SKKN Biện pháp nâng cao hiệu quả học tập môn Tiếng Việt nhằm tạo hứng thú và phát huy tính tích cực cho học sinh Lớp 1

Trong thực tế, giờ học nào có tổ chức trò chơi cũng đều gây được không khí học tập hào hứng, thoải mái, vui nhộn. Trò chơi học tập có khả năng kích thích hứng thú, trí tưởng tượng và phát triển trí tuệ của học sinh.

Trò chơi học tập là trò chơi gắn liền với các hoạt động học tập và nội dung bài học, giúp học sinh khai thác các kĩ năng vốn có của bản thân để chơi và để học. Trong quá trình chơi trò chơi, các em sẽ bộc lộ rõ ràng các cảm xúc như: hào hứng tham gia cùng tập thể, niềm vui khi thắng và buồn bã khi thua; vui mừng khi đồng đội hoàn thành nhiệm vụ; bản thân cảm thấy có lỗi khi không làm tốt nhiệm vụ của mình…. Đây cũng là tính thi đua rất cao của trò chơi học tập.

Đặc biệt, đối với môn Tiếng Việt thì trò chơi học tập càng có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo hứng thú học tập cho học sinh. Trò chơi giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức được học, mở rộng vốn từ, khắc sâu kiến thức, nắm chắc âm, vần, biết vận dụng vào từng trường hơp cụ thể, Không chỉ vậy, trò chơi học tập còn tạo môi trường để học sinh rèn luyện sự linh hoạt, nhạy bén, có thói quen phản ứng nhanh, giúp các em mạnh dạn trước tập thể.

docx 12 trang Thu Nga 19/03/2025 170
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp nâng cao hiệu quả học tập môn Tiếng Việt nhằm tạo hứng thú và phát huy tính tích cực cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp nâng cao hiệu quả học tập môn Tiếng Việt nhằm tạo hứng thú và phát huy tính tích cực cho học sinh Lớp 1

SKKN Biện pháp nâng cao hiệu quả học tập môn Tiếng Việt nhằm tạo hứng thú và phát huy tính tích cực cho học sinh Lớp 1
năng lực cho người học.
2.2. Cơ sở thực tiễn
Năm học 2021 – 2022 tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 1A5 với sĩ số 46 học sinh gồm 26 học sinh nam và 20 học sinh nữ. Ngay từ đầu năm học, khi nghiên cứu và thử nghiệm sáng kiến này, tôi đã khảo sát, đồng thời quan sát quá trình các em hoạt động trong tiết Tiếng Việt hàng ngày và thu được kết quả như sau:
Tổng số HS
Tích cực học tập
Bình thường
Không tích cực học tập
SL
%
SL
%
SL
%
46
20
43,4%
15
23,9%
11
32,7%

Tổng số HS
Thích học Tiếng Việt
 Bình thường
Không thích học Tiếng Việt
SL
%
SL
%
SL
%
46
20
43,4%
11
32,7%
15
23,9%
Trong giờ học tôi thấy có những em say mê nghe cô giáo giảng bài, hăng hái giơ tay phát biểu ý kiến, tích cực tham gia các hoạt động học tập, nhưng cũng có em không tập trung, không để ý cô giáo nói gì, thậm chí làm việc riêng, mắt nhìn ra cửa sổ hoặc nằm gục xuống bàn. Học sinh không hứng thú học tập, dẫn đến giờ học trở nên căng thẳng, trầm lắng.
Từ thực tế đó, tôi thấy mình cần phải thay đổi phương pháp dạy học để tạo hứng thú học tập cho học sinh.
3. Nội dung biện pháp
3.1. Tổ chức trò chơi học tập
Trong thực tế, giờ học nào có tổ chức trò chơi cũng đều gây được không khí học tập hào hứng, thoải mái, vui nhộn. Trò chơi học tập có khả năng kích thích hứng thú, trí tưởng tượng và phát triển trí tuệ của học sinh.
Trò chơi học tập là trò chơi gắn liền với các hoạt động học tập và nội dung bài học, giúp học sinh khai thác các kĩ năng vốn có của bản thân để chơi và để học. Trong quá trình chơi trò chơi, các em sẽ bộc lộ rõ ràng các cảm xúc như: hào hứng tham gia cùng tập thể, niềm vui khi thắng và buồn bã khi thua; vui mừng khi đồng đội hoàn thành nhiệm vụ; bản thân cảm thấy có lỗi khi không làm tốt nhiệm vụ của mình. Đây cũng là tính thi đua rất cao của trò chơi học tập.
Đặc biệt, đối với môn Tiếng Việt thì trò chơi học tập càng có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo hứng thú học tập cho học sinh. Trò chơi giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức được học, mở rộng vốn từ, khắc sâu kiến thức, nắm chắc âm, vần, biết vận dụng vào từng trường hơp cụ thể, Không chỉ vậy, trò chơi học tập còn tạo môi trường để học sinh rèn luyện sự linh hoạt, nhạy bén, có thói quen phản ứng nhanh, giúp các em mạnh dạn trước tập thể.
3.2. Tổ chức hoạt động học tập theo nhóm
Học theo nhóm là hình thức học tập có sự hợp tác của nhiều thành viên trong lớp, nhằm giải quyết những nhiệm vụ học tập chung. Nếu được tổ chức một cách khoa học, học theo nhóm sẽ phát huy tính tích cực, sáng tạo, năng lực, sở trường và kĩ năng hợp tác của mỗi thành viên trong nhóm. Trong giờ học Tiếng Việt, biện pháp này đã tạo nên một môi trường giao tiếp tự nhiên, thuận lợi nhằm trao đổi, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của những người bạn.
Học theo nhóm sẽ phát huy cao độ vai trò chủ thể, tích cực của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao. Dạy học theo nhóm tạo cơ hội cho mỗi cá nhân người học được khẳng định mình và được phát triển. Nhóm học tập làm việc tốt sẽ khuyến khích học sinh giao tiếp với nhau, giúp những học sinh nhút nhát, thiếu tự tin có nhiều cơ hội hòa nhập với tập thể lớp học. Nhờ việc làm việc theo nhóm mà học sinh có nhiều cơ hội để diễn đạt và khám phá ý tưởng của mình, học sinh phát huy được vai trò, trách nhiệm cá nhân, vừa có cơ hội học tập từ các bạn qua cách làm việc hợp tác giữa các thành viên trong nhóm. Như vậy, tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm đã tạo điều kiện cho tất cả học sinh tham gia vào bài học một cách chủ động, tạo điều kiện cho các em được giao lưu, học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau, góp phần vào việc giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh.
3.3. Đổi mới cách nhận xét, đánh giá học sinh
Khen ngợi là một phần thưởng tinh thần to lớn đối với học sinh Tiểu học, nhất là đối với học sinh lớp 1. Lời khen tạo động lực và giúp các em cải thiện kết quả học tập. Việc động viên, khích lệ học sinh kịp thời sẽ giúp các em tự tin, nhân cách của học sinh ngày càng được kiện toàn, hành vi tích cực sẽ được phát huy. Ngược lại, phê bình, trách mắng chỉ làm cho lòng tự trọng của trẻ bị tổn thương. Chính vì vậy, khen thưởng kịp thời góp phần rất lớn trong việc thúc đẩy quá trình học tập của học sinh.
3.4. Ứng dụng công nghệ thông tin
Một trong những định hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực là ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, điển hình là sử dụng bài giảng điện tử. Nhưng làm thế nào để mỗi bài giảng thực sự phát huy được hiệu quả, góp phần tạo hứng thú cho học sinh trong mỗi giờ học mà không gây sự nhàm chán thì cần sự sáng tạo, đầu tư nghiêm túc của giáo viên. Bởi vậy, tôi luôn đầu tư thời gian, công sức, trí tuệ cho mỗi bài soạn, sử dụng linh hoạt và phong phú các hiệu ứng.
4. Cách thức, quy trình thực hiện biện pháp
4.1. Tổ chức trò chơi học tập
Việc sử dụng trò chơi trong dạy học đã được nhiều giáo viên áp dụng nhưng hiệu quả đem lại chưa cao. Một số giáo viên quá lạm dụng trò chơi học tập. Có những tiết học giáo viên sử dụng 2, 3 trò chơi gây mất thời gian, lớp học “sôi nổi” một cách thái quá dẫn đến ồn ào, mất trật tự. Giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc điều hành lớp, không phát huy hết hiệu quả của trò chơi. Bên cạnh đó có những trò chơi chưa nghiên cứu chọn lọc kĩ, không có tác dụng thiết thực phục vụ mục tiêu bài học hoặc giáo viên tổ chức trò chơi học tập một cách gượng ép, miễn cưỡng, các em học sinh có năng lực tốt tham gia là chủ yếu, các em có năng lực hạn chế ít có cơ hội tham gia. 
Trong quá trình dạy học Tiếng Việt, tôi dựa theo nội dung của từng chủ đề, từng bài và điều kiện thời gian trong mỗi tiết học để thiết kế trò chơi sao cho phù hợp. Trong tiết Tiếng Việt lớp 1 phần âm, vần, trò chơi học tập có thể tổ chức ở cả 4 hoạt động. Tuy nhiên tôi thường tổ chức trò chơi ở phần “Khởi động” hoặc phần ghép âm tạo vần, tạo tiếng mới.
Có thể tổ chức trò chơi theo các hình thức khác nhau như: thi đua giữa các đội, thi đua giữa các cá nhân hoặc thi đua giữa các nhóm. Từ đó giúp các em tiếp thu bài học một cách tích cực, tự giác.
* Các bước tiến hành trò chơi học tập:
- Bước 1: Giới thiệu trò chơi
+ Nêu tên trò chơi: mỗi trò chơi cần có một cái tên cụ thể, hấp dẫn để thu hút học sinh tham gia. Ví dụ trò chơi: Bắn tên, Đi chợ, Chèo thuyền, Ai nhanh hơn
+ Hướng dẫn cách chơi: Giáo viên phổ biến luật chơi một cách cụ thể, dễ hiểu để học sinh nắm bắt được cách chơi. Có thể lưu ý một số lỗi các em hay gặp phải khi tham gia trò chơi.
- Bước 2: Chơi trò chơi
Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi, có thể chơi theo cá nhân hay nhóm nhỏ. Học sinh tham gia chơi theo đúng luật đã phổ biến và chơi trong khoảng thời gian đã quy định. Giáo viên theo dõi các cá nhân hoặc các nhóm chơi, có thể giúp đỡ khi học sinh gặp khó khăn.
- Bước 3: Tổng kết trò chơi.
Kết thúc và tổng kết kết quả chơi. Giáo viên nhận xét thái độ của học sinh tham gia chơi, khen ngợi những cá nhân (nhóm) chơi tốt, nhắc nhở những cá nhân (nhóm) chơi chưa hiệu quả và tổng kết những tri thức được rút ra qua trò chơi, những sai lầm cần tránh.
4.2. Tổ chức hoạt động học tập theo nhóm
Tổ chức hoạt động học tập theo nhóm thực chất đã được áp dụng từ lâu nhưng giáo viên thường hay sắp xếp học sinh ở những nhóm cố định và duy trì các “nhóm cố định” đó trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Điều này dẫn đến sự nhàm chán và tước đi cơ hội cho học sinh được học hỏi và phát triển các mối quan hệ với tất cả các bạn trong lớp.
Tôi thường tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm ở phần “Nhận biết”: học sinh quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi những gì em thấy để từ đó rút ra câu nhận biết giới thiệu vào bài học. Ngoài ra còn có thể sử dụng phương pháp thảo luận trong hoạt động luyện nói, luyện đọc tiếng, từ mới.
* Các bước tổ chức hoạt động nhóm:
- Bước 1: Lập nhóm (thường một nhóm có từ 2- 4 em, theo năng lực, sở thích, ngẫu nhiên hay theo vị trí ngồi, để học sinh có cơ hội trải nghiệm, giao lưu, học hỏi các thành viên trong lớp). Học sinh trong nhóm cùng thực hiện nhiệm vụ chung.
- Bước 2: Giao nhiệm vụ chung hoặc cho từng nhóm. Để học sinh tham gia hoạt động nhóm có hiệu quả, trước hết mỗi em cần hiểu rõ những gì mình cần làm bằng cách giao cho các em một số vai trò đơn giản trong nhóm cùng những công việc cụ thể kèm theo. Trưởng nhóm giúp giáo viên quản lí hoạt động của nhóm, phân việc và phân vai cho các thành viên trong nhóm, tổ chức thảo luận, giúp đỡ các thành viên cùng nhau làm việc,.
- Bước 3: Học sinh thảo luận nhóm theo yêu cầu giáo viên đã giao: Giáo viên cần đứng ở vị trí thuận lợi để có thể dễ dàng quan sát hoặc đi tới giúp đỡ các nhóm cần hỗ trợ. Khi thấy nhóm nào đó thực hiện sai lệnh, giáo viên đến hướng dẫn, chỉ nên nói nhỏ đủ nghe trong nhóm. Giáo viên không nên dành thời gian làm việc ở một nhóm quá lâu, không đứng một chỗ trên khu vực bàn giáo viên hoặc bục giảng.
- Bước 4: Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Bước 5: Giáo viên chốt lại đáp án đúng.
4.3. Đổi mới cách nhận xét, đánh giá học sinh
Giáo viên cần nhận xét, đánh giá học sinh và dạy học sinh trong lớp đánh giá bạn bằng những ngôn ngữ tích cực, thay những lời lẽ chê bai bằng những lời động viên, khích lệ. Tuy nhiên vẫn phải chỉ cho các em thấy cái sai của mình để khắc phục lỗi sai đó để học sinh thấy tự tin hơn khi bày tỏ ý kiến, giúp các em không sợ hãi khi nói sai. Ví dụ: Ở phần “Đọc” thay vì nhận xét “Em đọc còn nhỏ” giáo viên có thể nói “Nếu em đọc to hơn thì bài đọc của em sẽ rất tốt” Khi học sinh trình bày chưa tốt, còn gạch xóa, giáo viên thường nhận xét là “cẩu thả”, thay vào đó giáo viên có thể nhận xét “Em cần trình bày cẩn thận hơn.” hay “Viết cẩn thận hơn em nhé!”
Ngoài việc nhận xét bằng lời, tôi còn dùng cử chỉ, ánh mắt, nụ cười hay những cái xoa đầu để khích lệ học sinh. Học sinh tiến bộ tôi thưởng hoa hoặc sticker, sau đó quy đổi ra phần thưởng là các đồ dùng học tập. Khi được nhận những lời khen hoặc phần thưởng từ giáo viên, các em cảm thấy rất vui và hạnh phúc.
Bên cạnh đó, tôi thường xuyên viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh để động viên, khích lệ các em.
4.4. Ứng dụng công nghệ thông tin
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Tiếng Việt lớp 1 có nhiều ưu điểm: giáo viên tiết kiệm được thời gian ghi bảng và những thao tác khác để tập trung thời gian cho việc rèn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh. Khi ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, nội dung và hình thức trình bày phong phú, giáo viên sử dụng hình ảnh minh họa sinh động phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh lớp 1, giúp kích thích hứng thú học tập của các em. 
Tôi thường thiết kế giáo án điện tử với hiệu ứng đổi màu chữ, gạch chân dưới tiếng có âm, vần cần tìm để giúp các em nhận biết chính xác và ghi nhớ hơn. Khi tổ chức trò chơi có thể thêm các hiệu ứng âm thanh, tiếng vỗ tay để thu hút sự chú ý của học sinh. Khi dạy các bài “Ôn tập và kể chuyện” phần “đọc” tôi thường thiết kế thành các trò chơi ứng dụng công nghệ thông tin, phần “kể chuyện” tôi thường cho học sinh xem các video kể chuyện, kết hợp vừa nghe vừa xem hình ảnh giúp các em hứng thú hơn với nội dung câu chuyện.
5. Yêu cầu khi thực hiện biện pháp
5.1. Về giáo viên
Không ngừng học hỏi, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
Xác định đúng trọng tâm và chuẩn bị kĩ bài dạy.
Vận dụng đa dạng và linh hoạt các phương pháp và hình thức dạy học.
Động viên, khen thưởng kịp thời để kích thích hứng thú học tập của học sinh.
5.2. Về nhà trường
Cung cấp đầy đủ cơ sở vật chất như máy chiếu, máy soi, tranh, ảnh, đồ dùng trực quan, tạo điều kiện tốt nhất cho việc dạy và học.
III. THỰC NGHIỆM BIỆN PHÁP TẠI ĐƠN VỊ
1. Đối tượng, nội dung, phương pháp thực nghiệm
1.1. Đối tượng thực nghiệm
Học sinh lớp 1A5 trường Tiểu học Trần Hưng Đạo
1.2. Nội dung thực nghiệm
Tiến hành thực nghiệm áp dụng trò chơi, hoạt động nhóm, ứng dụng công nghệ thông tin, động viên, khen thưởng học sinh trong các tiết Tiếng Việt.
1.3. Phương pháp thực nghiệm
Phương pháp nghiên cứu lí luận (đọc tài liệu)
Phương pháp đàm thoại
Phương pháp khảo sát, điều tra: lắng nghe ý kiến của học sinh
Phương pháp trực quan.
Phương pháp thống kê, đối chiếu.
2. Tiến hành thực nghiệm
Tiến hành thực nghiệm với 46 học sinh lớp 1A5
3. Đánh giá kết quả thực nghiệm
Sau khi áp dụng các biện pháp, tôi thực hiện thêm một cuộc khảo sát đối với học sinh của lớp, cũng như đánh giá quá trình học tập và làm việc của các em. Kết quả thu được như sau:
Tổng số HS
Tích cực học tập
Bình thường
Không tích cực học tập
SL
%
SL
%
SL
%
46
28
60,8%
12
33,3%
6
5,9%

Tổng số HS
Thích học Tiếng Việt
 Bình thường
Không thích học Tiếng Việt
SL
%
SL
%
SL
%
46
28
60,8%
12
33,3%
6
5,9%

Bên cạnh đó, thành tích học tập môn Tiếng Việt của các em cũng có những tiến bộ tích cực, cụ thể:
Chưa hoàn thành
Hoàn thành
Hoàn thành tốt
Số lượng HS
Tỉ lệ
Số lượng HS
Tỉ lệ
Số lượng HS
Tỉ lệ
Cuối kì I
0
0%
16
34,8%
30
65,2%
Cuối kì II
0
0%
10
21,8%
36
78,2%
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Ưu điểm, hạn chế của biện pháp
* Ưu điểm:
Khi áp dụng biện pháp tôi thấy đa số học sinh đều hứng thú khi học môn Tiếng Việt: Lớp học sôi nổi, học sinh chăm chú nghe cô giảng và tích cực tham gia các hoạt động học tập, không còn hiện tượng học sinh nằm gục xuống bàn hay nhìn ngó ra ngoài trong giờ học; kết quả học tập của các em được cải thiện...
* Hạn chế:
Đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu, đầu tư công sức thiết kế bài dạy, tránh lặp lại các hình thức dạy học hoặc trò chơi học tập khiến học sinh nhàm chán vì môn Tiếng Việt lớp 1 cấu trúc các dạng bài tương tự nhau.
2. Phương hướng khắc phục hạn chế
Để các tiết học đạt hiệu quả như mong đợi trong việc tạo hứng thú học Tiếng Việt cho học sinh lớp 1, giáo viên cần lưu ý:
- Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học cũng như các hình thức tổ chức lớp học phải thật sự đa dạng, tránh sự nhàm chán. 
- Luân phiên cho tất cả các học sinh được cùng tham gia vào các trò chơi, các hoạt động học tập trong tiết học. Bên cạnh đó cần lắng nghe những ý kiến, phản hồi của học sinh để cải thiện, đổi mới và lựa chọn phương pháp dạy học có hiệu quả hơn.
3. Khả năng phát triển rộng rãi của biện pháp:
- Khả năng áp dụng: Có thể áp dụng trong phân môn Tiếng Việt lớp 1.
- Nhân rộng: Có thể áp dụng vào các phân môn khác và nhân rộng ra cấp trường, quận, thành phố. 
Trên đây là biện pháp mà tôi đã áp dụng nhằm tạo hứng thú học tập môn Tiếng Việt, phát huy tính tích cực cho học sinh lớp 1 ở lớp 1A5 trường Tiểu học Trần Hưng Đạo trong năm học 2021 – 2022. Mặc dù rất cố gắng nhưng biện pháp tôi đưa ra không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo để biện pháp của tôi hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! 
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách Tiếng Việt 1 – Bộ kết nối tri thức với cuộc sống.
- Sách giáo viên Tiếng Việt 1 – Bộ kết nối tri thức với cuộc sống.
- Tài liệu chương trình GDPT 2018 môn Tiếng Việt.
VI. PHỤ LỤC
- Phiếu khảo sát học sinh về mức độ yêu thích học tập môn Tiếng Việt.
* Đánh dấu x vào ô em chọn:
Thích học Tiếng Việt
Bình thường
Không thích học Tiếng Việt




- Bài kiểm tra cuối học kì I, học kì II môn Tiếng Việt năm học 2021 – 2022
Lê Chân, ngày 01 tháng 10 năm 2022
 TÁC GIẢ
Vũ Thị Hồng Hạnh

File đính kèm:

  • docxskkn_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_hoc_tap_mon_tieng_viet_nham.docx