Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh Lớp 5

Việc nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng việt là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được đưa lên hàng đầu. Cũng như các phân môn khác, Tập làm văn là một phân môn không thể thiếu trong môn Tiếng Việt và cả ngoài đời sống con người, trong nhà trường, đóng góp to lớn trong việc rèn luyện nhân cách, năng lực thẩm mỹ cho học sinh. Yêu cầu đặt ra hiện nay đối với người giáo viên tiểu học là phải làm thế nào để cung cấp đầy đủ kiến thức, biết cách khắc phục các nhược điểm cho học sinh trong cách suy nghĩ và tả một bài làm văn trong tập làm văn từ đó phát triển các khả năng cảm nhận về tri thức, học tập tích cực hơn ở các môn học khác.

Phân môn Tập làm văn là một môn học đòi hỏi học sinh phải thực sự có năng khiếu mới có kĩ năng viết văn nhưng thực tế học sinh rất ít em có khả năng này. Qua những năm giảng dạy lớp 5 tại trường Tiểu học ........, tôi nhận thấy phần lớn các em biết viết một bài văn miêu tả đầy đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bâì). Song vốn từ của học sinh tiểu học còn quá nghèo nàn, vì vậy các em thường viết những đoạn văn khô khan, thiếu tính gợi tả, gợi cảm không hấp dẫn người đọc, người nghe. Các em học sinh chưa biết sử dụng từ gợi tả, gợi cảm hay dùng biện pháp nghệ thuật nhân hoá, so sánh, chưa biết dùng các từ âm thanh, hình ảnh để bài văn hấp dẫn cuốn hút hơn. Để rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ hay trong viết văn tả cảnh mỗi giáo viên cần đưa ra cho các em một số bài tập khắc phục tình trạng đó.

Qua nhiều năm thực hiện đổi mới chương trình và thay sách giáo khoa đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm; ý thức được độ khó và tầm quan trọng của phân môn Tập làm văn nên trước khi lên lớp bản than tôi chuẩn bị bài rất chu đáo. Thực tế nhiều giáo viên vẫn chưa thực sự tự chủ trong việc lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học dẫn đến tình trạng ôm đồm kiến thức, gây nên sự chán nản và mệt mỏi cho học sinh trong tiết Tập làm văn. Ở một số tiết giáo viên còn nói nhiều, chưa phát huy hết khả năng tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức của học sinh.

doc 34 trang Thu Nga 19/04/2025 90
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh Lớp 5
 dựng đoạn kết bài trên lớp, vào các tiết học Luyện tôi còn hướng dẫn các em kỹ hơn, cụ thể hơn các cách kết bài để làm sao sau khi đọc bài văn người đọc có ấn tượng tốt về bài văn của mình. 
Ví dụ: Tả một người thân (ông, bà, cha , mẹ, anh, em  ) của em. 
Các em đã có các cách kết bài như sau:
+ “Bà của tôi như thế đấy!”. Hoặc “ Bà ơi, cháu yêu bà lắm!”. 
+ “ Chị là tất cả của tôi. Chị mãi mãi là tấm gương sáng để soi đường cho tôi, là người bạn để tôi có thể tâm sự khi vui hay lúc tôi buồn nhất. Tôi sẽ cố gắng học giỏi, vâng lời cha mẹ để chị mãi mãi yêu quý tôi”.
+ “Bây giờ tuy bà tôi đã đi xa nhưng tôi vẫn không thể nào quên được những kỷ niệm thời thơ ấu bên bà. Tôi nguyện sẽ cố gắng học tập thật giỏi để làm vui lòng bà”.
 + “Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm! Con tự hứa với lòng mình là sẽ hiếu thảo, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn, chăm chỉ học tập để xứng đáng với những gì mẹ đã hy sinh vì chúng con”.
 Nhờ hướng dẫn cẩn thận từ khâu quan sát, tìm ý, sắp xếp ý đến việc hướng dẫn cách mở bài và kết bài nên bài viết của các em ngày càng có nhiều điểm tiến bộ, nhiều em đã khắc phục được những điểm yếu kém trước đây như: Sắp xếp ý lộn xộn, tả thiếu chính xác, viết lan man không trọng tâm .
GIẢI PHÁP 7: Trau dồi kỹ năng nói, kỹ năng viết. 
Diễn đạt rõ ràng, trôi chảy là những yêu cầu cơ bản của bài làm văn, của lĩnh vực nói, viết. Tuy nhiên, qua nhiều năm giảng dạy cũng như dự giờ thăm lớp, tôi thấy hầu hết học sinh còn yếu về mặt này. Chính vì điều đó trong giờ dạy, tôi coi trọng nhiệm vụ luyện nói, luyện viết cho học sinh. Mỗi khi cho các em trả lời câu hỏi, trình bày một điều gì, tôi thường uốn nắn ngay những lỗi như: nói trống không, nói lặp, diễn đạt lủng củng ... Đi đôi với việc làm trên, trong giờ trả bài, tôi thường chữa kỹ ở bảng lớp những câu mà các em viết sai ngữ pháp, hướng dẫn chữa những câu, đoạn diễn đạt lủng củng nên nhiều em dần dần khắc phục được lỗi này.
Đối với những học sinh yếu, thường viết câu sai ngữ pháp, tôi chỉ đặt ra cho các em yêu cầu viết đúng, sau đó yêu cầu viết câu văn dài hơn. Với những em đã viết câu đúng, tôi khuyến khích các em luyện viết câu văn hay. Để động viên khuyến khích kịp thời những học sinh có bài văn hay, trong tiết trả bài tôi thường khen ngợi những bài văn đó trước lớp và chọn những câu văn, đoạn văn, bài văn tiêu biểu đọc cho cả lớp tham khảo. Mỗi lần được khen ngợi và được nghe trực tiếp những câu văn, đoạn văn hay tôi cảm thấy như các em đã có thêm những niềm vui mới cho những bài văn tiếp theo.
Ngoài trực tiếp nói hay viết trên lớp, ở phân môn Tập làm văn, tôi còn đặc biệt chú ý đến việc rèn kỹ năng nói, viết vào các tiết Luyện từ và câu, Tập đọc rồi ra thêm bài tập ngoài giờ để bồi dưỡng kỹ năng này như:
* Luyện viết câu văn cho gợi tả hơn .
* Hướng dẫn các em luyện viết câu văn có sử dụng biện pháp tu từ.
+ So sánh :Ví dụ 1: Hãy thêm những vế câu có hình ảnh so sánh thích hợp vào chỗ trống để mỗi dòng dưới đây trở thành một câu văn có ý mới mẻ, sinh động .
Ánh mắt dịu hiền của mẹ là ... 
Mảnh trăng lưỡi liềm lơ lửng giữa trời như 
Ví dụ 2: Viết lại những câu văn sau đây cho sinh động, gợi cảm bằng cách sử dụng biện pháp so sánh .
Bé có đôi mắt đen tròn, hai má ửng đỏ.
+ Nhân hóa : Điều đầu tiên tôi cho học sinh hiểu như thế nào là phép nhân hóa, sau đó ra các bài tập có nội dung nhân hóa sự vật để học sinh xác định được rồi dần dần mở rộng ra bằng cách cho học sinh viết đoạn văn có sử dụng biện pháp nhân hóa.
Ví dụ 1: Hãy sử dụng biện pháp nhân hóa để diễn đạt lại những câu văn dưới đây cho sinh động, gợi cảm .
Những bông hoa nở trong nắng sớm.
Mùa xuân, sân trường mướt xanh màu lá .
Ví dụ 2: Viết đoạn văn ( 4 đến 5 câu ) có sử dụng biện pháp nhân hóa theo yêu cầu:
Dùng cách xưng hô của con người để gọi sự vật.
Dùng từ ngữ chỉ đặc điểm của con người để tả sự vật .
 Như vậy qua chấm bài của học sinh, tôi thấy nhiều em khi làm bài đã biết dùng biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa. 
Bé Lan nhà em có đôi mắt đen tròn như hai hạt nhãn, hai má ửng đỏ như trái chín.
 ( Trích bài tả người thân của em ..)
Dòng sông dưới ánh trăng là một đường băng lung linh dát vàng .
 ( Trích bài tả dòng sông quê hương của em ..)
Ví dụ 2: Biết nhân hóa
Mùa xuân, sân trường khoác chiếc áo mướt xanh màu lá .
 (Trích bài tả cảnh trường em trước buổi học của em ..)
Mặt trời thức dậy từ phía đông, vung tay gieo những tia nắng xuống cánh đồng.
 ( Trích bài tả cảnh đẹp quê em của em .)
Khi hướng dẫn học sinh viết câu văn sinh động, gợi cảm... tôi kết hợp hướng dẫn các em kỹ năng liên kết câu. Từ những gợi ý đó, tôi thấy hầu hết các bài văn của các em đi đúng thể loại, đúng yêu cầu của đề bài, trong đó trên 2/3 các em đạt điểm khá, giỏi.
GIẢI PHÁP 8: Tổ chức các tiết học ngoài trời và quan sát thực tế. 
Với học sinh tiểu học, hiểu biết của các em còn hạn chế, sự tưởng tượng của học sinh chưa phong phú, có những cảnh các em chưa được biết đến, có những người các em chưa được tiếp xúc, có những con vật, cây cối, đồ vật các em chưa được nhìn thấy. Vì vậy, đối với từng thể loại văn, tôi vận dụng các hình thức dạy học như tổ chức các tiết học ngoài trời và quan sát thực tế như sau:
Ví dụ: Đối với văn tả người có các tiết học với các đề bài sau:
- Tuần 1: Lập dàn ý bài văn tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy) - (Tiếng Việt 5, Trang 14)
- Tuần 3: Từ những điều em đã quan sát được, hãy lập dàn ý bài văn miêu tả mội cơn mưa (Tiếng Việt 5, Trang 32).
- Tuần 4: Quan sát trường em. Từ những điều đã quan sát được, lập dàn ý cho bài văn miêu tả ngôi trường (Tiếng Việt 5, Trang 43).
- Tuần 6: Dựa vào kết quả quan sát của mình, em hãy lập dàn ý bài văn miêu tả một cảnh sông nước (Tiếng Việt 5, Trang 62).
-Tuần 8: Lập dàn ý bài miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương em (Tiếng Việt 5, Trang 62).
Tả con đường quen thuộc từ nhà em tới trường (Tiếng Việt 5, Trang 83).
- Tuần 10: Tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua (TV5, Trang 83).
Với các đề bài này tôi tổ chức cho các quan sát trực tiếp các cảnh tả dưới sự hướng dẫn của giáo viên như sau:
 - Hướng dẫn HS trình tự quan sát
 - Hướng dẫn HS quan sát bằng tất cả các giác quan 
 - Hướng dẫn HS quan sát xem cảnh đó có gì khác với cây cảnh khác
 - Hướng dẫn HS quan sát con người, con vật trong từng cảnh tả.
 - Hướng dẫn HS quan sát một vài cảnh trọng tâm.
 - Hướng dẫn HS quan sát từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian. Sau đó yêu cầu các em ghi lại kết quả quan sát được.
Bằng hình thức dạy học như vậy, tôi thấy HS đã quan sát rất tỉ mỹ và đã lập được các dàn bài đầy đủ các nội dung tả và tả bằng tất cả các giác quan nên bài tả của các em chuyển biến rõ rệt hơn.
GIẢI PHÁP 10: Tạo hứng thú học tập cho học sinh từ việc chấm và chữa bài . 
Dạy tập làm văn, người dạy phải gửi cả tâm hồn mình vào trong bài dạy, thầy trò phải đắm mình vào đối tượng miêu tả theo một dòng cảm xúc, cùng hòa chung tình cảm để cùng tìm hiểu và cảm nhận đối tượng với niềm say mê, thích thú. Muốn vậy người giáo viên phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi lên lớp, phải nổ lực sáng tạo trong suốt quá trình dạy học. Chỉ có nghiên cứu sáng tạo mới cho giáo viên có được những giờ dạy văn miêu tả mới mẻ, sâu sắc sinh động, hiệu quả cao.
Muốn bồi dưỡng học sinh tiểu häc viết văn hay, người giáo viên trước hết phải có một thái độ, ý thức quan sát tìm hiểu thế giới xung quanh, tìm hiểu cuộc sống con người một cách nghiêm túc, tỉ mỉ, công phu để có vốn hiểu biết phong phú về các đề tài, chủ điểm..... §ồng thời giáo viên phải trau dồi vốn ngôn ngữ của mình nhất là vốn ngôn ngữ văn sáng tác (văn miêu tả). Phải đọc nhiều, viết nhiều, phải rèn luyện cả tâm hồn tình cảm của mình, biết yêu mến mọi vật, mọi người, gần gũi gắn bó với sự vật, thế giới xung quanh để có sự nhạy cảm, nắm bắt cái mới, cái riêng để hướng dẫn học sinh, tạo hứng thú cho học sinh bằng cái mới, cái sáng tạo.
Điều trước tiên tạo được sự hứng thú học tập ở mỗi học sinh là sự đón nhận kết quả bài làm của mình từ giáo viên. Vì vậy, việc chấm bài và chữa bài thường xuyên là việc làm mà giáo viên không thể xem nhẹ. trên cơ sở tìm hiểu qua là con đường ngắn nhất giúp giáo viên có thể đến gần với từng đối tượng học sinh, nắm bắt được tình hình và khả năng viết văn của các em. Thế nhưng trong thực tế nhiều giáo viên rất ngại chấm bài vì công việc này mất nhiều thời gian. Khi chấm bài giáo viên mới chỉ đọc và chấm bài theo mức độ bài làm chứ chưa chú trọng đến phát hiện lỗi trong bài làm của học sinh do đó khi trả bài thường nhận xét chung chung, không đúng quy trình và yêu cầu của tiết trả bài. Cũng có giáo viên chưa thật chú trọng đến tiết trả bài, dạy tiết này còn quá sơ sài vì xem tiết trả bài không có tác dụng lớn đến hiệu quả bài làm học sinh. Để có được kết quả như mong đợi, bản thân tôi luôn phải kiên trì, chịu khó, phải dành nhiều thời gian để đọc và ghi chép lại những lỗi sai phổ biến ở từng đối tượng học sinh. Khi trả bài tôi nhận xét đầy đủ, chi tiết những ưu điểm và nhược điểm về bài làm của học sinh. Nêu gương những bài văn hay có sáng tạo để cả lớp học tập và động viên nhắc nhở những bài viết chưa đạt yêu cầu để các em sửa sai và bổ sung ngay. Để động viên, khuyến khích các em tôi chỉ nêu tên những em có bài văn hay, không nêu tên những học sinh bài làm chưa đạt yêu cầu.
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng.
Qua việc áp dụng những kinh nghiệm trên vào việc dạy văn miêu tả cho học sinh, tôi đã thu được những kết quả sau:
- Hầu hết học sinh ®ều nắm được kỹ năng để làm một bài văn miêu tả. Bên cạnh miêu tả những cái chung của đối tượng, các em còn phát hiện ra những nét riêng, độc đáo. Bài văn của học sinh trở nên sinh động có hình ảnh, bộc lộ cảm xúc chân thực giàu chất văn, tránh được điểm khô khan, liệt kê sự việc mà thấm đượm cảm xúc của người viết, thể hiện một cách tự nhiên tình cảm gắn bó, yêu thương đối với đối tượng được tả. Các em thoát ly văn mẫu, tự tin hứng thú diễn đạt những quan sát nhận xét của mình một cách mạch lạc, trôi chảy, có sáng tạo. Với cùng một đề bài nhưng luôn có bài văn khác nhau.
Năm học vừa qua, hưởng ứng cuộc thi “Văn hay – Chữ tốt” do trường tổ chức đã thu hút được nhiều học sinh trong lớp tham gia. Trong số những học sinh đạt giải có 2 em ở lớp 5C đã đạt giải nhất về bài viết.
Kết quả đó được thể hiện cụ thể như sau:
Tổng số học sinh
9-10 điểm
5-8 điểm
Dưới 5 điểm
Tỷ lệ tăng/giảm
Điểm Tiếng Việt giữa kì I




Điểm Tiếng Việt cuối kì I





PHẦN KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ.
1. Kết luận:
Dạy tập làm văn là cả một quá trình tìm tòi, đầu tư thời gian, công sức vận dụng sáng tạo kiến thức các phân môn Tiếng việt và hiểu biết thực tế. Nó đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì nắm bắt tình hình học sinh đến từng đối tượng xem các em yếu cái gì? Qua đó để có biện pháp dạy, bồi dưỡng cho các em. Muốn có chất lượng bài làm của học sinh thì giáo viên phải dạy tốt các phân môn Tiếng việt. Ở đó nó hỗ trợ đắc lực cho các em trong quá trình chọn lọc, vận dụng để làm bài văn đạt kết quả tốt.
Với lứa tuổi học sinh tiểu học dạy Tập làm văn là cơ sở ban đầu để các em có khả năng nói, viết lưu loát, tạo tiền đề cho học tốt tập làm văn ở các lớp phổ thông cơ sở và THPT sau này. Học tốt Tập làm văn cũng là hình thành nhân cách làm người cho các em nhất là trong công cuộc đổi mới đất nước, sự nghiệp giáo dục càng cần đổi mới để tạo lớp người sau này xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Dạy văn nói chung và tập làm văn nói riêng càng cần phải chú ý hơn, phải từ bậc học nền tảng Tiểu học.
Ngoài các giải pháp trên theo bản thân tôi, để làm tốt việc nâng cao chất lượng giảng dạy nói chung, nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn nói riêng mà cụ thể là bước đầu tạo cơ sở cho học sinh lớp 5 làm văn miêu tả hay, đòi hỏi người giáo viên cần biết kế thừa, phát huy những kinh nghiệm và truyền thống trong phương pháp giảng dạy, nhanh chóng tiếp cận xu thế hiện đại hóa GD mà cẩm nang cho quá trình dạy học là học tập, nghiên cứu, thực hiện tốt các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học đồng thời đúc rút kinh nghiệm chuyên môn từ đồng nghiệp, làm thế nào để phù hợp với đối tượng học sinh mà mình trực tiếp giảng dạy.
Để học sinh học tốt không phải chỉ ngày một ngày hai là đạt được mà phải trải qua một quá trình lâu dài, phải đầu tư từ nhiều phía.
Hiện nay chúng ta đang đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học mà đặc biệt là dạy học theo hướng linh hoạt, tự chủ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Với trách nhiệm một nhà giáo, tất cả vì học sinh thân yêu, tôi đã cố gắng nhanh chóng tiếp cận và áp dụng một số phương pháp và kỹ thuật dạy học mới vào quá trình giảng dạy bước đầu đã có hiệu quả. 
2. Kiến nghị 
1. Nhà trường cần đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng linh hoạt, tự chủ, phù hợp đối tượng.
2. Phòng Giáo dục, nhà trường cần tăng cường tổ chức các tiết dạy chuyên đề, hội thảo chuyên đề để đúc rút kinh nghiệm, học tập lẫn nhau và cần tập trung vào những phân môn mà giáo viên còn gặp khó khăn như phân môn Tập làm văn.
3. Trang bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học đạt hiệu quả cao như tài liệu tham khảo, các thiết bị nghe, nhìn, 
4. Khi dự giờ cần phải đánh giá giờ dạy của giáo viên một cách linh hoạt theo hương tự chủ đối với từng giờ dạy. Không lấy sách giáo khoa làm “thước đo”, lấy phương pháp dạy học của mình áp đặt cho người thực thi tiết dạy. Nhất là đối với các tiết dạy phân môn Tập làm văn.
Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi đã áp dụng vào giảng dạy văn miêu tả cho học sinh lớp 5. Tuy các giải pháp đưa ra chưa thật sự đầy đủ nhưng bước đầu đã có hệu quả thiết thực trong dạy học phân môn Tập làm văn nói chung, dạy học viết văn miêu tả nói riêng. Rất mong hội đồng khoa học các cấp, bạn bè đồng nghiệp góp ý để những nội dung mà tôi đã trình bày được đầy đủ hơn. 
Xin chân thành cảm ơn!
 ........, ngày 19 tháng 11 năm 2015.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
01. Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 của NXBGD
02. Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 5 của NXBGD
03. Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học 2 NXB ĐHSP do Lê Phương Nga chủ biên.
04.Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt ở Tiểu học NXB ĐHSP do Lê Phương Nga chủ biên.
05. Một số tài liệu tham khảo trên Internet.
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC GIÁO DỤC
* CẤP CƠ SỞ :
* CẤP HUYỆN :
MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU	Trang 1 
1. Lý do chọn đề tài : 	Trang 1 
2. Mục tiêu, nhiệm vụ đề tài : 	Trang 2
3. Đối tượng nghiên cứu:	Trang 2
4. Giới hạn và Phạm vi nghiên cứu :	Trang 3
5. Phương pháp nghiên cứu.	Trang 3
II. PHẦN NỘI DUNG	Trang 4
1. Cơ sở lý luận:	Trang 4
2. Thực trạng:	Trang 5
3. Nội dung và hình thức của giải pháp :	Trang 8
a. Mục tiêu của giải pháp:	Trang 8
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:	Trang 9
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:	Trang 29
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:	Trang 29
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ	Trang 31
1. Kết luận : 	Trang 31
2. Kiến nghị:	Trang 32
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO	Trang 33
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC GIÁO DỤC	Trang 34
MỤC LỤC 	Trang 35

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_viet_bai_van_mieu_ta_cho_h.doc