SKKN Biện pháp giúp học sinh đọc tốt âm, vần, tiếng, từ của giai đoạn đầu đối với sinh Lớp 1 trong môn Tiếng Việt

Dạy đọc có ý nghĩa rất to lớn ở tiểu học. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đầu tiên trẻ phải học đọc, sau đó các em phải đọc để học. Đọc là công cụ để học tập các môn học. Đọc tạo ra hứng thú và động cơ học tập. Nó là khả năng không thể thiếu được của con người thời đại văn minh. Chính vì vậy, trường tiểu học có nhiệm vụ dạy đọc cho học sinh một cách có kế hoạch và có hệ thống. Tập đọc với tư cách là một phân môn của môn tiếng việt ở tiểu học có nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu này. Đó là hình thành và phát triển năng lực đọc cho học sinh.Thông qua việc dạy đọc phải làm cho học sinh thích đọc và thấy rằng khả năng đọc là có ích lợi cho các em trong cả cuộc đời. Phải làm cho học sinh thấy đó là một trong những con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát triển. Việc dạy đọc sẽ giúp các em hiểu biết hơn, bồi dưỡng ở các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lôgic cũng như biết tư duy có hình ảnh... Dạy đọc không chỉ giáo dục tư tưởng đạo đức mà còn giáo dục tính cách, thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh . Muốn đọc đúng, đọc diễn cảm thì trước hết giáo viên cần luyện phát âm đúng cho học sinh tiểu học. Muốn vậy, trước hết và thực chất phải giải quyết vấn đề phương ngữ. Mục tiêu của chúng ta là vươn đến một tiếng nói dân tộc Việt thống nhất, đẹp đẽ về mặt âm thanh. Muốn như vậy, chúng ta cần luyện cho học sinh phát âm chuẩn, đọc đúng đọc hay.

Phát âm chuẩn sẽ được nhiều cái lợi trước hết nó giúp học sinh viết đúng chính tả sau đó còn giúp học sinh phát âm dễ dàng hơn khi học ngoại ngữ và học các môn học khác.

Dựa vào tâm lý của ngưòi bản ngữ, chúng ta có thể chia các trường hợp phát âm lệch chuẩn chữ viết thành hai nhóm: Nhóm lỗi phát âmnhóm biến thể phươmg ngữ. Chúng ta chỉ luyện cho các trường hợp được xem là mắc lỗi, nói không tròn tiếng. Còn nhìn chung, học sinh tiểu học hay mắc lỗi đọc thiếu âm đệm.

docx 19 trang Thu Nga 03/04/2025 180
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp giúp học sinh đọc tốt âm, vần, tiếng, từ của giai đoạn đầu đối với sinh Lớp 1 trong môn Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp giúp học sinh đọc tốt âm, vần, tiếng, từ của giai đoạn đầu đối với sinh Lớp 1 trong môn Tiếng Việt

SKKN Biện pháp giúp học sinh đọc tốt âm, vần, tiếng, từ của giai đoạn đầu đối với sinh Lớp 1 trong môn Tiếng Việt
ều cách thức khác nhau: như các kẹp tài liệu, các bút viết hay chỉ cần một tấm bìa cứng. Chủ đề có thể nhiều lĩnh vực kĩ xảo ngôn ngữ, thông tin cần học có thể đặt vào các hình vuông, ... Học sinh bốc thăm và đọc rồi đọc các âm, vần tiếng từ đó. Khi tổ chức trò chơi này sẽ có nhiều học sinh được tham gia. Từ đó sẽ giúp học sinh khắc sâu và hứng thú hơn trong mỗi tiết học. Mỗi trò chơi khi tổ chức đều phát huy được năng lực, phẩm chất của học sinh. Ngoài ra trong những tuần học đầu tiên trong bài dạy âm, vần, tiếng từ tôi đã sử dung các trò chơi sau: 
 	*Đối với âm, vần:
+ Trò chơi được thiết kế qua bài giảng điện tử: ví dụ khi dạy âm ngh, ng tôi đã sử dụng một số hình ảnh có chứa âm ngh được ghi bằng 3 con chữ, âm ng ghi bằng 2 con chữ. Sau khi cho học sinh nêu nội dung tranh có tiếng nghé và tiếng ngô học sinh ghi nhớ âm ngh có trong tiếng nghé, âm ng có trong ngô. Vì vậy giáo viên hướng dẫn cách đọc thì hoàn toàn giống nhau nhưng khi viết lại khác nhau. 
 Hay để ghi nhớ âm x bằng hình ảnh nhận biết chiếc xe. Để học sinh sẽ không nhầm lẫn giữa s/x.
+ Trò chơi được thiết kế bằng đồ dạy học dùng tự làm : Làm một cây chữ táo đó gắn âm các âm, vần, tiếng từ và yêu cầu học sinh hái được từ ngữ có chứa vần mà GV yêu cầu. Hay có thể cho học sinh đọc âm qua trò chơi con đường đến trường. Muốn con đường đến trường gần nhất chỉ bằng cách hoc sinh đó phải đọc được các âm, vần là chướng ngại vật trên đường đi. 
*Đối với tiếng, từ:
+ Trò chơi được thiết kế qua bài giảng điện tử, như nhìn tranh lật từ, ô cửa bí mật, ghép tiếng chứa âm vần đã học. Mỗi trò chơi như vậy không chỉ củng cố cho học sinh phản ứng đọc nhanh mà còn giúp cho việc rèn kĩ năng viết: ví dụ học sinh ghép được tiếng “phao” thì học sinh phải biết phân tích cấu tạo gồm âm ph đứng trước, vần ao đứng sau, do vậy khi viết học sinh sẽ không bị nhầm lẫn. 
 + Trò chơi tìm câu đúng cho tranh. Mục đích tạo cho HS có phản ứng nhanh. Cách làm giáo viên cho học sinh quan sát 2 bức tranh sau đó phát cho học sinh 2 thẻ từ có câu: Bé có ô đỏ. Bố bê bể cá. HS thực hiện chơi bằng cách gắn thẻ câu tương ứng với bức tranh. 
Biện pháp 3: Sửa lỗi phát âm cho học sinh
Qua một số tuần thực dạy và quan sát trong quá trình giao tiếp với học sinh. Tôi nhận thấy có nhiều học sinh phát âm còn ngọng âm đầu, âm đệm, âm chính, đọc chưa đúng ở các tiếng chứa dấu thanh. Vì vậy tôi đã thực hiện cách sửa lỗi phát âm cho học sinh qua các lỗi chủ yếu sau:
-Lỗi âm đầu: Học sinh còn đọc lẫn lộn giữa l với n. ( con lợn thành con nợn, quả na thành quả la) 
-Lỗi âm đệm: Âm đệm chỉ đọc lướt qua nên học sinh khó ghi nhận âm này. Chính vì thế, âm đệm thường bị bỏ qua (Ví dụ : loắt choắt thành lắt chắt,)
-Lỗi âm chính: Lỗi âm chính tập trung vào việc học sinh phát âm nguyên âm đôi này thành nguyên âm đôi kia ( ví dụ: ay/ ây: đi cầy, dậy học; ao/ au/âu: mầu đỏ, hôm sao; ưu/ ươu : ốc bưu, con khứu)
Khi học sinh gặp các lỗi này giáo viên nên cho học sinh quan sát khẩu hình, hướng dẫn phát âm nhiều lần, cô đọc mẫu, trò đọc theo hoặc đọc theo nhóm, cặp đôi..để học sinh sửa cho nhau. Bên cạnh đó khi dạy tôi còn phát hiện có một số học sinh phát âm sai các dấu thanh . Ví dụ: Thanh ngã các em hay lẫn với thanh hỏi, thanh sắc như: khi học bài G - Gi đọc trơn từ giá đỗ học sinh đọc là giá đổ, giá đố. Vì vậy để sửa sai cho học sinh phân tích các tiếng rồi cho học sinh phân biệt các dấu thanh gắn trên các tiếng đó, sau đó giáo viên đọc mẫu nhiều lần, đọc chậm, phát âm rõ từ ngữ và dấu ngã (đờ- ô – đô – ngã- đỗ.), uốn giọng đọc dấu để học sinh bắt chước rồi đọc theo vì những từ ngữ này thường không chỉ học sinh đọc sai khi mới đọc mà một số em do ảnh hưởng của phương ngữ, tiếng mẹ đẻ nên phát âm nhầm lẫn dấu hỏi với dấu ngã hoặc ngược lại..Giáo viên đưa ra một số tiếng từ chữa dấu thanh học sinh thường đọc không đúng và nêu tác hại khi phát âm không đúng người nghe sẽ hiểu nghĩa khác đi rồi yêu cầu học sinh luyện đọc đúng theo nhiều hình thức cá nhân, nhóm, đôi bạn cùng đọc cho nhau nghe.
Ở mỗi địa phương, do đặc điểm phương ngữ nên có nhiều em phát âm theo tiếng địa phương, phát âm sai dẫn đến viết sai chính tả hoặc khiến người nghe hiểu sai ý nghĩa của từ, hay nội dung văn bản khi đọc. Mục đích của rèn đọc từ, cụm từ là nhằm luyện sửa phát âm sai. Rèn cho học sinh đọc đúng chính âm, phân biệt với cách đọc dễ lẫn (do đặc điểm phương ngữ). Vì vậy tôi cần xem trước văn bản để chọn ra những từ ngữ mà nhiều em trong lớp mình hay phát âm sai để rèn đọc ngay từ phần luyện đọc từ khó, không nhất thiết phải chọn những từ ngữ theo như hướng dẫn trong sách giáo khoa.
Tôi đưa các từ để luyện đọc: lợn quay, nông dân, giãy nảy.
Từ nông dân – một số học sinh đọc là lông dân
Từ giãy nảy – một số học sinh đọc là giáy nảy hoặc giáy lảy
Khi học sinh đọc như vậy tôi sẽ đọc mẫu và cho học sinh đọc lại 2-3 lần nếu học sinh vẫn đọc sai tôi sẽ phân tích cho học sinh cách đọc.
Ví dụ:
Từ: lợn quay tiếng lợn có âm đầu là l, khi đọc đầu lưỡi đặt ở chân răng hàm trên, uốn đầu lưỡi cong lên, bật mạnh và từ từ hạ lưỡi xuống.
Từ: nông dân tiếng nông có âm đầu là n, khi đọc đầu lưỡi đặt ở chân răng hàm trên vòm cứng, miệng hơi mở và bật nhẹ đầu lưỡi xuống.
Từ: giãy nảy tiếng giãy có dấu thanh ngã các em cần chú ý phân biệt với tiếng giáy có thanh sắc. Ta tách tiếng “giãy” thành 2 tiếng “giạy” và tiếng “ý” sau đó luyện phát âm 2 tiếng này theo tốc độ tăng dần. 
Khi các em đọc tôi luôn chú ý lắng nghe để phát hiện kịp thời và sửa triệt để cho những em đọc sai, đọc ngọng.
Ngoài ra học sinh phát âm sai do hệ thống phát âm chưa hoàn chỉnh, do thói quen, do sử dụng từ ngữ địa phương. Vì vậy trong mỗi bài dạy khi có từ ngữ hoặc chủ đề liên quan, giáo viên giải thích cho các em hiểu đúng nghĩa của từ, cho các em luyện đọc nhiều lần, giúp các em tránh phát âm sai. Đồng thời giáo viên cùng bàn bạc và thảo luận với phụ huynh nêu ra cách đọc một số chữ khó để phụ huynh nắm bắt được, từ đó tạo điều kiện luyện phát âm ở nhà. Nhắc nhở phụ huynh chú ý tới lời nói cách phát âm của mọi người trong gia đình. Giáo viên giải thích cho phụ huynh hiểu chính lời nói của người thân trong gia đình là môi trường giáo dục cho các em khi ở nhà giúp các em ngấm dần một cách tự nhiên để phát âm đúng. Động viên phụ huynh mua cho học sinh những cuốn truyện tranh có nhiều phụ âm mà học sinh đọc sai hay nhầm lẫn và dành thời gian đọc, kể cho các em nghe hoặc cho các em kể lại câu chuyện rồi chỉnh sửa phát âm cho các em.
Biện pháp 4: Động viên, tuyên dương, khen thưởng học sinh.
Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết hợp với tuyên dương động viên các em, từ đó các em sẽ hứng thú, vui vẻ ham thích đọc, đó còn là động lực giúp các em tiếp tục rèn luyện, sửa chữa các lỗi phát âm mà các em mắc phải. Khi các em tiến bộ, tôi cũng dùng lời động viên để khuyến khích các em, tạo không khí thoải mái cho các em.
VD: “Em đã phát âm đúng. Hãy tiếp tục như thế em nhé!” hoặc “Em đã đọc tốt hơn rồi đấy. Cố gắng thêm tí nữa em nhé!”
Rèn kỹ năng đọc đúng là yêu cầu cần đạt khi dạy đọc cần phải hướng tới. Đọc đúng trước hết là đọc đúng chính âm, giải quyết vấn đề về phương ngữ. Đọc đúng là quan trọng nhất, đòi hỏi giáo viên phải có những hiểu biết, kinh nghiệm, kỹ năng hướng dẫn tốt và giáo viên phải chú ý quan tâm đến tất cả đối tượng học sinh trong lớp. Giáo viên phải kiên trì, nhẫn nại đối với các em phát âm sai vì các em đó rất ngại đọc, sợ các bạn chê cười, chế nhạo nên giáo viên phải giải tỏa được tâm lý cho các em bằng những lời khen, lời động viên dù nhỏ. Đồng thời giáo viên phải giải thích cho các em khác cùng hiểu, thông cảm, chia sẻ và giúp đỡ bạn đọc tốt do vậy người giáo viên luôn động viên nhắc nhở các em phải luôn mạnh dạn rèn phát âm chuẩn trong tất cả các môn học, chú ý, quan sát, lắng nghe cô giáo hướng dẫn, tự tin, chăm chỉ trong học tập, biết phối hợp cùng bạn bè, mạnh dạn hỏi thầy, cô giáo và bạn bè khi mình chưa hiểu, luôn có ý thức luyện phát âm đúng các âm, vần, tiếng, từ. Tuy nhiên chỉ có nhắc nhở thì không đủ mà giáo viên cần phải động viên, khen thưởng học sinh kịp thời trong các tiết học Ví dụ : Đối với bài dạy âm, vần tôi đều sử dụng bài giảng điện tử của bộ sách. Bài giảng này tôi có 1 sile cuối dành để ghi tên cho các bạn đọc tốt bài hôm đó bằng những hình ảnh ngộ nghĩnh đồng thời đánh luôn tên các bạn học tốt bài hôm đó sau đó cuối tiết học tôi chiếu lên để tất cả học sinh được nhìn thấy với hình thức này này tôi thấy các bạn rất thích và có ý thức học trong các bài tiếp theo. Hình thức thứ 2 có thể khen bằng lời, 1 cái bắt tay, bằng tiếng vỗ tay hoặc bằng đồ vật mà đồ vật chỉ là 1 tích cơ nhỏ, cái tẩy hay 1 âm, vần trong bài học hôm đó để các con về tô màu. Với tất cả các hình thức này tôi thấy các em luôn nỗ lực phấn đấu và chịu khó luyện đọc và ghi nhớ bài rất tốt. 
Biện pháp 5: Sử dụng sách mềm, tranh ảnh và dụng cụ học tập một cách thường xuyên trong tiết dạy:
Trong từng tiết dạy môn Tiếng việt, để giúp học sinh tích cực và ham học giáo viên cần sử dụng linh hoạt và phù hợp các phương tiện hỗ trợ tiết dạy như sau: Sử dụng tranh ảnh trong sách giáo khoa là chủ yếu. Tận dụng những vật thật, tranh ảnh có sẵn trong thực tế để các em quan sát tìm hiểu. Sưu tầm thêm một số tranh ảnh, mẫu vật có liên qua đến bài dạy.Ứng dụng các hình ảnh bài giảng điện tử giảng dạy trong tiết học. Sử dụng thường xuyên bộ đồ dùng học Tiếng Việt của học sinh và giáo viên.
Tranh ảnh và đồ dùng dạy học rất quan trọng không thể thiếu được trong việc dạy học nhất là ở môn Tiếng Việt. Ngoài việc sử dụng các đồ dùng tự làm của nhà trường để nâng cao năng lực, phẩm chất cho học sinh thì tôi cũng đã sử dụng rất nhiều kênh hình trong bộ sách qua bài giảng điện tử để minh họa cho việc dạy âm, vần, tiếng, tạo sự thu hút, hứng thú cho học sinh. Để làm được việc này tôi đã sử dụng sách mềm, lấy bài giảng điện tử trên hệ thống về để chỉnh sửa cỡ chữ, hình ảnh theo ý tưởng của mình để giảng dạy. Với hình thức này tôi thấy tính hiệu quả của việc sử dụng sách mềm, tranh ảnh và dụng cụ học tập một cách thường xuyên trong tiết dạy rất tốt.
3. Kết quả
 Sau một số tuần thực dạy và áp dụng những biện phát nêu trên trong mỗi tiết dạy Tiếng Việt, tôi thấy đa số các em đọc tốt phần âm, vần, tiếng, từ phát âm chuẩn tiếng việt có nhiều tiến bộ rõ rệt, các biện pháp thực hiện đều rất hiệu quả điều đó cho thấy nó đã tác động rất lớn đến sự hứng thú học tập của các em. Bên cạnh sự hứng thú học Tiếng Việt, các em cũng thích học các môn khác như Toán, Đạo Đức, Hoạt động trải nghiệm, TNXH, Dưới đây là bảng thống kê và so sánh về tính hiệu quả của các biện pháp tôi áp dụng từ đầu năm học đến nay:
-Trước khi áp dụng
TSHS
Số học sinh đọc đúng âm, vần, tiếng từ đã học
Số học sinh phát âm sai về dấu thanh (\ - /; ~ - ?)
Số học sinh đọc ngọng âm đầu, ậm đệm , âm chính

35
SL
TL %
SL
TL %
SL
TL %
22
62,8%
5
14,3%
8
22,9%
- Sau khi áp dụng:
TSHS
Số học sinh đọc đúng âm, vần, tiếng từ đã học
Số học sinh phát âm sai về dấu thanh (\ - /; ~ - ?)
Số học sinh đọc ngọng âm đầu, ậm đệm , âm chính
 
 35
SL
TL %
SL
TL %
SL
TL%
32
91,4
1
2,9
2
5,7
 
 Dựa vào kết quả thống kê trên. Tôi sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp đó vào những tuần tiếp theo để nâng cao chất lượng dạy học sinh đọc tốt câu, đoạn, bài giúp các em phát huy hết khả năng đọc của mình.
4. Bài học kinh nghiệm:
Rèn kỹ năng đọc cho học sinh là đọc đúng âm, vần, tiếng, từ, câu, đoạn, bài vv Đọc còn yêu cầu học sinh biết ngắt nghỉ đúng ở dấu phẩy, dấu chấm, đọc còn yêu cầu các em phát âm chuẩn, chính xác các con chữ để khi viết các em không nhầm lẫn dẫn đến sai lỗi chính tả.
Vì thế để phân môn tập đọc của học sinh lớp Một có kết quả cao, giáo viên giảng dạy lớp phải nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, phải yêu học sinh như chính con mình, biết rõ mặt mạnh, mặt yếu của học sinh để bồi dưỡng, luyện tập.
Trong từng tiết dạy giáo viên phải xác định khối lượng kiến thức cần truyền thụ cho học sinh thông qua yêu cầu yêu cầu cần đạt của bài dạy. Khi giảng dạy cần lựa chọn nhiều phương pháp phù hợp, vận dụng việc đổi mới phương pháp trong giảng dạy đó là lấy học sinh làm trung tâm, phải khơi gợi cho học sinh tính chủ động, ham thích học, đọc bài. Cụ thể khi dạy hoc trực tuyến phải lựa chọn phương tiện, kỹ thuật hỗ trợ để giúp học sinh tiếp thu được bài 1 cách tốt nhất. Việc chuẩn bị đồ dùng dạy học cũng được coi trọng hàng đầu và nên thường xuyên sử dụng thiết bị dạy học. Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giới thiệu tranh ảnh, trò chơi để học sinh hào hứng học tập.
Giáo viên cần dẫn dắt học sinh đọc một cách nhẹ nhàng, dí dỏm, tạo cho các em sự tin cậy, yêu mến cô giáo, tinh thần vui vẻ, hồn nhiên để học tập. Khi đọc mẫu giáo viên nên phát âm chuẩn xác để học sinh bắt chước và vững vàng trong cách đọc tránh đọc sai để ảnh hưởng đến học sinh.
III. Kết luận, kiến nghị
 1. Kết luận:
 Báo cáo: “ Biện pháp giúp học sinh đọc tốt âm, vần, tiếng, từ của giai đoạn đầu đối với sinh lớp 1 trong môn Tiếng Việt” là một biện pháp hoàn toàn mới được nghiên cứu và áp dụng khảo nghiệm từ đầu năm học 2021 – 2022 cho các em lớp 1 theo chương trình giáo dục tổng thể 2018. Đây là nội dung nghiên cứu thuộc bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống. Với những biện pháp đã trình bày ở trên cho thấy rằng dạy học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực là một hình thức dạy học hiện đại tạo cho học sinh phương pháp học tập thoải mái, vui vẻ, sáng tạo và hiệu quả...... Nó có tác dụng tốt trong việc rèn luyện kĩ năng đọc tốt các âm, vần, tiếng, từ cho học sinh, góp phần hoàn thiện chuẩn Tiếng Việt cho các em lớp Một. Một tiền đề hết sức quan trọng để các em học tập các môn học khác cũng như làm cơ sở cho ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày. 
 2.Kiến nghị
Đối với nhà trường: cần tổ chức các buổi chia sẻ kinh nghiệm dạy đọc cho học sinh lớp 1. 
Đối với giáo viên: Chúng ta cần phải thực sự quan tâm yêu thương, gần gũi và tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong các buổi học để giúp các em ham học, và yêu thích môn học. Cần nắm chắc yêu cầu cần đạt của một tiết dạy, tham khảo các phần mềm để có các phương pháp và hình thức dạy học trực tuyến cúng như trực tiếp.
Về phía học sinh: Có đầy đủ đồ dung học tập. Có ý thức tự giác trong học tập, chịu khó rèn đọc ở mọi lúc, mọi nơi.
IV. Tài liệu tham khảo- Phụ lục
 1.Tài liệu
Sách học sinh lớp 1 của bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống.
Vở bài tập Tiếng việt, vở tập viết lớp 1 của bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống.
Sách hướng dẫn dành cho giáo viên của bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống.
Các đường link của bộ sách của các nhà xuất bản.
2. Phụ lục
V. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền
Trên đây là “ Biện pháp giúp học sinh đọc tốt âm, vần, tiếng, từ của giai đoạn đầu đối với sinh lớp 1 trong môn Tiếng Việt” đã được tôi áp dụng có hiệu quả cho học sinh lớp 1D – Trường tiểu học Quyết Thắng– Thị xã Đông Triều – Tỉnh Quảng Ninh.
Biện pháp này lần đầu được dùng để đăng kí thi giáo viên dạy giỏi Tiểu học cấp thị xã năm học 2021 – 2022 và chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó.
HIỆU TRƯỞNG
 Lê Thị Thu
Đông Triều, ngày 24 tháng 4 năm 2022
 NGƯỜI BÁO CÁO
 Nguyễn Thị Thái

File đính kèm:

  • docxskkn_bien_phap_giup_hoc_sinh_doc_tot_am_van_tieng_tu_cua_gia.docx