SKKN Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực nhằm nâng cao kỹ năng đọc hiểu cho học sinh Lớp 2
Như chúng ta đều biết kĩ năng đọc là kĩ năng sống cơ bản của mỗi cá nhân, là công cụ quan trọng giúp con người mở rộng hiểu biết, nâng cao giá trị sống, giá trị văn hóa của mình.
Kĩ năng đọc liên quan đến hoạt động giải mã và hiểu. Giải mã là chuyển dịch những từ ngữ in trên văn bản thành một thể hiện của lời nói dưới dạng ngôn ngữ thành tiếng. Hiểu là quá trình cá nhân chuyển dịch những từ ngữ ấy thành một thể hiện của việc lĩnh hội ý nghĩa văn bản trong trí nhớ. Vì vậy, để có kĩ năng đọc tốt, học sinh phải giải mã tốt và hiểu đúng (Carnine, 1997).
Do đó, việc hướng dẫn học sinh “đọc thông hiểu đúng” là quan trọng hơn so với việc hướng dẫn học sinh phải phát âm chuẩn chính không cần thiết. Xuất phát từ thực tế đó, tôi tâm đắc nghiên cứu và đã thành công mang lại “Hiệu quả từ việc tăng cường rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu cho học sinh” nhằm góp phần nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt và các môn học có liên quan.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực nhằm nâng cao kỹ năng đọc hiểu cho học sinh Lớp 2

ác từ “chìa khóa”, những từ mang ý nghĩa cơ bản, trọng tâm. Từ đó giúp ta hiểu được nội dung của cả bài. Ví dụ: Trong bài: “Cái trống trường em”: Cái trống lặng im Nghiêng mình trên giá Chắc thấy chúng em Nó mừng vui quá! Kìa trống đang gọi: Tùng! Tùng! Tùng! Tùng! Giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc để gạch chân nói về những hình ảnh, từ ngữ để nói về cái trống. Đặc biệt ở đây là từ ‘‘Lặng im, nghiêng mình, thấy, mừng vui, gọi’’ được dùng như con người . Đây là những từ mà tác giả đã làm nổi bật tình cảm của bạn nhỏ đối với trống trường. Cần chú ý đến việc hướng dẫn học sinh phát hiện ra những câu quan trọng của bài, những câu nêu ý chung của bài, học sinh cần nắm được các hình ảnh, chi tiết nghệ thuật tiêu biểu nhất. Việc giúp học sinh tiếp nhận được vẻ đẹp của ngôn từ, vẻ đẹp của cách nói văn chương, hướng dẫn các em phát hiện những tín hiệu nghệ thuật và đánh giá được giá trị của chúng trong việc biểu đạt nội dung, biểu hiện bằng những từ gợi tả, gợi cảm, giúp làm nên vẻ đẹp riêng của từng bài tập đọc. 6. Biện pháp 6: Giảm độ khó của các câu hỏi - Để sử dụng hiệu quả hệ thống câu hỏi đọc hiểu phân môn Tập đọc trong môn Tiếng Việt lớp 2 cần lấy học sinh làm trung tâm, từ đó thiết kế hệ thống câu hỏi cho phù hợp với trình độ của học sinh. Với những câu hỏi khó mà giáo viên cho là phù hợp với đối tượng học sinh của mình, hợp lý với yêu cầu kiến thức của bài học thì giáo viên giữ nguyên, sử dụng những câu hỏi đó để khai thác nội dung bài. Chúng tôi điều chỉnh những câu hỏi chưa hay, chưa phù hợp và điều chỉnh bằng cách: - Giảm độ khó của các câu hỏi khó bằng cách. + Gợi ý ( Chia nhỏ câu hỏi, bổ sung các câu hỏi phụ) Ví dụ: VD: Khi dạy bài “Tiếng chổi tre” (Tiếng việt 1- tập 2, trang 54) tôi đã dùng hệ thống câu hỏi sau: Với câu 1: Đoạn thơ thứ hai cho biết công việc của chị lao công vất vả như thế nào? Tôi tách thành 2 câu như sau: Vào những đêm đông, chị lao cong vất vả như thế nào? Những đem hè, chị lao công vất vả ra sao? Tìm những từ ngữ cho thấy trong sự vất vả của chị lao công? + Chuyển thành bài tập trắc nghiệm: Ví dụ: Câu hỏi 5 trong bài “Câu chuyện bó đũa” là: Người ca muốn khuyên các con điều gì? Tôi đã chuyển câu hỏi này thành bài tập trắc nghiệm như sau: Qua câu chuyện, người cha muốn khuyên các con điều gì? a) Ai cũng phải có sức khỏe. b) Phải học thuộc lòng câu chuyện bó đũa. c) Phải biết đoàn kết để tạo thành sức mạnh. - Cho học sinh thảo luận cặp đôi hoặc thảo luận tự do. 7. Biện pháp 7. Phân loại các loại câu hỏi trong phần đọc hiểu lớp 2 Cùng hướng nghiên cứu “Nâng cao kỹ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 2” của người đi trước. Tôi tiếp tục nghiên cứu vấn đề này, tiếp tục tìm hiểu nguyên nhân thực trạng, có những biện pháp cụ thể để giúp học sinh đọc hiểu một cách nhanh nhất giúp các em thành công trong học tập và trong giao tiếp. Khi khảo sát hệ thống câu hỏi đọc hiểu sách giáo khoa Tiếng Việt 2 chúng tôi đã: * Thống kê, phân loại hệ thống câu hỏi đọc hiểu: Dựa vào mục đích các câu hỏi chúng tôi thấy các câu hỏi thường chia thành: - Câu hỏi nhận diện: Là câu hỏi yêu cầu học sinh tái hiện những nội dung, nghệ thuật của bài đã trình bày, yêu cầu cầu học sinh tìm và chỉ ra những từ ngữ, câu văn (thơ) có sẵn trong bài. Các câu hỏi nhận diện này thường đứng ở vị trí số 1, số 2 trong hệ thống câu hỏi của bài. Loại câu hỏi này yêu cầu trình độ tư duy là thấp nhất. Ví dụ: trong bài: “Chuyện bốn mùa” Câu 1 : Bốn nàng tiên trong truyện tượng trưng cho bốn mùa nào? Đây chính là câu hỏi nhận diện. - Câu hỏi cắt nghĩa: là câu hỏi yêu cầu giải thích ý từ ngữ, hình ảnh, ý nghĩa đoạn văn, thơ. Loại câu hỏi này thường nằm ở vị trí số 2, số 3 trong hệ thống câu hỏi. Câu hỏi này đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ, tư duy, không phải dựa vào câu chữ có sẵn trong bài để trả lời. Ví dụ: Trong bài : Chuyện bốn mùa Câu 2. Em hãy cho biết mùa xuân có gì hay: a) Theo lời của nàng Đông: Xuân đến, cây cối đâm chồi nảy lộc. b) Theo lời của bà Đất: Xuân làm cho cây lá tươi tốt. Câu 3 (trang 5 sgk Tiếng Việt 2 - Tập 2): Mùa hạ, mùa thu, mùa đông có gì hay ? Đây chính là câu hỏi cắt nghĩa - Câu hỏi phản hồi: là những câu hỏi giúp học sinh phát hiện tìm hiểu dược mục đích viết của tác giả, ý nghĩa của nội dung bài. Thực chất là bài cảm thụ văn học tức là có sự đánh giá của người học (đánh giá về nội dung, đánh giá về nghệ thuật). Giúp học sinh tìm hiểu mối liên hệ giữa người đọc và người viết. Câu hỏi này thường là các câu hỏi cuối cùng trong hệ thống câu hỏi. Loại câu hỏi này thường có tính khái quát và nâng cao vì vậy yêu cầu trình độ tư duy cao nhất. Ví dụ: trong bài: Chuyện bốn mùa.Câu 4 : Em thích nhất mùa nào ? Vì sao ? Đây chính là câu hỏi phản hồi. 1. Lập nhóm học Tiếng Việt “Nhóm Tiếng Việt” là tập hợp một số cá nhân điển hình về học tập Tiếng Việt. Học sinh tham gia nhóm Tiếng Việt vừa phải có năng lực học tập tốt Tiếng Việt vừa phải có sự say mê hứng thú với việc học Tiếng việt. Hoạt động của nhóm Tiếng Việt tổ chức có hệ thống gắn liền với nội dung chương trình học, hoạt động thường xuyên, liên tục. Các hoạt động của nhóm vừa bồi dưỡng năng lực Tiếng Việt giúp các em học tốt Tiếng Việt hơn nữa , góp phần hỗ trợ giáo viên trong việc dạy Tiếng Việt nói chung và rèn đọc nói riêng. Trong lớp, “nhóm Tiếng Việt” được tổ chức ban đầu có 5 học sinh có khả năng về Tiếng Việt. Hoạt động của nhóm có nhiều đóng góp đáng kể trong việc nâng cao kết quả học Tiếng việt cũng như rèn đọc. Nội dung hoạt động của nhóm rất phong phú, đa dạng, nhằm mục đích phục vụ cho việc rèn đọc, tìm hiểu bài như sau: - Cuối tuần, các em sinh hoạt nhóm, chỉ rõ những bạn đọc tốt có tiến bộ, những bạn đọc còn yếu, phân công cá nhân giúp đỡ những bạn này. Cùng đó học sinh thảo luận bài tập đọc tuần sau, tìm hiểu nội dung, tìm ra cách đọc đúng, đọc hay, giúp bạn trả lời câu hỏi. Trước giờ lên lớp “truy bài”, các em là người đôn đốc, kiểm tra việc chuẩn bị bài và luyện đọc của những bạn trong lớp, giúp những bạn đọc yếu kém đọc đúng, đọc tốt. Bằng một số hoạt động đó, “nhóm Tiếng Việt” đã giúp cho việc rèn đọc của lớp ngày càng tiến bộ. Nhiều học sinh đọc lưu loát, rõ ràng, nhân lên điển hình đọc hay, đọc tốt. Những hoạt động của “nhóm Tiếng Việt” không chỉ dừng lại ở việc nâng cao hiệu quả rèn đọc mà còn có tác động không nhỏ tới việc củng cố, mở rộng những kiến thức Tiếng Việt đã học ở trên lớp, góp phần nâng cao hứng thú học Tiếng Việt cho các em thông qua một số hoạt động như : - Các em được làm quen với một số tài liệu học tập ngoài chương trình (do giáo viên cung cấp hoặc là bản thân học sinh sưu tầm). VD : Những tác phẩm văn học đạt giải, những bài văn hay, những bài cảm thụ văn học để tham khảo. - Giáo viên cho học sinh làm quen với một số tác phẩm trọn vẹn sau khi các em được đọc các đoạn trích. Đó chỉ là một vài hoạt động trong những hoạt động đa dạng của “nhóm Tiếng Việt”. Nhờ đó học sinh không chỉ nâng cao khả năng đọc mà còn tích luỹ được vốn Tiếng việt phong phú, bồi dưỡng năng lực học tập Tiếng việt cho bản thân. 2. Mở rộng môi trường giao tiếp, tạo hứng thú học tập cho học sinh - Biện pháp mở rộng môi trường giao tiếp cho học sinh cũng góp phần nâng cao kĩ năng đọc, kĩ năng giao tiếp cho học sinh: việc tổ chức trò chơi hay khởi động trước khi vào bài học mới hay vào giờ giải lao sẽ giúp các em nắm được bài cũ lâu hơn và tạo hứng thú trước khi vào bài học mới. - Muốn học tốt môn học bất kì nào, trước hết phải có hứng thú với môn học đó. Do vậy cần tạo hứng thú cho học sinh trong sửa lỗi phát âm khi dạy học vần bằng cách tổ chức trò chơi học tập cho học sinh. Việc này không những giúp cho các em nhớ bài mà còn để phát triển ngôn ngữ cho các em. - Ngoài ra để tạo hứng thú cho các em tránh sự nhàm chán đơn điệu trong bài học thì tôi sử dụng phương pháp “thi đua” vào tiết dạy một cách hợp lý. Vậy nên phương pháp học tập này đóng vai trò khá quan trọng trong việc đem lại hiệu quả cao cho một tiết học. Thông qua hình thức học tập này, học sinh sẽ phát huy hết khả năng của mình, từ đó kích thích những học sinh khác có tinh thần tự học, sự hưng phấn trong học tập được nhân lên nhiều lần, giảm bớt được sự uể oải, thiếu tập trung ở một số bộ phận học sinh. IV. Kết quả thực hiện Trong quá trình giảng dạy, tôi đã áp dụng các biện pháp trên. Sau một thời gian học tập và rèn luyện, tôi nhận thấy tinh thần hăng hái học tập của học sinh : hứng thú học tập, thích đọc bài, thích tiết tập đọc, tự tin tìm hiểu bài, mạnh dạn phát biểu và nêu phản hồi cho giáo viên. Từng nhóm đối tượng học sinh đều tiến bộ rõ nét. Các em học sinh chuyển về từ các vùng khác, tự tin thể hiện giọng đọc và tự hào vì phương ngữ của mình cũng hay, tự tin vì mình hiểu bài, không lo sợ đọc không chính âm sẽ sai chính tả. Trong lớp không còn học sinh chậm tiến bộ nào. Các em tự tin hơn, tạo được sự thân thiện với bạn cùng nhóm học tập và vui chơi. Đồng thời, các em hiểu bài hiểu nghĩa từ góp phần giúp môn Chính tả của học sinh càng ngày càng tiến bộ. Trong quá trình học, các em được tiếp cận với các thông tin, các video, các bài hát, câu chuyện sẽ giúp các em tăng vốn hiểu biết với cuộc sống và phát triển trí nhớ. Những biện pháp trên góp phần giúp trẻ trở thành một người đọc thông minh, phát triển vốn từ, khả năng tư duy từ các vấn đề với nhiều góc độ và giáo dục nhân cách, phù hợp với yêu cầu xã hội hiện nay. Sau một quá trình áp dụng sáng kiến ở lớp tôi, kết quả tiến bộ rõ rệt. Cụ thể: Tổng số học sinh Đọc tốt, hiểu nội dung Đọc được, hiểu nội dung Chưa hiểu nội dung, phát âm chưa chuẩn SL % SL % SL % 28 10 35,7 14 50 4 14,3 Tôi đã tiến hành khảo sát hiệu quả bài học sau mỗi giờ lên lớp và thu được kết quả đáng khích lệ. Từ kết quả trên, không những tôi trực tiếp đang áp dụng cho lớp mà tôi đang trực tiếp giảng dạy và đã đề xuất với giáo viên trong khối áp dụng cách dạy học tích cực, nhằm phát triển năng lực của học sinh. Chính vì vậy tôi nghĩ sáng kiến có thể áp dụng rộng rãi cho tất cả các đối tượng học sinh đang học chương trình sách giáo khoa hiện hành. C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. Kết luận: 1. So sánh đối chiếu: Dưới đây là bảng so sánh đối chiếu số liệu trước và sau khi thực hiện các giải pháp trong phân môn Tập làm văn. Tổng Số HS Thời gian khảo sát Đọc tốt, hiểu nội dung Đọc được, hiểu nội dung Chưa hiểu nội dung, phát âm chưa chuẩn Số HS % Số HS % Số HS % 35 Đầu năm 3 10,7 6 21,4 19 67,9 Cuối năm 10 35,7 14 50 4 14,3 Tăng 7 25 8 28,6 Giảm 15 53,6 2. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác dạy và học: Việc tìm hiểu những khó khăn của học sinh và tìm ra được hướng để khắc phục những vướng mắc khi lĩnh hội tri thức mới là một điều không thể thiếu trong quá trình dạy học. Với việc tìm hiểu thực trạng dạy và học Đọc hiểu lớp 2 hiện nay và đưa ra được các biện pháp khắc phục đã đem lại cho chúng tôi một kết quả học tập của học sinh rất khả quan. Với giáo viên đã có trong tay những giải pháp khi dạy dạng bài này cho học sinh. Cũng thông qua đề tài này mà tổ chuyên môn trường chúng tôi đã có những buổi họp chuyên môn hữu ích, họ không chỉ sôi nổi thảo luận khi dạy về Tiếng việt lớp 2 nói riêng này mà họ còn mạnh dạn đề ra các biện pháp dạy học phù hợp với các phân môn khác. Tìm hiểu những biện pháp phù hợp với từng nội dung bài học là yêu cầu không thể thiếu đối với mỗi giáo viên khi lên lớp. Với đề tài này tôi mong góp một phần nhỏ bé vào trong kho tàng kinh nghiệm giảng dạy Đọc hiểu trong môn Tiếng việt lớp 2 nói riêng và trong cả bậc tiểu học nói chung. 3. Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển: Từ những kết quả nêu trên, bản thân tôi rút ra được những bài học kinh nghiệm: Dạy học Đọc hiểu phương pháp tích hợp các phân môn trong môn Tiếng Việt. Biết kết hợp mối quan hệ chặt chẽ về yêu cầu kiến thức phân môn Đọc hiểu các khối lớp.Trong giảng dạy giáo viên có đầu tư nghiên cứu sâu, phối hợp tổ chức linh hoạt các hình thức và phương pháp dạy học theo hướng đổi mới. Muốn được như vậy người giáo viên cần lưu ý một số việc sau: - Nắm vững nội dung chương trình môn Tiếng việt lớp 2, đặc biệt là các bài dạy Đọc hiểu có trong chương trình để từ đó xâu chuỗi được các kiến thức cần cung cấp cho học sinh qua các giờ dạy. - Chuẩn bị kỹ bài dạy và xác định đúng trọng tâm của bài. - Trong từng tiết học cần vận dụng nhiều phương pháp và hình thức dạy học khác nhau, khắc sâu kiến thức bài giảng giúp mỗi học sinh đều hiểu và làm bài tập được ngay tại lớp. - Đối với mỗi dạng bài tập, giáo viên cần xác định đối tượng học sinh yếu và tìm nguyên nhân dẫn đến việc học sinh không theo kịp bài để có biện pháp giúp đỡ kịp thời giúp các em có điều kiện và niềm tin học tiếp các bài học sau. - Động viên khen thưởng kịp thời để gây hứng thú học tập cho học sinh. II. Khuyến nghị Mặc dù còn một số khó khăn trong quá trình thực hiện phương pháp nhưng nếu khắc phục được chúng tôi nghĩ đây sẽ là một việc làm rất thiết thực trong quá trình nâng cao chất lượng học tập của học sinh, góp phần rất lớn vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục Tiểu học. Với nhận thức như trên, chúng tôi có một số khuyến nghị và đề xuất như sau: - Các trường nên có nhiều sách tham khảo về bộ môn Tiếng Việt, nhất là sách văn học dành cho cho thiếu nhi. - Các trường nên tạo điều kiện để giáo viên học tập nâng cao trình độ sư phạm và vận dụng phương pháp dạy học mới một cách năng động, sáng tạo nhằm đạt hiệu quả tốt trong dạy học, không gò ép một cách cứng nhắc. - Đầu tư cơ sở vật chất để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình dạy và học. - Cần quan tâm hơn nữa đến đời sống của giáo viên (cả về vật chất và tinh thần) để họ yên tâm công tác. Có như vậy thì chất lượng dạy và học mới đạt kết quả cao. Trên đây là một số giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học ở môn tập đọc thông qua việc đọc hiểu. Qua đây chúng tôi mong rằng những vấn đề trên được đưa ra phần nào đóng góp cho hoạt động dạy học có chất lượng thiết thực. Rất mong được sự góp ý chân thành của các đồng chí đồng nghiệp để đề tài của chúng tôi được áp dụng một cách có hiệu quả hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm này do tôi tự viết . Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Chu Minh ngày tháng năm 2022 NGƯỜI VIẾT ĐỀ TÀI Nguyễn Thị Thanh Hằng D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phương pháp dạy học một số môn học Tiểu học - Trần Quốc Túy, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2006. 2. Phương pháp dạy học Tiếng việt ở Tiểu học GS.TS Lê Phương Nga, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2009. 3. Sách giáo khoa môn Tiếng việt lớp 2 Tập 1, 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 4. Giải Đáp 188 câu hỏi về giảng dạy môn Tiếng Việt – Trần Mạnh Hưởng, Lê Hữu Tỉnh - Nhà xuất bản giáo dục, 2009. MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU 1 I. Lí do chọn đề tài 1 II. Mục đích - nhiệm vụ nghiên cứu 1 III. Đối tượng nghiên cứu 2 IV. Phương pháp nghiên cứu 2 B. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2 I. Cơ sở lí luận 2 II. Cơ sở thực tiễn 3 III. Tổ chức thực hiện các biện pháp 4 IV. Kết quả thực hiện 14 C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 15 I. Kết luận 15 II. Khuyến nghị 16 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_theo_huong.docx