Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong học âm, vần môn Tiếng Việt Lớp 1

Trong chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 cũng nêu bật mục tiêu giáo dục Tiểu học là “giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nề nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt”.

Đặc điểm tâm lí học sinh lớp 1 mang nét khác biệt hẳn so với các lớp khác của bậc Tiểu học bởi các em vừa chuyển từ Mầm non sang học lớp 1, từ “chơi và học” chuyển sang “học và chơi”, phải làm quen với môi trường học tập mới, phải dành nhiều thời gian học nhiều hơn so với mẫu giáo. Bởi vậy, giáo viên lớp 1 cần nắm vững đặc điểm tâm sinh lí học sinh để áp dụng các phương pháp dạy học cho phù hợp, cuốn hút học sinh, giúp các em dễ hiểu, dễ đọc, dễ viết và viết đúng, viết tốt, viết đẹp. Hầuhết học sinh lớp một đã biết nghe nói tương đối thành thạo Tiếng

Việt từ trước khi đi học nhưng ở trường mẫu giáo đại đa số các em mới chỉ làm quen với các chữ cái. Lên lớp 1, các em được học ghép âm, vần, tiếng, từ ngay. Điều đó đòi hỏi giáo viên cần phải nắm chắc nội dung cũng như phương pháp dạy học đặc thù để giúp các em thích ứng với phương pháp học mới, nội dung mới, nắm được kiến thức mà không quá tải, không quá áp lực với các em.

Học hết chương trình lớp 1 là các em phải đọc thông viết thạo. Muốn đạt được kết quả đó thì học sinh cần phải nắm chắc và viết đúng các âm- vần.

docx 24 trang Thu Nga 28/03/2025 150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong học âm, vần môn Tiếng Việt Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong học âm, vần môn Tiếng Việt Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong học âm, vần môn Tiếng Việt Lớp 1
n về cơ sở vật chất để thực hiện Chương trình GDPT 2018: Lớp học đáp ứng yêu cầu chương trình dạy học, các lớp 1 đã có ti vi, đồ dùng dạy học tương đối đầy đủ, các học liệu giảng dạy như sách giáo khoa, sách giáo viên, sách giáo khoa điện tử đáp ứng cơ bản nhu cầu của giáo viên.
Đội ngũ giáo viên được chuẩn hóa hăng hái nhiệt tình trong giảng dạy có tinh thần trách nhiệm và có ý thức học hỏi để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, nắm được nội dung chương trình và phương pháp dạy học để có thể chuyển tải nội dung chương trình đến học sinh, có trình độ và kỹ năng nhất định về công nghệ thông tin. Mỗi giáo viên chúng tôi đều nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường cũng như tổ chuyên môn.
Phụ huynh học sinh đa số đều rất quan tâm đến việc học tập của con em mình.
Đa số học sinh đều chăm ngoan, các em đều đã qua lớp mẫu giáo, được chuẩn bị các kỹ năng thích ứng với hoạt động học tập giúp các em có tâm thế sẵn sàng học tập khi vào học lớp 1, được trang bị đầy đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tập.
Hệ thống các bài dạy âm- vần lớp 1 đã được các tác gải viết sách nghiên cứu, sắp xếp từ đơn giản đến phức tạp phù hợp với sự phát triển của học sinh và phát huy được vốn kiến thức, năng lực của các em.
Khó khăn
Một số giáo viên còn chưa linh hoạt sáng tạo trong ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy - học. Trong quá trình dạy học, giáo viên chưa biết cách phát huy khả năng tự phát hiện của học sinh, chưa tạo được hứng thú học tập ở học sinh do bài giảng còn dập khuôn, máy móc, giáo viên chưa đầu tư nghiên cứu để tạo ra những bài giảng hay và hấp dẫn.
Do phải viết lên bảng các âm, vần, tiếng, từ, câu trong bài nên mất nhiều thời gian mà lại chưa gây được hứng thú học tập cho học sinh, thời gian rèn các kĩ năng nói, đọc, viết cho học sinh chưa nhiều.
Với học sinh lớp 1 việc hiểu nghĩa từ là khó nên nếu sử dụng hình ảnh tĩnh để minh hoạ thì học sinh sẽ khó hiểu hơn khi sử dụng những hình ảnh động hay đoạn phim thật và cụ thể để minh hoạ.
Phần luyện nói và tìm từ mới còn hạn chế vì các em cần những hình ảnh cụ thể, dễ hiểu hơn mà sách giáo khoa chưa đáp ứng được.
Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh lớp 1 là khả năng chú ý chưa cao, đang từ hoạt động vui chơi chuyển sang hoạt động học tập nên các em còn bỡ ngỡ chưa tập trung lâu một vấn đề nào đó.
Một số phụ huynh mải đi làm ăn xa chưa có điều kiện quan tâm đến việc học của con em mình.
Trình độ nhận thức của các em chưa đồng đều nên ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp thu bài của học sinh, đến việc vận dụng kiến thức bài học vào thực tế như lấy ví dụ về từ chứa âm- vần vừa học,  có nhiều hạn chế.
Các giải pháp
Ứng dụng công nghệ thông tin trong phần ôn âm, vần cũ
Trước đây, để kiểm tra kĩ năng đọc các âm- vần của bài trước, giáo viên thường phải viết ra thẻ từ hoặc bảng con âm, vần, tiếng hoặc từ để cho học sinh đọc làm mất thời gian, không gây hứng thú thì bây giờ, với việc sử dụng công nghệ thông tin bằng phần mềm PowerPoint với việc thiết kế màu chữ, hiệu ứng thì tôi không phải viết mà chỉ cần trình chiếu âm, vần, tiếng, từ, câu đến đâu học sinh đọc đến đấy. Muốn cho học sinh phân tích tiếng hay từ tôi chỉ cần thêm hiệu ứng gạch chân dưới tiếng từ đó mà không phải nói nhiều.
Ví dụ 1: Bài 10: Ôn tập và kể chuyện, trang 32 được tôi thiết kế như sau: Kiểm tra HS âm, từ nào, tôi nhấn điều khiển máy tính thì sẽ hiện ra âm, từ đó. Học sinh nhìn âm, từ đọc, giáo viên không phải viết bảng như trước đây nữa.
Hình ảnh giáo viên sử dụng công nghệ thông tin trong phần ôn âm, vần cũ.
Không chỉ vậy, khi thay đổi theo hướng dạy học tích cực, phần đọc ôn từ trong Hoạt động Luyện tập thực hành, tôi có thể dễ dàng thiết kế nhiều trò chơi thú vị để ôn lại kiến thức cũ, từ đó dẫn qua bài mới một cách dễ dàng và hiệu quả.
Ví dụ 2: Bài 45: Ôn tập và kể chuyện, trang 92, tôi thiết kế phần đọc ôn từ trong Hoạt động Luyện tập thực hành qua trò chơi khởi hộp quà bí ẩn như hình dưới:
Hình ảnh trò chơi “Hộp quà bí ẩn”.
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách chơi trò chơi “Hộp quà bí ẩn”.
Tôi hướng dẫn các em cách chơi, em chọn hộp quà mình thích ngẫu nhiên, tôi nhấn chuột và hiện ra các từ trong mỗi phần quà, các em đọc đúng từ
đó sẽ được khen và nhận một phần thưởng nho nhỏ. Học sinh lầ lượt chọn hộp quà bí ẩn, đọc từ cho đến khi các từ được mở hết là kết thúc trò chơi. Với cách thiết kế trò chơi này trên PowerPoint này, học sinh tập trung hơn, phần ôn các từ ngữ đã học trong tuần hấp dẫn hơn, đạt hiệu quả cao hơn.
Ví dụ 3: Trong Bài 7: O o Ô o ., trang 26, tôi thiết kế trò chơi bay lên nào. Mỗi khi học sinh đúng một tiếng hoặc một từ thì tôi sẽ bấm vào hình con thú mang từ hay tiếng đó để nó bay lên trời.
Hình ảnh trò chơi “Bay lên nào” được thiết kế trong bài O o Ô o.
Ngoài ra, tôi còn sử dụng trò chơi “Hái hoa”, “Hái táo” để các em cảm thấy mới lạ và hứng thú hơn trong các bài học tiếp theo:
Ví dụ 4: Bài 9: Ơ ơ trang 30:
Hình ảnh trò chơi “Hái táo” được thiết kế trong bài Ơ ơ .
Qua trò chơi, chúng ta thấy, mỗi lần học sinh làm đúng theo yêu cầu của bài thì sẽ hái được một quả táo. Nếu học sinh không đọc đúng, cơ hội hái táo sẽ
dành cho bạn khác. Đây chính là cách tạo ra tâm thế thoải mái để các em chuẩn bị học bài mới Ơ ơ .
2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong phần dạy âm, vần mới
Với phần dạy âm - vần mới, giáo viên thường phải ghi lên bảng những âm, vần, tiếng, từ nhưng nay dạy đến đâu tôi trình chiếu đến đấy thuận lợi rất nhiều, tiết kiệm được thời gian. Mà khi cần giải nghĩa từ ứng dụng, tôi có thể chọn được những hình ảnh, đoạn phim cụ thể sinh động mà khi nhìn học sinh hiểu nghĩa ngay mà tôi không cần giải thích thêm.
Ví dụ 5: Bài 13: U u Ư u, trang 36, tôi thiết kế slide như sau:
Hình ảnh thiết kế bài giảng điện tử phần nhận biết bài U u Ư ư.
Các hiệu ứng lần lượt như sau: Khi giới thiệu đến âm thì bấm xuất hiện âm, giới thiệu đến tiếng thì bấm xuất hiện tiếng, sau đó học sinh đánh vần, phân tích tiếng, tìm tiếng chứa âm,
Thiết kế Powerpoint trong nội dung giới thiệu từ ứng dụng trong bài 13: U u Ư ư.
Giáo viên giúp HS hiểu nghĩa của từ ứng dụng trong bài U u Ư ư.
Bên cạnh phần mềm Powerpoint là phần mềm được sử dụng rộng rãi, thì tôi cũng sử dụng các phần mềm dạy học trực tuyến như Zoom, google meet, Zavi để khi cần có thể hỗ trợ học sinh hoặc sử dụng video Zalo hay Messenger để có thể tương tác với học sinh, với phụ huynh, phối hợp với phụ huynh rèn các kĩ năng nghe- nói- đọc- viết cho các em.
3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong phần hướng dẫn viết
Khi giáo viên viết mẫu trên bảng sẽ không quan sát được dưới lớp học sinh có tập trung vào bài hay không, có thể sẽ bị che khuất tầm nhìn của học sinh. Nhưng với việc ứng dụng công nghệ thông tin bằng các vieo hướng dẫn học sinh viết âm, vần không chỉ khắc phục được nhược điểm trên mà còn giúp các em thấy hứng thú hơn, tập trung hơn khi được quan sát điểm đặt bút, điểm dừng bút của chiếc bút chì kì diệu.
Ví dụ 6: Bài 34: am – ăm – âm, trang 80:
Để hướng dẫn học sinh viết âm, từ mới, tôi cho xuất hiện sile các vần, từ học sinh cần viết
Tiếp theo, tôi trình chiếu từng video nêu quy trình viết từng vần am, ăm, âm để học sinh theo dõi, bước đầu nắm được điểm đặt bút, điểm nối vừa các chữ ghi âm, điểm kết thúc của từng chữ ghi vần được dễ dàng hơn.
Ảnh chụp màn hình dạy quy trình viết vần am.
Ảnh chụp màn hình dạy quy trình viết vần ăm, âm.
Học sinh quan sát vi-deo hướng dẫn cách viết vần âm.
Sau đó, tôi viết mẫu lại trên bảng lớp để học sinh quan sát lại và thực hành viết vào bảng. Tôi nhận thấy các em quan sát chăm chú hơn, tập trung hơn, viết chữ đẹp và đúng hơn.
Tôi động viên, khích lệ cũng như giúp học sinh sửa lỗi chưa đẹp từ bài làm của mình, của bạn bằng cách chụp bài viết của học sinh, kết nối phản chiếu hình ảnh từ điện thoại với ti vi vừa không mất thời gian vừa động viên, sửa lỗi kịp thời.
Bằng công nghệ thông tin, tôi có thể hướng dẫn học sinh nắm được quy trình viết âm, vần, từ của tất cả các bài dạy âm- vần lớp 1. Đặc biệt việc sử dụng các video hướng dẫn học sinh viết sẽ phát huy hết hiệu quả khi giáo viên hướng dẫn các con quy trình viết các chữ hoa sau này.
Ví dụ 7: Quy trình viết chữ h hoa, chữ a hoa cỡ nhỏ hai ly rưỡi.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong phần kể chuyện của bài ôn tập Nếu như trước đây việc đính tranh trên bảng, kể chuyện cho học sinh nghe không đem lại hiệu quả, mất nhiều thời gian chuẩn bị và sử dụng thì nay bằng việc
sử dụng những những đoạn phim nhỏ với giọng kể truyền cảm, từ Youtube, học
liệu số từ hanhtrangso.nxbgd.vn phần kể chuyện sẽ trở nên cuốn hút, hấp dẫn học sinh lạ thường, các em sẽ chú ý lắng nghe hơn và nhớ câu chuyện nhanh hơn.
Ví dụ 8: Bài 50: Ôn tập có câu chuyện “Bài học đầu tiên của thỏ con”.
Tôi đã cho học sinh xem đoạn phim lấy từ học liệu trên trang hanhtrangso.nxbgd.vn. Trong đoạn phim, tranh minh họa sử dụng giống SHS kèm theo hiệu ứng động kết hợp giọng kể chuẩn.
Ảnh chụp màn hình câu chuyện “Bài học đầu tiên của thỏ con”.
Hình ảnh học sinh chăm chú nghe kể câu chuyện được khai thác từ học liệu số.
Học sinh rất hứng thú, tập trung khi được xem phim và có thể xem lại lần 2, lần 3 mà không có cảm giác nhàm chán vì thời lượng không quá dài kết hợp hình ảnh đẹp, giọng kể thu hút và hiệu ứng sinh động. Từ đó, các em nhớ nhanh nội dung câu chuyện “Bài học đầu tiên của thỏ con”. Học sinh dựa vào tranh minh họa có thể tự kể lại một phần câu chuyện hay toàn bộ câu chuyện.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong phần củng cố kiến thức
Tôi đã ứng dụng công nghệ thông tin vào thiết kế trò chơi với mục đích củng cố kiến thức cho học sinh.
Sử dụng phần mềm PowerPoint trong việc xây dựng nhiều trò chơi khác nhau kết hợp với các cách xây dựng, sử dụng hình ảnh sẽ tạo tính hấp dẫn cao. Trò chơi thường đặt giữa hoặc cuối tiết học. Nó vừa mang lại sự thoải mái, thư giãn đồng thời mang tính tổng hợp kiến thức và giảm được cảm giác nặng nề, làm cho hiệu quả của bài dạy cao hơn.
Ví dụ 9: Sau khi học xong Bài 56: ep êp ip up, tôi xây dựng trò chơi “hái táo” Trò chơi này được sử dụng phần củng cố kiến thức bài vừa. Nội dung trò chơi như sau: Học sinh chọn một quả táo bất kì, nhấn vào quả táo đó sẽ hiện lên chữ cần đọc (đèn pin, búp sen, bìm bịp, ), nhấn vào chữ đã đọc, quả táo vừa chọn sẽ biến mất và sẽ hái được một quả táo.
Hình ảnh trò chơi “Hái táo” trong bài 56 tôi đã thiết kế.
Ngoài ra, tôi còn xây dựng rất nhiều trò chơi như “Ong về tổ”, “Nhìn hình viết từ”, “Chuyến xe tri thức”, “Giải cứu dòng sông”, “Trò chơi kéo co”, “Hộp quà bí mật”,  ở các bài học khác nhau tránh gây nhàm chán cho học sinh.
Hình ảnh một số trò chơi tôi đã thiết kế khi dạy âm- vần.
Hình ảnh một số trò chơi tôi đã thiết kế khi dạy âm- vần.
KẾT QUẢ VÀ ỨNG DỤNG
Kết quả
Sự áp dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học âm - vần cho học sinh lớp 1 do tôi giảng dạy, tôi nhận thấy hứng thú học tập của các em nâng lên rõ rệt so với những tuần đầu. Học sinh đã học tập sôi nổi, hào hứng, tự tin hơn trong giờ học, tham gia các hoạt động tích cực và chủ động trong suốt tiết học. Khả năng nhớ nhanh, đọc tốt và chất lượng học tập có chuyển biến rõ rệt. Kết quả thu được qua khảo nghiệm sau khi ứng dụng như sau:
KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ SỰ HỨNG THÚ CỦA HS KHI HỌC NHỮNG TIẾT HỌC CÓ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN SAU 8 TUẦN THỰC HIỆN
Nội dung
Trước khi thực hiện
Sau khi thực hiện
Số học sinh
Tỉ lệ
Số học sinh
Tỉ lệ
Không thích
16/34
47%
8/34
23,5%
Bình thường
8/34
23,5%
4/34
11,8%
Thích
6/34
17,6%
11/34
32,35%
Rất thích
4/34
11,9%
11/34
32,35%

Hình ảnh học sinh lớp 1A2 hào hứng giơ tay phát biểu trong một giờ học âm-vần
Hình ảnh học sinh lớp 1A2 hào hứng tham gia trò chơi “Hộp quà bí ẩn”.
Sự hào hứng của lớp 1 A2 trong một tiết học vần.
Sự hào hứng của lớp 1 A2 trong một tiết học vần.
KẾT QUẢ KHẢO SÁT MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1A2 CUỐI HỌC KÌ I
Mức độ
Đọc, viết tốt
Đọc, viết được
Cần cố gắng
Số lượng
20/34
12/34
2/34

Học sinh viết vần ăm.
Học sinh viết vần âm.
Ứng dụng
Các ứng dụng công nghệ thông tin tôi đã sử dụng trên có thể ứng dụng trong tất cả các bài dạy âm - vần môn Tiếng Việt lớp 1 trong trường Tiểu học. Việc ứng dụng công nghệ thông tin này có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học trong phân môn học âm, vần tốn ít thời gian nhất, đồ dùng sinh động hấp dẫn đặc biệt là đạt được hiệu quả cao nhất. Hơn nữa, công nghệ thông tin vào các bài học âm- vần lớp 1 có thể giúp cho các bậc phụ huynh và các em học sinh làm tài liệu trong quá trình học bài, ôn bài ở nhà được thuận tiện hơn.
Với những tính ưu việt đã nêu ở trên, việc ứng dụng công nghệ thông tin không chỉ áp dụng cho việc dạy âm- vần lớp tôi àm có thể áp dụng vào dạy âm-vần ở tất cả các lớp 1 trong khối nơi tôi công tác.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Bài học kinh nghiệm
Thông qua việc đối chiếu kết quả trước và sau khi áp dụng biện pháp vào thực tế giảng dạy âm vần ở lớp 1, tôi thấy lợi ích thu được của việc áp dụng biện pháp là rất lớn. Vì vậy tôi thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy âm- vần lớp 1 cần được triển khai sâu rộng tới tập thể giáo viên đang giảng dạy trong nhà trường.
Kiến nghị, đề xuất
Để việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy âm- vần lớp 1 nói riêng và dạy các phân môn ở tất cả các khối lớp nói chung, tôi mạnh dạn đưa ra những kiến nghị, đề xuất như sau:
Bản thân tôi và các đồng nghiệp sẽ luôn tích cực bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên cập nhập các phầm mềm công nghệ thông tin trong giảng dạy như phầm mềm thiết kế bài giảng E-learning, phần mềm chỉnh sửa ảnh, phầm mềm cắt ảnh, phầm mềm làm các vi deo, ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI vào trong dạy học.. để có thể vận dụng tốt vào việc thiết kế các bài giảng điện tử của mình được hay hơn, đặc sắc hơn, hấp dẫn học sinh hơn; Thường
xuyên cập nhập các trang học liệu số của Bộ giáo dục và Đào tạo để khai thác triệt để vốn học liệu ở đó. Giáo viên cần nắm bắt tâm lý đặc thù của học sinh mình để có thể xây dựng những bài giảng có nội dung phù hợp và truyền đạt cho các em dễ hiểu nhất.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã nghiên cứu và vận dụng trong quá trình giảng dạy âm vần cho học sinh lớp 1. Mặc dù, bước đầu đã đạt được một số kết quả song không tránh được những thiếu sót. Do vậy, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, bạn đọc để các biện pháp của tôi được hoàn thiện tốt hơn, góp phần giúp học sinh có hứng thú hơn nữa trong mỗi giờ học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TP. Bắc Giang, ngày 03 tháng 4 năm 2024
Người viết
Nguyễn Thị Hồng
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Thị Thu Hương
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lê A, Lê Phương Nga, Lê Hứu Tỉnh, Đỗ Xuân Thảo (2006), Giáo trình Tiếng Việt 1, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội.
Lê Phương Nga, Nguyễn Trí (2006), Giáo trình Tiếng Việt 2, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội.
Bùi Mạnh Hùng (2022) Sách giáo khoa Tiếng Việt 1, tập 1 – Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Bùi Mạnh Hùng (2022), Sách giáo viên Tiếng Việt 1, tập 1 – Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
[5]. Một số video, hình ảnh mẫu chữ viết chuẩn (theo Bộ giáo dục).

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_hoc.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong học âm, vần môn Tiếng Việt Lớp 1.pdf