SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy Tập đọc cho học sinh Lớp 3 chương trình GPPT 2018
Cơ sở lý luận
Đối với trẻ em nói chung và đặc biệt với học sinh lớp 3 thì năng lực đọc diễn cảm mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Việc cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong bài sẽ khiến trẻ có thể đọc diễn cảm tốt hơn. Không những thế thông qua việc đọc diễn cảm trẻ em còn có khả năng thể hiện cảm xúc và cảm thụ văn học tốt hơn. Do vậy việc phát triển năng lực đọc diễncảm được đặt ra như một nhu cầu tất yếu cùng với nhiệm vụ chủ đạo là học tập. Bởi vậy nên việc đọc diễn cảm với thầy cô, bạn bè người thân hay đơn giản là diễnđạt một vấn đề đơn giản trong cuộc sống còn nhiều thiếu sót làm ảnh hưởng đến khẳ năng nhận thức của các em Các môn học đều có mục tiêu hình thành và phát triển năng lực hợp tác cho học sinh. Trong đó Tiếng Việt là môn học có vị trí quantrọng đặc biệt với sự phát triển năng lực phát triển và sử dụng ngôn ngữ, giáo dục tình cảm .
Phân môn tập đọc còn hình thành ở các em phương pháp và thói quen làm việc với văn bản, giúp các em thấy được lợi ích của việc đọc trong học tập và cuộc sống.
Cơ sở thực tiễn
Đa số giáo viên thườngquan tâm đến kiến thức trong các tiết học khác mà chưa quan tâm nhiều đến hình thức tổ chức giúp phát triển năng lực cho học sinh qua phân môn Tập đọc, cũng như chưa chú trọngrèn đọc diễn cảm cho HS.
Từ thực trạng trên và để khắc phục những hạn chế nêu trên trong việc hình thành và phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua phân môn Tập làm văn là rất cần thiết.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy Tập đọc cho học sinh Lớp 3 chương trình GPPT 2018

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ BẮC GIANG TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN PHÚ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY TẬP ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 3 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 Họ và tên: Hoàng Thị Song Linh Đơn vị: Trường Tiểu học Trần Phú Thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang TP. Bắc Giang, tháng 4 năm 2024 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU. Trang 3 Lý do chọn đề tài/tên biện pháp. Trang 3 Mục đích nghiên cứu Trang 3 Nhiệm vụ nghiên cứu Trang 3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Trang 4 Phương pháp nghiên cứu Trang 4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Trang 4 Cơ sở lý luận Trang 4 Cơ sở thực tiễn Trang 5 Các biện pháp. Trang 5 KẾT QUẢ VÀ ỨNG DỤNG Trang 7 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Trang 7 TÀI LIỆU THAM KHẢO. Trang 9 NỘI DUNG PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài: "Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy Tập đọc cho học sinh lớp 3 chương trình GPPT 2018”. Ở lớp 3 hiện nay, một số giáo viên còn coi việc dạy tập đọc đơn thuần chỉ là một môn học trong chương trình mà không thấy tầm quan trọng của môn học liên quan đến các môn khác. Chính vì vậy tiết Tập đọc diễn ra không mấy hấp dẫn đối với HS và bản thân HS cũng không thấy được vai trò cũng như mối liên hệ của môn học đến các môn khác. Việc đọc của các em chỉ dừng ở mức độ nhất định chứ chưa đi sâu vào rèn năng lực cảm thụ cho các em làm cho các em càng khó khăn hơn trong việc đọc diễn cảm. Phía phụ huynh cũng chỉ coi đơn thuần môn Tập đọc là rèn cho con đọc trơn, trả lời được các câu hỏi trong SGK và không coi trọng nhiều vào môn học. Giáo viên còn gặp khó khăn, còn đơn điệu trong việc sử dụng các hình thức tiến hành.. Đây chính là lí do mà tôi chọn đề tài: "Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy Tập đọc cho học sinh lớp 3 chương trình GPPT 2018”. Mục đích nghiên cứu Môn Tập đọc đối với nhiều giáo viên chưa được chú trọng, thậm chí cắt giảm thời lượng để tập trung rèn một số môn được cho là quan trọng hơn ( ví dụ như môn Toán). Ngoài ra, quan niệm và suy nghĩ này cũng diễn ra với đại đa số phụ huynh học sinh. Nhiều người không thấy vai trò quan trọng của việc rèn đọc cho học sinh có sự liên quan mật thiết đến việc hình thành kĩ năng và tình cảm cho trẻ, đặc biệt cũng phục vụ đắc lực cho các phân môn khác ( Kĩ năng đọc hiểu văn bản ). Đó là điều khiến tôi rất trăn trở và tìm ra những giải pháp góp phần nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng. Nhiệm vụ nghiên cứu: Nhiệm vụ khái quát: Tìm hiểu và đưa ra một số biện pháp khắc phục những sai lầm thường gặp trong khi học sinh đọc, với mục đích nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt nói chung và nâng cao kĩ năng đọc của học sinh nói riêng. Nhiệm vụ cụ thể Căn cứ vào thực trạng những sai lầm mà học sinh hay mắc phải trong khi đọc bài ở môn Tập đọc nói riêng và các môn học khác nói chung. Đưa ra khuyến nghị, đề xuất và áp dụng một số biện pháp khắc phục những sai lầm trên. Tổng hợp các kết quả thu được sau khi áp dụng các biện pháp. Tổng kết rút kinh nghiệm. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy Tập đọc cho học sinh lớp 3 chương trình GPPT 2018 Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục đích đề ra của sáng kiến này, tôi đã áp dụng các biện pháp sau: Phương pháp chính Nghiên cứu lí luận; Phương pháp khảo sát; Phương pháp thống kê; Phương pháp phân tích, tổng hợp; Phương pháp thực nghiệm; Tổng kết và trao đổi kinh nghiệm. Phương pháp bổ trợ Phương pháp kiểm tra, đánh giá; Phương pháp nghiên cứu; Phương pháp trò chuyện. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Cơ sở lý luận Đối với trẻ em nói chung và đặc biệt với học sinh lớp 3 thì năng lực đọc diễn cảm mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Việc cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong bài sẽ khiến trẻ có thể đọc diễn cảm tốt hơn. Không những thế thông qua việc đọc diễn cảm trẻ em còn có khả năng thể hiện cảm xúc và cảm thụ văn học tốt hơn. Do vậy việc phát triển năng lực đọc diễn cảm được đặt ra như một nhu cầu tất yếu cùng với nhiệm vụ chủ đạo là học tập. Bởi vậy nên việc đọc diễn cảm với thầy cô, bạn bè người thân hay đơn giản là diễn đạt một vấn đề đơn giản trong cuộc sống còn nhiều thiếu sót làm ảnh hưởng đến khẳ năng nhận thức của các em Các môn học đều có mục tiêu hình thành và phát triển năng lực hợp tác cho học sinh. Trong đó Tiếng Việt là môn học có vị trí quan trọng đặc biệt với sự phát triển năng lực phát triển và sử dụng ngôn ngữ, giáo dục tình cảm . Phân môn tập đọc còn hình thành ở các em phương pháp và thói quen làm việc với văn bản, giúp các em thấy được lợi ích của việc đọc trong học tập và cuộc sống. Cơ sở thực tiễn Đa số giáo viên thường quan tâm đến kiến thức trong các tiết học khác mà chưa quan tâm nhiều đến hình thức tổ chức giúp phát triển năng lực cho học sinh qua phân môn Tập đọc, cũng như chưa chú trọng rèn đọc diễn cảm cho HS. Từ thực trạng trên và để khắc phục những hạn chế nêu trên trong việc hình thành và phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua phân môn Tập làm văn là rất cần thiết. Các biện pháp Phía giáo viên Nghiên cứu tài liệu: Tôi tìm đọc, nghiên cứu các tài liệu tham khảo liên quan đến việc rèn đọc cho học sinh như: sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu đổi mới phương pháp dạy học, tạp chí giáo dục.... Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu, tôi tích luỹ thêm kinh nghiệm cũng như phương pháp dạy học phù hợp với việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh. Tự rèn đọc diễn cảm: Thực tế GV còn nhiều hạn chế khi đọc diễn cảm. Điều này gây trở ngại cho việc giúp HS đọc diễn cảm tốt. Chính vì vậy, trước khi vào bài dạy, GV cần tìm hiểu kĩ văn bản và rèn đọc diễn cảm thật chuẩn để có thể đọc mẫu cho HS học tập theo. Theo dõi lựa chọn học sinh theo từng nhóm đối tượng: Tôi đã tổng hợp, phân loại và theo dõi được các nhóm cơ bản sau và cho HS ngồi xen kẽ để hỗ trợ nhau trong quá trình học tập. Giúp phụ huynh và HS thấy tầm quan trọng của phân môn Tập đọc: GV cần cho phụ huynh và HS hiểu rõ ý nghĩa cũng như tầm quan trọng, mối liên hệ của phân môn Tập đọc với các môn học khác và việc phát triển nhân cách cho HS. Bồi dưỡng lòng say mê đọc cho HS: Xây dựng thư viện trên lớp và dạy tốt phân môn Tiết đọc Thư viện để bồi dưỡng lòng say mê đọc cho HS. Hướng dẫn học sinh đọc đúng âm, vần, dấu thanh và ngữ điệu. + Đọc đúng là phát âm đúng hệ thống ngữ âm chuẩn. + Hướng dẫn học sinh đọc đúng ngữ điệu. Giúp HS hiểu rõ nội dung văn bản và đọc hiểu: Thông qua việc đọc bài, học sinh không những thấy được, hiểu được, cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của văn bản mà còn thấy được giá trị nghệ thuật của từng văn bản, có thể đưa ra nhận xét, đánh giá về chúng. Đây là những giải pháp để hướng dẫn học sinh lớp 3 đọc diễn cảm tốt. Đọc diễn cảm tốt là truyền được nội dung và cảm xúc của bài văn, thơ tới người nghe mà chưa cần phải giảng. Phía phụ huynh và HS Phụ huynh sẽ hình thành thói quen đọc cho HS bằng việc bồi dưỡng sự yêu thích đọc cho con, mua sách cho con đọc thêm, hỏi con về nội dung văn bản sau khi con đọc bài. Ngoài ra các bậc phụ huynh cần phối hợp chặt chẽ với việc học và đọc của con tại lớp để bổ trợ thêm cho con khi ở nhà. HS đọc kĩ bài trước khi đến lớp và trả lời trước các câu hỏi trong SGK. KẾT QUẢ VÀ ỨNG DỤNG Kết quả HS rất thích thú khi được nhập vai nhân vật để đọc. Không khí học vui vẻ. HS tiếp thu cách đọc mẫu của cô, của bạn một cách tốt nhất. Những HS rụt rè (thường đọc nhỏ) nay những em này đã tự tin và đọc to, diễn cảm hơn. Trong quá trình áp dụng các biện pháp trên để rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 3A1, tôi đã gặt hái được kết quả đáng khích lệ, cụ thể: XẾP LOẠI ĐẦU NĂM CUỐI HỌC KỲ I KẾT QUẢ SO SÁNH SỐ LƯỢNG % SỐ LƯỢNG % HTT 19 45,3 29 69,1 Tăng 10 HS = 23,8% HT 20 47,6 13 30,9 Giảm 7 HS = 16,7% Cần cố gắng 3 7,1 0 Giảm 3 HS = 7,1% Qua kết quả trên, khẳng định biện pháp tôi thực hiện mang lại hiệu quả cao trong việc rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho cho học sinh lớp 3. Ứng dụng Đề tài mà tôi nghiên cứu, chia sẻ có thể ứng dụng trong môn Tiếng Việt ở nhiều bài học tiểu học trong chương trình GPPT 2018. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Sau một thời gian nghiên cứu và áp dụng đề tài: “Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 3” ở lớp tôi đang chủ nhiệm, tôi nhận thấy đề tài đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Giáo viên tự tin hơn trong lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.Bản thân tôi không bị lệ thuộc vào sách giáo khoa, tài liệu tham khảo.Tôi đã mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học.Đặc biệt là tôi thấy mình hứng thú hơn rất nhiều trong giảng dạy, giảm áp lực với học sinh. Học sinh hứng thú và chủ động hơn trong việc luyện đọc và cảm thấy yêu thích phân môn này.Số học sinh đọc chưa đạt yêu cầu đã giảm rất nhiều, số học sinh đọc tốt đã được nâng lên. Kiến nghị Để làm tốt việc rèn đọc cho học sinh lớp 3 trong phân môn Tập đọc, theo tôi người giáo viên phải làm tốt những việc sau: Cả thầy và trò phải rèn tính kiên trì, bình tĩnh, chịu khó trong giảng dạy cũng như trong học tập. Giáo viên luôn theo dõi từng bước đi của các em. Giáo viên phải thường xuyên học tập, nâng cao nghiệp vụ, trình độ chuyên môn, năng lực sáng tạo, nắm chắc khả năng nhận thức của từng đối tượng học sinh để có phương pháp và hình thức giảng dạy cho phù hợp. Kết hợp triệt để và hiệu quả các đối tượng giáo dục: học sinh với học sinh, nhà trường và gia đình. Giáo viên nên tổ chức nhiều hình thức học tập khác nhau. Thường xuyên dự giờ học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO Lê A, Lê Phương Nga, Lê Hứu Tỉnh, Đỗ Xuân Thảo (2006), Giáo trình Tiếng Việt 1, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội. Lê Phương Nga, Nguyễ Trí (2006), Giáo trình Tiếng Việt 2, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội. Lê A (2006), Giáo trình Tiếng Việt 3, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội. Bùi Mạnh Hùng (2022), Tiếng Việt 3, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Bắc Giang, ngày 7 tháng 4 năm 2024 Người viết Hoàng Thị Song Linh XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Thị Thu Hương
File đính kèm:
skkn_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giang_day_tap_doc_cho_hoc.docx
SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy Tập đọc cho học sinh Lớp 3 chương trình GPPT 2018.pdf