SKKN Biện pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng dạy đọc cho học sinh Lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018

Môn Tiếng Việt là môn quan trọng có ý nghĩa rất to lớn ở Tiểu học, nó trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với người đi học. Đọc giúp các em chiếm lĩnh được ngôn ngữ dùng trong giao tiếp và học tập. Nó là công cụ đểcác em học tập và sử dụng suốt đời. Là chìa khóa cho các em bước vào căn nhà tri thức.

Môn Tiếng Việt theo chương trình sách giáo khoa mới, nội dung, phương pháp, học liệu…hoàn toàn mới, văn bản đọc quá dài so với sách giáo khoa cũ, nhiều bài thơ, câu truyện, yêu cầu đọc hiểu, nói theo tranh, khá khó với vốn từ ít ỏi của các em… Một số vần trước đây (ia, ua, ưa) nay đổi thành âm nên việc hỗ trợ của phụ huynh gặp rất nhiều lúng túng.

Do yêu cầu chỉ đạo của Sở giáo dục cấm nhà trường, cá nhân giáo viên dạy thêm trong hè nên đa số các em không được học chương trình làm quen với chữ và số ở lớp mầm non cũng như tham gia chương trình: Làm quen với lớp 1 trước thềm năm học mới như trước đây.

Thời gian học một tiết TiếngViệt để học sách giáo khoacủa bộ sách Kết Nối có thể nói là ít vì số lượng âm vần, văn bản đọc dài, nên việc luyện tập củng cố để khắc sâu kiến thức, rèn thêm kỹ năng đọc, sửa đọc ngọng, đọc vẹt cho các em bị hạn chế.

Một thực tế đáng buồn là số học sinh đọc, nói ngọng, đọc vẹt, hiếu động, tự kỷ nhẹ…nhiều, năm sau tăng hơn năm trước.

Bộ sách giáo khoa lớp 1 mới 100% các môn học đều có cả sách giáo khoa kèm theo vở bài tập, mà yêu cầu, đề bài, câu hỏi trong từng bài tập thường rất dài. (PGD huyện Ba Vì đã chỉ đạo chỉ sử dụng vở bài tập Toán, vở bài tập Tiếng Việt và hai vở Luyện tập Toán, Tiếng việt. Tuy nhiên các bài đọc hiểu của vở Luyện tập Tiếng Việt dạy buổi 2 rất dài, khó, dù hệ thống bài tập khá phong phú, nội dung thú vị).

docx 30 trang Thu Nga 28/03/2025 150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng dạy đọc cho học sinh Lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng dạy đọc cho học sinh Lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018

SKKN Biện pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng dạy đọc cho học sinh Lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018
âu phong phú
Ví dụ:
Nối các từ ngữ ở cột bên trái với cột bên phải để tạo thành câu có nghĩa Mẹ	có nhiều cây cau.
Gió thu	thích đọc truyện tranh.
Nhà bà	thổi hiu hiu.
Bé	thêu áo cho bé.
- Hợp thành đoạn hay bài văn có nội dung mang tính giáo dục đạo đức, tư tưởng cho học sinh theo chủ điểm các đợt thi đua như kỷ niệm các ngày lễ: 8/3, 26/3, 15/5, 19/5, 22/12 để xây dựng bài cho học sinh đọc.
Ví dụ:
Đoạn thơ ca ngợi cô giáo:
Cô giáo lớp em Hiền như cô Tấm Giọng cô đầm ấm Như lời mẹ ru.
Bài thờ giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh:
Mẹ ơi! Con được cô khen Chữ con tập viết đẹp lên mẹ này
Cô con còn dặn chiều nay “Trước khi ăn phải rửa tay kỹ càng”
Mẹ thơm má bé dịu dàng
“Vâng lời cô dặn, con ngoan nhất nhà!”
Sang đến phần học vần, học sinh đã được học chữ hoa nên trong các đoạn văn hay bài văn tôi đã luyện cho học sinh biết nhận biết và đọc chữ hoa sau dấu chấm, các danh từ riêng, tên gọi.
Ví dụ:
- Nêu các lỗi chính tả trong bài thơ sau:
Bà và cháu
khi cháu ở với bà
được nghe bà kể chuyện
 nào chuyện làng tiên cá rồi chuyện hoa ngọc nan bà dạy cháu nuyện chứ những con chữ thẳng hàng.
- Bài đã sửa
Hiệu quả:

Bà và cháu
Khi cháu ở với bà
 Được nghe bà kể chuyện
 Nào chuyện nàng tiên cá
 Rồi chuyện hoa ngọc lan Bà dạy cháu luyện chữ Những con chữ thẳng hàng.
sinh.
Học sinh đọc, viết, đúng củng cố kỹ năng phân biệt các âm, vần dễ lẫn cho học
Biện pháp 6: Lập nhóm “Đôi bạn cùng tiến”
Mục tiêu:
Trẻ dạy trẻ ngôn ngữ của trẻ dễ hòa đồng với nhau. Kích thích học sinh đọc yếu
cố gắng học để đỡ thua kém bạn.
Cách tiến hành:
Vì thường xuyên phân loại chất lượng học tập của học sinh nên tôi đã chia chất lượng của lớp ra làm 4 trình độ: Giỏi, khá, trung bình, yếu và phân công:
Giỏi kèm yếu.
Khá kiểm tra trung bình.
Hàng ngày tôi giao phiếu bài tập cho học sinh giỏi. Những ngày đầu, tôi trực tiếp kiểm tra học sinh giỏi, biết được các em học giỏi đã đọc trơn tru, lưu loát rồi thì khi nhận được phiếu là trẻ kiểm tra bạn một cách chính xác. Từ những điều học sinh giỏi tiếp thu được các em sẽ in sâu và truyền thu lại cho bạn. Lúc đó, học sinh trung bình và yếu dễ tiếp thu hơn.
Đúng thế, trẻ dạy trẻ ngôn ngữ của trẻ dễ hòa đồng với nhau. Tuy nhỏ song trẻ cũng có lòng tự trọng thấy bạn hơn và lại dạy mình thì cũng phải cố gắng học để đỡ thua kém bạn. Từ đó, chất lượng học sinh trong lớp tương đối đồng đều. Tuy nhiên, không ỷ lại cho học sinh giỏi mà tôi vẫn thường xuyên kiểm tra và kèm cặp học sinh trung bình và yếu nhằm củng cố cho các em về kiến thức một cách vững vàng hơn.
Giáo viên chú ý rèn đọc đúng cho học sinh ở mọi tiết học, mọi môn học. Chú ý sửa ngọng triệt để cho học sinh.
Ở phân môn tập đọc trong học kỳ II giáo viên nên khuyến khích học sinh học thuộc lòng tất cả các bài thơ có trong chương trình.
Trong tất cả các tiết tập đọc giáo viên không quên tổ chức thi đọc dưới các hình thức cá nhân, nhóm, tổ để tạo hứng thú, khuyến khích học sinh tích cực đọc.
Ngoài các bài tập đọc quen thuộc trong sách giáo khoa Tiếng Việt 1, giáo viên dạy đầy đủ, giúp học sinh đọc lưu loát các bài tập trong vở Luyện tập Tiếng Việt do Phòng giáo dục lưu hành.
Khi dạy Tiếng Việt, ngoài yêu cầu học sinh đọc đúng, đọc lưu loát, giáo viên cần chú trọng kỹ năng đọc hiểu cho các em.
Đặc biệt rèn kỹ năng luyện nói theo tranh, theo chủ để trong vở Luyện tập Tiếng Việt.
Hiệu quả:
Các con đọc yếu hào hứng rèn đọc và tiến bộ rõ dệt chất lượng học sinh trong lớp tương đối đồng đều.
Biện pháp 7: Tổ chức tròn chơi thường xuyên
Mục tiêu:
Củng cố khắc sâu âm vần từ tiếng đã học và tiếp tục mở rộng từ cho học sinh một cách sinh động.
Cách tiến hành:
- Đầu hoặc cuối mỗi tiết Tiếng Việt giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi để củng cố, mở rộng âm, vần vừa học dưới nhiều hình thức chơi(trò chơi xì điện, trò chơi đuổi hình bắt chữ, ai nhanh, ai đúng)
Ví dụ 1: Trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”
Cuối tiết 1 (Tiếng Việt sách kết nối – bài 12):l-h
Giáo viên cho học sinh đưa ra từng hình ảnh học sinh quan sát tìm và nêu tiếng, từ có chứa âm l-h vừa học phù hợp với hình ảnh đó.
Ví dụ 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”:
Cuối tiết 1 (Tiếng Việt sách kết nối – bài 24): ua-ưa
Giáo viên cho hai đội lên chơi thi tìm nhanh, tìm đúng các thẻ từ có tiếng chứa vần ua hoặc ưa đính vào đúng cột vần theo yêu cầu.
Ua
Ưa
Múa sạp
Tre nứa
Lúa chín
Mưa rào
Cà chua
Ngựa vằn
Hiệu quả:
Học sinh đọc thêm được nhiều tiếng từ mới, tạo hứng thú tiết học, khắc phục tình trạng đọc vẹt.
Biện pháp 8: Động viên, khen thưởng
Mục tiêu:
Nhằm động viên, khích lệ các em, giúp các em cố gắng mau tiến bộ về đọc.
Cách tiến hành:
Hàng ngày trong các tiết học vần, tập đọc, giáo viên nên động viên, khen, thưởng cho các em đọc tốt, đọc tiến bộ.
Vào giờ Hướng dẫn học Tiếng việt cuối tuần cô dành một khoảng thời gian cho học sinh lên bốc thăm thì đọc đúng, đọc hay, đọc thuộc lòng các bài đã học trong tuần hoặc ngoài sách. Sau đó tham gia bốc thăm trúng thưởng. Giáo viên thưởng truyện tranh hoặc đồ dùng học tập nhằm khích lệ các em. Các em vô cùng hứng thú tham gia.
Thường xuyên cho học sinh tự đánh giá kỹ năng đọc của nhau, sửa sai cho nhau để cùng tiến bộ.
Hiệu quả:
Học sinh vô cùng hứng thú tham gia thi đua, chăm chỉ rèn đọc, sửa ngọng để được khen được nhận quà, từ đó chất lượng đọc được nâng lên rõ dệt.
Biện pháp 9: Phối hợp các hoạt động ngoài giờ lên lớp để tích lũy vốn từ ngữ cho học sinh.
Mục tiêu:
Nhằm bồi dưỡng cho học sinh ý thức và thói quen sử dụng tiếng việt văn hóa trong giao tiếp.
Cách tiến hành:
Phối kết hợp hoạt động ngoài giờ nhằm bồi dưỡng cho học sinh ý thức và thói quen sử dụng Tiếng Việt văn hóa trong giao tiếp – Một trong những nhiệm vụ quan trọng của môn Tiếng Việt là bồi dưỡng ý thức và thói quen sử dụng Tiếng Việt văn
hóa. Để thực hiện nhiệm vụ này chúng ta không chỉ bó gọn trong việc tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp mà còn cả trong việc học tập của các môn học khác với các hoạt động trong và ngoài nhà trường nữa.
Thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp như các giờ chơi, chào cờ, các cuộc tọa đàm trao đổi học sinh sẽ tích lũy được vốn từ cho mình.
Hiệu quả:
Việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp có tác dụng rất lớn đến việc dạy môn Tiếng Việt giúp các em có thói quen dùng từ đúng, nói viết thành câu, biết quý biết giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
Trên đây là một số phương pháp dạy học mà tôi áp dụng trong giảng dạy môn Tiếng Việt theo chương trình SGK mới lớp một. Tuy nhiên tôi cũng nhận thấy rằng không có một phương pháp nào là tối ưu. Mỗi phương pháp thường có mặt mạnh –mặt yếu của nó, mặt mạnh của phương pháp này sẽ hỗ trợ cho mặt yếu của phương pháp kia. Cho nên để tránh nhàm chán cần phối kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy phù hợp với nhiều đối tượng học sinh. Có như vậy việc rèn kỹ năng đọc mới đạt kết quả cao.
Kết quả thực hiện sau khi áp dụng giải pháp sáng kiến:
Qua quá trình áp dụng vào thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy rằng những phương pháp dạy học mà tôi áp dụng đã có những kết quả đáng mừng.
Hết phần học âm (chữ) 100% học sinh lớp tôi dạy đều nắm vững chữ, âm và đọc được tiếng, từ một cách chắc chắn. Đã đọc và nhận diện đúng 3 âm mới ia, ua, ưa.
Đến phần vần: Học sinh nắm vần tốt. Phân tích chuẩn các vần dài, vần có âm đôi, đọc chuẩn các vần khó đọc.
Xây dựng tiếng, từ mới rất phong phú và dần dần đọc được các đoạn văn hay bài thơ, bài văn theo bộ sách giáo khoa Kết nối tri thức với cuộc sống.
Đến thời gian này (Hết tuần học 33) số học sinh yếu bước đầu đã đọc trơn tốt, không còn học sinh nào phải đánh vần khi đọc. Số học sinh đọc ngọng, đọc vẹt đã sửa được lỗi mắc.
Kết quả khảo sát đối với học sinh lớp 1A trước và sau khi triển khai đề tài như
sau:
Trước
Sĩ số
Học sinh đọc
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
28
0 (0%)
4 (14,3%)
3 (10,7%)
21 (75,0%)
Sau
Sĩ số




28
22 (78,5%)
5 (17,9%)
1(3,6%)
0 (0%)
So sánh đối
chứng
Tăng
22 = 78,5%
1 = 3,6%


Giảm


2 = 7.1%
21 (75,0%)

Kết quả trên đã chứng minh được đề tài của tôi đã có hiệu quả đi đúng theo sự chỉ đạo của nhà trường và của ngành đề ra. Cho đến nay tôi vẫn tiếp tục thực hiện và
phát huy những mặt đã đạt được, khắc phục những mặt còn tồn tại để nâng cao chất lượng dạy học hơn nữa.
Hiệu quả của sáng kiến:
Hiệu quả về khoa học:
Giúp giáo viên xác định rõ nhiệm vụ trong dạy học:
Giáo viên cần nắm vững nội dung cơ bản của từng bài học SGK mới và những hướng dẫn cụ thể về mục tiêu cần đạt. Tùy theo đặc điểm của từng bài học mà xây dựng kế hoạch bài giảng cho phù hợp.
Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học, có kế hoạch kiên trì sửa đọc ngọng, đọc vẹt cho học sinh theo nhóm đã phân loại.
Soạn kế hoạch bài dạy ít nhất trước 3 ngày.
Theo dõi sự tiến bộ của học sinh qua mỗi tiết dạy và qua các hoạt động diễn ra hàng ngày ở lớp, ở nhà.
Hiệu quả về kinh tế:
SKKN áp dụng hiệu quả trong dạy-học, năm học tới sẽ tiết kiệm được thời gian và dành thời gian đó để nghiên cứu đổi mới phân môn khác.
Hiệu quả về xã hội:
Khẳng định vai trò của giáo dục trong công cuộc thực hiện cải cách chương trình, SGK mới, tạo được niềm tin cho học sinh và phụ huynh. Với những biện pháp tôi đã áp dụng đến năm học 2023-2024 bằng sự nhiệt tinh và sát sao với lớp tôi thấy có những học sinh từ chỗ sợ đọc vì ngọng, vì chưa biết chữ nào nay các em đều tiến bộ rõ, chăm đọc sách, đọc truyện hơn. Các em biết đọc tốt nên tiếp thu các môn khác dễ dàng, giải quyết bài tập nhanh hơn mà không cần đến sự hỗ trợ của bố mẹ đọc hộ đề bài nữa. Các em học sinh đã ham thích và cố gắng trong học tập. Các em tự rèn cho mình một ý thức biết quý biết giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
Đánh giá về tính mới và khả thi
Qua kết quả thu được sau khi triển khai cho thấy chất lượng dạy học được nâng lên rõ dệt. Ở tất cả các trường hợp, việc quan tâm của giáo viên đến từng học sinh và phương pháp giảng dạy sát đối tượng, kịp thời khích lệ động viên, đáp ứng đúng những điều các em còn thiếu về kiến thức, kỹ năng nhận biết chữ nhanhsẽ giúp các em dần theo kịp yêu cầu về chất lượng đọc ở cấp Tiểu Học
Qua đó, tôi thấy rằng với môn Tiếng Việt lớp Một giảng dạy theo chương trình SGK mới, cần phải có sự kiên trì và lòng nhân ái và điều quan trọng nhất đó là người giáo viên hãy yêu các em bằng cả trái tim. Tôi tin tưởng rằng, với bước khởi đầu lớp Một, việc đọc thông, viết thạo, sử dụng từ ngữ linh hoạt sẽ giúp cá em học tốt, góp phần tạo nền móng vững chắc ở lớp tiếp theo.
Thời gian thực hiện sáng kiến:
Từ đầu năm học 2023-2024 và các năm học tiếp theo.
Kinh phí thực hiện sáng kiến:
Khoảng 450000 đồng cho cả năm học để mua truyện, đồ dùng học tập, phô tô bảng chữ cho các em luyện đọc
KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
Trong quá trình thực hiện đề tài: “Biện pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng dạy đọc cho học sinh lớp Một theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ” tôi đã rút ra một số kinh nghiệm như sau:
Giáo viên:
Cần phải có TÂM với nghề dù cuộc sống có khó khăn. Không ngừng tiếp cập với sự đổi mới của ngành, phải nắm vững nội dung, chương trình SGK Tiếng Việt mới của lớp 1, mức độ yêu cầu môn học và các đối tượng học sinh.
(Đặc biệt chú ý đến nhóm các em bị đọc, nói ngọng). Lập kế hoạch bài dạy chu đáo.
Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học.
Giáo viên nắm vững các phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học, để lựa chọn phối hợp linh hoạt các phương pháp và hình thức cho phù hợp với nội dung của bài dạy và chủ điểm của bài học đó.
Các hoạt động của tiết dạy không tách rời nhau, mà phải có sự đan xen liên kết hỗ trợ lẫn nhau.
Bên cạnh đó giáo viên cần phải có dự kiến về các tình huống sư phạm xảy ra trong mỗi hoạt động, có biện pháp giải quyêt và điều chỉnh kịp thời.
Đặc biệt giáo viên cần chịu khó khai thác nguồn học liệu của bộ sách mình dạy, áp dụng công nghệ vào dạy học để kênh chữ, kênh hình hấp dẫn các em, tạo hứng thú hơn và chắc chắn hiệu quả nâng chất lượng đọc, đọc hiểu sẽ tốt hơn rất nhiều.
Giáo viên có thể vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học theo nhóm, dạy học các nhân, có thể tổ chức học sinh dưới hình thức trò chơi để kích thích sự hứng thú học tập của học sinh, nhằm đạt kết quả cao trong giờ học mà học sinh không nhàm chán.
Tóm lại, ở tất cả các trường hợp, việc quan tâm của giáo viên đến từng học sinh và phương pháp giảng dạy sát đối tượng, kịp thời kích lệ động viên, đáp ứng đúng những điều các em còn thiếu về kiến thức, kỹ năng đọc nhanh sẽ giúp các em dần theo kịp yêu cầu chất lượng đọc ở cấp Tiểu họcKhơi dậy ở các em niềm say mê đọc sách, cần rèn đọc ở mọi lúc, mọi nơi không chỉ luyện đọc trong phạm vi kiến thức trong chương trình mà cần mở rộng đọc trong sách, báo, truyện
Song nhiệm vụ chủ yếu của người giáo viên vẫn là sự tiến bộ chung của toàn lớp. Vì thế tôi nghĩ, trong tất cả các khâu lập kế hoạch bài dạy, giảng, kiểm tra người giáo viên vẫn phải lấy trình độ tiếp thu chung của lớp làm chuẩn mực để hướng tới. Vấn đề là, trong cái chuẩn mực chung ấy người giáo viên còn phải luôn luôn lưu tâm đến những em đọc yếu, đọc ngọng, luôn dành cho các em một sự ưu ái, một thái độ khích
lệ, động viên, những lời chỉ bảo ân cần Vì sự tiến bộ của các em trong học tập là phần thưởng vô giá đối với mỗi giáo viên chúng ta.
Đối với các cấp lãnh đạo trong ngành giáo dục:
Cần thường xuyên tổ chức cho giáo viên học tập các chuyên đề môn Tiếng Việt, nghe phổ biến sáng kiến kinh nghiệm hay về môn Tiếng Việt theo SGK mới (Đặc biệt là các vấn đề sửa đọc ngọng, biện pháp rèn nhóm HS tự kỉ giảm chú ý, HS hạn chế về khả năng tiếp thu, khả năng phát âm Tiếng Việt).
Duy trì lịch đọc truyện và trang bị thêm nhiều truyện mới ở thư viện có nội dung, kênh chữ, kênh hình phù hợp với các khối lớp. (Vấn đề này nhà trường đã chỉ đạo thực hiện tốt).
Đối với bản thân:
Qua đề tài này tôi rút ra thêm nhiều kinh nghiệm cho việc rèn đọc, dạy tốt hơn môn Tiếng Việt. Trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi đã tham khảo các tài liệu dạy học của môn Tiếng Việt cũng như học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè đồng nghiệp, đề tài đã hoàn thành và đã dạy thực nghiệm ở các lớp Một. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của hội đồng khoa học các cấp cũng như các bạn bè đồng nghiệp để đề tài của tôi có tính khả thi hơn.
Tôi cam đoan: SKKN này tôi không sao chép của đồng nghiệp và không copy trên mạng. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN
(Ký tên, đóng dấu)
Phú Cường, ngày 5 tháng 5 năm 2024
Người viết sáng kiến
Trần Thị Như Hoa
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình giáo dục tiểu học,
Sách bồi dưỡng giáo dục thường xuyên,
Tài liệu sách giáo khoa Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống,
Tạp chí giáo dục,
Giáo trình phương pháp dạy Tiếng Việt 1 theo chương trình sách giáo khoa mới, nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
Tài liệu: Đổi mới phương pháp rèn phát âm chuẩn cho học sinh lớp 1, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam,
Tạp chí Ban Tuyên giáo Trung Ương
Diễn đàn Bigschool.vn 10 cách sửa đọc, nói ngọng cho trẻ,
Tạp chí dangcongsan.vn-giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
CÁC MINH CHỨNG CỦA ĐỀ TÀI
Minh chứng 1
Minh chứng 3: Mẫu chữ in hoa.
Minh chứng 5

File đính kèm:

  • docxskkn_bien_phap_huu_hieu_nang_cao_chat_luong_day_doc_cho_hoc.docx
  • pdfSKKN Biện pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng dạy đọc cho học sinh Lớp 1 theo chương trình giáo dục ph.pdf