Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh Lớp 4 chủ động, sáng tạo khi viết văn miêu tả

Nghiên cứu cơ sở lí luận về việc sử dụng sơ đồ tư duy.

  • Nghiên cứu thực trạng kĩ năng sử dụng sơ đồ tư duy của học sinh lớp 4A1 trường Tiểu học An Khánh A trong học phân môn Tập làm văn.
  • Đưa ra một số biện pháp sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh lớp 4 chủ động, sáng tạo khi viết văn miêu tả.
  • Rút ra kết luận và bài họckinh nghiệm sau khi áp dụng các biện pháp

Đề tài được thực hiện nhằm tìm ra phương pháp giảng dạy hiệu quả, phát huy tinh thần sáng tạo, chủ động cho học sinh trong quá trình học tập ở phân môn tập làm văn lớp 4 thông qua kỹ thuật sơ đồ tư duy.

Đề tài được thực hiện còn nhằm nâng cao hiệu quả học tập phân môn tập làm văn lớp 4 tại đơn vị. Thông qua các phương pháp giảng dạy mới, nâng cao tính hiệu quả của công tác giảng dạy, giúp các em học sinh chuẩn bị thật tốt cho các cấp học sau.

Các biện pháp được xây dựng trong đề tài nhằm mục tiêu không chỉ thay đổi phương pháp giảng dạy mà còn là thay đổi hướng tiếp cận kiến thức của học sinh, làm giảm tính hàn lâm trong học tập, tăng sự tương tác của học sinh với kiến thức, mở ra các phương pháp học tập mới, hiệu quả hơn cho các em.

Ngoài ra, thông qua đề tài đóng góp lý luận chung vào phương pháp giảng dạy và họctập trong ngành, đẩy mạnh công cuộc tích cực sáng tạo, đổi mới giáo dục, đáp ứng các mục tiêu giáo dục mới do Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra.

docx 20 trang Thu Nga 19/03/2025 240
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh Lớp 4 chủ động, sáng tạo khi viết văn miêu tả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh Lớp 4 chủ động, sáng tạo khi viết văn miêu tả

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh Lớp 4 chủ động, sáng tạo khi viết văn miêu tả
 đó chính là nhiều em học sinh vẫn có sự nhận thức đúng đắn và đầy đủ về vai trò, vị trí của phân môn tập làm văn. Các phương pháp giảng dạy cũng còn khá lạc hậu, nhiều giáo viên và học sinh vẫn còn lười biếng trong việc tìm tòi, suy nghĩ, sáng tạo và vận dụng trong giảng dạy và học tập.
Đôi khi giáo viên vẫn chưa quán triệt được một cách linh hoạt về những nguyên tắc trong phương pháp học mới, chưa thật sự đầu tư thời gian và công sức để cập nhật thông tin, phương pháp dạy học gây hứng thú cho học sinh.
Đầu năm học, sau khi dạy xong các bài học hướng dẫn làm bài tập làm văn miêu tả, tôi tiến hành cho học sinh làm bài khảo sát để đánh giá chất lượng bài văn và kĩ năng làm bài của học sinh.
Kết quả khảo sát như sau:
Thời gian
Sĩ số
Học sinh sáng tạo khi viết văn
Học sinh chưa sáng tạo khi viết văn
9/2022
44
SL
%
SL
%
9/2022
44
12
27,27%
32
72,72%
Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy ngay thực trạng học sinh chưa sáng tạo khi viết tập làm văn, chất lượng bài làm rất thấp. Từ đó, tôi tiến hành tìm hiểu, thu thập các lỗi sai mà học sinh gặp phải trong khi viết văn như sau:
Việc dạy học tập làm văn và cho học sinh vẽ sơ đồ tư duy thì tôi nhận thấy học sinh gặp phải những khó khăn như sau:
+ Học sinh chưa biết xây dựng sơ đồ tư duy nên mất nhiều thời gian để hoàn thành một sơ đồ tư duy.
+ Các em chỉ tập trung vào hình thức của sơ đồ mà chưa chú trọng vào nội dung.
+ Chưa thành thạo kỹ năng chọn từ khóa.
+ Cách diễn đạt ý từ sơ đồ tư duy thành câu, thành lời văn chưa tốt, các câu văn chưa liên kết ý với nhau.
Chính vì những khó khăn trên đã ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập của học sinh nên đòi hỏi phải có phương pháp giảng dạy mới phù hợp hơn để giúp nâng cao khả năng sử dụng sơ đồ tư duy và khả năng viết tập làm văn.
Phần 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG SƠ ĐỒ ĐỒ TƯ DUY GIÚP HỌC SINH LỚP 4 CHỦ ĐỘNG, SÁNG TẠO KHI VIẾT VĂN MIÊU TẢ
Biện pháp 1: Lựa chọn một số phần mềm để vẽ sơ đồ tư duy để áp dụng trong bài giảng Powerpoint
Trong khi giảng dạy để giúp cho học sinh hiểu được sơ đồ tư duy là gì thì tôi phải giảng lý thuyết. Sau đó sẽ giới thiệu cho các em một số mô hình sơ đồ tư duy đơn giản dễ đọc dễ hiểu qua một số phần mềm dưới đây:
Phần mềm minmap Edraw MindMap
Phần mềm iMindMap
Phần mềm mind map Draw.io
Phần mềm Blumind
Ví dụ: Khi thiết kế sơ đồ tư duy để dạy bài văn miêu tả đồ vật lớp 4, tôi đã dùng phần mềm iMindMap
Biện pháp 2: Giúp học sinh hiểu lợi ích của sơ đồ tư duy Mục tiêu:
Giải pháp này được thực hiện nhằm giúp học sinh có thể xác định đúng cấu trúc của bài văn và xây dựng sơ đồ tư duy một cách khoa học và đầy đủ. Từ đó, các em học sinh có thể thấy được vai trò và lợi ích khi sử dụng sơ đồ tư duy. Việc sử dụng biện pháp này còn giúp các em học sinh trau dồi khả năng tư duy nhanh, chủ động, linh hoạt trong quá trình học tập. Từ đó, chất lượng dạy và học, cải thiện chất lượng bài tập làm văn.
Cách thực hiện:
Để giúp học sinh có thể hiểu rõ hơn về sơ đồ tư duy tôi đã giới thiệu và hướng dẫn học sinh hiểu thế nào là sơ đồ tư duy, lợi ích của việc vận dụng sơ đồ tư duy vào bài tập làm văn.
Đồng thời, tôi cũng hướng dẫn học sinh nhớ lại bố cục của bài văn miêu tả đồ vật đã học ở bài 2 để xác định những nhánh chính của sơ đồ tư duy.
Sơ đồ tư duy của bài văn miêu tả đồ vật sẽ gồm 3 nhánh chính lớn gồm Mở bài, thân bài, kết bài (Nhánh bậc 1). Ở mỗi nhánh, tôi sẽ hướng dẫn học sinh các nhánh phụ (Nhánh bậc 2) và triển khai các ý chi tiết (nhánh bậc 3) như sau:
Mở bài: Giới thiệu đồ vật (Đồ vật em định tả là gì? Tại sao em có nó? Có nó vào thời gian nào?)
Thân bài:
+ Tả bao quát (3 - 4 dòng): Hình dáng, kích thước, màu sắc.
+ Tả chi tiết (7-10 dòng): Tả các bộ phận của đồ vật (khoảng 3-4 bộ phận, mỗi bộ phận từ 2 - 3 câu).
+ Tả công dụng của đồ vật (4-5 dòng), từ 2 - 3 công dụng.
+ Hoạt động hoặc kỷ niệm của em đối với đồ vật đó (3 - 4 dòng).
Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em đối với đồ vật (Em hãy coi nó như là một người bạn của mình).
Sơ đồ tư duy cấu trúc của bài văn tả đồ vật
Đây là câu trúc chung của bài văn miêu tả đồ vật mà tôi đã đưa ra và yêu cầu các em học sinh phải ghi nhớ để có thể vận dụng nó vào những đề tài miêu tả khác nhau.
Thông qua sơ đồ tư duy học sinh có thể xác định rõ được bố cục của bài văn sẽ gồm 3 phần, thứ tự và cách trình bày của các phần giúp bài văn đảm bảo về bố cục và nội dung chính. Từ đó giúp khắc phục được các lỗi: bài văn ngắn, không đủ ý, bố cục không rõ 3 phần.
Tôi cũng đưa ra một số dạng sơ đồ khác để giúp học sinh biết phân biệt đâu mới là sơ đồ tư duy và đâu không phải là sơ đồ tư duy.
Sơ đồ mô tả cấu trúc các cấp quản lý
Hỉnh ảnh trên không phải là sơ đồ tư duy vì nó mô tả cấu trúc các cấp quản lí cơ quan chứ không phải là kết quả của sự tóm tắt những suy nghĩ của con người.
Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh xây dựng sơ đồ tư duy chi tiết cho từng đề tài
Mục tiêu:
Biện pháp được thực hiện nhằm giúp học sinh có thể chọn ra được những từ khóa, những ý chính của đề tài để xây dựng nên một sơ đồ tư duy hoàn chỉnh, đầy đủ. Đồng thời, biện pháp này còn giúp các em nâng cao khả năng quan sát và phân tích đề tài, cải thiện chất lượng học tập môn tập làm văn.
Nội dung và cách thực hiện:
Sau khi đã hướng dẫn cho học sinh được cấu trúc chung của bài văn tả đồ vật, tôi tiếp tục hướng dẫn học sinh đi tìm hiểu vào từng đề tài chi tiết.
Đầu tiên, tôi sẽ hướng dẫn các em xác định đề văn miêu tả của chương trình lớp 4:
+ Tả một đồ chơi em yêu thích (gấu bông, búp bê, con lật đật, xe điều khiển,
.)
+ Tả một cây bóng mát hay một cây hoa mà em thích (cây bang, cây phượng, cây hoa hồng, cây mai)
+ Tả một con vật mà em yêu thích (con chó, con mèo, con vẹt,)
Tất cả các đề tài này đều sẽ được triển khai cấu trúc của sơ đồ học sinh đã được tìm hiểu ở phía trên.
- Ví dụ: Giáo viên cho đề bài: Miêu tả về một con vật mà em yêu thích.
Mục tiêu: Học sinh (HS) liệt kê được các bộ phận chính và hoạt động của con vật và tìm các từ ngữ miêu tả đặc điểm của các bộ phận, hoạt động của con vật đó.
Đồ dùng dạy học: GV chuẩn bị thật chu đáo khung sơ đồ tư duy, thẻ từ dùng để làm sơ đồ mạng; Phiếu bài tập.
Các hoạt động: Từ hoạt động tìm ý và sắp xếp các ý mà HS đã làm trong đoạn văn mẫu “Con Mèo Hung” của SGK, GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 với phiếu bài tập với nội dung sau:
Hãy liệt kê các bộ phận chính của con vật, hoạt động của con vật và tìm những từ ngữ thường dùng để miêu tả đặc điểm của hình dáng và hoạt động và trình bày theo sơ đồ mạng.
Sau đó yêu cầu 1 -> 2 nhóm HS nhanh nhất lên trình bày, các nhóm khác theo dõi, bổ sung và cho ra một mạng lưới các ý:
GV có thể dùng các thẻ từ để biểu diễn sơ đồ tư duy.
* Hướng dẫn học sinh quan sát
Tôi có rất nhiều cách để hướng dẫn học sinh quan sát đồ vật, (con vật, cây cối) như quan sát thực tế những đồ vật, (cây cối, con vật) có tại lớp học, ở nhà hoặc qua tranh ảnh, video.
- Ví dụ: Đối với đề tài miêu tả đồ dùng học tập, tôi sẽ tổ chức cho các em quan sát đồ vật thật bằng cách cho học sinh trong lớp trao đổi để quan sát các đồ dùng học tập với mẫu mã đa dạng để các em thêm ý tưởng miêu tả, thấy được sự khác biệt trong món đồ vật của mình với những món đồ của các bạn, từ đó có thể viết được những câu so sánh đơn giản để cho câu văn thêm phần thú vị.
Khi học sinh quan sát, tôi hướng dẫn học sinh ghi chép luôn những thứ quan sát được vào sơ đồ tư duy như hình dáng, màu sắc, kích thước và các bộ phận. Ngoài ra tôi cũng hướng dẫn học sinh đánh số thứ tự cho những nhánh trong sơ đồ tư duy, sau đó học sinh viết bài chỉ việc viết theo thứ tự, khắc phục được tình trạng các ý lộn xộn, không đủ ý, thiếu ý.
* Hướng dẫn học sinh lựa chọn chi tiết đề miêu tả:
Vì học sinh còn nhỏ tuổi nên vốn từ chưa phong phú nên đôi khi các em
quan sát nhưng không biết gọi tên các bộ phận hay nêu ra được công dụng của các đồ vật, (cây cối, con vật). Nên ở phần này tôi đã:
+ Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm để cùng đưa ra các từ ngữ hoàn thiện sơ đồ, mỗi em học sinh trong nhóm sẽ đóng góp từ ngữ miêu tả đồ vật, (cây cối, con vật) mà mình biết để sử dụng vào sơ đồ.
+ Tổ chức các trò chơi nhỏ để mở rộng vốn từ cho đề tài. Thông qua các trò chơi sẽ giúp các em tiếp thu thêm được nhiều từ mới cũng như có thể ghi nhớ từ mới tốt hơn.
Ví dụ: Tôi tổ chức cho học sinh thi kể tên công dụng của đồ vật. Để tiến hành tôi sẽ chia lớp thành 4 nhóm và cho từng nhóm lần lượt kể tên công dụng của lọ hoa, nhóm nào trả lời được nhiều công dụng nhất sẽ là nhóm chiến thắng và được tuyên dương.
Ngoài ra tôi cũng khuyến khích các em trong quá trình gạch ra những từ khóa để miêu tả, nếu có ý tưởng về cách đặt câu với chi tiết đó thì sẽ viết luôn vào sơ đồ tư duy để tránh các em bị quên mất ý.
Việc hướng dẫn các em học sinh cách lựa chọn từ khóa cho từng đề tài khác nhau sẽ là cơ sở để các em có thể hiểu rõ hơn về món đồ vật. Từ đó dễ dàng hơn trong quá trình làm văn miêu tả.
Ngoài ra, để tăng cường khả năng trao đổi và ngôn ngữ của học sinh, tôi đã chia lớp thành 8 nhóm, mỗi nhóm 5-6 thành viên và cho các nhóm bốc thăm chọn món đồ dùng học tập mà các nhóm sẽ cần miêu tả. Để các em cùng bàn luận để hoàn thành sơ đồ tư duy và làm bài văn theo yêu cầu của giáo viên. Trong quá trình các nhóm thảo luận và vẽ sơ đồ, tôi sẽ phát cho mỗi nhóm một từ giấy A3 để các em trình bày sơ đồ và bài văn của mình lên đó.
Ví dụ: Các nhóm đã miêu tả:
Nhóm 1: Cây bút
Nhóm 2: Cái cặp
Nhóm 3: Đồng hồ
Nhóm 4: Thước kẻ
Nhóm 5: Cái tivi
Nhóm 7: Cái tủ lạnh
Nhóm 8: Cái bàn
Hình minh họa một số sơ đồ tư duy của học sinh
*Hướng dẫn học sinh viết đoạn văn( bài văn ) miêu tả đồ vật hoặc con vật, cây cối dựa vào sơ đồ tư duy
Tôi hướng dẫn học sinh viết bài, triển khai các ý trong sơ đồ tư duy thành các đoạn văn hoàn chỉnh, trình bày theo thứ tự đầy đủ các ý đã đưa ra.
Song song đó, tôi cũng sẽ hướng dẫn học sinh khi viết các câu trong đoạn có sự liên kết, sử dụng từ nối giữa các câu. Sử dụng những câu văn miêu tả có hình ảnh so sánh, nhân hóa để giúp bài văn hay hơn.
Biện pháp 4: Đánh giá chất lượng bài văn miêu tả của học sinh khi sử dụng sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy giúp các em giải tỏa áp lực trong giờ học văn, khơi dậy năng khiếu viết văn, phát triển khả năng tư duy, tạo cho các em thói quen tích cực suy nghĩ và cảm giác tự tin khi viết văn. Chính vì vậy, nó đã khắc phục được những lỗi sai thường mắc phải trong quá trình viết tập làm văn của các em. Hầu hết, bài văn của các em đã có tiến bộ rõ rệt như: có kĩ năng viết văn tốt hơn, đúng thể loại, dùng từ chính xác, cấu trúc chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, đúng bố cục, đúng dạng bài và biết sử dụng các từ ngữ giàu hình ảnh để tạo nên những câu văn có hình ảnh so sánh và nhân hóa. Từ đó, các em chủ động hơn trong các tiết Tập làm văn. Các em diễn đạt được rõ ràng ý mình muốn nói; không còn phụ thuộc vào bài văn mẫu.
Thông qua vẽ sơ đồ tư duy, kỹ năng làm văn của các em được nâng cao từ
đó bài viết của các em có ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường, yêu quý đồ vật, cây cối và động vật hơn.
Phần 4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
Qua thời gian áp dụng biện pháp, tôi nhận thấy rằng biện pháp này đã mang đến hiệu quả giảng dạy rất tốt, cụ thể:
Các em học sinh đã trở nên chủ động và tích cực hơn trong quá trình học tập. Hầu hết, tất cả các em học sinh đều có một tinh thần thoải mái, có thái độ hợp tác và tác phong rất tốt trong suốt buổi học. Do đó cũng giúp quá trình giảng dạy trở nên hấp dẫn và chất lượng hơn. Từ đó, khả năng tiếp thu kiến thức của các em cũng tăng lên đáng kể, các em đã biết cách vận dụng sơ đồ tư duy để tổng hợp ý chính của đề tài một cách nhanh chóng và khoa học.
Do khi thực hiện xây dựng kiến thức bằng sơ đồ tư duy học sinh cần có sự phân tích và nhìn vấn đề một cách chính xác nên thúc đẩy khả năng tiếp thu kiến thức và sự liên tưởng tốt hơn khi bắt tay vào quá trình viết đoạn văn. Đồng thời, khi sử dụng giải pháp này học sinh còn có thể dễ dàng vận dụng vào nhiều chủ đề khác nhau giúp việc viết văn trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Cũng chính vì thế, các lỗi sai thường gặp của học sinh khi viết đoạn văn cũng đã được cải thiện đáng kể. Những kết quả trên được minh chứng cụ thể thông qua bảng số liệu sau:
Thời gian
Sĩ số
Học sinh sáng tạo khi viết văn
Học sinh chưa sáng tạo khi viết văn
SL
%
SL
%
9/2022
44
12
27,27%
32
72,72%
3/2023
44
44
100%
0
0%
Bảng so sánh kỹ năng viết tập làm văn của học sinh trước và sau khi áp dụng biện pháp.
Đặc biệt, sau khi áp dụng giải pháp thì các lỗi sai thường thấy khi viết văn miêu tả đồ vật của học sinh cũng đã giảm đáng kể.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết luận
Tiếng Việt 4 là một trong những môn học rất quan trọng trong chương trình giáo dục, đặc biệt là phân môn Tập làm văn.Việc áp dụng biện pháp vận dụng kết hợp kỹ thuật lược đồ tư duy trong dạy học phân môn tập làm văn lớp 4 nhằm tăng tính chủ động sáng tạo học sinh, giúp các em học sinh dễ hơn tiếp thu và ghi nhớ kiến thức. Thông qua các biện pháp trên sẽ góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh ở phân môn tập làm văn lớp 4.
Khuyến nghị
*Đối với Nhà trường
Nhà trường nên tích cực tổ chức các buổi tập huấn để giáo viên có thể học hỏi và trao dồi kinh nghiệm giảng dạy.
Thường xuyên tạo các buổi giao lưu giữa các giáo viên để học hỏi lẫn nhau, phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm trong giảng dạy.
-Nhà trường nên liên tục cập nhật các phương pháp giáo dục mới để hướng dẫn lại cho các giáo viên.
*Đối với giáo viên
Giáo viên cần phải luôn tích cực trau dồi kinh nghiệm, kỹ năng nghiệp vụ trong quá trình giảng dạy.
Giáo viên cần có sự đổi mới liên tục, không ngừng đưa ra những biện pháp dạy học mới mẻ và thú vị để giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy.
Giáo viên cũng phải luôn quan tâm và thấu hiểu học sinh để từ đó để điều chỉnh cách dạy của mình cho phù hợp với tất cả các em học sinh.
* Đối với phụ huynh
Phụ huynh là người gần gũi với học sinh nên vai trò của phụ huynh trong việc tạo điều kiện cho học sinh học tập là vô cùng quan trọng. Điều phụ huynh cần làm là luôn giám sát và hỗ trợ con em của mình trong suốt quá trình học tập. Việc giám sát này sẽ giúp nâng cao khả năng tập trung của học sinh, giúp cho học sinh không sao nhãng việc học hoặc tránh tình trạng học sinh bị cuốn hút bởi những yếu tố tác động bên ngoài trong thời gian lên lớp.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân mà tôi đã áp dụng giảng dạy hiệu quả trong năm học 2022-2023. Rất mong các đồng chí lãnh đạo, các đồng chí đồng nghiệp xem xét, đóng góp ý kiến để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2023
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
Tác giả
Nguyễn Thị Cần
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Thư viện Bài giảng Violet
Tài nguyên dạy học trên Internet
Tài liệu chuyên đề: Dạy học theo Định hướng nâng cao năng lực cho học sinh, Chương trình giáo dục phổ thông mới Toán và Tiếng Việt – Sở GD&ĐT Hà Nội Trường Bồi dưỡng CBGD Hà Nội.
Tài liệu Bồi dưỡng giáo viên dạy học các môn lớp 4-Nhà xuất bản giáo dục.
Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 tập 1. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 tập 2. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_so_do_tu_duy_giup_hoc_sinh_lop.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh Lớp 4 chủ động, sáng tạo khi viết văn miêu.pdf