SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4 viết tốt đoạn văn, bài văn trong phân môn Tập làm văn có hiệu quả
Qua tìm hiểu ở giáo viên chủ nhiệm của khối 4, tôi được biết kĩ năng viết văn của học sinh còn nhiều hạn chế. Thường thì giáo viên viết sẵn văn mẫu cho học sinh học thuộc để đến tiết kiểm tra viết hay kiểm tra định kì học sinh học thuộc rồi nhớ và viết lại. Thực tế hiện nay, việc dạy môn Tiếng Việt nói chung và phân môm Tập làm văn nói riêng còn có rất nhiều hạn chế và chưa đạt kết quả như mong muốn. Lí do này là do nhiều nguyên nhân trong đó đa số giáo viên chưa định hình được phương pháp giảng dạy cũng như trình tự tiến hành dạy một bài tập làm văn như thế nào cho phù hợp với mục đích và nội dung của bài học đặt ra. Mặt khác học sinh Tiểu học là đối tượng mà tư duy còn hạn chế. Kĩ năng sử dụng ngôn ngữ của học sinh chưa cao. Đặc biệt trình độ học sinh ở các địa phương các em còn chưa đồng đều, hơn nữa học sinh rất ngại học văn. Trong một tiết học, thời gian có 40 phút là tối đa mà kiến thức phải cung cấp quá nhiều nên giáo viên chỉ hay quan tâm đến đối tượng học sinh năng khiếu để tiết dạy thành công.
Căn cứ vào thực tế giảng dạy và qua giao tiếp với học sinh hằng ngày, tôi nhận thấy khả năng học phân môn Tập làm văn của học sinh lớp 4 còn rất hạn chế, việc dùng từ, liên kết câu, khả năng diễn đạt còn yếu, viết câu què quặt, chắp vá, diễn đạt lủng củng. Bài văn thường tản mạn chưa theo một trình tự hợp lí.
Là một giáo viên Tiểu học tôi luôn trăn trở suy nghĩ để làm thế nào cho học sinh thích làm văn, viết văn chân thật, có cảm xúc và sinh động. Trong năm học 2020– 2021, 2021-2022, tôi đã dạy và tìm hiểu khá kĩ về mảng Tập làm văn, đặc biệt là cách viết đoạn văn, bài văn lớp 4. Tôi đã áp dụng một số phương pháp và thấy có những kết quả đáng mừng. Kinh nghiệm này được áp dụng và đã mang lại hiệu quả nhất định trong dạy Tập làm văn. Năm học 2021- 2022, tôi mạnh dạn đề xuất một vài biện pháp nhỏ “Một số giải pháp giúp học sinh lớp 4 viết tốt đoạn văn, bài văn trong phân môn Tập làm văn có hiệu quả”, để nghiên cứu với hi vọng góp phần nâng cao trình độ của bản thân và nâng cao chất lượng dạy - học văn lớp 4 nói riêng và nâng cao chất lượng dạy học nói chung. Qua đây, tôi mong muốn nhận được nhiều ý kiến trao đổi của đồng nghiệp để biện pháp thực sự có giá trị trong quá trình dạy học.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4 viết tốt đoạn văn, bài văn trong phân môn Tập làm văn có hiệu quả

ần phải quan sát cụ thể vật đó: Quan sát phải kết hợp sử dụng nhiều giác quan (mắt – nhìn, tai – nghe, mũi – ngửi, tay - sờ) để thu nhận được càng nhiều chi tiết thì bài miêu tả càng giống với đối tượng miêu tả, quan sát theo trình tự từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ tổng quát đến cụ thể rồi ghi chép lại vào sổ tay... Ví dụ : Tả ngoại hình con mèo: “Lông mèo mượt như tơ. Đầu nó tròn bên trên có hai cái tai dựng đứng, hết quay phía này lại quay phía khác để nghe ngóng. Hai con mắt nó mới sáng làm sao! Ở ngoài sáng, mắt xanh biếc. Trong đêm tối, mắt nó lấp lánh như ánh lửa”. Ví dụ: Tả cây xoài: Quan sát kĩ các bộ phận (thân, gốc, cành, lá, hoa, quả) hay từng thời kì phát triển của cây (cây non, cây lớn lên và cây trưởng thành cho quả) và ích lợi (cho quả, tăng thu nhập cho gia đình.). Ngoài ra cần sử dụng thêm các giác quan khác như mũi ngửi thấy mùi của quả xoài như thế nào ? c.3. Kết bài : Một bài văn nếu chỉ có mở bài hay và thân bài phong phú, hấp dẫn không thôi thì vẫn chưa đủ, còn phải có kết bài đẹp. Kết bài viết hay sẽ có tác dụng làm sâu sắc chủ đề, tạo nên dư âm dư vị cho cả bài viết. Kết bài không đơn thuần chỉ là một đoạn cuối của bài văn, nó còn là bộ phận kết thúc trong một tương quan chủ thể (thân bài) và mở bài của bài văn. Kết bài có thể là một câu, cũng có thể là một đoạn tự nhiên. Vậy trong đoạn kết bài cần đạt các yêu cầu sau : - Một là, phải hoàn thành chủ đề. Nghĩa là kết bài phải tỏ rõ ý tưởng của người viết muốn gửi gắm đến người đọc. - Hai là, phải để lại dư vị cho người đọc. Nghĩa là sau khi đọc xong bài văn, kết bài đó phải khiến cho người đọc, người nghe bao vấn vương, suy tư, sự nuối tiếc và tưởng chừng tất cả vẫn còn ở trước mắt. d. Biện Pháp 4: Rèn cho học sinh cách viết câu đúng, câu hay *Viết câu đúng: Một câu văn đúng phải đảm bảo về cấu trúc ngữ pháp, diễn đạt được nội dung, suy nghĩ của người viết. VD: Chú gà trống nhà em/ đã ra dáng một chú gà trống đẹp. CN VN *Viết câu hay: Câu hay là câu được mở rộng các thành phần phụ, sử dụng các biện pháp nhân hoá, so sánh hoặc từ láy, từ gợi tả, gợi cảm. Ví dụ: Qua một thời gian chăm sóc chu đáo, giờ đây, chú gà trống nhà em đã trở thành một chàng hiệp sĩ trông thật oai vệ làm sao. Việc dùng từ ngữ giàu hình ảnh, gợi tả, gợi cảm, các biện pháp so sánh, nhân hóa khi viết văn sẽ giúp cho câu văn, bài văn trở nên sinh động hơn, mượt mà hơn, ý tứ hơn và thu hút người đọc, người nghe. Để giúp các em biết viết câu văn có hình ảnh, sử dụng biện pháp tu từ, tôi cho học sinh làm dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh, nhân hoá trong đoạn thơ, bài thơ. e. Biện pháp 5: Rèn cách lập dàn bài chi tiết - Mặt khác để giúp tất cả học sinh có cơ sở lập dàn bài, nhất là các học sinh yếu, tôi luôn biên soạn ra một dàn bài chi tiết mẫu và lập phiếu học tập phát cho học sinh.Trước khi các em làm bài văn vào vở, tôi cho các em tham khảo dàn bài chi tiết của giáo viên ( hoặc của một học sinh năng khiếu ). Vì ở lứa tuổi học sinh có ba mức sáng tạo nên nếu em nào yếu thì các em có thể bắt chước y nguyên. Còn các em năng khiếu có thể thêm bớt một số từ ngữ hoặc chi tiết phù hợp theo khả năng của các em . - Nhờ thực hiện tốt bước lập dàn bài chi tiết nên dần dần bài văn của học sinh đầy đủ ý hơn, vốn tữ ngữ phong phú và cách diễn đạt trôi chảy mạch lạc hơn, bài viết lấp lánh chất văn hơn. f. Biện pháp 6: Xem lại lỗi của học sinh năm trước để ngăn ngừa lỗi cho học sinh năm nay Ghi lại các lỗi vào tiết trả bài văn năm trước, tôi lấy làm tư liệu để ngăn ngừa những lỗi sơ đẳng về chính tả, dấu câu, dùng từ, diễn đạt trước khi học sinh làm bài viết. Chẳng hạn, trước khi cho học sinh viết bài văn viết thư ở tuần 5, tôi nêu cho học sinh biết những lỗi sai của học sinh năm trước về dấu câu, dùng từ, diễn đạt, bố cục. Ở những tiết sau, tôi cũng tiến hành tương tự. Với cách làm này, tôi đã giúp học sinh khắc phục được một số lỗi sơ đẳng trong bài viết. g. Biện pháp 7: Vận dụng sách văn mẫu, bài văn mẫu của giáo viên Để thực hiện tốt vấn đề này, ngay từ đầu năm, tôi đã khuyến khích học sinh cả lớp tìm đọc các sách văn mẫu. Bởi vì, với mức độ hiểu biết của các em, không phải em nào cũng học xong lí thuyết là vận dụng thực hành lập dàn ý, viết đoạn văn và viết bài văn được ngay nên chúng tôi muốn mỗi em có riêng một cuốn sách để làm điểm tựa. Ví dụ: Dạy bài:"Quan sát đồ vật" (Tiếng Việt 4/I trang 153). Giáo viên sử dụng phương pháp trực quan, phương pháp quan sát ở chỗ giáo viên cho học sinh quan sát đồ chơi mà trẻ đem tới lớp kết hợp quan sát tranh 1 số trò chơi như gấu bông, con lật đật, con búp bê... Học sinh đọc phần gợi ý sách giáo khoa (học cá nhân) trang 154, sau khi giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích mẫu. Giáo viên sử dụng phương pháp rèn luyện theo mẫu, học sinh luyện tập theo mẫu đã gợi ý. Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh: - Hãy quan sát một số đồ chơi em thích và ghi lại những điều quan sát được. Học sinh vừa quan sát vừa ghi chép lại ý quan sát, sau đó sắp xếp ý để tạo thành một dàn ý tả đồ chơi mà em thích. - Giáo viên cho học sinh trình bày những ý đã ghi được sau khi quan sát theo một dàn bài sẽ luyện thực hành giao tiếp cho học sinh. h. Biện pháp 8: Tích hợp lồng ghép kiến thức phân môn Tập làm văn vào các phân môn khác trong môn Tiếng Việt * Đối với phân môn Luyện từ và câu Tôi đặc biệt chú trọng đến dạng bài “Viết đoạn văn ngắn” mà dạng bài này có rất nhiều trong phân môn Luyện từ và câu ở lớp Bốn. Tôi nghĩ rằng: “Nếu học sinh viết tốt đoạn văn thì ít nhiều gì cũng luyện cho các em kĩ năng viết bài Tập làm văn sau này”. Do đó khi dạy dạng bài này, tôi hướng cho học sinh tìm hiểu kĩ đề bài, xác định đúng yêu cầu trọng tâm, viết bài theo câu hỏi gợi ý của giáo viên, đồng thời kết hợp tham khảo đoạn văn mẫu của giáo viên. Đặc biệt cách chấm chữa bài, tôi thực hiện như cách chấm ở phân môn Tập làm văn để rèn cho các em kĩ năng nhận biết và tự sửa lỗi một cách thành thục. * Đối với phân môn Tập đọc Sau khi học các bài học thuộc thể loại văn miêu tả, tôi thường cho học sinh xác định kiểu bài, phân đoạn bài văn (Mở bài, thân bài, kết bài). Bài nào không có mở bài hay kết bài, tôi hướng dẫn cho các em thêm vào. Qua đó, tôi củng cố thêm cho học sinh lý thuyết về phân môn Tập làm văn. i. Biện pháp 9: Thực hiện cách chấm chữa bài cho học sinh Việc sọan tiết trả bài viết tôi vẫn tiến hành theo cách cũ, vừa chấm bài, vừa ghi ngay lỗi sai vào bài làm để học sinh sửa đúng lỗi khi gặp các kí hiệu trên. Khi lên lớp, phần sửa lỗi chính tả, tôi gọi học sinh đánh vần lại từ sai phổ biến cho đúng rồi ghi từ đó lên bảng. Riêng lỗi sai về dấu câu, dùng từ, diễn đạt, tôi chọn vài câu trong số câu trong bài làm của học sinh viết ra bảng phụ để sửa chung cho cả lớp. Thời gian còn lại, tôi cho các em sửa theo nhóm 4. Với cách làm này, học sinh sửa được 100% số lỗi mà các em đã mắc phải. j. Biện pháp 10: Tổ chức trò chơi Ở lứa tuổi học sinh Tiểu học, các em “Học mà chơi, chơi mà học”. Do đó để giảm bớt sự mệt nhọc và căng thẳng đối với môn học khó khăn này, thỉnh thoảng tôi tổ chức cho các em tham gia một số trò chơi. Cụ thể như sau : * Trò chơi 1:Ai nhanh hơn Khi học bài luyện tập miêu tả đồ vật (Tiết 2 tuần 15) về tả đồ chơi, đồ dùng học tập., để củng cố vốn từ ngữ và kĩ năng quan sát, tôi tổ chức cho các em chơi như sau: Chia lớp làm 4 đội, mỗi đội cử 3 em đại diện tham gia, một em quan sát bức tranh trong vòng mười giây, sau đó lần lượt truyền thông tin cho 2 em còn lại, em cuối cùng có nhiệm vụ ghi các từ ngữ miêu tả bức tranh mà các bạn đã truyền cho mình. Tổ nào ghi được nhiều từ đúng và nhanh hay hơn sẽ thắng cuộc. * Trò chơi 2: Nhìn hành động đoán con vật Trò chơi này được tổ chức ở phần củng cố của bài luyện tập tả con vật (Tả hoạt động, hình dáng) (Tiết 2 tuần 29). Chúng tôi ghi một số tên con vật nuôi trong gia đình như: chó, mèo, trâu, bò, gà,....cho một em xung phong lên bốc thăm đúng từ nào thì diễn tả hoạt động, hình dáng của con vật đó. Học sinh ở dưới lớp lắng nghe bạn tả và đoán tên con vật đó. Nếu đoán đúng cả 2 em đều được khen thưởng. Thông qua trò chơi này, học sinh có thể hiểu thêm hoạt động, hình dáng con vật đó. * Trò chơi 3: Hướng dẫn viên giỏi Trò chơi này, tôi sử dụng ở bài luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối (Tiết 2 tuần 22) về tả bộ phận nổi bật của cây. Sau khi lập dàn ý ở bài 1, chúng tôi tổ chức cho học sinh thi “Em tập làm hướng dẫn viên du lịch” để giới thiệu bộ phận nổi bật của cây, ban giám khảo là tập thể lớp. Qua trò chơi giúp các em có thêm hiểu biết thêm về nét đẹp riêng của từng bộ phận của cây miêu tả để biết cách diễn đạt và viết tốt đoạn văn ở bài tập 2. 4. Hiệu quả của biện pháp giáo dục: * Kết quả khảo sát: Đề bài: Kể lại câu chuyện Nàng tiên Ốc, kết hợp tả ngoại hình của các nhân vật. Đề bài: Em hãy tả một con vật mà em yêu thích nhất. - Tổng số học sinh: 24 em. TT Môn HTT HT CHT SL % SL % SL % Đầu năm TLV 2 8,3 17 70,8 5 20,9 Cuối năm TLV 10 41,6 13 54,2 1 4,2 Nhìn vào bảng thống kê chất lượng theo từng đợt đánh giá, tôi thấy các biện pháp mà tôi sử dụng đã thực sự mang lại hiệu quả. Rõ ràng, khi đối chiếu kết quả bài làm của hai đợt với đề như nhau, tôi thấy chất lượng bài cuối năm tốt hơn. Bài của nhiều em đã tiến bộ rõ rệt. Các em biết viết văn giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, các lỗi sai trước kia giờ đã giảm đi rõ rệt và có nhiều em viết được nhiều bài văn mà tôi rất tâm đắc. PHẦN III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: - Quá trình thực hiện các biện pháp giúp học sinh lớp 4 khắc phục các lỗi viết văn tôi nhận thấy mỗi thầy cô nếu tận tâm, tận tình cùng với lòng yêu nghề, mến trẻ, sự ham học hỏi sẽ góp phần không nhỏ vào thành công trong sự nghiệp giáo dục. - Giáo viên sẽ giúp học sinh chỉ ra được những lỗi thường gặp khi viết văn từ đó đưa ra những biện pháp hỗ trợ, khắc phục kịp thời cho đối tượng học sinh của mình nhằm nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Tập làm văn nói riêng, môn Tiếng Việt nói chung. - Giảng dạy cho học sinh viết văn không còn mông lung hay là áp lực nặng nề đối với cả giáo viên và học sinh. Trên đây, tôi mạnh dạn đưa ra những kinh nghiệm của bản thân đã đúc rút được trong nhiều năm giảng dạy ở lớp 4. Áp dụng đối với học sinh tôi đã từng dạy, tôi nhận thấy kết quả đạt được khả quan. Học sinh thấy yêu thích phân môn Tập làm văn. Các bài văn của các em có bố cục tốt, liên kết câu văn hợp lí. Bài văn các em viết đã biết vận dụng các biện pháp tu từ, câu văn giàu hình ảnh, giàu cảm xúc chân thật. 2. Những ý kiến đề xuất: a) Đối với tổ chuyên môn - Giáo viên không ngừng học hỏi, tìm tòi để nâng cao hiểu biết cũng như tìm ra cách truyền đạt kiến thức tốt nhất đến học sinh. - Giáo viên cho học sinh mở rộng hiểu biết về các cảnh vật ở mọi giờ học: trong giờ hoạt động ngoại khóa bằng cách thông qua hệ thống câu đố về cảnh, trong giờ địa lí, lịch sử địa phương, trong giờ khoa học, trong giờ tập đọc. - Giáo viên phải tổ chức lớp thật tốt trong những giờ học đặc biệt là những giờ học ngoại khóa hay ngoài trời. - Giáo viên phải tạo thói quen cho học sinh ghi chép những điều mình quan sát được cũng như những tình cảm, cảm xúc tức thời trước một đối tượng miêu tả. Bên cạnh việc tạo cho học sinh thói quen tốt, giáo viên phải là người sát sao trong việc duy trì thói quen đó. b) Đối với nhà trường - Mở các lớp hội thảo, chuyên đề nói chuyện với các chuyên gia, giáo viên giỏi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. - Cần trang bị thêm tư liệu, đồ dùng học tập đặc biệt là các tranh khổ to, băng đĩa quay, máy chiếu được các hoạt động của các cảnh, những cảnh vật các em chưa có dịp hoặc chưa có dịp tới thăm... - Thường xuyên tổ chức cho học sinh thăm quan, dã ngoại để học sinh có thêm nhiều hiểu biết về cảnh. Điều đó sẽ rất tốt cho các em khi viết văn. c) Đối với Phòng GDĐT, Sở GDĐT - Cần trang bị máy vi tính, máy chiếu, tư liệu cho các trường để giáo viên có thể trình chiếu hình ảnh về cảnh điều đó sẽ giúp các em cụ thể hóa và không mơ hồ về đối tượng miêu tả. - Kiểm soát các loại sách tham khảo, nâng cao,phục vụ cho dạy học Tập làm văn 4. Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm nhỏ trong giảng dạy của cá nhân tôi. Trong quá trình nghiên cứu, trình bày không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự góp ý tận tình của các đồng chí cán bộ quản lí, quý thầy cô giáo để biện pháp của tôi được hoàn chỉnh hơn, ứng dụng vào thực tế đạt kết quả cao nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn! Đại Sơn, ngày 8 tháng 11 năm 2021 GIÁO VIÊN Hoàng Ngọc Sơn NHẬN XÉT CỦA BGH NHÀ TRƯỜNG ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA PHÒNG GD-ĐT SƠN ĐỘNG ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_4_viet_tot_doan_van.doc