SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy Tiếng Việt (phần Đọc) cho học sinh Lớp 2
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới chương trình và sách giáo khoa là đổi mới phương pháp dạy và học: Chuyển từ phương pháp truyền thụ sang phương pháp tích cực hoá hoạt động của người học, trong đó thầy giáo (cô giáo) đóng vai trò người tổ chức hoạt động của học sinh, mỗi học sinh đều được bộc lộ mình và phát triển.
- Nói và nghe trang bị kiến thức và rèn luyện các kỹ năng kể cho học sinh.
- Góp phần cùng các môn học khác mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy lôgic, tư duy hình tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc, thẩm mỹ hoàn thành nhân cách cho học sinh.
Hoạt động nói và nghe được thiết kế thành mục riêng ở bài 4 tiết, chủ yếu được triển khai dưới hình thức nghe kể chuyện và kể lại câu chuyện đã nghe hoặc kể lại câu chuyện đã đọc. Ở một số bài có hoạt động nói theo chủ điểm.
- Ở hoạt động kể chuyện, yêu cầu cần đạt về kĩ năng kể chuyện được chia thành 2 mức độ tương ứng với hai học kì. Ở học kì I, HS được yêu cầu nghe kể một câu chuyện đơn giản và kể lại 1 - 2 đoạn của câu chuyện đó. Ở học kì II, nghe kể một câu chuyện rồi kể lại từng đoạn của câu chuyện và toàn bộ câu chuyện. Sau kể chuyện ở lớp, có phần vận dụng, chủ yếu là HS kể lại câu chuyện hoặc kể về một nhân vật trong câu chuyện đã nghe cho người thân hoặc viết 2 - 3 câu liên quan đến câu chuyện.
- Ở hoạt động luyện nói theo chủ điểm, HS được nói và nghe về những chủ điểm mà các em có nhiều trải nghiệm, chẳng hạn: Tuần 1: Nói về những ngày hè của em; Tuần 6: Nói về ngôi trường của em; Tuần 26: Nói về các hoạt động bảo vệ môi trường.
- Ngoài kĩ năng kể chuyện và nói theo chủ điểm, kĩ năng sử dụng nghi thức lời nói và kĩ năng trình bày, trao đổi, tương tác được tích hợp qua nhiều hoạt động học tập trong cả bài 4 tiết và bài 6 tiết.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy Tiếng Việt (phần Đọc) cho học sinh Lớp 2

học sư phạm Hà Nội. 3. Lê Phương Nga, Nguyễn Trí (1999), Phương pháp dạy học Tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục. 4. Mai Quang Tâm (2006), Giáo trình bồi dưỡng hiệu trưởng trường Tiểu học - học phần IV, Nhà xuất bản Hà Nội. 5. Nguyễn Trại (2007), SGK và thiết kế bài giảng Tiếng Việt lớp 2, Nhà xuất bản Hà Nội. 6. Nguyễn Trí (2002), Dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình mới, Nhà xuất bản Giáo dục. 7. Trần Mạnh Hưởng, Lê Hữu Tỉnh (2000), Giải đáp 88 câu hỏi về giảng dạy Tiếng Việt ở trường Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục. PHỤ LỤC 1: Quy trình một tiết Nói và nghe KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn:Tiếng Việt Tiết 4: Nói và nghe: Em có xinh không? I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức, kĩ năng : - Dựa theo tranh và gợi ý để nói về các nhân vật, sự việc trong tranh; biết chọn kể lại 1-2 đoạn của câu chuyện theo tranh và kể với người thân về nhân vật voi trong câu chuyện. -Kể được từng đoạn của câu chuyện; biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung từng tranh. - Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện; biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn. -Yêu thích môn học; tự tin khi kể chuyện. 2. Phát triển năng lực HS * Năng lực: - Phát triển kĩ năng trình bày, giao tiếp, hợp tác nhóm. * Phẩm chất: - Mạnh dạn, tự tin trong trong giao tiếp, biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày. II. Đồ dùng dạy học: -GV: Bài giảng điện tử, sách giáo khoa, mũ giấy hình nhân vật để HS kể chuyện phân vai. -HS: Sách giáo khoa. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TG ND các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 3’ I.Khởi động - Tổ chức cho HS hát múa theo nhạc bài hát “Chú voi con ở Bản Đôn.” - GV hỏi: +Trong bài hát vừa đã nhắc đến con vật nào? +Thế con thấy con voi ntn? - GV nx, chốt: Ở tiết học trước, cô và các con đã học bài đọc: “Em có xinh không?” nói về voi em đấy, buổi học hôm nay chúng ta sẽ dựa theo tranh, các nhân vật và sự việc trong tranh cùng kể lại 1-2 đoạn câu chuyện “Em có xinh không?”. - GV ghi tên bài. - HS hát múa theo nhạc. - HS trả lời: + Con voi + Dễ thương - HS lắng nghe - HS ghi vở 30’ 2’ 2’ II. Khám phá. 1. HĐ1: Quan sát tranh, nói tên các nhân vật và sự việc được thể hiện trong tranh. 2. HĐ2. Chọn kể lại 1 - 2 đoạn của câu chuyện theo tranh. 3.Vận dụng: Kể với người thân về nhân vật voi em trong câu chuyện. 4. Củng cố, dặn dò - Cô sẽ cho các con quan sát tranh làm quen một số nhân vật qua hoạt động bài tập 1. - Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu. - Bài tập số 1 các con quan sát thấy trong 4 bức tranh này có những nhân vật nào? - Bây giờ các con hãy quan sát kĩ từng bức tranh và nói tên các nhân vật, sự việc được thể hiện trong mỗi tranh nhé! - Các con chú ý, ở tiết Nói và Nghe khi nói các con cần nói thành câu và đủ ý. - GV hướng dẫn mẫu tranh 1: Bây giờ cô và các con cùng đến với bức tranh đầu tiên. + YCHS quan sát tranh 1 + Tranh 1 có những nhân vật nào? + Tranh 1 diễn tả những sự việc gì? + Gọi 1 HS nói tên các nhân vật và sự việc trong tranh 1 + Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. + GV nhận xét, chốt bức tranh 1: Bức tranh thứ nhất chúng ta thấy có nhân vật Voi anh và voi em. Voi em hỏi Voi anh: “Em có xinh không?”, Voi anh trả lời: “Em xinh lắm” - Tương tự như vậy, giờ các con hãy thảo luận theo nhóm 4, hãy nêu tên các nhân vật và những sự việc xảy ra ở bức tranh 2, 3, 4. - GV tổ chức cho học sinh làm việc nhóm 4 nêu tên các nhân vật và sự việc trong tranh 2,3,4. + GV chiếu từng tranh, đại diện các nhóm nói tên các nhân vật và những sự việc nêu trong tranh. + GV gọi HS nhận xét và bổ sung ý kiến nếu có. - GV khai thác ở mỗi bức tranh + Tranh 2: Hai bạn đã nói gì với nhau mà voi em lại bẻ vài cành cây rồi gài lên đầu? + Tranh 3: Tại sao voi em lại cắm thêm cỏ vào cằm mình? + Tranh 4: Theo các con, voi anh đã nói gì khi thấy voi em có sừng và râu? - GV nhận xét, chốt ý kiến đúng - YCHS nêu tên các nhân vật và sự việc trong cả 4 bức tranh. - GV chuyển hđ: Cô thấy ở hoạt động 1 các con dựa theo tranh và gợi ý để nói về các nhân vật, sự việc trong tranh tương đối tốt rồi đấy, bây giờ cô trò mình cùng kể lại 1-2 đoạn theo tranh nhé! - Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu - Yêu cầu HS quan sát tranh và cho cô biết nội dung của bức tranh là gì? - Gọi HS NX bạn kể đúng nội dung tranh chưa? Giọng kể đã hay chưa? - GV chốt ND tranh 1: Voi em thích mặc đẹp và thích được khen xinh. Ở nhà, nó luôn hỏi anh “Em có xinh không?”, voi anh bao giờ cũng khen “Em xinh lắm!”. -> Đây cũng chính là nội dung đoạn 1 của câu chuyện. - Bạn nào giỏi có thể kể đoạn 1 hay hơn giúp cô nào? - GV nhận xét, khen ngợi HS - GV lưu ý: Khi kể chuyện theo tranh các con nên tập trung vào điều đáng nhớ nhất trong bức tranh để kể. Khi nói theo tranh các con không nhất thiết phải nói giống y bài đọc đã được học mà chúng ta có thể nói theo ý hiểu của mình để khiến câu chuyện của các con sinh động hơn. Nhóm nào kể tốt từng tranh rồi thì có thể phân vai để kể lại câu chuyện. - Yêu cầu HS nêu giọng kể các nhân vật: Ở tiết học trước các con đã được luyện đọc bài: “Em có xinh không?” các con hãy nhắc lại cách đọc giọng của các nhân vật trong câu chuyện: + Gọi HSNX + GV nhận xét, chốt: Chúng ta đã biết cách đọc giọng của các nhân vật, đó giọng kể của các nhân vật trong truyện: + Voi em: Hồn nhiên, tự tin + Voi anh: Giọng ân cần, dịu dàng; ngạc nhiên khi thấy sự thay đổi của voi em. + Hươu và dê: Giọng tỏ vẻ chê bai - Tương tự như bức tranh thứ 1, các con hãy thảo luận theo nhóm 4 kể nội dung các bức tranh còn lại. - Các con đã kể lại nội dung của các bức tranh trong nhóm, bây giờ cô mời đại diện các nhóm lên kể lại trước lớp: + GV đưa ra tiêu chí nhận xét bạn kể. + Gọi 1 học sinh đọc tiêu chí. + GV mời đại diện 1 nhóm kể lại tranh 2 + Gọi HS NX, đại diện nhóm khác kể lại. + GV gọi đại diện 2 nhóm kể lần lượt bức tranh 3,4 - Gọi Hs nhận xét theo tiêu chí. - GV nhận xét: Các con kể đúng nội dung các bức tranh, - Nhóm nào giỏi có thể kể lại đoạn 1-2 (3-4) câu chuyện? 2 nhóm kể nói tiếp nhau hết câu chuyện. - Cô thấy các bạn đã kể lại câu chuyện rất hay và cuốn hút, giờ nhóm nào giỏi hơn có thể lên sắm vai kể lại cho cô bức tranh 1-2 (4 nhân vật: Dẫn chuyện, voi anh, voi em, hươu) - Gọi Hs nhận xét nhóm bạn sắm vai, kể chuyện - GV NX, khen - Gọi học sinh lên kể toàn bộ câu chuyện. - GV nhận xét, đánh giá: Qua HĐ 2 cô thấy các con đã biết kể lại 1-2 đoạn (có bạn còn biết kể cả câu chuyện), các con đã biết sử dụng những từ ngữ để câu chuyện của các con thêm sinh động và hay hơn. Bây giờ cô sẽ cho các con xem clip về câu chuyện này nhé! - Cho HS xem clip kể chuyện mẫu - Con đã rút ra được bài học gì cho chính mình sau khi học câu chuyện “ Em có xinh không?” -> Qua câu chuyện này chúng mình thấy rằng ai cũng có điểm đáng yêu, nét đẹp của riêng mình, chính vì vậy các con hãy tự tin vào chính bản thân mình nhé. - Các con đã kể từng đoạn và cả câu chuyện tương đối tốt rồi đấy. Về nhà các con hãy kể lại cho người thân về nhân vật voi em trong câu chuyện. Các con lưu ý tìm hiểu nhân vật voi đã có những thay đổi gì nhé! - GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học: Các con vừa kể câu chuyện gì? - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. - 1 Học sinh đọc - Voi em, voi anh, hươu, dê - HS quan sát. - HSTL: Nhân vật là voi anh, voi em. - HSTL: Voi em hỏi voi anh: Em có xinh không? Voi anh nói: Em xinh lắm - HS nhận xét, bổ sung - HS thảo luận nhóm 4 - HS thảo luận theo nhóm4 - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. -Tranh 2: + Nhân vật: Voi em và hươu. + Sự việc: Sau khi nói chuyện với hươu, voi em bẻ vài cành cây, gài lên đầu để có sừng giống hươu; -Tranh 3: + Nhân vật: Voi em và dê. + Sự việc: Sau khi nói chuyện với dê, voi em nhổ một khóm cỏ dại bên đường, dính vào cằm mình cho giống dê; - Tranh 4: + Nhân vật: Voi anh, voi em. + Sự việc: Voi anh rất ngỡ ngàng trước việc voi em có sừng và râu. + HS nhận xét, bổ sung - HS TL: + Voi em hỏi hươu “Em có xinh không?” Nhưng hươu đã trả lời: “Chưa xinh lắm vì em không có đôi sừng going anh” + Vì Dê nói Voi em không xinh vì không có râu. + Trời ơi! Sao em lại có thêm sừng và râu thế này? Xấu lắm. - 2 học sinh nối tiếp nêu tên các nhân vật và sự việc trong cả 4 bức tranh. - HS nghe - HS đọc yêu cầu. - HS TL: + Tranh 1: Voi em thích mặc đẹp và thích được khen xinh. Ở nhà, nó luôn hỏi anh “Em có xinh không?”, voi anh bao giờ cũng khen “Em xinh lắm!”. - HS nhận xét - HS kể lại - HS lắng nghe - HS trả lời + HS nx - HS quan sát và trao đổi nhóm về nội dung mỗi bức tranh. - Hs đọc tiêu chí - Đại diện nhóm trình bày: + Tranh 2 : Một hôm, voi em gặp hươu con, nó hỏi “Tớ có xinh không?”. Hươu trả lời: “Chưa xinh lắm vì cậu không có đôi sừng giống tớ”. - HS nhận xét, HS kể lại + Tranh 3: Gặp dê, voi hỏi “Em có xinh không?”, dê trả lời “Không, vì cậu không có bộ râu giống tôi”. Nghe vậy, voi liền nhổ một khóm cỏ dại bên đường, gắn vào cằm rồi về nhà. + Tranh 4: Có đôi sừng và bộ râu giả, về nhà, voi em hớn hở hỏi anh “Anh, em có xinh hơn không?” voi anh chê voi em xấu khi có thêm sừng và râu. Voi em ngắm mình trong gương và thấy xấu thật. Nó liền bỏ đôi sừng và chòm râu đi và thấy mình xinh đẹp hẳn lên. - HSNX, bổ sung ( nếu có) - HS kể chuyện - HS sắm vai kể chuyện - HS nhận xét - HS xem - HS trả lời. - HS lắng nghe - Lắng nghe hướng dẫn của GV. - HS trả lời - HS nhắc lại những nội dung đã học . - Lắng nghe PHỤ LỤC 2: Các minh chứng về ứng dụng trò chơi trong tiết Kể chuyện * Phụ lục 2.1 DẠY BÀI: CHIẾC ĐÈN LỒNG (Tiếng Việt 2-tập 2) * Chuẩn bị - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm (các nhóm có số lượng người như nhau, lực học tương đương nhau). - Bảng phụ ghi ý của từng đoạn. + Đoạn 1: Bác đom đóm già khi nhìn bầy đom đóm nhỏ rước đèn lồng. + Đoạn 2: Bác đom đóm khi nghe tiếng khóc của ong non. + Đoạn 3: Bác đom đóm sau khi đưa ong non về nhà. + Đoạn 4: Điều khiến bác đom đóm cảm động? Bốn học sinh đại diện 4 nhóm "oẳn tù tì" để chọn đội kể trước. Đại diện (1 học sinh khác) nhóm A kể trước theo ý của đoạn 1. Sau khi kể xong bạn sẽ "truyền điện" thật nhanh chỉ một bạn nhóm B kể. Bạn được chỉ định phải đứng dậy nhanh kể tiếp đoạn 2 (dựa vào ý ghi trên bảng) của truyện. Nếu bạn kể đúng thì được chỉ định ngay một bạn khác của nhóm A kể tiếp đoạn thứ ba. Cứ như thế cho đến hết câu chuyện. * Cụ thể - Học sinh A1 kể: Khi nhìn bầy đom đóm nhỏ rước đèn lồng, bác đom đóm già nghĩ: Trông chúng giống như những ngôi sao nhỏ lấp lánh. Ôi chao! Mình thực sự già rồi! - Học sinh A2 kể: Khi thấy ong non bị lạc đường, bác đom đóm già đã Trường hợp học sinh được chỉ định mà không kể tiếp được cả lớp đếm từ "một -> năm". Bạn vẫn không kể được thì phải đứng yên (điện giật) và học sinh kể đúng đoạn trước lại có quyền chỉ định một người khác của nhóm bạn lên kể. Cụ thể là: Trong câu chuyện trên, học sinh A1 (kể được) -> học sinh B1 (không kể được) -> học sinh A1 chỉ định tiếp học sinh B2 (kể được) -> học sinh A2 * Tiêu chí đánh giá - Sau lần chơi thứ nhất nếu nhóm nào có nhiều bạn bị điện giật thì nhóm đó thua cuộc. - Số thời gian còn lại cho nhóm học sinh khác tham gia cuộc chơi. * Phụ lục 2.2 DẠY BÀI: CẬU BÉ HAM HỌC (Tiếng Việt 2- tập 1) * Chuẩn bị - Quần áo nâu, sách, búp bê thay em bé, - Bầu ban giám khảo (mỗi tổ 1 học sinh + giáo viên). * Tiến hành Trong truyện kể: “Cậu bé ham học” để các em nắm được từng nhân vật trong truyện tôi đặt một số câu hỏi gợi ý sau: + Câu chuyện này có mấy nhân vật? + Hàng ngày Vũ Duệ thường làm gì? + Thấy Vũ Duệ ham học thầy giáo đã làm gì? Để phát huy tính độc lập và sáng tạo của học sinh tôi gọi 1 nhóm lên kể mẫu sau đó cho học sinh dưới lớp nhận xét từng vai diễn. Nếu học sinh kể không được giáo viên có thể gợi ý cho các em cách thể hiện từng vai, phân tích từng lời nói, điệu bộ của từng nhân vật trong truyện. Sau khi kể xong giáo viên tiếp tục gọi một nhóm khác lên kể. * Tiêu chí đánh giá Cuối cùng cả lớp cùng theo dõi kết quả đánh giá của ban giám khảo. Nhận xét của ban giám khảo sẽ là kết quả của các nhóm vừa kể. * Phụ lục 2.3 DẠY BÀI: LỚP HỌC VIẾT THƯ (Tiếng Việt 2- tập 2) * Chuẩn bị - Bầu tổ trọng tài. - Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 4 em, (học sinh xung phong chơi). - Hai bộ phiếu có nội dung như sau: + Phiếu 1: Rồi thầy sẻ hướng dẫn cách viết, các trò chăm chú lắng nghe và thực hành viết. + Phiếu 2: Sẻ vừa về đến nhà thì các lá thư mà học trò gửi tới cho mình được gió chuyển đến. + Phiếu 3: Sẻ mời các con vật muốn tập viết thư qua học lớp thầy sẻ. + Phiếu 4: Sẻ cảm động lắm, gửi lại thư cho từng trò + Phiếu 5: Sau đó sẻ hướng dẫn các con vật cách nhờ gió gửi thư. + Phiếu 6: Mỗi con được phát một cái bút và một miếng vỏ sồi. + Phiếu 7: trên đó viết những dòng chữ to tướng: “Các trò thân mến! Cảm ơn các trò rất nhiều! Thầy giáo sẻ”. + Phiếu 8: Các con vật cảm ơn sẻ và trở về nhà. * Phổ biến luật chơi: Giống như phần đầu đã nêu. * Tiến hành: - Giáo viên gọi tất cả 8 học sinh xung phong lên bảng và chia làm 2 đội. Yêu cầu mỗi đội cử một em đại diện lên lấy phong bì. Sau hiệu lệnh "bắt đầu" hai nhóm bóc phong bì ra và chia cho mỗi bạn 2 phiếu, các bạn đọc và sắp xếp lên bảng từ theo trình tự câu chuyện. Khi có hiệu lệnh "hết giờ" cả hai nhóm dừng lại. - Giáo viên cùng tổ trọng tài kiểm tra và công bố kết quả. Cả lớp khen đội thắng cuộc. (Thứ tự xếp đúng như sau: Phiếu 3, phiếu 6, phiếu 1, phiếu 5, phiếu 8, phiếu 2, phiếu 4, phiếu 7). * Phụ lục 2.4 DẠY BÀI: EM CÓ XINH KHÔNG? (Tiếng Việt 2- tập 1) * Chuẩn bị - Một học sinh vai người dẫn truyện ( Trần Bảo Uyên) - Một học sinh vai voi em ( Nguyễn Nhất Nam) - Một học sinh vai voi anh ( Dương Cộng Hòa) - Một học sinh vai hươu ( Hoàng Hải Đăng) - Một học sinh vai dê ( Triệu Hoàng Bách) - Trang phục phù hợp với mỗi nhân vật (mũ đội đầu hình voi anh, voi em, hươu, dê) * Tiến hành - Người dẫn truyện: Voi em thích mặc đẹp và thích được khen xinh. Ở nhà, voi em luôn hỏi anh: - Học sinh đóng vai voi em: Em có xinh không? - Người dẫn truyện: Voi anh bao giờ cũng khen - Học sinh đóng vai voi anh: Em xinh lắm! - Người dẫn truyện: Một hôm, gặp hươu, voi em hỏi: - Học sinh đóng vai voi em: Em có xinh không? - Người dẫn truyện: Hươu ngắm voi rồi lắc đầu: - Học sinh đóng vai hươu: Chưa xinh lắm vì em không có đôi sững giống anh. - Người dẫn truyện: Nghe vậy, voi nhặt vài cành cây khô, gài lên đầu rồi đi tiếp. Gặp dê, voi hỏi: - Học sinh đóng vai voi em: Em có xinh không? - Học sinh đóng vai dê: Không, vì cậu không có bộ râu giống tôi. - Người dẫn truyện: Voi liền nhổ một khóm cỏ dại bên đường, gắn vào cằm rồi về nhà. Về nhà với đôi sừng và bộ râu giả, voi em hớn hở hỏi anh: - Học sinh đóng vai voi em: Em có xinh hơn không? - Người dẫn truyện: Voi anh nói - Học sinh đóng vai voi anh: Trời ơi, sao em lại thêm sừng và râu thế này? Xấu lắm! - Người dẫn truyện: Voi em ngắm mình trong gương và thấy xấu thật. Sau khi bỏ sừng và râu đi, voi em thấy mình xinh đẹp hẳn lên. Giờ đây, voi em hiểu rằng mình chỉ xinh đẹp khi đúng là voi.
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_day_tieng_viet_phan.docx