SKKN Một số biện pháp dạy luyện từ và câu nhằm tạo hứng thú và bồi dưỡng tư duy cho học sinh Lớp 4, 5

Trong thế giới hiện thực có rất nhiều cái con người chưa biết, chưa nhận thức được. Nhiệm vụ của cuộc sống luôn đòi hỏi con người phải hiểu thấu những cái chưa biết đó, phải vạch ra được cái bản chất và những quy luật tác động của chúng.

Dưới góc độ giáodục, có thể hiểu tưduy là hệ thống gồm nhiều ýtưởng, tức là gồm nhiều biểu thị tri thức về một vật hay mộtsự kiện. Nó dùng suy nghĩ hay tái tạo suy nghĩ để hiểu hay giải quyết một việc nào đó.

Theo cách hiểu đơn giản nhất, tư duy là một loạt những hoạt động của bộ não diễn ra khi có sự kích thích. Những kích thích này nhận được thông qua bất kì giác quan nào trong năm giác quan: xúc giác, thị giác, thính giác, khứu giác hay vị giác.

Tóm lại, có thể hiểu tư duy là một hiện tượng tâm lý, là hoạt động nhận thức bậc cao ở con người.Cơ sở sinh lý của tư duy là sự hoạt động của vỏ đại não.Hoạt động tư duy đồng nghĩa với hoạt động trí tuệ.Mục tiêu của tư duy là tìm ra các triết lý, lý luận, phương pháp luận, phương pháp, giải pháp trong các tình huống hoạt động của con người.

Tư duy mà con người là chủ thể chỉ nảy sinh khi gặp tình huống “có vấn đề”.Tuy nhiên vấn đề đó phải được cá nhân nhận thức đầy đủ, được chuyển thành nhiệm vụ cá nhân (cái gì đã biết, cái gì cần tìm kiếm), đồng thời nằm trong ngưỡng hiểu biết của cá nhân và là nhu cầu động cơ tìm kiếm của cá nhân. Tiếp theo, tư duy luôn phản ánh cái bản chất nhất chung cho nhiều sự vật hợp thành một nhóm, một loại, một phạm trù, đồng thời trừu xuất khỏi những sự vật đó những cái cụ thể, cá biệt. Ngoài ra, tư duy luôn phản ánh gián tiếp hiện thực.Trong tư duy, có sự thoát khỏi những kinh nghiệm cảm tính.Cuối cùng, ngôn ngữ có vai trò cố định lại các kết quả của tư duy và nhờ đó làm khách quan hóa chúng cho người khác và cho cả bản thân chủ thể tư duy.

docx 30 trang Thu Nga 11/04/2025 140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp dạy luyện từ và câu nhằm tạo hứng thú và bồi dưỡng tư duy cho học sinh Lớp 4, 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp dạy luyện từ và câu nhằm tạo hứng thú và bồi dưỡng tư duy cho học sinh Lớp 4, 5

SKKN Một số biện pháp dạy luyện từ và câu nhằm tạo hứng thú và bồi dưỡng tư duy cho học sinh Lớp 4, 5
ra được những tồn tại trong bài làm, đồng thời những lời động viên, tuyêndương của giáo viên giúp các em học sinh có niềm tin vào bản thân, hào hứng, thích thú học tập.
Thứ ba: Tạo hứng thú cho học sinh qua các hoạt động thi đua và trò chơi trong dạy học luyện từ và câu.
Thi đua và trò chơi là một cách dạy khá thú vị và hiệu quả. Khi được thi đua và tham gia trò chơi, học sinh phải có cảm giác cố gắng, cần thực hiện tốt, nhanh hơn bạn. Đó là một trong những động lực để học sinh say mê và thích thú học tập. Vì vậy tôi thường nghiên cứu bài để tổ chức các học tập thi đua trong giờ học luyện từ và câu ( và trong cáctiết học khác nếu có thể).Ví dụ: Dạy bài “Luyện tập về từ ghép và từ láy” ( Sách Tiếng Việt 4, tập 1 ) sau khi hoàn thành bài tập 1, đọc yêu cầu bài tập 2, tôi tổ chức cho học sinh thi đua cá nhân theo các bước.
Bước 1: H/S nêu lại công việc các em phải làm phân loại từ ghép trong những câu văn.
Bước 2: Yêu cầu học sinh làm cá nhân trong 30 giây.
Bước 3: Chia lớp làm 2 dãy, mỗi dãy mời 3 em có học lực tương ứng lên thi đua tiếp sức.
Bước 4: Nêu luật thi: Khi có hiệu lệnh thời gian bắt đầu các bạn lên bảng viết từ ghép vào cột thích hợp ai xếp nhanh và đúng hơn bạn ( dãy khác ) thì sẽ chiến thắng.
Bước 5: Tổ chức thi đua, giáo viên cùng lớp cỗ vủ, nhận xét, tuyên dương nhóm thắng
cuộc ( sau đó học sinh giải thích tại sao xếp từ tàu hoả vào từ ghép phân loại? Tại sao từ núi non là từ ghép tổng hợp?)
Đối với bài “Danh từ” ( SGK Tiếng Việt tập 1, trang 57) để thực hiện bài tập 1 tôi tổ chức cho các em thi đua nhóm đối tượng với các bước tiến hành như sau: Bước 1: Cho học sinh đọc đề xác định yêu cầu, nắm được công việc phải làm (Tìm danh từ chung và danh từ riêng).
Bước 2: Yêu cầu học sinh họp nhóm 4 thảo luận và ghi vào phiếu (Thời gian 3 phút).
Bước 3: Nhóm nào xong trước lên dán bảng.
Bước 4: Các nhóm lên trình bày.
Bước 5: Lớp cùng giáo viên nhận xét nhóm làm tốt, chỉnh sửa những bài sai. Ngoài việc tổ chức các hoạt động thi đua học tập giữa các cá nhân, các nhóm trong giờ học, tôi còn tổ chức các trò chơi Tiếng Việt vào những thời gian có thể (Cuối tiết luyện từ và câu, phần thời gian sinh hoạt văn nghệ, trò chơi trong tiết sinh hoạt tập thể, nhằm giúp các em học mà chơi, chơi mà học) .
Các trò chơi có thể vận dụng là: Truyền tin, tìm nhanh, thi mở rộng câu, từ, thi dùng từ đặt câu. Đoán ý đồng đội, Khi tổ chức tôi luôn xác định nội dung cụ thể:
Mục đích trò chơi là gì ?
Chuẩn bị những gì? Tổ chức vào thời gian nào?
Cách tiến hành ra sao?
Giải pháp, gợi ý của bài tập trong trò chơi đã có chưa?
Sau khi thực hiện xong trò chơi Tiếng Việt, tôi cho các em tự đánh giá, nhận xét vàcùng cả lớp tuyên dương những bạn tích cực, nhiệt tình và chơi tốt .
Thứ tư :tổ chức các em họp nhóm, phân định độ mức học tập của học sinh.
Chúng ta biết rằng kết quả học tập là thành quả học tập, trực tiếp của từng cá nhân nên người cá nhân cần phải chú ý đến dạy cá nhân. Tuy vậy, việc kết hợp giảng dạy cá nhânvới hoạt động nhóm sẽ tạo ra những mục tiêu và phương tiện để mỗi em học tập tích cực, chủ động. Vậy nên, ngay từ đầu năm tôi đã chú ý phân loại mức độ học tập của học sinhchia thành những loại nhóm với những mục đích khác nhau và được sử dụng linh hoạt trong mọi tiết học chứ không chỉ ở các tiết luyện từ và câu.
*. Nhóm đối tượng (Nhóm 4).
Nhằm giúp các em học sinh yếu tự tin trình bày ý kiến, các em học sinh giỏi, khá, có điều kiện phát huy khả năng của mình; đồng thời, để giáo viên dễ dàng giúp đỡ các em học sinh yếu, gợi mở cho học sinh giỏi, khá tôi đã tổ chức cho học sinh trong lớp họp thành 4 nhóm, nhóm đối tượng.Các em có khả năng tiếp thu chậm hơn tôi xếp thành 2 nhóm: nhóm 1, nhóm 2. Hai nhóm này tôi sắp xếp các em họp nhóm ở 2 bàn đầu của 2 dãy nhằm dễ dàng giúp đỡ các em hơn.
Các em có khả năng học nhanh hơn, nắm khá tốt kiến thức cơ bản ở lớp dưới tôi xếp thành một nhóm. Các em còn lại tôi cho các em họp nhóm 4 trên cơ sở các em tự chọn.
Vấn đề là sử dụng các nhóm 4, nhóm đối tượng khi nào? Như đã nói, tôi thường sử dụng trong mọi tiết học; đặc biệt là những tiết ôn tập, rèn Tiếng Việt, họp nhóm đối tượng, thảo luận đề viết một đoạn văn, bài văn, câu văn, lập dàn ý, giúp các em tự tin trình bày ý kiến của mình, học được ý của bạn và được cô góp ý để sửa chửa chung.
*. Nhóm kèm :
Trong những trường hợp cần giải quyết một bài tập ít phức tạp với thời gian ngắn và yêu cầu mọi học sinh đều nắm được, tôi thường tổ chức các em họp nhóm kèm.
Nhóm thường một, hai bạn học khá tốt làm việc cùng một bạn học chưa tốt.
*. Nhóm 2 bàn liền kề:
Với số bài tập có nội dung dài, cần tăng cường phối hợp nhiều ý kiến, tôi tổ chức cho học sinh họp nhóm hai bàn. Nhóm này gồm các em ở hai bàn gần nhau họp thành. Khi sắp xếp học sinh ngồi trong một bàn, tôi đã chú ý mức học của các em rồi. Do vậy, khi họp nhóm hai bàn, mỗi nhóm đều có em học khá hay giỏi thảo luận để giúp đỡ các em trung bình, yếu. Các em tự phân công công việc để nhóm mình hoàn thành bài tập đúng và nhanh hơn.
*. Nhóm tự học (2,3,4..)
Trong những tiết học có câu hỏi hay bài tập có tính mở cao, tôi đã cho các em họp nhóm 2, 3, 4 ..tự chọn.
Trên cơ sở cùng sở thích, hợp tính nết, hợp cách nghĩ, các em họp với 1, 2, 3 bạn khác để tạo thành nhóm, như vậy mỗi nhóm thể hiện được nét nổi bật của nhóm mình mà không lẫn với nhóm khấc được. Ví dụ: Nhóm các bạn nhanh nhẹn nhưng hay sai sót những chi tiết nhỏ. Nhóm các bạn thường có những ý mới lạ, hay, sáng tạo những chữ viết rất ẩu. Nhóm các bạn thể hiện sự chính xác và sắc xảo. Nhóm các bạn chậm thì thường chỉ thể hiện cách nghĩ, cách giải quyết đơn giản, hay sai hướng,
* Với bốn loại nhóm như trên, tôi căn cứ vào những bài học, bài tập luyện từ và câu cụ thể để yêu cầu các em làm việc cá nhân hay tổ chức cho em làm việc trong một loại nhóm nào đó cho phù hợp, hiệu quả.
Ví dụ: dạy bài Ôn tập “Mở rộng vốn từ theo chủ điểm: Người ta là hoa đất; Vẽ đẹp muôn màu; Những người quả cảm (TV4 tập 2 SGK trang 97)” tôi tổ chức các hoạt động cụ thể của từng bài tập sau:
BT1 : Với yêu cầu: “Tìm những từ theo các chủ điểm trên, mỗi em học sinh đều có thể nêu được một số từ nhất định không nhiều thì ít; do vậy, tôi tổ chức làm việc cá nhân rồi trình bày trước lớp,ưu tiên các em yếu, trung bình trước rồi mới lần lượt mời các em
khác nhận xét bổ sung.
BT2 : Yêu cầu tìm các thành ngữ tục ngữ nói về “Người ta là hoa đất; vẽ đẹp muôn màu; Những người quả cảm”. Yêu cầu này đòi hỏi các em phải có trí nhớ, lục lại các câu thành ngữ, tục ngữ đã biết rồi suy nghĩ rồi sắp xếp vào chủ điểm cho đúng. Tôi tổ chức cho các em họp nhóm 4( Nhóm đối tượng) thời gian 5 phút và yêu cầu nhóm yếu, nhóm trung bình chỉ cần tìm 1, 2 thành ngữ, tục ngữ cho mỗi chủ điểm; các nhóm khác tìm được 3 thành ngữ, tục ngữ trở lên cho mỗi chủ đề.vì vậy tôi cho các em họp thành 2 bàn (thời gian 6 phút) làm việc vào bảng nhóm.
BT3: Bài tập này yêu cầu chọn từ cho sẵn điền vào chỗ trống. Chọn từ sao cho hợpnghĩa, sau đó các nhóm sẽ dán kết quả phần làm việc của nhóm mình lên bảng lớp, để các nhóm khác nhận xét. Khi đó các em tự mình cùng các bạn giúp đỡ lẫn nhau, bổ sung cho nhau để hệ thống được một vốn từ cơ bản ( dưới sự hướng dẫn giúp đỡ của giáo viên ). Tất nhiên sau mỗi bài tập giáo viên đều nhận xét, động viên những yêu cầu đã làm được, chỉnh sửa những thiếu sót và bổ sung cho đúng, đầy đủ.
1.1/ Trong quá trình dạy luyện từ và câu, dạy các phân môn khác của Tiếng Việt chú ý điểm nhấn kiến thức luyện từ và câu :
1 .2/ Trong quá trình dạy luyện từ và câu :
Phân môn luyện từ và câu ở lớp 4 gồm có hai loại bài học cơ bản: Dạy lí thuyết ( gồm 3 nhận xét, ghi nhớ, luỵên tập) và hướng dẫn thực hành ( mở rộng, hệ thống hoá vốn từ, ôn tập, tổng kết, được thể hiện dưới hình thức các bài tập thực hành).
Điểm nhấn kiến thức luyện từ và câu ở đây, tôi xin đựơc trình bày ở hai mặt.
Thứ nhất là kiến thức, để tạo hứng thú học tập cho học sinh ( như đã trình bày ở mục 1 phần trên).
Thứ hai là sự cụ thể hoá, khắc sâu nhấn mạnh kiến thức trọng tâm trong bài. Muốn vậy tôi đã nghiên cứu kĩ bài dạy để xác định nội dung nào cần cụ thể hoá, có thể nói rõ nguyên nhân, nhấn mạnh và khắc sâu cho học sinh để các em ( nhất là
những em có khả năng tiếp thu chậm) dễ hiểu bài học; khắc sâu, nhớ lâu kiến thức vừa học.
Ví dụ : Cho bài tập:
Xếp các từ cho dưới đây thành những nhóm từ đồng nghĩa:
bao la, lung linh, vắng vẻ, hiu quạnh, long lanh, lóng lánh, mênh mông, vắng teo, vắng ngắt, bát ngát, lấp loáng, lấp lánh, hiu hắt, thênh thang
(Tiếng Việt 5, tập 1, tr.22)
Giúp cho học sinh tiếp cận dạng bài tập này Giáo viên cần có các gợi ý cụ
thể:

Xác định mục tiêu của bài tập.
Xây dựng đáp án cho bài tập.
Thiết kế một bài tập tương tự bài tập trên.
Như vậy người giáo viên phải biết tạo hứng thú cho học sinh bằng phương pháp gợi mở, biết xác định mục tiêu bài tập xây dựng một đáp án cụ thể cho bài tập và sau đó thiết kế một dạng bài tập tương tự,. Tạo hứng khởi khi hoàn thành bài tập bằng chính sự hiẻu biết của mình.
*Gợi ý:
 Mục tiêu của bài tập: Hệ thống hóa vốn từ các từ đồng nghĩa cho học
sinh.
 Đáp án của bài tập: (1) bao la, mênh mông, bát ngát, thênh thang; (2) lung
linh, long lanh, lóng lánh, lấp loáng, lấp lánh (3) vắng vẻ, hiu quạnh, vắng teo, vắng ngắt, hiu hắt.
* Khi thiết kế một bài tập tương tự bài tập trên cần chú ý đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Bài tập thiết kế cần đảm bảo sự tương ứng về mục tiêu (hệ thống hóa vốn từ) và cơ sở ngôn ngữ học (từ đồng nghĩa) với bài tập đã cho.
+ Ngữ liệu của bài tập có tính hấp dẫn, mới mẻ, đảm bảo tính vừa sức và tính chính xác.
Ví dụ: Xếp các từ cho dưới đây thành những nhóm từ đồng nghĩa:
lè tè, chót vót, mong mỏi, trông ngóng, lêu đêu, lùn tịt, lênh khênh, đợi chờ, ngất ngưởng, thấp bé, trông đợi, vời vợi
Thứ năm: tổ chức cho học sinh luyện viết câu, đoạn văn.
Trong một tuần tôi dành một tiết rèn luyện từ và câu cho các em. Căn cứ vào nội dung bài đã học, tôi cho lớp họp nhóm và trao bài cụ thể.
* Nhóm yếu, trung bình làm các bài tập có yêu cầu nhận dạng kiến thức vừa học, yêu cầu nhận dạng ở mức độ đơn giản.
Ví dụ :
Viết lại 3 – 5 từ thuộc chủ đề những người quả cảm ( hay viết lại 3 – 5 từ thuộc chủ đề người ta là hoa đất ). Ghi lại nghĩa của các từ đó.
Chọn một từ ngữ vừa ghi lại viết một câu có đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ các nhóm của khá, giỏi tôi yêu cầu cao hơn
Ví dụ :
1 . Viết lại 5 – 10 từ thuộc chủ đề những người quả cảm ( Hay viết lại 5 -10 từ thuộc chủ đề người ta là hoa đất) . Ghi lại nghĩa của các từ đó.
2. Chọn một số từ ngữ viết thành một đoạn văn ( 5 câu trở lên ) nói suy nghĩ của em để trả lời “ thế nào là dũng cảm”
Các nhóm khác yêu cầu thấp hơn của nhóm khá, giỏi
Ví dụ:
1./Viết lại 5 từ ngữ trở lên thuộc chủ đề “ những người quả cảm” . Ghi lại nghĩa của một số từ mà em thích.
2/ Chọn một số từ ngữ viết thành một đoạn văn (khoảng 3 – 5 câu) nói suy nghĩ của em để trả lời “thế nào là dũng cảm?”.
Tuy nhiên tránh áp đặt cho học sinh; cần khuyến khích học sinh đưa ra những nhậnxét của riêng mình khuyến khích việc tranh luận giữa học sinh với học sinh để học sinh chủ động khám phá các kiến thức cần nắm.
Thứ sáu: Lập từ điển cá nhân.
Tôi khuyến khích, động viên các em lập từ điển cá nhân; mỗi tuần tìm từ và nghĩa của nó rồi ghi vào cuốn từ điển cá nhân đó. Mỗi từ đặt một hay nhiều câu theo cách của mình để làm rõ nghĩa đó. Các em học sinh giỏi tìm từ 3 – 5 từ trở lên, các em trung bình, yếu tìm 1 – 3 từ. Đối với những em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, các em có thể ghi vào một cuốn vở nhỏ. Còn đối với em có hoàn cảnh khá hơn tôi khuyến khích ghi vào cuốn sổ đẹp để dùng lâu dài cho các lớp học sau, tất nhiên tôi phải kiểm tra (vào giờ ra chơi, ngày đầu tuần sau hay bất cứ lúc nào rảnh) để nhắc nhở động viên các em và tuyên dương kịp thời những em chăm, tìm đúng, trình bày sạch đẹp.
Từ những cách thức thực hiện những biện pháp giải pháp trên tôi nhận thấy các em có hứng thú học tập hơn say mê, chăm chỉ hơn và có kết quả học tập cao hơn.
Kết quả so sánh đối chứng:
Tổng sô: 36 em
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Đầu năm
15 em = 41,7 %
17 em = 47,2 %
4 em = 11,1%
Cuối kì 1
18 em = 50 %
16 em = 44,4 %
2em = 5,6 %
Giữa kì 2
20 em = 55,6 %
16 em = 44,4 %
0 em = 0 %

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:
Qua một thời gian khá dài nghiên cứu, tìm và thực hiện tôi nhận ra rằng để giúp họcsinh lớp mình học tốt luyện từ và câu (nói riêng), học tốt Tiếng Việt nói chung, người giáo viên cần chú ý đến những điểm sau:
Một là, tìm hiểu kĩ những thuận lợi và khó khăn của lớp mình giảng dạy, tình hình học tập luyện từ và câu của lớp, những nguyên nhân khiến học sinh học tập khó khăn trong học tập.
Hai là tạo hào hứng, động lực học tập cho học sinh (nhiều hình thức, nhiều cách, tuỳ theo sở trường mỗi giáo viên; nội dung bài học).
Ba là, phân định mức độ học tập, tổ chức cho các em họp nhóm (với nhiều loại nhóm phù hợp từng mục tiêu của bài học, từng hoạt động dạy học).
Bốn là, cần có những điểm nhấn, sự gợi ý để làm cụ thể hoá, khắc sâu kiến thức luyện từ và câu trong quá trình giảng dạy phân môn của Tiếng Việt.
Năm là, tổ chức cho học sinh rèn luyện viết câu văn, đoạn văn với những mức độ yêu cầu phù hợp với đối tượng học sinh cụ thể.
Sáu là, hướng dẫn và giúp đỡ học sinh lập cuốn từ điển cá nhân cho riêng mình. Và còn một điều nữa mà mỗi giáo viên nên biết đó là những lời động viên, khích lệ kịp thời cũng như nhắc nhở ân cần, tỉ mỉ, chính là một yếu tố rất quan trọng để tạo nên niềm phấn khởi cho học sinh học tập, lĩnh hội tri thức.
Trên đây là một số giải pháp của cá nhân tôi áp dụng trong giảng dạy phân môn luyện từ và câu. Bước đầu thực hiện đã có kết quả đáng kể, học sinh chủ động, hứng thú hơn trong các giờ học. nhưng do hạn chế về mặt kinh nghiệm và thời gian kiểm tra thực nghiệm chưa có nên chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận dược sự thông cảm và ý kiến đóng góp từ phía các thầy cô giáo trong hội đồng sư phạm của trường .
Xin chân thành cảm ơn!
Trên đây là SKKN tôi đã tích lũy được trong thực tế giảng dạy, không sao chép của người khác.
Vạn Thắng , ngày 28 tháng 3 năm 2023
Tác giả
Lê Thị Hồng Thu
MỤC LỤC
PHẦN THỨ NHẤT: PHẦN MỞ ĐẦU	1
Lí do chọn đề tài	1
Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:	2
Phạm vi nghiên cứu:	2
Phương pháp nghiên cứu:	2
Đối tượng nghiên cứu:	2
Thời gian nghiên cứu:	2
PHẦN THỨ HAI: PHẦN NỘI DUNG	3
Chương I: cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn	3
Cơ sở lí luận	3
Phân môn Luyện từ và câu lớp 4,5	3
Các biện pháp dạy học chủ yếu:	4
Cơ sở tâm lí học	5
Cơ sở thực tiễn	6
Kết quả khảo sát thực tế đầu năm	8
Chương II: Các biện pháp dạy luyện từ và câu nhằm tạo hứng thú,bồi dưỡng tư duy cho học sinh lớp 5	8
Kết quả so sánh đối chứng	18
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ	19
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH CHỨNG
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BA VÌ
TRƯỜNG TIỂU HỌC VẠN THẮNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU NHẰM TẠO HỨNG THÚ VÀ BỒI DƯỠNG
TƯ DUY CHO HỌC SINH LỚP 4,5”.
Lĩnh vực/Môn:	Luyện từ và câu Cấp học:	Tiểu học
Tác giả:	Lê Thị Hồng Thu
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Vạn Thắng Chức vụ:	Giáo viên
Năm học: 2022 – 2023

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_day_luyen_tu_va_cau_nham_tao_hung_thu.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp dạy luyện từ và câu nhằm tạo hứng thú và bồi dưỡng tư duy cho học sinh Lớp 4,.pdf