SKKN Một số biện pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực giúp học sinh Lớp 5 phát triển năng lực lập dàn ý cho bài văn miêu tả
Dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh là người học không chỉ biết học thuộc, ghi nhớ mà còn phải biết làm thông qua các hoạt động cụ thể, sử dụng những tri thức học được để giải quyếtcác tình huống do cuộcsống đặt ra. Nói cách khác phải gắn với thực tiễn đời sống. Nếu như dạy học theo hướng tiếp cận nội dung chủ yếu yêu cầu người học trả lời câu hỏi: Biết cái gì? thì theo tiếp cận năng lực luôn đặt ra câu hỏi: Biết làm gì từ nhữngđiều đã biết. Nói cách khác, nói đến năng lực là phải nói đến khả năng thực hiện, là phải biết làm, chứ không chỉ biết và hiểu.
Dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh phù hợp với quy luật của hoạt động học tập. Người học cần giữ vai trò chủ động, không tiếp nhận thông tin một cách bị động, cần tìm tòi, khám phá, suy nghĩ các khía cạnh khác nhau của thông tin, rồi sắp xếp các thông tin đó theo trìnhtự dựa vào các giác quan khác nhau như thị giác, thính giác.
Điều quan trọng khi dạy trẻ em làm văn miêu tả là phải dạy các em lập được dàn ý đúng, đủ, chi tiết sau khi quan sát. Từ cái sườn dàn ý đó các em mới nói, viết, tả được về nó với nhiều chi tiết sinh động hơn.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực giúp học sinh Lớp 5 phát triển năng lực lập dàn ý cho bài văn miêu tả

Quan sát một cây đang ra hoa, cảnh tấp nập trên đường phố hay một trận thi đấu thể thao Ngoài mắt ra còn cần biết huy động cả mũi (để phát hiện ra mùi món ăn trên đường phố buổi sớm mai, mùi hương lúa, hương hoa trên con đường xuyên qua cánh đồng), cả tai (để thu nhận các tiếng động như tiếng ô tô, tiếng xe máy, tiếng rao bán hàng trên đường phố, tiếng cổ động viên trên sân bãi thi đấu). Quan sát có phương pháp, có định hướng Trong các tiết dạy học sinh lập dàn ý cho bài văn miêu tả, giáo viên cần dạy cho học sinh: Phân chia đối tượng để quan sát: Để có thể quan sát một bức tranh, một con vịt, một quyển lịch,giáo viên cần dạy các em cách phân chia các đối tượng đó thành từng bộ phận rồi lần lượt tập quan sát các bộ phận đó. Một bức tranh có thể chia làm hai phần, phần trên và phần dưới hoặc nửa trái, nửa phải. Có người lại chia tranh theo nhóm các nhân vật hoạt các hoạt động có trong tranh ... Lựa chọn trình tự quan sát: Cần hướng dẫn học sinh lựa chọn trình tự quan sát thích hợp; trường hợp các em lúng túng, giáo viên có thể gợi ý trình tự quan sát bản thân đã chuẩn bị. Sau đây là một số trình tự quan sát chung nhất có thể vận dụng vào các trường hợp cụ thể: + Trình tự không gian: từ quan sát toàn bộ đến quan sát từng bộ phận hoặc ngược lại; quan sát từ phải sang trái hay quan sát từ trên xuống dưới; quan sát từ ngoài vào trong hoặc ngược lại + Trình tự thời gian: quan sát cảnh vật, cây cốitheo mùa trong năm, theo thời gian trong ngày: buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều Dù quan sát theo trình tự nào cũng cần tập trung vào bộ phận chủ yếu và trọng tâm. Hướng dẫn cách thu nhận các nhận xét do quan sát mang lại: + Khi học sinh trình bày kết quả quan sát, nên hướng dẫn các em trả lời bằng nhiều chi tiết cụ thể và sử dụng ngôn ngữ chính xác, gợi hình ảnh. + Ở mức cao hơn, giáo viên hướng dẫn học sinh đi vào trọng tâm của cảnh vật, con ngườivà rèn luyện sự tinh tế khi quan sát . Đó là sự phát hiện ra những đặc điểm ít người nhận thấy. Ví dụ: Nhìn đóa hoa phượng rơi, có em học sinh đã nhận ra cái dáng “lìa cành chênh chếch bay nghiêng”. Hay nằm trong nhà nghe tiếng lá rơi ngoài thềm, Trần Đăng Khoa lúc mười tuổi phát hiện ra: “tiếng rơi rất khẽ như là rơi nghiêng” Như vậy rõ ràng là muốn lập được dàn ý cho bài văn miêu tả chi tiết, đầy đủ, giàu hình ảnh và sáng tạo thì phải tập quan sát, phải có công quan sát. Công việc này, mỗi người có thể làm một cách khác nhau nhưng mỗi người phải tìm ra cái riêng, cái mới của mình và cái riêng, cái mới ấy phải gắn liền với cái chân thật. Làm giàu vốn từ cho học sinh. Vốn từ ngữ miêu tả có ý nghĩa quan trọng đối với việc lập dàn ý và làm văn miêu tả. Giúp học sinh tích lũy vốn từ ngữ miêu tả và lựa chọn từ ngữ khi miêu tả là vấn đề quan tâm của mọi giáo viên. Tạo điều kiện để học sinh tích lũy vốn từ ngữ miêu tả Biện pháp làm giàu vốn từ ngữ cho học sinh hiệu quả nhất là thông qua các phân môn của môn Tiếng Việt. Phân môn Tập đọc: Nhiều bài tập đọc là các bài văn miêu tả của các nhà văn. Số lượng từ ngữ miêu tả ở các bài đó phong phú, cách sử dụng chúng sáng tạo. Khi dạy các bài tập đọc đó tôi đặc biệt quan tâm giúp các em chỉ ra các từ ngữ miêu tả, chọn một đến hai trường hợp đặc sắc nhất để phân tích cái hay, sự sáng tạo của nhà văn khi dùng chúng. Ngoài ra, phân môn Tập đọc còn giúp các em hiểu được nghĩa đen, nghĩa bóng, hiểu được nội dung của các đoạn văn, khổ thơ có ý nghĩa miêu tả (cảnh vật, con người, ...). Mỗi tiết dạy Tập đọc nên thêm một vài câu hỏi về thể loại, bố cục và trình tự miêu tả của tác giả để học sinh thấm dần và nắm chắc hơn các bước của bài văn miêu tả để lập dàn ý được đúng. Bên cạnh đó, giáo viên khuyến khích các em lập sổ tay từ ngữ miêu tả. Thỉnh thoảng giở sổ tay xem lại (nhất là khi chuẩn bị cho tiết Tập làm văn). Sau một thời gian vài ba tuần giáo viên lại cho ôn tập và kiểm tra miệng các câu văn hay đó trước khi vào dạy bài mới. Cứ cần cù như vậy sẽ giúp các em tích luỹ dần vốn từ ngữ miêu tả. Phân môn Luyện từ và câu: Các tiết học từ ngữ cũng là một dịp để giáo viên giúp các em không chỉ hiểu rõ nghĩa của từ mà còn mở rộng chúng khi tìm các từ ngữ gần nghĩa hoặc trái nghĩa. Ví dụ: Giáo viên hướng dẫn để các em thấy bên cạnh tính từ gầy nói về hình dáng của con người còn có nhiều từ gần ghĩa khác như: khô đét, xương xẩu, hom hem hay lép kẹpBên cạnh tính từ đẹp còn hàng loạt các từ khác: trông dễ mến, dễ thương, xinh xinh, xinh xắn, đáng yêu, dễ coiViệc học tập và mở rộng vốn từ láy, từ tượng thanh, từ tượng hình cũng có ý nghĩa tích cực đối với việc tích lũy vốn từ ngữ miêu tả của học sinh. Lượng từ ngữ này giúp rất nhiều cho học sinh khi tả các con vật, cây cối, tả người, tả cảnh sinh hoạt Hướng dẫn học sinh lựa chọn từ ngữ khi lập dàn ý cho bài miêu tả Có vốn từ ngữ nhưng phải biết cách dùng chúng đúng lúc, đúng chỗ. Muốn vậy phải coi trọng việc lựa chọn từ ngữ khi diễn đạt kết quả quan sát cũng như khi làm bài miêu tả. Mỗi chi tiết miêu tả thường chỉ có một từ ngữ, một hình ảnh thích hợp, do đó có tác dụng gợi hình, gợi cảm nhất. Có khi ngay từ đầu các em đã nắm bắt được từ ngữ hay hình ảnh này. Nhưng thông thường việc xác định từ ngữ hay hình ảnh cần dùng cho một chi tiết miêu tả phải trải qua một quá trình tìm tòi, chọn lọc. Quá trình này có thể được tiến hành có phương pháp hay không có phương pháp, sẽ quyết định tốc độ (nhanh hay chậm) và chất lượng (tìm được đúng từ ngữ, hình ảnh cần hay không). Cách làm thông thường khi lựa chọn từ ngữ là so sánh các từ gần nghĩa hay trái nghĩa. Có thể nhắc lại ở đây ví dụ: Để tả một người gầy thì nên dùng từ nào trong hàng loạt các từ ngữ: gầy, khô đét, xương xẩu, hom hem, lép kẹpCần luyện tập tính kiên trì của học sinh để làm quen với phương pháp này và chống lại tâm lí dễ dãi khi dùng từ ngữ. (Nhà văn Tô Hoài đã có lúc phê phán: “cứ viết đến mồ hôi là nhễ nhại, tinh thần thì hăng say, đàn ông thì cười phá lên, người thì thanh tú, thon thả, nét mặt xúc động thì mắt ánh lên. Những chữ ấy không phải công phu mình nghĩ ra. Chỉ vì đã vơ lấy dùng đi dùng lại đến quen tay mà thôi”). Hướng dẫn học sinh tìm ý và hoàn thiện dàn ý Sau khi học sinh đã quan sát đối tượng miêu tả, tôi sẽ đặt câu hỏi gợi ý để học sinh hồi tưởng lại những gì đã quan sát được để chọn lọc và tìm ra ý hay cho đoạn văn, bài văn phù hợp với yêu cầu của đề bài. Khi học sinh đã quan sát và tìm đủ ý rồi, tôi hướng dẫn các em sắp xếp các ý logic theo bố cục của dàn ý chung để lập thành dàn ý chi tiết cho bài văn. Để hoàn thiện dàn ý cho một bài văn miêu tả, tôi hướng dẫn các em đi theo những thao tác sau: Chuẩn bị một tờ giấy nháp trắng để nhập toàn bộ nội dung của dàn ý. Ghi sẵn 3 phần lớn của bài văn: + Mở bài. + Thân bài. + Kết bài. (Viết phần Mở bài xong để cách khoảng 2-3 dòng rồi mới ghi phần Thân bài; phần Kết bài ghi xuống cuối tờ nháp, chỉ cần 2-3 dòng là đủ. Các khoảng trắng để ta nhập các ý cần phải có ở mỗi phần vào.) Nhớ lại những đặc điểm về thể loại, nhớ lại đặc điểm dàn bài chung của thể loại, dựa vào ý chính của đề để lập một dàn bài chi tiết cho bài văn mình chuẩn bị viết. Tuỳ theo thể loại và ý chính của đề, ta tìm ý có liên quan đến đề bài. Viết nhanh ra giấy nháp những ý đã tìm hoặc đã suy nghĩ được trong đầu. Trong dàn bài, ta sắp xếp các ý cho có thứ tự, điều gì đáng nói trước, điều gì nên để sau, tránh những ý nhắc đi nhắc lại. Phần mở bài có những ý gì? Thân bài có mấy đoạn? Đoạn nào trọng tâm? (Trong những ý lớn có những ý nhỏ nào?). Phần kết bài nên có những ý gì? Ghi nhanh xong dàn bài, đọc lại để sửa hoặc thêm những ý cần thiết, bỏ những ý thừa. Sau khi thực hiện những thao tác đó, trên giấy nháp của học sinh có kết quả thể hiện theo sơ đồ sau: Sau khi hoàn thiện dàn ý trên giấy nháp (theo sơ đồ tư duy) học sinh sẽ triển khai viết vào vở hoặc giấy kiểm tra. KẾT QUẢ VÀ ỨNG DỤNG Kết quả Trong năm học 2021 - 2022 thực hiện những biện pháp trên tại lớp 5A5 của trường tôi đang giảng dạy. Sau một thời gian vận dụng các biện pháp và qua việc khảo sát 42 bài làm của 42 em học sinh đã cho tôi một kết quả khả quan. Các em làm tốt việc quan sát, tìm ý, lập dàn ý, từ đó giúp các em có nền tảng kỹ năng viết đoạn văn vững chắc, tự tin trong khi làm văn. Lớp học có chuyển biến rõ rệt về chất lượng học tập môn tập làm văn. Các em học sinh đã có năng lực lập dàn ý cho bài văn miêu tả khá tốt. Đề bài: Lập dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa. Kết quả thực nghiệm tôi thu được như sau: Mức đạt được Trước khi áp dụng biện pháp Sau khi áp dụng biện pháp Số bài Tỉ lệ (%) Số bài Tỉ lệ (%) Lập được dàn ý hay. 4 9,5 % 18 42,9 % Lập được dàn ý đầy đủ, logic. 12 28,6 % 21 50 % Lập dàn ý còn sơ sài. 26 61,9 % 3 7,1 % Ảnh minh họa bài làm của học sinh trước khi vận dụng biện pháp: Bài của em Phạm Vân Trang (Lớp 5A5) Bài viết của em còn tồn tại một số hạn chế sau: dàn ý còn sơ sài, chưa có các hoạt động, quan sát máy móc, sử dụng từ ngữ và hình ảnh so sánh chưa chính xác. Bài của em Nguyễn Ngọc Bảo Trâm (Lớp 5A5): Bài viết của em đã thể hiện rõ trình tự không gian. Tuy nhiên dàn ý của em vẫn mang tính liệt kê sự việc, chưa có nhiều hoạt động. Ảnh minh họa bài làm của học sinh sau khi vận dụng biện pháp: Bài của em Phạm Vân Trang (Lớp 5A5) Bài viết của em có những ưu điểm sau: xác định rõ yêu cầu của đề bài và triển khai lập dàn ý một cách mạch lạc theo trình tự thời gian. Sử dụng từ ngữ linh hoạ, giàu hình ảnh, cảm xúc. Bài của em Nguyễn Ngọc Bảo Trâm (Lớp 5A5): Bài viết của em có ưu điểm sau: Em nắm chắc bố cục dàn ý bài văn miêu tả và triển khai dàn ý theo trình tự thời gian một cách mạch lạc. Quan sát và miêu tả cảnh vật chi tiết, tỉ mỉ, các ý được sắp xếp logic. Ứng dụng “Một số biện pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực giúp học sinh lớp 5 phát triển năng lực lập dàn ý cho bài văn miêu tả” có thể áp dụng với học sinh khối lớp 4; 5 của các trường Tiểu học và cũng có thể áp dụng với các lớp lớn hơn của các bậc học. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Trong suốt một năm học thực hiện đề tài này, tôi thấy hài lòng vì thu được kết quả khá khả quan: Giáo viên, học sinh hứng thú hơn trong việc dạy và học phân môn Tập làm văn; Học sinh thực sự có được những “sản phẩm” do chính bàn tay các em làm ra. Điều này không chỉ nâng cao chất lượng dạy học Tập làm văn mà còn giúp các em tự tin hơn rất nhiều trong việc giao tiếp với môi trường bên ngoài. Học sinh không còn lúng túng trong việc lập dàn ý cho mỗi bài văn; việc viết một đoạn văn, hay bài văn của các em trở nên dễ dàng hơn. Các em đã biết miêu tả một số đặc điểm của một sự vật cụ thể theo yêu cầu, biết viết câu văn đúng ngữ pháp, rõ ý; biết sử dụng những từ ngữ sát nghĩa, có tác dụng gợi tả, gợi cảm; bước đầu biết sử dụng biện pháp tu từ đơn giản khi viết văn. Lời văn, ý văn của các em không còn nặng tính liệt kê hay kể lể nữa. Với những biện pháp đó đã giúp cho cả giáo viên và học sinh tự tin, chủ động hơn trong các tiết học tập làm văn (văn miêu tả). Các giờ Tập làm văn cũng trở nên nhẹ nhàng, sinh động hơn. Hình thành được ở các em các năng lực cần thiết như năng lực: tự học và giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác...ở mức độ tốt hơn. Các em say mê, ham thích đọc và nghe các tác phẩm văn học, mong muốn học cách diễn đạt chuẩn mực, tinh tế các tác phẩm văn học vận dụng vào việc bày tỏ ý nghĩ và tình cảm của mình trong bài văn thật tự nhiên và sâu sắc. Tuy việc giúp học sinh học tốt môn Tập làm văn đặc biệt là văn miêu tả cần một quá trình lâu dài, xuyên suốt, song với kết quả đạt được như trên tôi vẫn cảm thấy rất vui vì công việc mình làm đã có hiệu quả. Qua đi sâu nghiên cứu: “Một số biện pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực giúp học sinh lớp 5 phát triển năng lực lập dàn ý cho bài văn miêu tả”; tôi đã tìm hiểu được các cơ sở lý luận, xác định được chất lượng viết văn miêu tả của học sinh. Bản thân tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm sau: Trước hết, trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải coi học sinh là trung tâm. Phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo và tự tin khi học tập; vận dụng những kiến thức mà học sinh đã có, trên cơ sở đó học sinh tiếp nhận kiến thức mới một cách nhẹ nhàng, cụ thể và hiệu quả. Cần coi tiết lập dàn ý như một khâu không thể thiếu trong dạy văn miêu tả. Người giáo viên cần chịu khó nghiên cứu, tìm tòi thêm ở những tài liệu khác ngoài sách giáo khoa để tìm ra các biện pháp mới giúp học sinh phát triển năng lực lập dàn ý cho bài văn miêu tả. Thường xuyên động viên, khuyến khích học sinh để giúp các em nắm chắc các bước lập dàn ý cho bài văn miêu tả, làm cơ sở giúp các em nâng cao chất lượng bài văn miêu tả. Có thể nói, bước đầu thành công trong việc giúp học sinh lớp 5 phát triển năng lực lập dàn ý cho bài văn miêu tả là nguồn động viên rất lớn cho tôi, làm cơ sở giúp tôi nâng cao chất lượng dạy học môn Tập làm văn. Tôi sẽ đem kinh nghiệm này tiếp tục áp dụng để giảng dạy phân môn Tập làm văn ở các năm sau, với mong muốn lớn nhất của tôi là giúp học sinh nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt. Kiến nghị. Đối với nhà trường: Thường xuyên tổ chức cho các em đi tham quan, dã ngoại để có thêm hiểu biêt về vấn đề cần tả và quan sát được thực tế hơn. Điều đó rất tốt cho các em khi viết văn. Đối với giáo viên: Cần tổ chức tốt các giờ học ngoại khóa, đồng thời phải rèn cho học sinh thói quen quan sát, có tình cảm, cảm xúc trước những gì mình định tả; Cần cho học sinh hiểu biết về đối tượng định tả ở mọi giờ học: Trong giờ hoạt động ngoại khóa, trong tiết tự nhiên xã hội, khoa học, giờ tập đọc... Đối với Phụ huynh: Cha mẹ phải thực sự quan tâm đến việc học của con em mình; phải phối hợp giữa giáo dục ở Nhà trường, gia đình và xã hội. Trang bị đầy đủ đồ dùng học tập cho các em và tạo điều kiện cho con em mình được đi du lịch, thăm quan các thắng cảnh thiên nhiên... để các em có vốn kiến thức thực tế. Từ đó các em sẽ viết văn hay hơn. Đối với học sinh: Học sinh phải không ngừng học hỏi trên lớp, đồng thời mở rộng vốn hiểu biết qua kiến thức hàng ngày trên lớp, qua sách báo, phim ảnh,... Trên đây là một số biện pháp mà trong quá trình dạy học sinh lập dàn ý cho bài văn miêu tả tôi đã áp dụng trên lớp. Với kết quả nghiên cứu của mình, tôi chỉ xin nêu một vài kinh nghiệm ít ỏi của cá nhân tôi đã tích lũy được, một số bài học thực tiễn, mong muốn chia sẻ cùng với các bạn đồng nghiệp. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo để việc giảng dạy bộ môn Tập làm văn trong nhà trường ngày càng nâng cao chất lượng, giúp học sinh học tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ giáo dục và đào tạo (2014), Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 tập 1A; 1B; 2A; 2B, NXBGD, Hà Nội. Đỗ Mạnh Hùng - Lê Thị Thu Trang (1996), Tập làm văn lớp Năm, NXBGD, Hà Nội. Hoàng Hòa Bình (1999), Dạy văn cho học sinh Tiểu học, NXBGD, Hà Nội. Lê Phương Nga - Nguyễn Trí (1999), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội. Nguyễn Trí (1999), Dạy Tập làm văn ở trường Tiểu học, NXBGD, Hà Nội. Nguyễn Đăng Mạnh - Đỗ Ngọc Thống - Lưu Đức Hạnh (2000), Muốn viết được bài văn hay, NXBGD, Hà Nội. Vũ Tú Nam - Phạm Hổ - Nguyễn Quang Sáng (1999), Văn miêu tả và kể chuyện, NXBGD, Hà Nội.
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_day_hoc_theo_huong_tiep_can_nang_luc_g.docx
SKKN Một số biện pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực giúp học sinh Lớp 5 phát triển năng lực l.pdf