SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả rèn đọc cho học sinh trong dạy học môn Tiếng Việt 2 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018
Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình giải mã các biểu tượng (chữ cái, ký hiệu, …), chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh (đọc thành tiếng) hoặc chuyển từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh (đọc thầm) và tiếp nhận, thông hiểu ý nghĩa của nó.
Rèn đọc có vai trò:
- Hình thành ngôn ngữ, phát triển phương tiện giao tiếp,phát triển tư duy.
- Tạo cơ sở, công cụ cho HS học tập các môn học, các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường.
- Hình thành các kĩ năng mềm, kĩ năng sống cần thiết như kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng suy nghĩ sáng tạo, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng làm chủ bản thân…
- Là công cụ thiết yếu để giáo dục HS những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc.
- Giúp HS hình thành những phẩm chất tốt đẹp, phát triển những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha. Từ đó, HS có thể có những ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ với người thân, với cộngđồng và với môi trường tự nhiên, biết sống tích cực, chủ động trong mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh.
- Hình thành,phát triển ở HS năng lực chung và năng lực đặc thù để các em sống và làm việc hiệu quả.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả rèn đọc cho học sinh trong dạy học môn Tiếng Việt 2 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả rèn đọc cho học sinh trong dạy học môn Tiếng Việt 2 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018

và thực hành chiến dịch “Lời chào của em” mỗi ngày để biết lễ phép, kính trọng và xây dựng những mối quan hệ thân thiện. (Minh chứng 2: Học sinh trải nghiệm cách chào độc đáo trên thế giới trong tiết đọc) Sử dụng hiệu quả các công cụ theo dõi, đánh giá kĩ năng đọc của học sinh Mục tiêu: Theo dõi, đánh giá kĩ năng đọc của học sinh. Từ đó, có hình thức khen thưởng, động viên khích lệ kịp thời hoặc điều chỉnh kế hoạch dạy học phù hợp Nội dung và cách thực hiện: GV hướng dẫn HS sử dụng bảng theo dõi đọc trong nhóm luyện đọc: HS đổi chéo Bảng theo dõi đọc, lắng nghe các bạn đọc trong nhóm và đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng của bạn. GV sử dụng phiếu “Báo cáo sách - Truyện đã đọc trong tháng” để giao nhiệm vụ, theo dõi và kiểm tra báo cáo đọc mở rộng theo chủ đề của học sinh: HS đọc sách truyện theo chủ đề, ghi tên sách truyện đã đọc vào Nhật kí đọc sách, vào phiếu “Báo cáo sách - Truyện đã đọc trong tháng”. HS cũng có thể viết những chia sẻ về sách truyện đã đọc: Tên cuốn sách/Câu chuyện yêu thích nhất? Nhân vật, chi tiết yêu thích, vì sao? Bài học/ý nghĩa rút ra cho bản thân? Muốn giới thiệu cuốn sách để ai đọc cùng? HS cũng có thể viết tiếp câu chuyện theo tưởng tưởng của bản thân vào nhật kí, vẽ và chia sẻ với các bạn những bức vẽ về nhân vật/chi tiết trong câu chuyện theo trí tưởng tượng. HS có thể gửi bản ghi âm, ghi hình ảnh cha mẹ đọc - chia sẻ sách cùng con vào zalo “Nhóm chia sẻ thông tin học tập” của lớp. Sau đó, GV khuyến khích HS đọc các bài chia sẻ trên nhóm zalo. (Minh chứng 3: Công cụ theo dõi và khích lệ học sinh rèn đọc) - GV đẩy mạnh triển khai các hoạt động đọc sách trong “Tháng đọc sách” để tạo không khí hưởng ứng tạo thói quen đọc sách, hiểu được giá trị của việc đọc sách đem lại: (Minh chứng 4: Học sinh đọc sách trong ngày: “sách và văn hóa đọc”) + Đọc sách đầu giờ, giờ ra chơi: Thực hiện đọc sách tại lớp 10 phút mỗi ngày, thời gian đọc từ 7 giờ 15 phút đến 7 giờ 25 phút và trong giờ ra chơi. (Minh chứng 5: Học sinh tự đọc sách) + Thử thách đọc sách: GV phát động để HS tham gia thử thách đọc 5 đầu sách, các đầu sách đảm bảo số lượng và nội dung theo yêu cầu ghi trên Phiếu thử thách đọc sách. + Cuộc thi đọc diễn cảm: HS lựa chọn một câu chuyện, một bài thơ để đọc và thể hiện được giọng đọc, sắc thái, biểu cảm của khuôn mặt trong các tiết đọc mở rộng, chia sẻ với thầy cô, bạn bè về nội dung/ nhân vật yêu thích trong truyện + Tham gia Ngày hội đọc sách và đọc sách hàng tuần trên thư viện: GV tổ chức cho học sinh đọc sách và chia sẻ hiểu biết, cảm nhận của mình sau khi đọc cuốn sách đó cho bạn bè, thầy cô. Học sinh rút ra được bài học cho bản thân và vận dụng bài học đó vào thực tế. ( Minh chứng 6: Học sinh đọc diễn cảm và chia sẻ với thầy cô, bạn bè về nội dung/ nhân vật yêu thích trong truyện.) + GV tổng kết sách truyện HS đọc mở rộng hàng tháng, khen tặng danh hiệu “Hiệp sĩ đọc sách” nhằm khích lệ HS. (Minh chứng 3: Công cụ theo dõi và khích lệ học sinh rèn đọc) Kết quả sau khi áp dụng và bài học kinh nghiệm được rút ra: Kết quả sau khi áp dụng giải pháp có so sánh đối chứng Trong quá trình giảng dạy, áp dụng các biện pháp rèn đọc cho học sinh trong dạy học môn Tiếng Việt 2 theo chương trình GDPT 2018, tôi nhận thấy học sinh lớp tôi rất hứng thú học Tiếng Việt, kết quả đọc của học sinh tiến bộ rõ rệt. HS đọc đúng, tốc độ và âm lượng phù hợp, ngữ điệu hấp dẫn, phân biệt được giọng kể với giọng đối thoại. Nhiều HS đọc diễn cảm tốt, lôi cuốn người nghe. Các em cũng tích cực, chủ động trong việc đọc hiểu, mạnh dạn phát biểu ý kiến xây dựng bài, ham học, tự tin, biết liên hệ thực tế, từ đó phát triển tốt về năng lực, phẩm chất, đặc biệt là phẩm chất nhân ái, năng lực giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực văn học. Qua thời gian dài gần một năm học, nghiên cứu và thực nghiệm đề tài tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng lần 2 vào đầu tháng 4 và so sánh đối chiếu với kết quả khảo sát đầu năm tôi thu được kết quả như sau: 100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% Hoàn thành tốt Hoàn thành Biểu đồ 1: Kết quả đánh giá kĩ năng đọc của học sinh lớp 2 đầu năm học 100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% Hoàn thành tốt Hoànthành Chưa hoàn Biểu đồ 2: Biểu đồ kết quả đọc của học sinh sau thực nghiệm So sánh kết quả ở biểu đồ 1 với kết quả ở biểu đồ 2 thì biểu đồ 2 có nhiều tiến bộ rõ rệt. Số học sinh đạt ở mức hoàn thành tốt và hoàn thành tăng lên rất nhiều, không còn học sinh ở mức chưa hoàn thành. Các em đã đọc đúng tốc độ, âm lượng, ngữ điệu hấp, phân biệt được giọng kể với giọng đối thoại. Nhiều HS đọc diễn cảm tốt, lôi cuốn người nghe. Các em còn tích lũy được nhiều vốn từ và cách diễn đạt câu văn hay để áp dụng vào thực tế nói và viết. Đó chính là động lực thúc đẩy góp phần nâng cao chất lượng môn học. Bài học kinh nghiệm được rút ra Từ quá trình áp dụng sáng kiến, tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu: Để thực hiện tốt công tác rèn đọc cho HS, GV cần phải thường xuyên bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nắm vững Chương trình GDPT mới, cập nhật những vấn đề mới của xã hội, năng động, sáng tạo trong xây dựng kế hoạch và tổ chức rèn đọc cho HS. Để xây dựng, áp dụng biện pháp rèn đọc phù hợp, GV cần phân hóa đối tượng HS, đặt đúng mục tiêu, chú ý quan sát, đánh giá trong quá trình rèn đọc. Có nhiều yếu tố (chủ quan, khách quan) tác động đến quá trình rèn đọc cho HS, GV cần lưu ý đến các yếu tố này để thực hiện các biện pháp đạt hiệu quả cao nhất. Việc rèn đọc cho HS cần sự phối hợp của nhiều lực lượng (GV các bộ môn, phụ huynh học sinh, ) và cần vận dụng linh hoạt các biện pháp để phù hợp với từng đối tượng học sinh. Hiệu quả của sáng kiến: Hiệu quả về khoa học: Học sinh rất hứng thú học môn Tiếng Việt, kết quả đọc của học sinh tiến bộ rõ rệt. HS đọc đúng, tốc độ và âm lượng phù hợp, ngữ điệu hấp dẫn, phân biệt được giọng kể với giọng đối thoại. Nhiều học sinh đọc diễn cảm tốt, lôi cuốn người nghe. Các em cũng tích cực, chủ động trong việc đọc hiểu, mạnh dạn phát biểu ý kiến xây dựng bài, ham học, chủ động trong vấn đề đọc, tự tin, biết liên hệ thực tế, từ đó phát triển tốt về năng lực, phẩm chất, đặc biệt là phẩm chất nhân ái, năng lực giao tiếp hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo và phát triển năng lực văn học. Hiệu quả về kinh tế: Những biện pháp mà đề tài nêu lên hoàn toàn phù hợp với khả năng kinh tế của mỗi trường, mỗi vùng miền, mỗi địa phương. Giáo viên, phụ huynh, học sinh không tốn kém chi phí khi học. Hiệu quả về xã hội: Các em biết thể hiện cảm xúc, bộc lộ tình cảm, biết thể hiện sự quan tâm đến các thành viên trong gia đình và mọi người xung quanh. Tính khả thi Các biện pháp này khi triển khai trong tổ chuyên môn được tập thể giáo viên đón nhận, hưởng ứng nhiệt tình, đánh giá cao. Các giáo viên đều có nhận xét là giải pháp hay và có thể áp dụng rộng rãi ở nhiều nơi. PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Kết luận Trong sáng kiến kinh nghiệm, tác giả đã trình bày những nội dung nghiên cứu và kết quả nội dung nghiên cứu sau: Làm rõ cơ sở lí luận liên quan đến biện pháp nâng cao hiệu quả rèn đọc cho học sinh trong dạy học môn Tiếng Việt 2 theo chương trình GDPT 2018. Khảo sát, đánh giá thực trạng biện pháp nâng cao hiệu quả rèn đọc cho học sinh trong dạy học môn Tiếng Việt 2 theo chương trình GDPT 2018 trên các khía cạnh: Thực trạng thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, kết quả rèn đọc và các yếu tố ảnh hưởng đến việc rèn đọc. Trên cơ sở đó, đánh giá những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong việc rèn đọc cho HS. Đề xuất 05 biện pháp biện pháp nâng cao hiệu quả rèn đọc cho học sinh trong dạy học môn Tiếng Việt 2 theo chương trình GDPT 2018, cụ thể: Biện pháp 1: Phân hóa đối tượng học sinh trước và trong quá trình rèn đọc Biện pháp 2: Truyền cảm hứng tiếp cận văn bản cho học sinh trước khi đọc Biện pháp 3: Sử dụng các kĩ thuật rèn đọc tích cực, sáng tạo theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh Biện pháp 4: Dạy học sinh kĩ năng tạo kết nối, liên hệ thực tế Biện pháp 5: Sử dụng hiệu quả các công cụ theo dõi, đánh giá kĩ năng đọc của học sinh Các biện pháp đưa ra đều có tính khả thi, tính hiệu quả, được mô tả cụ thể về mục tiêu, nội dung và cách tiến hành. Khuyến nghị Với Ban giám hiệu nhà trường Tăng cường hơn công tác quán triệt vai trò, ý nghĩa và các nội dung rèn đọc cho học sinh trong dạy học môn Tiếng Việt 2 theo chương trình GDPT 2018. Tích cực hơn nữa trong việc chỉ đạo thực hiện đổi mới biện pháp nâng cao hiệu quả rèn đọc cho học sinh trong dạy học môn Tiếng Việt 2 theo chương trình GDPT 2018. Tổ chức các phong trào, hội thi, sân chơi liên quan đến các chủ đề đã đọc nhiều hơn nữa để HS vận dụng hiểu biết, rèn luyện kĩ năng và phát triển năng lực, phẩm chất. Với giáo viên dạy môn Tiếng Việt Mỗi GV dạy môn Tiếng Việt phải là những nhân tố tích cực, chủ động trong việc tự học hỏi, bồi dưỡng chuyên môn về biện pháp nâng cao hiệu quả rèn đọc cho học sinh trong dạy học môn Tiếng Việt 2 theo chương trình GDPT 2018. Tích cực, chủ động đưa chủ đề nâng cao hiệu quả rèn đọc cho học sinh trong dạy học môn Tiếng Việt 2 theo chương trình GDPT 2018 vào nội dung sinh hoạt chuyên môn để việc rèn đọc ngày càng đi vào nề nếp, tự nhiên, sinh động, nhẹ nhàng, hấp dẫn và hiệu quả. Thể hiện sự đổi mới, sáng tạo trong việc sử dụng các hình thức, phương pháp rèn đọc trong dạy học môn Tiếng Việt ở trên lớp kết hợp công tác rèn đọc cho HS trong các hoạt động ngoại khóa. Tích cực phối hợp với gia đình và các lực lượng giáo dục khác trong công tác rèn đọc cho HS. Có kế hoạch dạy học từng bài đọc cụ thể, cập nhật, điều chỉnh thường xuyên cho phù hợp với đối tượng HS lớp mình phụ trách. Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Vật Lại, ngày 9 tháng 5 năm 2024 Tác giả Phùng Thị Hoa DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (Ban hành theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT 26/12/2018). Hoàng Hòa Bình, Nguyễn Minh Thuyết (2012), Phương pháp dạy học Tiếng Việt nhìn từ tiểu học, NXB Giáo dục Việt Nam. Trần Khánh Đức (2014), Lý luận và phương pháp dạy học hiện đại - phát triển năng lực và tư duy sáng tạo, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Trịnh Thúy Giang, Nguyễn Thị Thanh Hồng, Nguyễn Nam Phương, Nguyễn Đức Sơn, Nguyễn Thị Thanh Trà, Trần Bá Trình (2021), Đánh giá năng lực, phẩm chất học sinh, NXB Đại học Sư phạm. Lê Phương Nga, Đặng Kim Nga (2015), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, NXB Đại học Sư phạm. Đỗ Xuân Thảo – Phan Thị Hồ Điệp (2021), Đọc mở rộng lớp 2, NXB Đại học Sư phạm. Đỗ Ngọc Thống (Tổng Chủ biên), Đỗ Xuân Thảo (Chủ biên) – Phan Thị Hồ Điệp – Lê Phương Nga (2018), Dạy học phát triển năng lực môn Tiếng Việt Tiểu học, NXB Đại học Sư phạm. Đỗ Ngọc Thống (Chủ biên), Đỗ Xuân Thảo – Phan Thị Hồ Điệp (2021), Hướng dẫn dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, NXB Đại học Sư phạm. MINH CHỨNG CHO ĐỀ TÀI PHIẾU SỐ 1 PHIẾU XIN Ý KIẾN Về thực trạng rèn đọc cho học sinh trong dạy học môn Tiếng Việt 2 theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 (Phiếu dành cho giáo viên) Kính thưa quý thầy/cô! Với mong muốn nâng cao chất lượng rèn đọc cho học sinh, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh trong dạy học môn Tiếng Việt 2 theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018”. Rất mong quý thầy/cô cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu (X) vào các ô tương ứng trong các câu hỏi dưới đây. Ý kiến của quý thầy/cô chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu, ngoài ra không sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác. Trân trọng cảm ơn quý thầy/cô! Câu 1: Thầy/cô cho biết ý kiến về mục tiêu rèn đọc cho học sinh trong dạy học môn Tiếng Việt 2 theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018? TT Nội dung điều tra Mức độ thực hiện Tốt Khá TB DTB 1 Thực hiện yêu cầu cần đạt về kĩ thuật đọc 2 Thực hiện yêu cầu cần đạt về đọc hiểu nội dung 3 Thực hiện yêu cầu cần đạt về đọc hiểu hình thức 4 Thực hiện yêu cầu cần đạt về liên hệ, kết nối 5 Thực hiện yêu cầu cần đạt về đọc mở rộng 6 Thực hiện yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu, năng lực chung, năng lực đặc thù Câu 2: Thầy/cô cho biết ý kiến về nội dung rèn đọc cho học sinh trong dạy học môn Tiếng Việt 2 theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018? TT Nội dung điều tra Mức độ thực hiện Tốt Khá TB DTB 1 Đọc đúng 2 Tốc độ đọc vừa phải, ngắt hơi phù hợp 3 Ngữ điệu phù hợp 4 Đọc thầm 5 Hiểu về chi tiết nổi bật, hiểu nội dung chính 6 Hiểu biết sơ giản cốt truyện, vần thơ, nhịp thơ 7 Liên hệ, kết nối 8 Đọc mở rộng Câu 3: Thầy/cô đánh giá thế nào về việc phương pháp rèn đọc cho học sinh trong dạy học môn Tiếng Việt 2 theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018? TT Nội dung điều tra Mức độ thực hiện Tốt Khá TB DTB 1 Phương pháp thuyết trình 2 Phương pháp dạy học nêu vấn đề 3 Phương pháp dự án 4 Phương pháp trò chơi học tập 5 Phương pháp thực hành theo mẫu 6 Phương pháp thảo luận nhóm Câu 4: Thầy/cô đánh giá thế nào về hình thức rèn đọc cho học sinh trong dạy học môn Tiếng Việt 2 theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018? TT Nội dung điều tra Mức độ thực hiện Tốt Khá TB DTB 1 Hình thức dạy học lên lớp 2 Hình thức dạy học kết hợp trải nghiệm 3 Hình thức dạy học tương tác trong nhóm 4 Hình thức dạy học tương tác ở gia đình Câu 5: Thầy/cô đánh giá thế nào về các yếu tố ảnh hưởng đến việc rèn đọc cho học sinh trong dạy học môn Tiếng Việt 2 theo Chương trình GDPT 2018? TT Yếu tố Mức độ ảnh hưởng Rất ảnh hưởng Ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng SL % SL % SL % SL % 1 Chương trình GDPT 2018 2 Sự quan tâm chỉ đạo của BGH 3 Cơ sở vật chất phục vụ cho việc rèn đọc 4 Năng lực rèn đọc cho HS của GV 5 Đặc điểm tâm lí, sự hứng thú của HS 6 Nhận thức, sự phối hợp của các lực lượng Câu 6: Nếu có thể, xin Thầy/Cô vui lòng cho biết đôi điều về bản thân: Nam □ Nữ □ Trình độ chuyên môn: Thâm niên công tác: ... ¨Dưới 10 năm ¨Từ 10 đến 20 năm ¨Trên 20 năm Xin trân trọng cảm ơn quý Thầy/Cô! PHIẾU SỐ 2 PHIẾU KHẢO SÁT Về kết quả đọc của học sinh trong dạy học môn Tiếng Việt 2 theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 TT Nội dung khảo sát Mức độ thực hiện Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành 1 Đọc đúng 2 Tốc độ đọc vừa phải, ngắt hơi phù hợp 3 Ngữ điệu phù hợp 4 Đọc thầm 5 Nêu và trả lời câu hỏi về chi tiết nổi bật, thái độ, tình cảm của nhân vật 6 Hiểu điều tác giả muốn nói 7 Đọc hiểu hình thức 8 Liên hệ, so sánh, kết nối 9 Đọc mở rộng, yêu thích đọc 10 Phát triển phẩm chất, năng lực MINH CHỨNG 1: NHÓM HỌC SINH TỰ LUYỆN ĐỌC VÀ NHÓM HỌC SINH LUYỆN ĐỌC CÙNG CÔ MINH CHỨNG 2: HỌC SINH TRẢI NGHIỆM CÁCH CHÀO ĐỘC ĐÁO TRÊN THẾ GIỚI TRONG TIẾT ĐỌC MINH CHỨNG 3: CÔNG CỤ THEO DÕI VÀ KHÍCH LỆ HỌC SINH RÈN ĐỌC MINH CHỨNG 4: HỌC SINH ĐỌC SÁCH TRONG NGÀY: “SÁCH VÀ ĂN HÓA ĐỌC” MINH CHỨNG 5: HỌC SINH TỰ ĐỌC SÁCH. MINH CHỨNG 6: HỌC SINH ĐỌC DIỄN CẢM VÀ CHIA SẺ VỚI THẦY CÔ, BẠN BÈ VỀ NỘI DUNG/ NHÂN VẬT YÊU THÍCH TRONG TRUYỆN
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_ren_doc_cho_hoc_sinh.docx
SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả rèn đọc cho học sinh trong dạy học môn Tiếng Việt 2 theo chư.pdf