SKKN Một số biện pháp khắc phục lỗi dùng từ, viết câu cho học sinh Lớp 5 qua phân môn Tập làm văn
Cơ sở lí luận:
Với xu thế phát triển của đất nước đòi hỏi phải đào tạo ra một nguồn nhân lực năng động và sáng tạo. Để đáp ứng những nhu cầu đó, ngành Giáo dục đã có những đổi mới theo hướng tích cực các phương pháp giáo dục học sinh. Nhiều phương pháp mới đã được áp dụng cùng với các phương pháp truyền thống nhằm tạo ra một nền giáo dục toàn diện. Sự đổi mới trước hết phải thể hiện ở bậc tiểu học. Bậc tiểu học được coi như cái nền móng của ngôi nhà tri thức. Bậc tiểu học đã tạo những cơ sở ban đầu rất cơ bản và bền vững cho các em tiếp tục học các bậc học trên. Nội dung giảng dạy của tiểu học luôn gắn liền với thực tiễn, phục vụ thiết thực cho cuộc sống. Không chỉ những thế mà mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh.
Trong chương trình tiểu học môn Tiếng Việt cũng giữ một vị trí quan trọng không kém, bốn kĩ năng quan trọng mà bộ môn Tiếng Việt, môn học cơ bản nhất của bậc học cần đạt là: nghe, nói, đọc, viết. Trong đó kĩ năng viết văn là kĩ năng quan trọng nhất và cũng khó rèn luyện cho học sinh nhất. Để rèn kĩ năng viết cho học sinh, người dạy phải dạy tốt các phân môn như Chính tả , Luyện từ và câu, … Để viết đẹp và viết đúng, người thầy phải chú trọng rèn kĩ năng cho học sinh khi dạy Tập viết và Chính tả. Còn muốn dạy cho học sinh viết đúng và hay thì chúng ta phải đặc biệt chú ý dạy tốt hai phân môn là Luyện từ - câu và Tập làm văn. Trong hai phân môn này, nhiều giáo viên cho rằng Tập làm văn là môn khó dạy nhất, khó rèn kĩ năng cho học sinh nhất vì đòi hỏi học sinh phải có năng khiếu mới viết văn đúng và hay được.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp khắc phục lỗi dùng từ, viết câu cho học sinh Lớp 5 qua phân môn Tập làm văn

c thừa chủ ngữ và vị ngữ ). + Lỗi viết câu sai về nghĩa, không logic giữa các câu. Chẳng hạn trong bài viết miêu tả về một đồ vật trong nhà mà em yêu thích, có đoạn như sau: Cứ sau bữa ăn hằng ngày của bố, em lại dùng chiếc ấm trà đó để pha trà cho bố em uống. Nhìn ly trà nóng vừa rót ra bốc khói, toả hương thơm là ai cũng thấy thích uống. Trong trường hợp này, đã sai về cấu tạo câu và sai về logic (Cứ sau bữa ăn hằng ngày của bố). Ở câu đầu vì dùng thừa từ “bố” nên thành phần trạng ngữ trở thành một câu, có thể sửa lại là “sau mỗi bữa ăn, em thường dùng chiếc ấm trà đó để pha trà cho bố uống. Nhìn ly trà nóng vừa rót ra, bốc khói và toả hương thơm là ai cũng thấy thích uống” - Ở bài tập làm văn tả cây cối, có tổng số bài tham gia là 29 bài, số bài phạm lỗi là 15 bài, Cụ thể về các lỗi như sau: + Lỗi viết câu sai về cấu tạo (thiếu chủ ngữ hoặc vị ngữ) + Lỗi viết câu sai về cấu tạo (thiếu hoặc thừa chủ ngữ và vị ngữ ) + Lỗi viết câu sai về nghĩa, không logic giữa các câu Tương tự như việc mắc lỗi dùng từ, có nhiều nguyên nhân trong việc mắc lỗi viết câu của các em, nhưng nguyên nhân chính là do các em chưa nắm vững về cấu trúc ngữ pháp của câu hoặc chưa hiểu kỹ về logic liên kết câu, diễn đạt hàm ý muốn miêu tả. Ở nhà các em còn lơ là việc luyện tập luyện từ và câu. Bên cạnh đó còn có một nguyên nhân nữa là do một số em không nắm được kết cấu ngữ pháp của phân môn luyện từ và câu dẫn đến khi học tập làm văn thì mắc lỗi dùng câu. *Lỗi dùng dấu câu sai: Đối với việc dùng dấu câu sai trong các bài tập làm văn tuy số lượng không cao so với các loại lỗi khác, nhưng đây cũng là một vấn đề cần phải xem xét lại bởi một số em vẫn thường vi phạm. Cụ thể trong bài kể chuyện có 4/29 bài vi phạm lỗi về dấu câu, Bài tả đồ vật có 2/29 bài vi phạm lỗi về dấu câu và bài tả cây cối cũng có 3/29 bài vi phạm lỗi về dấu câu. Cụ thể : - Ở bài tập làm văn kể chuyện: + Lỗi không dùng dấu câu có 1 bài + Lỗi dùng dấu câu tuỳ tiện có 3 bài Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng câu sai (không có dấu câu hay dùng dấu câu tuỳ tiện) là phạm lỗi khá nhiều. Điều này gặp chủ yếu là ở học sinh chưa nắm chắc kiến thức về tác dụng của các dấu câu. Chẳng hạn có đoạn như sau : Nhật Minh với em, là đôi bạn thân từ khi chưa đi học, chúng em cùng ở trong một làng, chiều nào Nhật Minh cũng gọi em hay đi câu cá cũng vậy. Nhưng kỷ niệm làm em nhớ mãi đó là buổi đi bắt tổ chim trên đồng mà cả hai đứa chung em đều bị lạc đường. - Ở bài tập làm văn tả đồ vật: + Lỗi không dùng dấu câu không có bài nào + Lỗi dùng dấu câu tuỳ tiện có 2 bài - Ở bài tập làm văn tả cây cối: + Lỗi không dùng dấu câu có 1 bài + Lỗi dùng dấu câu tuỳ tiện có 2 bài Hoặc trong bài viết miêu tả cây phượng, bài làm đã dùng dấu câu tuỳ tiện, không đúng với cấu trúc của câu, chẳng hạn có đoạn viết như sau: Ở trường em học có rất nhiều, cây che bóng mát. Trong đó em thích nhất là cây phượng ngay trước của lớp em, nó to bằng 3 người ôm. Thân cây có màu xám lá cây nhỏ li ti mà cành thì rất nhiều và toả ra xung quanh chiếm cả một khoảng sân trường. Hay trường hợp vi phạm lỗi dùng dấu câu tuỳ tiện. Trong bài viết có đoạn như sau: Cây phượng trường em, là một cây che bóng mát. Thân cây to bằng cả mấy người lớn tuổi, cành lá sum suê còn rễ cây thì nổi lên mặt đất đứng từ xa. Trông cây phượng như một cái ô che nắng mà lại gần, thì trông cây che bóng mát lớn như một ngôi nhà. Như vậy việc học sinh mắc lỗi về dấu câu so với lỗi dùng từ hay viết câu có ít hơn nhưng không đáng kể. Số em mắc lỗi dùng dấu câu tuỳ tiện chiếm tỉ lệ cao hơn số em không dùng dấu câu như trong trong bài tập làm văn tả đồ vật không có em nào vi phạm lỗi không dùng dấu câu mà chỉ có 4 em dùng dấu câu tuỳ tiện. Số lượng học sinh phạm lỗi này chủ yếu là học sinh không suy nghĩ kĩ, viết ẩu. Tương tự như việc mắc lỗi dùng từ, có nhiều nguyên nhân trong việc mắc lỗi đặt dấu câu của các em, nhưng nguyên nhân chính là do các em chưa nắm vững về cấu trúc ngữ pháp của câu hoặc còn lơ là trong việc rèn luyện các kỹ năng viết văn dẫn đến khi học tập làm văn thì mắc lỗi dùng dấu câu. 2.4. Nguyên nhân mắc lỗi của học sinh: - Về phía học sinh: + Đa số học sinh tại trường thuộc diện con em nông thôn, việc tiếp cận với sách và thói quen đọc sách, kĩ năng giao tiếp còn nhiều hạn chế. Mặt khác, phân môn Tập làm văn làm một phân môn đòi hỏi trí nhớ, trí tưởng tưởng tượng cao, kết hợp với khả năng sáng tạo trong cách dùng từ, viết câu cũng như trong diễn đạt đòi hỏi phải nắm chắc kiến thức cơ bản của tiếng Việt thì mới tránh được những lỗi cơ bản trong làm văn. + Học sinh lớp 5 là lứa tuổi trực quan sinh động, các em còn nhìn thật, nói thật dẫn đến khi tả cũng thật không biết sử dụng nhiều đến hư cấu nên cách dùng câu còn gặp nhiều khó khăn. + Một số học sinh thường mải chơi, chưa thật sự chú ý đến bài giảng của giáo viên, khi làm bài thường làm ẩu, thiếu suy nghĩ dẫn đến sai sót trong bài làm của mình. - Về phía giáo viên: + Đối với môn tập làm văn là một phân môn rất khó chuyển tải, việc giáo viên lên lớp thường tập trung vào việc học các phân môn Tiếng Việt khác như Tập đọc, Luyện từ và câu), còn Tập làm văn chưa được đầu tư cao. + Đối với phân môn Tập làm văn, khi dạy một bài mới thường có 3 tiết: tiết tìm ý, lập dàn ý; tiết làm miệng; tiết làm bài viết. Giáo viên khi dạy bài làm miệng thường không bao quát hết lớp để tìm ra những điểm yếu khi học sinh mắc lỗi và có biện pháp khắc phục. + Một số giáo viên khi tiến hành dạy về tiết tìm ý, lập dàn ý thường tập trung vào nội dung chính (giảng giải nhiều việc miêu tả hay kể chuyện) mà xem nhẹ việc trình bày của học sinh nên một số em mắc lỗi khi dùng từ miêu tả hay đặt câu sai chưa được giáo viên hướng dẫn cụ thể. CHƯƠNG 3 CÁC BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH SỬA LỖI DÙNG TỪ, VIẾT CÂU TRONG PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN 3.1. CÁC BIỆN PHÁP: Qua kết quả khảo sát thống kê lỗi dùng từ, viết câu của học sinh lớp 5 ở trường , bản thân tôi đã nắm bắt được một số lỗi sai trong khi làm bài của học sinh. Trên cơ sở đó, dựa vào nhiệm vụ, yêu cầu nội dung và phương pháp dạy học phân môn tập làm văn cho học sinh tiểu học, để góp phần làm giảm lỗi trong làm bài cho học sinh, tôi đề xuất thêm một số biện pháp có tính khả thi mà người giáo viên có thể giải quyết được: 1. Xây dựng cho học sinh một động cơ học tập tốt. Nghiên cứu kỹ nội dung bài học trước khi lên lớp, tìm hiểu từng đối tượng học sinh để có các biện pháp tổ chức phù hợp với đặc điểm từng em, cần đi sâu hơn về hướng dẫn cấu trúc ngữ pháp của từ, câu, dấu câu. 2. Hướng dẫn cho các em cụ thể hơn trong những tiết học khi tìm ý, khi làm miệng. Bởi vì tiết làm miệng rất quan trọng, nếu giáo viên cho học sinh làm nhiều, đọc ra trước lớp về bài làm của mình nhiều thì giáo viên có thể nhận biết được số lượng em mắc lỗi và những lỗi nào để có biện pháp khắc phục. 3. Phải biết kết hợp mối quan hệ giữa tiết lập dàn ý với tiết làm miệng, tạo cho học sinh có ý thức trong việc tập làm miệng bằng cách xây dựng đúng đoạn văn, từ đó liên kết các đoạn sao cho hợp lý và chặt chẽ để có bài văn đúng và hay. Hướng dẫn các em đọc kỹ dàn bài trước khi làm bài. 4. Đối với tiết làm viết trước khi học sinh làm bài, giáo viên nên hướng dẫn lại dàn bài chi tiết nhiều lần để các em khỏi quên, cần cho học sinh rèn luyện ở nhà nhiều hơn. 5. Giáo viên cần đầu tư chú trọng nhiều hơn nữa đến phân môn Tập làm văn. Vì đây là một nội dung rất khó. Dạy cho các em những nội dung chính của mục tiêu thì dễ, nhưng hướng cho các em làm bài theo trí tưởng tượng thì khó, nhiều đoạn văn phải hướng tới hư cấu của nội dung, dùng các biện pháp so sánh trong miêu tả hợp lý sẽ giúp các em có bài văn hay súc tích hơn. 6. Giáo viên cần vận dụng nhiều phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh. 7. Ngoài việc ở lớp giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh luyện viết ở nhà. Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh để có biện pháp giúp đỡ các em rèn luyện ở nhà. 3.2. TÍNH THỰC THI VÀ HIỆU QUẢ 3.2.1. Tính thực thi: - Giáo viên dạy phân môn tập làm văn nhẹ nhàng hơn, định hướng để các con chọn lọc từ ngữ, đặt câu chính xác. - Giáo cụ trực quan chính là cách sử dụng câu từ hàng ngày của giáo viên, kích thích được sự chú ý của học sinh, học sinh tự nêu được ý của từ, của hình ảnh, cảm nhận được vẻ đẹp của hình ảnh. - Hệ thống câu hỏi phù hợp với trình độ nhận thức và tư duy của các em. - Các câu hỏi cảm thụ được đan xen nhẹ nhàng sau trong mỗi bài làm dàn ý, trình bày miệng dàn ý nên không quá khó đối với học sinh. Nhờ hiểu bài, hiểu cái hay, cái đẹp, trong cách dùng từ ngữ, hình ảnh của tác giả khi miêu tả nên các em dùng từ, viết câu văn tốt cho mỗi thể loại bài văn. 3.2.2 Tính hiệu quả: Nhờ việc nghiên cứu kĩ bài dạy, vận dụng hợp lý các biện pháp giảng dạy đã nêu nên tiết học đã đạt hiệu quả cao, học sinh làm bài tốt hơn, không sợ khi phải làm văn. Không khí học tập trong mỗi giờ tập làm văn sôi nổi, hào hứng, thu hút được sự tập trung chú ý của học sinh. CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP Qua kết quả khảo sát thống kê, tôi nhận thấy vấn đề tập làm văn trong trường tiểu học là một điều cấp bách đòi hỏi phải thực hiện nghiêm khắc và triệt để đối với việc dạy của giáo viên, cũng như việc học của học sinh. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả trong dạy học phân môn Tập làm văn ở tiểu học. Qua thực tế điều tra, tôi đã nắm bắt được các loại lỗi của học sinh trong đó loại lỗi dùng từ, viết câu là sai nhiều, nguyên nhân dẫn đến những sai sót đó của học sinh và đưa ra một vài ý kiến cá nhân về cách khắc phục. Khi bước chân vào ngưỡng cửa bậc tiểu học các em đã có một ít vốn liếng của Tiếng Việt, các em bắt đầu học chữ, học viết và tập phát âm đúng, chuẩn Tiếng Việt. Song học sinh rất hay quên vì những biểu trưng thị giác, âm thanh chưa phong phú và vững chắc. Biểu trưng về chữ viết chưa được xác lập rõ ràng và bền vững. Vì vậy học tập làm văn rất dễ lẫn lộn hoặc sai về nội dung. Chính vì vậy đến cuối cấp học sinh vẫn còn sai lỗi chủ đề nhiều, vì lẽ đó khi dạy tập làm văn cho học sinh giáo viên cần lưu ý: - Coi trọng tiết Tập làm miệng trong phân môn Tập làm văn, vì làm ở lớp nhiều giáo viên mới có cơ hội kiểm tra sai sót của các em. Đối với tiết Tập làm văn, giáo viên cần phân tích rõ ràng, hướng dẫn kỹ dàn bài chi tiết, cùng với việc làm miệng ở lớp thì hiệu quả tiết học mới cao, cách khắc phục lỗi mới đạt yêu cầu. Nói tóm lại, trong dạy học phân môn tập làm văn, người giáo viên nên vận dụng những biện pháp và phương pháp thích hợp, phù hợp với học sinh mình để nâng cao hiệu quả tiết Tập làm văn cho học sinh. Mặt khác giáo viên cần được trang bị đầy đủ về các kiến thức về ngôn ngữ học, cố gắng tìm tòi nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến phương pháp dạy phân môn tập làm văn, để từng bước nâng cao tay nghề của mình. Vấn đề dạy tập làm văn cho học sinh là hết sức khó khăn nhưng cũng không kém phần quan trọng. Chính vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải thật kiên trì nhẫn nại chứ không nóng vội, rèn cho học sinh là một quá trình lâu dài, bởi việc dạy học không phải là một ngày, hai ngày mà tốt được. Môn tập làm văn phải có thời gian rèn luyện và đầu tư một cách nghiêm túc thì mới đem lại hiệu quả cao. Còn về phần giáo viên phải thường xuyên uốn nắn, sửa chữa những lệch lạc, hướng dẫn cho các em có thể nắm kiến thức một cách vững chắc làm điểm tựa cho các lớp học cao hơn. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN: Muốn rèn cho học sinh học tốt phân môn tập làm văn giáo viên luôn cố gắng trau dồi học hỏi về chuyên môn nghiệp vụ. Giáo viên phải nắm chắc đối tượng học sinh, cần tìm hiểu chắc nội dung cơ bản của chương trình. Giáo viên cần phải giàu lòng yêu nghề mến trẻ, luôn động viên khuyến khích khi các em có tiến bộ. 2. KHUYẾN NGHỊ: 2.1. Đối với phòng giáo dục: Có kế hoạch hoạt động tập huấn chuyên đề về phương pháp dạy học đối với giáo viên như chuyên đề về phương pháp dạy tập làm văn theo phương pháp đổi mới, chuyên đề bồi dưỡng giáo viên,cho từng năm học để các trường có kế hoạch tổ chức cho giáo viên tham gia theo đúng định hướng của ngành trên cơ sở thực tế của địa phương và của nhà trường 2.2. Đối với Ban giám hiệu nhà trường: Cần quan tâm sát sao đến chất lượng dạy học của từng lớp, thường xuyên kiểm tra, tìm hiểu đặc điểm thực tế của học sinh để có kế hoạch bố trí dạy – học phù hợp để nâng cao chất lượng đại trà. Cần mua sắm thêm nhiều tài liệu dạy học, tài liệu tham khảo, giúp cho giáo viên có thêm tư liệu nghiên cứu, bổ sung kiến thức cho bản thân nhằm đáp ứng được yêu cầu của giáo dục trong thời kỳ đổi mới hiện nay. 2.3. Đối với bộ phận chuyên môn: Tăng cường công tác dự giờ, thăm lớp, kiểm tra hồ sơ của giáo viên để kịp thời phát hiện những thiếu sót trong dạy học của giáo viên và học sinh, từ đó xây dựng những biện pháp tổ chức dạy học sát với thực tế, đảm bảo chất lượng giảng dạy theo chương trình đổi mới của ngành. 2.4. Đối với giáo viên: - Cần vận dụng những biện pháp và phương pháp thích hợp, phù hợp với học sinh của mình để nâng cao hiệu quả tập làm văn cho học sinh. Mặt khác giáo viên cần được trang bị đầy đủ về các kiến thức về ngôn ngữ học, cố gắng tìm tòi nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến tiếng Việt, để từng bước nâng cao tay nghề của mình. - Để dạy tốt yêu cầu của môn tập làm văn, trước hết giáo viên cần chú trọng vào việc hướng dẫn cụ thể, chi tiết cách dùng từ, viết câu của học sinh để các em nắm vững kiến thức về luyện từ và câu lúc đó viết văn đạt hiệu quả. - Giáo viên phải hết sức nhiệt tình, chịu khó, kiên nhẫn trong quá trình dạy học, quá trình thực hiện các biện pháp. + Tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của vấn đề. Tìm những biện pháp phù hợp với từng bài dạy. + Chú ý đến đến cả ba đối tượng học sinh. + Chú ý phát huy tính tích cực của học sinh. + Tạo niềm tin giúp các em học sinh học tốt, khen ngợi động viên kịp thời, đúng lúc, tôn trọng bài làm của học sinh. Trên đây là một số kinh nghiệm của cá nhân tôi. Rất mong được sự chỉ dẫn, góp ý của đồng nghiệp. Qua đây, cho phép tôi gửi lời cảm ơn Ban giám hiệu, các đồng chí trong hội đồng nhà trường và các em học sinh của trường đã tạo điều kiện tốt nhất, hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm do tôi viết, không sao chép. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG Trường Đánh giá, xếp loại SKKN - Tổng:...(điểm) - Xếp loại:... (Kí tên, đóng dấu) Văn Khê, ngày 31 tháng 3 năm 2022 NGƯỜI THỰC HIỆN (Ký, ghi rõ họ tên) Lê Thị Thanh Bình TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nhà xuất bản Giáo dục, Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học 2. Sách giáo khoa, sách giáo viên Tiếng Việt lớp 4 – 5. 3. Dự án phát triển giáo viên Tiểu học - Nhà xuất bản giáo dục, Dạy lớp 4 theo chương trình Tiểu học mới 4. Dự án phát triển giáo viên Tiểu học - Nhà xuất bản giáo dục, Dạy lớp 5 theo chương trình Tiểu học mới 5. Dự án phát triển giáo viên Tiểu học - Nhà xuất bản giáo dục - Nhà xuất bản Đại học sư phạm, Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học. 6. Các tài liệu tham khảo khác
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_khac_phuc_loi_dung_tu_viet_cau_cho_hoc.docx