SKKN Giúp phát triển kỹ năng đọc cho học sinh Lớp 1A trường Tiểu học Phúc Khánh khi học bộ sách Cánh diều
Trường Tiểu học Phúc Khánh nơi tôi đang công tác. Việc chuẩn bị các điều kiện để triển khai chương trình giáo dục tổng thể 2018 đã được nhà trường đặc biệt quan tâm và đầu tư một cách bài bản, từ việc tuyên truyền về chương trình giáo dục phổ thông mới tới khâu chuẩn bị cơ sở vật chất, việc lựa chọn giáo viên, tập huấn chương trình đều thực hiện một cách nghiêm túc và kịp thời. Tuy nhiên khi thực hiện chương trình mới, dạy học tiếng việt ở đơn vị thời gian đầu năm học còn gặp một số khó khăn:
Đối với giáo viên còn ảnh hưởngcách làm cũ, lúng túng,chưa thực sự linh hoạt trong điều chỉnh kế hoạch và điều chỉnh nội dung dạy học. Hình thức tổ chức tiết học chưa thực sự hấp dẫn lôi cuốn học sinh..
Đối với học sinh, do thời gian nghỉ dịch Covid kéo dài nên các cháu học sinh Mầm Non chuẩn bị bước vào lớp 1còn gặp khó khăn về “ Nhận dạng các chữ cái và cách phát âm đúng, chưa mạnh dạn tự tin, chưa chủ động trong giao tiếp”. Giai đoạn đầu năm tôi nhận thấy kỹ năng đọc của học sinh còn chậm, đọc nhỏ, đọc chưa lưu loát. Một số học sinh phát âm sai do thói quen đã có từ trước hoặc do tiếng địa phương. Khi đọc các em còn hay mắc lỗi ngắt giọng (do ngắt giọng để lấy hơi một cách tuỳ tiện). Thậm chí còn không đọc được, quan sát của học sinh còn hạn chế, giờ học chưa được sôi nổi, các em còn nhút nhát, khả năng giao tiếp có nhiều khó khăn.
Đối Phụ huynh còn lung túng trong hướng dẫn và tương tác giúp đỡ con em tự học ở nhà.
Một số phụ huynh còn hoài nghi nội dung sách Tiếng Việt trong bộ sách Cánh Diều.
Nhiệm vụ của giáo viên là rèn và phát triển kỹ năng đọc cho học sinh, không những chỉ đọc thông được văn bản, mà còn phải đọc đúng văn bản.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Giúp phát triển kỹ năng đọc cho học sinh Lớp 1A trường Tiểu học Phúc Khánh khi học bộ sách Cánh diều

BIỆN PHÁP Giúp phát triển kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1A trường Tiểu học Phúc Khánh khi học bộ sách Cánh Diều 1. LÝ DO CHỌN BIỆN PHÁP GIÚP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH. Trong các kỹ năng cơ bản của môn tiếng việt lớp 1 thì kỹ năng đọc là một trong những kỹ năng quan trọng được ưu tiên hàng đầu của chương trình. Đây cũng là điểm mới trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 khi môn tiếng việt lớp 1 được nâng lên 12 tiết/tuần ( buổi 1), tương đương với 420 tiết/năm. Điều đó đã cho thấy tầm quan trọng của môn tiếng việt ở lớp 1 hiện nay đặc biệt là kỹ năng đọc được ưu tiên hàng đầu, rồi mới đến các kỹ năng khác (viết, nói, nghe). Tiếng việt là môn học công cụ, là chìa khoá, là phương tiện để học sinh tiếp nhận tri thức loài người, là tiền đề học tốt các môn học khác. Đặc trưng của môn tiếng việt tập trung vào sự hình thành và phát triển kỹ năng: Đọc –viết - nói - nghe, góp phần vào quá trình hình thành các giá trị mới như: Năng lực tự học, tự phát hiện và giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh kiến thức và thực hành vận dụng kiến thức đó theo năng lực bản thân. Việc dạy học linh hoạt phù hợp với từng đối tượng học sinh là nhiệm vụ mà ngành giáo dục đang tích cực triển khai thực hiện. Vì lẽ đó bản thân mỗi giáo viên chủ nhiệm phải liên tục tìm hiểu các biện pháp dạy học sao cho hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Từ những thực tế đã nêu trên, tôi đã tìm tòi và thực hiện các cách làm để cải thiện được tình trạng đọc của học sinh lớp mình và đúc rút kinh nghiệm và ghi lại thành "Biện pháp giúp phát triển kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1A trường Tiểu học Phúc Khánh khi học bộ sách Cánh Diều” II. THỰC TRẠNG KỸ NĂNG ĐỌC CỦA HỌC SINH LỚP 1A TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚC KHÁNH KHI HỌC BỘ SÁCH CÁNH DIỀU Trường Tiểu học Phúc Khánh nơi tôi đang công tác. Việc chuẩn bị các điều kiện để triển khai chương trình giáo dục tổng thể 2018 đã được nhà trường đặc biệt quan tâm và đầu tư một cách bài bản, từ việc tuyên truyền về chương trình giáo dục phổ thông mới tới khâu chuẩn bị cơ sở vật chất, việc lựa chọn giáo viên, tập huấn chương trình đều thực hiện một cách nghiêm túc và kịp thời. Tuy nhiên khi thực hiện chương trình mới, dạy học tiếng việt ở đơn vị thời gian đầu năm học còn gặp một số khó khăn: Đối với giáo viên còn ảnh hưởng cách làm cũ, lúng túng, chưa thực sự linh hoạt trong điều chỉnh kế hoạch và điều chỉnh nội dung dạy học. Hình thức tổ chức tiết học chưa thực sự hấp dẫn lôi cuốn học sinh.. Đối với học sinh, do thời gian nghỉ dịch Covid kéo dài nên các cháu học sinh Mầm Non chuẩn bị bước vào lớp 1còn gặp khó khăn về “ Nhận dạng các chữ cái và cách phát âm đúng, chưa mạnh dạn tự tin, chưa chủ động trong giao tiếp”. Giai đoạn đầu năm tôi nhận thấy kỹ năng đọc của học sinh còn chậm, đọc nhỏ, đọc chưa lưu loát. Một số học sinh phát âm sai do thói quen đã có từ trước hoặc do tiếng địa phương. Khi đọc các em còn hay mắc lỗi ngắt giọng (do ngắt giọng để lấy hơi một cách tuỳ tiện). Thậm chí còn không đọc được, quan sát của học sinh còn hạn chế, giờ học chưa được sôi nổi, các em còn nhút nhát, khả năng giao tiếp có nhiều khó khăn. Đối Phụ huynh còn lung túng trong hướng dẫn và tương tác giúp đỡ con em tự học ở nhà. Một số phụ huynh còn hoài nghi nội dung sách Tiếng Việt trong bộ sách Cánh Diều. Nhiệm vụ của giáo viên là rèn và phát triển kỹ năng đọc cho học sinh, không những chỉ đọc thông được văn bản, mà còn phải đọc đúng văn bản. Từ những thực tế nêu trên, tôi đã tìm tòi và thực hiện biện pháp để cải thiện được tình trạng đọc của học sinh và đã đem lại hiệu quả tích cực trong thời gian vừa qua. Tôi xin mạnh dạn đưa ra biện pháp. Đó là: BIỆN PHÁP GIÚP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 1A TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚC KHÁNH KHI HỌC BỘ SÁCH CÁNH DIỀU Giúp học sinh ôn tập, thuộc bảng chữ cái. Đây là một việc làm hết sức quan trọng và là điều kiện cần thiết đầu tiên trong việc luyện đọc cho học sinh. Làm quen và thuộc bảng chữ cái tiếng việt (a, ă, â, b, c..) sẽ giúp các em ghép âm, vần, tạo tiếng dễ dàng và chính xác hơn. VD: Khi dạy các tiết “Em là học sinh” tôi sử dụng bảng chữ cái có kèm theo các hình minh họa gần gũi dễ nhớ, treo ở vị trí phù hợp mà học sinh thường nhìn thấy, dễ quan sát mỗi khi vào lớp từ đó giúp các em ghi nhớ và cũng bắt đầu rèn kỹ năng đọc cho học sinh. Ngoài ra bảng chữ cái được tôi cho học sinh luyện đọc thường xuyên ở các giờ học, môn học và trong những tuần đầu tiên của năm học. Để tránh cho học sinh học vẹt tôi thay đổi các hình thức đọc. Không chỉ để học sinh đọc các chữ cái theo thứ tự a, ă, â, b, c.. mà chỉ ngẫu nhiên bất kì chữ cái nào trong bảng và yêu cầu đọc. Hình ảnh làm quen với bảng chữ cái Để các em không bị nhàm chán tôi thay đổi các hình thức ôn bảng chữ cái bằng các trò chơi “Làm theo hiệu lệnh”. Cách thực hiện: Giáo viên cho học sinh lấy bảng gài và yêu cầu lắng nghe giáo viên đọc âm nào thì học sinh gài âm đó để học sinh nghi nhớ và đồng thời rèn kỹ năng đọc cho học sinh. Khi dạy tiếng việt giáo viên vừa dạy mới và ôn lại kiến thức nền là những âm trong bảng chữ cái đã giúp học sinh tự tin hơn, ghép vần nhanh, đọc đúng, mạnh dạn hơn trong giao tiếp. 3.2 Phát triển kỹ năng đọc, thông qua việc rèn đọc chuẩn và chữa lỗi phát âm cho học sinh. Giáo viên cần luyện kĩ năng phát âm chuẩn cho học sinh ngay từ khi đọc chữ cái đầu tiên. Muốn học sinh phát âm chuẩn trước hết giáo viên phải phát âm chuẩn, phải biết cách lắng nghe và quan sát cách phát âm của từng học sinh để nhanh chóng nhận ra lỗi phát âm của các em là do đâu. Sau đó giáo viên hướng dẫn cho các em phát âm theo mẫu. Khi chữa lỗi cần tạo điều kiện cho học sinh tự quan sát và lắng nghe việc đọc của cô của bạn. Khuyến khích học sinh tự nêu lỗi phát âm của mình. Sau đó giáo viên hướng dẫn cách phát âm của chữ em phát âm chưa đúng. Sau đó các em phát âm lại theo âm chuẩn thật chính xác. Ví dụ: Khi dạy bài 25: s, x (sách Tiếng Việt 1 tập 1 – Bộ sách Cánh Diều, trang 48) Giáo viên đưa ra âm,vần mới, phát âm mẫu rồi cho học sinh phát âm ở hoạt động này giáo viên phải quan sát nhanh tìm ra các lỗi để giúp các em phát âm chuẩn. Đến phần quan sát tranh để đọc tiếng, từ sẻ, xe ca. Thì lúc này giáo viên cần đọc mẫu chậm, phát âm rõ từ ngữ là sẻ (sờ-e-se-hỏi-sẻ) và hướng dẫn cách đặt lưỡi, mở miệng khi phát âm để học sinh bắt chước rồi đọc theo vì những từ ngữ này thường không chỉ học sinh đọc sai vì mới đọc mà một số em do ảnh hưởng của phương ngữ, tiếng mẹ đẻ nên phát âm nhầm lẫn s với x hoặc ngược lại. Các em thường có lỗi phát âm như nói tiếng địa phương, phát âm không chuẩn “tr/ch; l/n; s/x.” Hay các tiếng có thanh hỏi, thanh ngã với các lỗi này ngoài việc giáo viên quan sát phát hiện thì giáo viên cần phát huy tự nhận xét đánh giá của học sinh với bạn mình từ đó học sinh tự sửa chữa, nhưng lỗi này không thể khắc trong một, hai ngày được mà nó đòi hỏi phải kiên trì, tỉ mỉ trong các tiết học, môn học phải được nhắc nhở, quan tâm khi các em có sự tiến bộ dù là nhỏ thì giáo viên cũng cần động viên khuyến khích các em để việc luyện phát âm chuẩn có hiệu quả. Linh hoạt các hình thức luyện đọc trong giờ học tiếng việt để phát triển kỹ năng đọc cho học sinh. Cách thực hiện này sẽ giúp học sinh có hứng thú, không gây nhàm chán. Ở mỗi hình thức đọc sẽ có những mặt tích cực riêng và có sự hỗ trợ lẫn nhau giúp học sinh phát huy được tối đa kỹ năng đọc. Để rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp mình một cách hiệu quả tôi coi trọng và dùng hình thức đọc đồng thanh theo nhiều cấp độ cả lớp, dãy, bàn..và đặc biệt tôi dành nhiều thời gian để luyện đọc cho các em hơn trong một tiết học Tiếng Việt. VD: Khi dạy bài 47: om, op tôi thực hiện các hình thức tổ chức rèn kỹ năng đọc như sau: Đọc đồng thanh cả lớp, đọc thầm, đọc theo dãy, nhóm 4, nhóm đôi, đọc cá nhân và tổ chức thi đọc (thi đọc theo nhóm, theo cặp, cá nhân) Và yêu cầu đọc này sẽ thay đổi linh hoạt tùy thuộc vào sự tiến bộ của học sinh nếu qua vài tuần đầu các em đã có tiến bộ hơn thì tôi đưa yêu cầu đọc đồng thanh ít đi và yêu cầu về đọc cá nhân sẽ được phát huy trong giờ học. Hình ảnh minh họa các hình thức tổ chức luyện đọc trong giờ tiếng việt – 1A Để phát huy tối đa kỹ năng đọc tôi kết hợp sử dụng các trò chơi học tập khi luyện đọc. Các tiết học có trò chơi sẽ thu hút mức độ tập trung, hứng thú của học sinh mà không một phương pháp nào sánh được, dưới đây là hai trò chơi mà tôi thực hiện thấy rất hiệu quả: + Trò chơi “Hái hoa may mắn” VD: Trong tiết các học, tiết ôn tập tôi thiết kế trò chơi trên violet tạo 1 sdile có bức tranh các loại hoa hồng, hoa huệ, hoa cúc, hoa sen.. đằng sau mỗi bông hoa ấy là các âm, vần, tiếng, từ theo yêu cầu của giáo viên và một phần quà. Học sinh muốn tìm phần quà ấy thì phải chọn một loài hoa và đọc nội dung bông hoa đó để xem bông hoa đó có mang lại phần quà may mắn không? Hình ảnh minh họa trò chơi “Hái hoa may mắn” + Trò chơi “đố bạn” VD: Khi dạy bài âm, vần hay bài ôn tâp giáo viên dùng các tấm bìa in màu có tiếng, từ chứa âm, vần đã học, phát cho mỗi HS 5- 6 tấm bìa và hai em ngồi trong bàn sẽ đố nhau nhìn nhanh và đọc được tiếng, từ trong tấm bìa đó. Hình ảnh minh họa trò chơi “Đố bạn” Qua thực hiện cách làm trên tôi thấy học sinh biết thể hiện bản thân khi đọc bài, hoạt động học không bị nhàm chán các em rất tích cực thi đua nhau điều đó đã đem lại hiệu quả tích cực trong việc rèn đọc cho học sinh, kỹ năng giao tiếp của học sinh được phát triển nhanh hơn. Sử dụng linh hoạt có sáng tạo các học liệu trong giờ học tiếng việt Trong quá trình dạy học giáo viên được trao quyền tự chủ về nội dung, chương trình. Việc lựa chọn các học liệu trong một tiết dạy đòi hỏi sự linh hoạt và sáng tạo, qua đó giúp học sinh phát huy được năng lực phẩm chất. VD: Khi dạy bài bài 25: s, x (TV1- Cánh Diều trang 48) với hai âm này có nhiều học sinh phát âm chưa đúng do nhiều nguyện nhân khác nhau như: ảnh hưởng của tiếng địa phương, âm, vần mới, cách phát âm chưa đúng ở các tiếng chứa dấu thanh “hỏi và nặng” vì vậy tôi lựa chọn học liêu trong giờ học là sách giáo viên để quan sát tranh, sách điện tử để cho các em nghe cách phát âm chuẩn kết hợp với làm mẫu và hướng của giáo viên để các em quan sát, bắt chước phát âm đúng s, x, sẻ, xe ca. Để lỗi của các em được khắc phục nhanh tôi sử dụng các cách sửa lỗi mà bản thân đã tích lũy được kết hợp với đánh giá của học sinh với học sinh và tự đánh giá của bản thân, khuyến khích, động viên từ đó tạo sự cố gắng tự chủ động sửa lỗi của từng em để ghi nhớ lỗi và sửa chữa. Trong một số tiết học khác của giờ tiếng việt tôi sử dụng ưu điểm của nhiều học liệu như: sách giáo khoa, sách điện tử, mẫu của giáo viên và dùng hình ảnh thật để học sinh ghi nhớ và đọc chính xác hơn VD bài 46: iêm, yêm, iếp, diêm, yếm, tấm thiếp ngoài việc phân tích hướng dẫn mẫu của giáo viên tôi kết hợp cho quan sát sách giáo khoa, nghe phát âm mẫu ở sách điện tử thậm chí cho các em quan sát vật thật mình chuẩn bị vì chỉ khi được tự quan sát, tự làm mới giúp các em nghi nhớ nhanh và lâu bền được. Đặc biệt trong sách điện tử có thiết kế dạng bài tập trắc nghiệm đây là một tính năng hiện đại học sinh rất dễ sử dụng đem lại hứng thú, tích cực cho học sinh trong khi đọc chính vì thế tôi chọn sách điện tử để dạy các em phần bài tập này. Việc sử dụng ưu điểm của các học liệu để kết hợp trong giờ học sẽ phát huy được tối đa kỹ năng đọc cho học sinh nhưng phải rất linh hoạt, và có chọn lọc thì giờ học mới đạt hiệu quả. VD: Khi dạy bài 63: Ôn tập (TV1- Cánh Diều) trong bài tập đọc “Cua, cò và đàn cá” tiết 1 tôi thấy trong bài có sử dụng từ chén với từ này tôi thấy không phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình nên đã chủ động thay thế bằng từ gần gũi dễ hiểu như từ ăn hay đối với những bài tập đọc còn dài so học sinh lớp mình tôi không yêu cầu học sinh đọc cả bài mà đọc một vài câu, đoạn vừa sức với học sinh không gây áp lực cho các em để các em tự do phát triển năng lực của bản thân. ( Học sinh tập nghe mẫu trên sách điện tử) Khi thực hiện cách này đối với lớp của mình tôi thấy giờ học nhẹ nhàng hiệu quả lại rất cao, học sinh phát âm đúng hơn, hiện tượng học sinh đọc sai, ngọng được giảm đi rất nhiều và các em có cơ hội để phát triển khả năng của bản thân,. Phồi hợp với phụ huynh hỗ trợ các em tự học ở nhà. Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, việc phát huy khả năng tự học của bản thân không chỉ diễn ra trong nhà trường mà cả ở gia đình và xã hội. Để tạo điều kiện cho các em phát huy được năng lực của bản thân thì việc kết hợp giữa nhà trường, gia đình là vô cùng quan trọng. Ví dụ: Khi bước vào đầu năm học ngoài việc tuyên truyền cho phụ huynh về chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục. Tôi chủ động khuyến khích phụ huynh tham gia lớp học zoom để hướng dẫn, giúp đỡ phụ huynh cách hỗ trợ và tương tác với con tự học ở nhà. Thành lập nhóm zalo lớp để tiện trao đổi, giải đáp thắc mắc khó khăn của phụ huynh, giúp cho phụ huynh hiểu, nhận thức đúng vấn đề, biết cảm thông chia sẻ.. Hình ảnh phối hợp với phụ huynh trên lớp học zoom và zalo Khi nhận được sự trợ giúp và tương tác từ phía phụ huynh tôi đã thấy kỹ năng đọc của các em có sự tiến bộ rõ rệt, phụ huynh cũng hiểu hơn về chương trình lớp 1 và biết cách giúp đỡ các em trong thời gian tự học ở nhà đem lại hiệu quả thiết thực. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Sau một thời gian thực hiện biện pháp nêu trên, lớp tôi chủ nhiệm đã thu kết quả đáng mừng và rất khả quan. Kết quả thể hiện qua hai biểu tổng hợp sau: + Trước khi áp dụng biện pháp (đầu năm học) TSHS HS đọc tốt HS đọc khá HS đọc TB HS đọc Yếu 29 2 14 10 3 + Sau khi áp dụng biện pháp đến thời điểm hiện tại TSHS HS đọc tốt HS đọc khá HS đọc TB HS đọc Yếu 29 10 15 4 Như vậy nhìn vào bảng tổng hợp kết quả khảo sát cho thấy nội dung biện pháp tôi áp dụng có tính khả thi cao. Tuy tôi mới áp dụng một thời gian ngắn nhưng chất lượng đọc của các em đã có nhiều thay đổi. Với kết quả này tôi thấy rất hiệu quả và sẽ tiếp tục áp dụng biện pháp này trên phạm vi các lớp 1 của trường Tiểu học Phúc Khánh. Với mục tiêu cuối năm học này sẽ có 100% học sinh đọc thông viết thạo. KẾT LUẬN Việc phát triển kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1 là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Nó vô cùng cần thiết bởi lẽ kĩ năng đọc, góp phần vào quá trình hình thành các năng lực cốt lõi như: Năng lực tự học, tự phát hiện và giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh kiến thức và thực hành vận dụng kiến thức đó theo năng lực bản thân. Kỹ năng của môn học công cụ, là chìa khoá, là phương tiện để học sinh tiếp tục học tập môn học khác và tự họcBiện pháp này đã được tôi trao đổi, chia sẻ với đồng nghiệp trong khối và được mọi người đồng thuận, cùng áp dụng đem lại những tín hiệu đáng mừng cho học sinh khối 1 trường Tiểu học Phúc Khánh. Do thời gian áp dụng chưa nhiều. Song bước đầu góp phần hình thành và phát triển kỹ năng đọc kết quả rất khả quan.Tôi sẽ tiếp tục áp dụng biện pháp nêu trên vào quá trình giảng dạy. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp./. Phúc Khánh, ngày 28 tháng 12 năm 2020 (Người viết) Vũ Thị Nhung
File đính kèm:
skkn_giup_phat_trien_ky_nang_doc_cho_hoc_sinh_lop_1a_truong.docx
SKKN Giúp phát triển kỹ năng đọc cho học sinh Lớp 1A trường Tiểu học Phúc Khánh khi học bộ sách Cánh.pdf