và nhắc nhở các em cố gắng hết sức theo khả năng của mình rồi dần dần các em cảm nhận được niềm vui, say mê luyện đọc. Việc học sinh tự đánh giá lẫn nhau trong các giờ học, mọi lúc, mọi nơi không chỉ tạo cơ hội cho học sinh phát triển ngôn ngữ nói mà các em còn được bộc lộ ý kiến các nhân, nêu nhận xét góp phần đánh giá kết quả học tập của bạn. Biện pháp thứ tám: Thường xuyên trao đổi với cha mẹ học sinh về tình hình học tập của các em Giáo viên cần đặc biệt quan tâm tới việc phối hợp giữa nhà trường - gia đình trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Tôi thường xuyên thông báo tình hình học tập của học sinh cho gia đình biết để phụ huynh quan tâm, theo sát, động viên các con qua việc gọi điện thoại, cũng có khi đến thăm gia đình học sinh, gặp gỡ trao đổi trực tiếp. Phụ huynh là người sẽ sát cánh bên giáo viên, thay giáo viên hỗ trợ các em khi học ở nhà. Đối với học sinh chậm tiến, khó khăn về việc kĩ năng đọc, giáo viên gặp và trao đổi với phụ huynh đưa ra kế hoạch giáo dục cụ thể giúp học sinh học tốt hơn, nâng dần chất lượng học tập của lớp. Đặc biệt, trong thời thời công nghệ số phát triển, việc trao đổi thông tin qua các phương tiện Zalo, Facebook rất thuận tiện. tôi cũng áp dụng biện pháp này trong việc trao đổi với phụ huynh. Trao đổi phối hợp với phụ huynh qua zalo Ngoài ra, tôi còn đăng tải những video dạy Tập đọc lên YouTube cá nhân nhằm chia sẻ kiến thức, cách dạy đến phụ huynh để hỗ trợ phụ huynh cách hướng dẫn ôn tập thêm cho học sinh khi ở nhà. Video hướng dẫn học bài đọc đăng tải lên YouTube Thực hiện biện pháp có sự phối hợp với phụ huynh, tôi nhận thấy đã có chuyển biến tích cực. Kỹ năng đọc của các em được nâng cao rõ rệt. KẾT QUẢ VÀ ỨNG DỤNG Trên đây là một số biện pháp đã áp dụng cho học sinh lớp 2B tại trường Tiểu học tôi đang công tác. Hiện nay dạy học theo các phương pháp dạy học tích cực, tôi thực hiện tốt vai trò của mình, lấy học sinh làm trung tâm, hướng tới phát triển năng lực, phẩm chất của người học, nâng cao chất lượng học tập của các em. Qua khoảng thời gian áp dụng, tôi thấy chất lượng đọc của học sinh có sự tiến bộ rõ rệt và thu được kết quả rất khả quan. Kết quả Kết quả khảo sát chất lượng đọc cuối học kì I lớp 2B như sau: Sĩ số HS Khả năng đọc Số học sinh Tỷ lệ 19 Đọc hay, lưu loát 8 em 42,1% Đọc đúng 8 em 42,1% Đọc ngắc ngứ 3 em 15,8% Đọc đánh vần từng chữ 0 em 0% So sánh giữa chất lượng đọc đầu năm học với chất lượng đọc cuối học kì I của học sinh lớp 2B: Trong giờ Tập đọc, tôi thấy các em ngồi học rất say sưa, sôi nổi phát biểu ý kiến, hăng say học bài. Nhiều em xung phong, phấn khởi khi được gọi đọc bài và đọc bài hay. Điều đó chứng tỏ các em đã hiểu được nội dung, nghệ thuật của bài và yêu thích môn học. Học sinh được nâng cao rõ rệt về đọc đúng, đọc trôi chảy, lưu loát, hình thành được kỹ năng, kỹ xảo khi đọc các bài văn, bài thơ. Nhờ đó mà kết quả cuối học kì I ở môn Tiếng Việt ở lớp tôi cũng rất khả quan với tỉ lệ: Hoàn thành tốt (T): 10 em (52,6%), Hoàn thành (H): 9 em (47,4%), Chưa hoàn thành (C): 0 em (0 %). Như vậy với một thời gian ngắn nhưng tôi nhận thấy những biện pháp mà tôi đưa ra đã thu được kết quả thật khả quan. Bản thân tôi thiết nghĩ nếu giáo viên áp dụng các biện pháp này một cách thường xuyên ở lớp thì chắc chắn hiệu quả dạy đọc đúng cho các em sẽ được nâng cao rõ rệt. Ứng dụng Các biện pháp này tôi đã ứng dụng trong năm học nhằm nâng cao hiệu quả rèn đọc thông qua việc dạy Tập đọc cho học sinh lớp 2 trong môn Tiếng Việt theo Chương trình GDPT 2018 tại trường tôi. Các biện pháp này tôi đã chia sẻ cho đồng nghiệp khối 3 với mục đích chung bước đầu có hiệu quả khả quan. Ngoài ra, các biện pháp tôi đã chia sẻ ở trên cũng có thể áp dụng với tất các khối học trong trường Tiểu học với tất cả các bộ sách nhằm nâng cao hiệu quả rèn đọc thông qua việc dạy Tập đọc cho học sinh. Hiệu quả của sáng kiến đã được tập thể nhà trường đánh giá cao và khẳng định. Chính vì vậy, tôi tiếp tục vận dụng sáng kiến này trong những năm học tiếp theo. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Việc dạy theo hướng đổi mới trong các môn học nói chung và phân môn Tập đọc nói riêng, tôi đã từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy và khả năng vận dụng các kỹ năng rèn đọc của học sinh đạt kết quả cao. Học sinh có khả năng vận dụng tốt các kiến thức đã học một cách linh hoạt và sáng tạo, gây nhiều hứng thú trong học tập. Để học sinh đọc đúng, đọc trôi chảy. Việc dạy theo hướng đổi mới trong các môn học nói chung và phân môn Tập đọc nói riêng, tôi đã từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy và khả năng vận dụng các kỹ năng rèn đọc của học sinh đạt kết quả cao. Học sinh có khả năng vận dụng tốt các kiến thức đã học một cách linh hoạt và sáng tạo, gây nhiều hứng thú trong học tập trôi chảy, lưu loát, hiểu nội dung và ham thích đọc sách thì trong quá trình dạy học, người giáo viên cần phải biết phối hợp linh hoạt các phương pháp và có các hình thức dạy học, phối hợp, vận dụng tốt mô hình “Trường học mới” kèm theo sự đánh giá học sinh theo Thông tư 27/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo để tạo không khí hào hứng, vui tươi, phấn khởi giúp học sinh thích đọc, tự tin và tiếp thu bài đọc đạt hiệu quả. Người giáo viên cần dành nhiều thời gian nghiên cứu tài liệu giảng dạy, chuẩn bị kĩ việc cần thiết phải có trong giờ Tập đọc. Ngôn ngữ giáo viên phải chuẩn mực, chính xác. Học sinh đọc tốt sẽ giúp các em học tốt môn Tiếng Việt và các môn học khác, sẽ có lợi cho các em trong học tập và trong cuộc sống sau này. Việc áp dụng các hình thức, phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng đọc của học sinh, tôi nhận thấy rất phù hợp cho học sinh trên từng địa bàn khác nhau. Kiến nghị Đối với Nhà trường: Nhà trường cần thường xuyên tổ chức các chuyên đề về “Đọc sách, rèn đọc, thi đọc” trong năm học cho tất cả các khối lớp và giáo viên trong đơn vị để học tập thêm các phương pháp mới. Nhà trường cùng địa phương tạo điều kiện cơ sở vật chất cho các em học tập tốt hơn, như hệ thống tranh ảnh... Đối với giáo viên: Thường xuyên tìm tòi học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, nghiên cứu các tài liệu, sách giáo khoa, không ngừng tìm tòi các phương pháp dạy học tích cực để nâng cao chất lượng dạy học. Thường xuyên kiểm tra đánh giá đúng năng lực của học sinh và ghi nhận kết quả học tập của các em dù là một tiến bộ rất nhỏ, phát hiện những em học sinh có năng khiếu đọc diễn cảm để bồi dưỡng thêm năng lực cho các em. Giáo viên dạy các em với tất cả cái tâm của một nhà giáo. Khéo léo, động viên, khuyến khích các em khi có tiến bộ dù rất ít giúp các em cảm thấy vui, tự tin hơn trong giao tiếp, trong học tập, tạo cho học sinh cảm giác đến trường như là đến với ngôi nhà thứ hai của các em. Đối với phụ huynh: Không giao phó việc giáo dục con em cho nhà trường, cần phối hợp với giáo viên, quan tâm việc học, việc chuẩn bị bài ở nhà của con mình, tạo cơ hội cho các em phát huy hết năng lực vốn có. Trên đây là “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả rèn đọc thông qua việc dạy Tập đọc cho học sinh lớp 2 theo Chương trình GDPT 2018” được đúc kết qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, rút kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy của tôi. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, của các bạn đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tài liệu tham khảo Sách giáo khoa Tiếng Việt 2, tập 1, 2 (Sách Cánh Diều). Do Nguyễn Minh Thuyết (Tổng chủ biên kiêm Chủ biên)– Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh Sách giáo viên Tiếng Việt 2, tập 1, 2. (Sách Cánh Diều). Do Nguyễn Minh Thuyết (Tổng chủ biên kiêm Chủ biên)– Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh Trò chơi học tập Tiếng Việt 2. Trần Mạnh Hưởng –Nguyễn Thị Hạnh – Lê Phương Nga. Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ GD&ĐT ban hành Chương trình GDPT. “Đổi mới phương pháp dạy học”, Nhà xuất bản Giáo dục.
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_ren_doc_thong_qua_vi.docx
SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả rèn đọc thông qua việc dạy Tập đọc cho học sinh Lớp 2 theo c.pdf