SKKN Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu Lớp 3
Thực trạng của vấn đề.
a) Thuận lợi.
- Luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của phòng giáo dục, lãnh đạo nhà trường, của các tổ chuyên môn đã có vai trò tích cực giúp giáo viên dạy đúng nội dung, chương trình phân môn Luyện từ và câu.
- Học sinh lớp 3 giai đoạn này rất ham học, đặc biệt hơn ở lứa tuổi này các em không còn bỡ ngỡ trước môi trường học tập thực sự như ở các lớp học trước. Quan trọng là ở lớp 3 các em đã được trang bị một lượng kiến thức ở lớp 2, đã nắm vững kiến thức, kĩ năng mà các thầy cô giáo trước đó đã trang bị. Đây là cơ sở giúp cho các em học tốt phân môn Luyện từ và câu lớp 3.
- Đa số các em có ý thức học tập, có sự chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp, một số em biết dùng từ đặt câu khá lưu loát.
- Hầu hết giáo viên giảng dạy có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình, quan tâm và thương yêu học sinh.
- Phụ huynh học sinh thường xuyên phối hợp chặt chẽ với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm để nắm được các hoạt động của nhà trường và tình hình học tập của con mình.
b) Khó khăn.
- Tiếng Việt là môn học khó, nhất là phân môn Luyện từ và câu đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức sâu rộng, phong phú, cần phải có vốn sống thực tế, người giáo viên biết kết hợp linh hoạt các phương pháp trong giảng dạy, biết gợi óc tò mò, khả năng sáng tạo, độc lập ở học sinh, giúp các em hiểu nghĩa từ, so sánh ngôn ngữ quả không dễ.
- Các bài tập thường là những bài tập trừu tượng, giáo viên phải hướng dẫn mẫu một phần bài tập, học sinh phải biết tư duy để làm được các phần bài tập còn lại.
- Thêm một thực tế nữa là các loại sách tham khảo tràn lan trên thị trường, nhiều cha mẹ mua cho con để tham khảo nhưng nhiều bạn ung dung chép vào vở nếu cần, mà không phải mất quá nhiều thời gian suy nghĩ để làm bài. Các em không hiểu việc làm đó dẫn đến hậu quả lớn, nó làm cho não bộ của các em ít phát triển dần trở nên lười nhác.
- Giáo viên đôi lúc còn giảng dạy theo phương pháp cũ, việc phân chia thời lượng lên lớp ở môn dạy đôi khi còn dàn trải, hoạt động của cô trò có lúc thiếu nhịp nhàng, nặng tính hình thức.
- Học sinh chưa có ý thức tự giác trong học tập. Khả năng phân tích tổng hợp, so sánh hoặc giao tiếp còn hạn chế, thiếu tự tin. Các em còn tật xấu ít tập trung chú ý nghe giảng, thường thụ động tiếp thu bài.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu Lớp 3

nh “long lanh”. + Yếu tố 3: Từ chỉ sự so sánh “như”. + Yếu tố 4: Sự vật để so sánh “thủy tinh”. Trong thực tế, mô hình cấu tạo nói trên có thể có sự biến đổi, có nhiều trường hợp so sánh không đầy đủ cả bốn yếu tố. - So sánh vắng yếu tố 2 được gọi là so sánh chìm. So sánh chìm khiến cho sự liên tưởng được rộng rãi hơn, kích thích sự làm việc của trí tuệ và tình cảm nhiều hơn. Ví dụ: Tìm hình ảnh so sánh trong câu văn dưới đây: Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng. (TV3, t.1, tr.24) - So sánh vắng cả hai yếu tố 2 và 3 được gọi là so sánh sử dụng chỗ ngắt giọng và hình thức đối chọi. * Ví dụ: “Trường Sơn: chí lớn ông cha Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào.” * Dạng bài “Tìm các từ so sánh”. Trong sinh hoạt hằng ngày, chúng ta thường dùng từ như khi muốn so sánh một thứ gì đó. Chẳng hạn đẹp như tiên, xấu như ma, hiền như bụt... Tuy nhiên, trong phép tu từ so sánh có rất nhiều những từ dùng để so sánh như: là tựa, giống, như thể, như là,... Để giúp các em nhận ra được sự phong phú, đa dạng cũng như sự tinh tế của so sánh tu từ, sách giáo khoa đã cung cấp cho các em dạng bài tập tìm các từ so sánh. Ví dụ: Bài 2 (SGK TV2, tập 1 trang 25) Hãy ghi lại các từ chỉ sự so sánh trong những câu sau: Mắt hiền sáng tựa vì sao Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời. Dạng 2: Bài tập vận dụng biện pháp tu từ so sánh (Bài tập sáng tạo) Dạng bài tập này có tính tư duy, sáng tạo cao, tuy nhiên dạng bài tập này trong SGK rất ít. Nó tập trung ở cuối chương trình học kì 1. Giúp học sinh biết cách sử dụng biện pháp tu từ so sánh. Dạng bài này có 2 kiểu bài tập nhỏ đó là tập nhận biết tác dụng của biện pháp tu từ so sánh và tập đặt câu có dùng biện pháp so sánh. * Bài tập nhận biết tác dụng của phép tu từ so sánh Để nhận biết được tác dụng của phép so sánh, bài tập đã mở ra cho học sinh một hướng tiếp nhận mới đó là tự mình đưa ra những đánh giá, những nhận xét của riêng mình dưới dạng như phát biểu cảm nghĩ. Chính vì mọi so sánh đều mang đậm dấu ấn cá nhân của người so sánh nên mỗi học sinh sẽ có một cách cảm thụ của riêng mình. Ví dụ: Đọc đoạn thơ sau: Đã có ai lắng nghe Tiếng mưa trong rừng cọ Như tiếng thác dội về Như ào ào trận gió Qua sự so sánh trên, em hình dung tiếng mưa trong rừng cọ ra sao? (TV3, tập 1, trang 80) * Bài tập đặt câu có dùng phép tu từ so sánh Đây là yêu cầu cao nhất mà các em phải thực hiện khi học phép so sánh. Với những kiến thức đã được học, cộng với sự tri giác qua các bức tranh học sinh sẽ tìm được sự giống nhau giữa các sự vật trong tranh từ đó viết ra những câu có hình ảnh so sánh. Hoặc từ những cấu trúc cho trước, học sinh sẽ tìm những từ phù hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh thành câu * Ví dụ 1: Bài tập 3, trang 126, SGK TV 3, tập 1. Dựa vào bức tranh mặt trăng và quả bóng, GV hướng dẫn HS : Chúng ta sẽ so sánh mặt trăng và quả bóng, muốn so sánh chúng ta phải tìm điểm giống nhau giữa mặt trăng và quả bóng, HS đặt được câu “Trăng rằm tròn xoe như quả bóng”. Từ đó gợi ý học sinh đặt được câu khác có hình ảnh so sánh như: “Bé cười tươi như hoa”., “Đèn điện sáng như sao.” Ví dụ 2: Tìm những từ ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống: a. Công cha nghĩa mẹ được so sánh như , như. b. Trời mưa, đường đất sét trơn như . c. Ở thành phố có nhiều toà nhà cao như . (TV3, tập 1, trang 126) * Biện pháp 4: Sử dụng linh hoạt, hiệu quả các phương tiện dạy học hiện đại. Trong các bài tập của sách Tiếng Việt 3, các câu văn, câu thơ trích dẫn hầu hết thuộc loại so sánh hình ảnh nhằm diễn tả một cách có hình ảnh đặc điểm của sự vật, sự việc. Trong khi đó tư duy của trẻ tiểu học là tư duy trực quan cụ thể. Có em chưa hề nhìn thấy cánh diều, có em sẽ khó khăn khi liên tưởng dấu hỏi với vành tai nhỏ hoặc “những chùm dừa” với “đàn lợn con” nằm quây quanh bụng mẹ. Bởi vậy trực quan tranh hoặc hình ảnh động về cánh diều, vành tai hay cây dừa sai quả.. sẽ góp phần đắc lực giúp các em dễ dàng nhận thấy các hình ảnh so sánh đó thật chính xác, sinh động và gợi tả.do đó giáo viên cần sử dụng linh hoạt và có hiệu quả các phương tiện dạy học hiện đại. + Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh + Cách thực hiện: Khi dạy phép so sánh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3 để giúp các em tìm được các hình ảnh so sánh, tự đặt câu có hình ảnh so sánh và vận dụng vào viết văn, tôi đã sử dụng các bài giảng điện tử với các hình ảnh động, đoạn phim video giúp học sinh cảm nhận rõ sự giống và khác nhau giữa các sự vật. Từ đó các em dễ dàng so sánh sự vật một cách chính xác, chắc chắn giờ học sẽ hiệu quả hơn. Bên cạnh đó tôi còn thường xuyên sử dụng máy chiếu trong các tiết dạy học Luyện từ và câu để đưa các ngữ liệu hướng dẫn học sinh làm bài và chữa bài cho học sinh nằm giúp học sinh nắm bài chắc hơn và phát huy khả năng sáng tạo của học sinh trong tìm từ, đặt câu. VD: Bài 1, trang 24, sách Tiếng Việt 3, tập 1. Sau khi HS luyện tập tìm được các hình ảnh so sánh trong khổ thơ sau: “Em yêu nhà em Hàng xoan trước ngõ Hoa xao xuyến nở Như mây từng chùm.” (Tô Hà) GV cho các em bước đầu cảm nhận được trong mỗi hình ảnh so sánh các sự vật đều có những nét tương đồng (đặc điểm giống nhau) bằng cách sử dụng máy chiếu đưa hình ảnh động hoặc tranh ảnh hoa xoan, mây cho học sinh quan sát. Trên thực tế có nhiều học sinh chưa được nhìn thấy hoa xoan. Do vậy hình ảnh hoa xoan – mây sẽ giúp học sinh thấy được đặc điểm giống nhau giữa hai sự vật và qua đó cảm nhận được cái hay, cái đẹp. Hoa xoan nhỏ li ti, màu tím ngắt, nở thành chùm. Khi hoa xoan nở rộ gợi cho chúng ta cảm giác chúng như những chùm mây tím xốp đang bồng bềnh trôi. * Biện pháp 5: Sử dụng trò chơi học tập. Đây là hình thức hấp dẫn nhất trong đối với học sinh. Thông qua hình thức chơi mà học, học sinh sẽ được hoạt động, tự củng cố kiến thức, gây hứng thú học tập, góp phần làm cho tiết học sinh động. Yêu cầu khi xây dựng trò chơi học tập: * Về mục đích: Trò chơi phải hướng vào việc củng cố kiến thức về phép tu từ so sánh, rèn luyện kĩ năng vận dụng phép so sánh trong giao tiếp. * Về nội dung: Trò chơi phải chứa nội dung về phép so sánh. Thực chất, đây là những bài tập vui và nhẹ nhàng về phép so sánh. * Hình thức chơi: Các trò chơi thường được tiến hành thi theo nhóm hay cả lớp tuỳ vào nội dung trò chơi. Trò chơi có thể do giáo viên hướng dẫn hoặc do học sinh tự tổ chức, góp phần rèn luyện tinh thần tập thể và sự hỗ trợ lẫn nhau trong học tập. * Về cách chơi: Cách chơi đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện. Tuỳ hoàn cảnh và điều kiện cụ thể, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thực hiện trò chơi đơn giản (không cần chuẩn bị công phu) hay trò chơi có phần phức tạp (phải chuẩn bị trước) song phải đạt đựoc cái đích cuối cùng là củng cố kiến thức và tăng hứng thú học tập. Ví dụ: Trò chơi Thử tài so sánh Trò chơi này được tiến hành sau khi học xong bài Luyện từ và câu tuần 15, (TV3, tập 1, trang 124) (Phần củng cố). * Mục đích: - Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ bằng cách tạo nhanh các cụm từ có hình ảnh so sánh đúng - Luyện phản ứng nhanh, trau dồi trí tưởng tượng và khả năng liên tưởng. * Chuẩn bị: - Làm các tấm bìa bắng giấy cứng (kích thước khoảng 3 x 4 cm) ghi 6 từ sau: đọc, nói, trắng, đỏ, đẹp, nhanh đánh số thứ tự từ 1 đến 6 đính lên bảng. - Cử trọng tài theo dõi cuộc thi, có giấy bút để ghi lại kết quả. * Cách tiến hành: - Cho cả lớp tham gia, chia lớp làm hai đội, trọng tài cho bốc thăm xem đội nào chơi trước. - Đội nào chọn thẻ số nào thì đội đó đọc thật nhanh cụm từ có hình ảnh so sánh có chứa từ có trong tấm bìa. Nếu đọc đúng thì có quyền chỉ định 1 bạn bất kì trong đội bạn tiếp tục cuộc chơi. - Mỗi trường hợp đúng được 5 điểm; sai hoặc không trả lời được thì không được điểm và bị mất lượt chơi - Trọng tài cùng các bạn chứng kiến và xác nhận kết quả Đúng - Sai: - Dựa vào điểm số của từng đội “Thử tài so sánh’’ biểu dương đội thắng cuộc. Ví dụ: * Đọc: đọc như cuốc kêu, đọc như cháo chảy, đọc như nói thầm... * Nói: Nói như vẹt, nói như khướu, nói như thánh tướng, * Trắng: trắng như vôi, trắng như tuyết, trắng như trứng gà bóc, trắng như bột lọc,.. * Biện pháp 6 : Dạy biện pháp tu từ so sánh tích hợp vào các môn học. - Tích hợp trong các phân môn của môn Tiếng Việt. Khi dạy các phân môn của môn Tiếng Việt, giáo viên cần lồng ghép giữa các phân môn trong môn Tiếng Việt với nhau để các em có cơ hội được thực hành, được sử dụng biện pháp tu từ so sánh một cách thường xuyên, liên tục. Ví dụ: khi dạy bài Tập đọc “Hai bàn tay em” (Trang 7, SGK Tiếng Việt 3, tập 1), trong bài này có rất nhiều hình ảnh tu từ so sánh, giáo viên cần nhấn mạnh để gây hứng thú cho tiết tiếp theo của phân môn Luyện từ và câu. Hay khi dạy Tập đọc bài Cửa Tùng, sau khi học sinh đã trả lời được câu hỏi 4 trong bài “Người xưa đã ví bờ biển Của Tùng với cái gì?” giáo viên có thể yêu cầu học sinh nhắc lại và tìm thêm các câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh ở trong bài. Học sinh sẽ tìm được các câu văn: Mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển. Người xưa đã ví bờ biển Của Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển. Trên cơ sở hình ảnh so sánh học sinh đã tìm được, giáo viên cho học sinh nêu các sự vật được so sánh với nhau, từ so sánh. Từ đó học sinh củng cố về biện pháp so sánh. - Tích hợp dạy biện pháp tu từ so sánh trong môn Đạo đức. Khi dạy bài Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em, giáo viên có thể cho học sinh tìm các câu ca dao, tục ngữ nói về tình cảm gia đình, trong đó có sử dụng biện pháp so sánh. - Anh em như thể chân tay Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần. - Con hơn cha là nhà có phúc. - Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. * Biện pháp 7: Coi trọng việc kiểm tra, đánh giá động viên học sinh. + Cách thực hiện: Đánh giá học sinh toàn diện, khách quan. Khi dạy các bài về biện pháp tu từ so sánh việc kiểm tra đánh giá phải tiến hành thường xuyên cụ thể đối với từng HS bằng nhiều hình thức: - Kiểm tra trực tiếp trên lớp. Với bài luyện tập, giáo viên có thể nêu câu hỏi để học sinh trình bày về những kiến thức, kỹ năng đã học (kiểm tra miệng). Giáo viên có biện pháp kiểm tra học sinh bằng cách quan sát trong quá trình HS làm bài để kịp thời sửa sai cho học sinh. - Kiểm tra qua việc chấm bài trong vở của học sinh. Sau khi học sinh làm xong mỗi bài tập hoặc cuối mỗi tiết học giáo viên thu vở một số học sinh trong lớp để chấm bài (đảm bảo mỗi tiết có khoảng 1/3 số học sinh được chấm vở bằng nhận xét). Nhận xét sửa lỗi cụ thể cho học sinh, hướng dẫn trực tiếp với học sinh làm bài chưa đúng mà giáo viên phát hiện ra khi chấm bài trong tiết hướng dẫn học. 7.2. Khả năng áp dụng áp dụng của sáng kiến. Trước khi nghiên cứu sáng kiến này, tôi chỉ mong muốn làm thế nào để học sinh nhận biết và vận dụng tốt biện pháp tu từ so sánh trong phân môn luyện từ và câu nói riêng và chất lượng học môn Tiếng Việt nói chung của học sinh lớp tôi được nâng lên. Nhưng sau một học kì nghiên cứu, thử nghiệm trong lớp mình đang giảng dạy tôi thấy sáng kiến đã mang lại hiệu quả thiết thực. Đến nay, tôi có thể khẳng định sáng kiến không chỉ áp dụng cho học sinh tôi mà còn có thể vận dụng cho cả các khối lớp 3 trong việc dạy nội dung so sánh trong phân môn Luyện từ và câu. Tôi thiết nghĩ, mỗi giáo viên nếu thực hiện đúng theo các giải pháp nêu trong sáng kiến sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học biện pháp tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu cũng như chất lượng môn Tiếng Việt lớp 3. 8. Các thông tin cần bảo mật (nếu có): Không. 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến. Để đạt được kết quả như mong muốn tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị như sau: - Trong quá trình giảng dạy, đặc biệt với phân môn Luyện từ và câu, giáo viên cần kiên trì nhẫn nại, tìm ra nhiều những biện pháp hỗ trợ, động viên, khen ngợi, khích lệ học sinh kịp thời. - Không chỉ riêng tôi mà tất cả giáo viên phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình trong công tác giảng dạy, luôn gần gũi, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. - Trang bị thêm một số tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh. - Tổ chức một số chuyên đề "Đổi mới phương pháp dạy học" để giáo viên chúng tôi có dịp được học hỏi kinh nghiệm áp dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tốt từ các giáo viên có nhiều kinh nghiệm. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến. 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả. Sáng kiến nêu trên tôi đã triển khai với giáo viên cùng tổ, khối trong giờ sinh hoạt chuyên môn. Đồng thời, tôi thực hiện vận dụng trong quá trình giảng dạy tại lớp, qua tiết hội giảng, qua các tiết chuyên đề của khối và được hội đồng sư phạm nhà trường đánh giá cao. Đặc biệt, vào cuối học kì I năm học 2020 - 2021, học sinh lớp tôi chủ nhiệm đã tăng số lượng học sinh ham thích với môn Tiếng Việt rõ rệt so với đầu năm học, chất lượng bài kiểm tra qua mỗi đợt của các em cũng cao hơn. Chất lượng học tập của học sinh trước khi áp dụng và sau khi áp dụng vận dụng “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phép tu từ So sánh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3” như sau: TS % TS Số học sinh nói được câu có hình ảnh so sánh Số học sinh biết trả lời các câu hỏi trong bài Số học sinh còn lúng túng khi trả lời Ghi chú TS % TS % TS % 3B 39 Trước khi áp dụng 8 20,5 23 59 8 20,5 Sau khi áp dụng (Cuối học kì I) 20 51,3 18 46,1 1 2,6 Các biện pháp của tôi có thể thực hiện và áp dụng không chỉ với các em học sinh lớp 3B mà còn có thể áp dụng với tất cả học sinh khối 3, giúp các em phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập. Qua việc thực hiện ý tưởng nêu trên và vận dụng các phương pháp và kĩ thuật trong dạy học, học sinh được trải nghiệm, hợp tác, trao đổi với bạn. Kết quả cho thấy học sinh ham học và có hứng thú, tiến bộ hơn trong giờ học Luyện từ và câu. Đặc biệt học sinh đã bước đầu biết sử dụng biện pháp tu từ so sánh khi viết các đoạn văn trong phân môn tập làm văn. Bên cạnh đó giáo viên cũng quan tâm và chú ý hơn tới cách sử dụng các biện pháp giúp học sinh học tốt phép tu từ So sánh nói riêng và phân môn Luyện từ vào câu nói chung. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: Sáng kiến trên của tôi đã được các đồng nghiệp và tổ chuyên môn cùng với nhà trường đánh giá là rất khả quan bởi từ khi áp dụng chất lượng học tập môn Tiếng Việt của các em học sinh lớp 3 đã có sự thay đổi rõ rệt. Học sinh năng động, sáng tạo, tự tin không chỉ trong việc học môn Tiếng Việt mà trong tất cả các môn học khác cũng như trong giao tiếp. 11. Danh sách những tổ chức/ cá nhân tham gia áp dụng sáng kiến. Tên tổ chức/ cá nhân Địa chỉ Phạm vi/ lĩnh vực áp dụng sáng kiến 1 Lớp 3B Trường Tiểu học Kim Long B Phân môn Luyện từ và câu lớp 3. Kim Long, ngày ..tháng 3 năm 2021 Thủ trưởng đơn vị Nguyễn Thị Lệ Hương Kim Long, ngày 19 tháng 2 năm 2021 Tác giả sáng kiến Trần Thị Thúy
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot_phep_tu_tu_so_sa.docx