Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 2

Giáo dục Tiểu học là vấn đề chính trị - xã hội quan trọng, có giá trị cơ bản và lâu dài, có tính quyết định đối với cuộc đời cá nhân mỗi người. Hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh là một vấn đề quan trọng. Trong hệ thống giáo dục Tiểu học môn Tiếng việt nói chung và phân môn chínhtả nói riêng là bộ môn giáo dục toàn diện về lĩnhvực đọc, viết.Do đó, học sinh cần phải có vốn sống, vốn hiểu biết nhiều về ngôn ngữ, giúp các em nhận thức vấn đề một cách có khoa học, sáng tạo, tiếp thu kiến thức nội dung bài học một cách dễ dàng. Vì vậy, người giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học có một vị trí đặc biệt quan trọng. Ở đây, lao động của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là lao động sáng tạo không ngừng, sự sáng tạo đó đòi hỏi phải toàn diện: Sáng tạo trong soạn giảng, trong tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi, trong sinh hoạt tập thể và đặc biệt là trong các biện pháp giáo dục đạođức và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.

Qua đó ta thấy được vai trò của chữ viết đặc biệt là rèn kĩ năng viết cho học sinh là một trong các mục tiêu chính của Bậc tiểu học. Việc rèn kĩ năng viết cho học sinh giúp cho học sinh nắm chắc quy tắc chính tả, học môn Tiếng việt tốt hơn, rèn đôi bàn tay khéo léo, phát triển tư duy, có óc sáng tạo…Chính vì thế câu nói của bác Phạm Văn Đồng: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người” đã thể hiện rõ tầm quan trọng của phânmôn Chính tả cho học sinhtrong chương trình tiểu học. Mặt khác, dạy chữ viết đúng chính tả còn bồi dưỡng cho học sinh một số đức tính và thái độ cần thiết trong công việc góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, chính xác, có óc thẩm mĩ, lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm…

docx 19 trang Thu Nga 04/05/2025 60
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 2
he viết giáo viên chưa chú ý đến đối tượng học sinh còn chậm nên các em trình bày bài thơ chưa đúng, các em viết còn chưa đúng độ cao các con chữ.
Trực tiếp trao đổi với các giáo viên trong khối 1,2,3 của trường tiểu học ,các giáo viên đều chung ý kiến. Còn về phía học sinh vẫn bộc lộ những hạn chế trong nhận thức như : Các em chưa nắm rõ quy tắc viết chính tả, các em nói và phát âm chưa đúng nên dẫn đến viết sai.
Một số biện pháp thực hiện.
Trên thực tế dạy chính tả cũng sử dụng một số phương pháp dạy học cho từng đối tượng cụ thể với mức độ và phạm vi ứng dụng thích hợp.
Để giúp các em viết đúng Chính tả đầu tiên phải giúp các em về tư thế ngồi viết. Tư thế ngồi viết của các em rất quan trọng, ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, không được tì ngực vào bàn, đầu hơi cúi, hai mắt cách vở từ 20 cm ->25 cm, cánh tay trái đặt trên mặt bàn bên trái vở, bàn tay trái tì vào mép vở và giữ cho vở không xê dịch khi viết, không lệch vai, hai chân vuông góc với mặt đất. Để có được tư thế ngồi thoải mái, ngồi tốt thì ít nhất bàn ghế phải phù hợp với lứa tuổi đó là điều kiện giúp các em học tốt suốt buổi. Giáo viên phải hướng dẫn tư thế ngồi ngay từ đầu để các em hình thành thói quen. Giáo viên cần kiểm tra và nhắc nhở thường xuyên trong các tiết học. Bên cạnh thư thế ngồi viết, ta cần chú ý đến cách cầm bút, cách để vở của học sinh. Khi viết ta cầm bút và điều khiển bằng ba ngón tay (ngón trỏ, ngón cái và ngón giữa) của bàn tay phải. Đầu ngón tay trỏ đặt ở phía trên cách đầu bút khoảng 3 cm, đầu ngón tay cái giữ bên trái, phía bên phải của bút tựa vào cạnh đốt đầu ngón tay giữa. Ba điểm tựa này giữ bút và điều khiển ngòi bút dịch chuyển linh hoạt. Khi viết cần có sự phối hợp cử động của cổ tay, khuỷu tay và cánh tay luôn tạo cho đôi tay mềm mại khi cầm bút để viết, không viết bằng toàn thân. Vở phải để nghiêng về bên trái so với mép bàn từ 20->25 độ để các em dễ viết.
Trước tình hình học sinh còn sai nhiều lỗi chính tả của học sinh trong lớp, tôi đã áp dụng một số biện pháp như sau:
Luyện kĩ năng nghe, viết: Giáo viên phải đọc rõ ràng, phát âm thật chuẩn để học sinh phối hợp các thao tác như nghe (Giáo viên đọc), viết (Học sinh thao tác), nhìn (Chữ đã viết) có như vậy học sinh mới viết đúng chính tả được.
	Luyện đọc, luyện phát âm: Muốn học sinh viết chính tả đúng phải chú trọng đến khâu luyện đọc nhiều lần, không những chỉ ở phân môn tập đọc mà còn ở các môn khác nữa, phải kiên trì sửa lỗi cho từng em. Vì có đọc thông thì viết mới thạo mà học sinh đọc còn chậm và sai nhiều thì dẫn đến viết chính tả cũng sai. Bên cạnh đó, giáo viên cần hướng dẫn học sinh học theo nhóm để các em tự phát hiện ra lỗi và chỉnh sửa cho nhau.
Giải nghĩa từ: Vì học sinh phát âm chưa đúng nên dẫn đến hiểu nghĩa từ sai, viết sai vì vậy giáo viên cần cho học sinh nắm rõ nghĩa của từ để viết cho đúng:
Ví dụ: Đọc “ sửa chữa” nhưng lại viết là “sữa chữa”, cho nên cần cho học sinh hiểu được: “ sữa” là chỉ sự vật: sữa mẹ, vú sữa, sữa tươi, uống sữa, còn “sửa” là chỉ hoạt động: sửa xe, sửa nhà, sửa đồ, sửa soạn,
Phân tích so sánh: Những tiếng dễ lẫn lộn tôi nhấn mạnh những điểm khác nhau để học sinh nhớ.
Ví dụ: Khi viết tiếng “tre” học sinh dễ lẫn lộn với tiếng ‘che”, giáo viên yêu cầu học sinh phân tích cấu tạo hai tiếng này:
“tre”= tr + e + thanh ngang “che”= ch + e + thanh ngang
Học sinh sẽ thấy sự khác nhau giữa tiếng “tre” có âm đầu là “tr” và tiếng “che” có âm đầu là “ch”. Từ đó, học sinh ghi nhớ cách phát âm cho đúng
Rèn chính tả thông qua trò chơi:
Biện pháp này giúp cho học sinh ghi nhớ các âm đọc lên thì giống nhau nhưng khi viết thì khác nhau. Tổ chức cho các em chơi phải có luật chơi, có bình chọn nhóm thắng cuộc để các em có hứng thú trong học tập.
Ví dụ: Thi viết các từ gồm có các tiếng có âm đầu là: “tr” hoặc là “ch”
Ghi nhớ mẹo luật chính tả: Muốn nhớ và viết đúng chính tả, giáo viên còn hướng dẫn mẹo luật chính tả để các em dễ nhớ và làm bài cho tốt.
- Phân biệt âm đầu s/x:
· + Tên thức ăn, đồ nấu ăn thường viết là x. Ví dụ: xôi, xúc xích, lạp xưởng, xì dầu, xương, 
· + Các động từ, tính từ cũng viết là x. Ví dụ: xoa, xanh, xẻ, xay, xách, xem,
· + Còn lại hầu hết đều viết là s. Ví dụ: Chỉ sự vật, hiện tượng: sấm, sao, sông, sét,Chỉ con vật: sóc, sên, sò, sứa, sói,Chỉ cây cối : sung, sấu, vú sữa, sầu riêng,Chỉ người: sứ giả, giáo sư, gia sư,
- Phân biệt âm đầu ch/tr:
· + Đa số các từ chỉ đồ vật trong nhà và tên con vật đều bắt đầu bằng ch:
chén, chảo, chai, chổi, chiếu, chăn, chó, chuột,Còn từ Hán Việt có dấu nặng, dấu huyền được viết bằng tr như: trường hợp, truy nã, trạm xá, triệu phú,
Do đặc trưng của phân môn chính tả, đặc điểm về trình độ nhận thức của học sinh Tiểu học mà giáo viên cần tìm tòi mọi biện pháp, hình thức tổ chức học tập nhằm đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, tôi đưa ra một số hoạt động cơ bản theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học phân môn chính tả như sau:
+ Hoạt động bằng tổ chức các trò chơi học tập cho học sinh:
Giáo viên cần chú ý tổ chức trò chơi mang tính giáo dục, gắn liền với nội dung bài học, phù hợp với đặc trưng phân môn chính tả. Trò chơi học tập là chơi mà học, học có hứng thú. Để tiến hành trò chơi đạt hiệu quả giáo viên cần chú ý thực hiện các bước sau:
Giáo viên xác định trò chơi phù hợp với nội dung bài học, đảm bảo khả năng thực hiện của học sinh.
Học sinh tập dượt trò chơi theo cá nhân (tổ nhóm)
Thực hiện trò chơi:
+ Giáo viên hướng dẫn luật chơi và cách tiến hành trò chơi.
+ Học sinh thực hiện trò chơi
+ Học sinh nhận xét, đánh giá
+ Học sinh góp ý, khen ngợi
Có thể tổ chức các trò chơi sau: Trò chơi câu đố: Học sinh có thể trả lời câu đố của giáo viên hay của các bạn nêu ra và ghi câu giải đố vào bảng con thì xem ai giải đố đúng, viết đẹp đúng chính tả.
Ví dụ: + Con gì có vẩy, có đuôi
Không ở trên cạn mà bơi dưới hồ?
+ Để nguyên ai cũng nặc nè
Bỏ nặng thêm sắc ngày hè chói chang
Trò chơi tìm từ (mang âm, vần do giáo viên yêu cầu)
Trò chơi tiếp sức.
*Sử dụng thiết bị dạy học:
Đối với phân môn chính tả việc thiết kế và sử dụng thiết bị dạy học cũng rất cần thiết. Nếu ở từng bài giáo viên có chuẩn bị phiếu bài tập, các phương tiện cần thiết phục vụ cho trò chơi như: Bảng phụ, băng giấythì hiệu quả học tập sẽ cao hơn, giúp học sinh nhớ lâu hơn về quy tắc viết chính tả, từ đó mà không mắc lỗi chính tả.
+ Cách sử dụng phiếu học tập:
Giáo viên soạn bài trên tinh thần hướng dẫn học sinh làm việc trên phiếu học tập
Giáo viên có thể dự kiến thời điểm hướng dẫn học sinh làm bài tập trên lớp một cách linh hoạt sáng tạo.
Giúp học sinh nắm vững yêu cầu, thực hiện tốt yêu cầu bài tập.
Học sinh có thể đổi phiếu để tự kiểm tra đánh giá lẫn nhau rồi báo cáo kết quả trước lớp.
Tóm lại phiếu học tập là phương tiện giúp học sinh đổi mới học tập theo tinh thần chủ động, tích cực rèn chữ viết và nắm vững quy tắc viết chính tả.
+ Hướng dẫn theo nhóm: dạy học theo nhóm là hình thức được sử dung xen kẽ trong tiết học, có tác dụng thay đổi vị thế của học sinh trong lớp. Từ vị thế nghe- viết (nhìn viết, nhớ viết) trở thành vị trí tích cực chủ động, thảo luận, thống nhất và học sinh tự chủ động chiếm lĩnh kiến thức trong học tập. Do vậy, vai trò của giáo viên hết sức quan trọng trong việc nhận xét, đánh giá chất lượng, chốt ý đúng trong từng bài tập.
Khi dạy một tiết chính tả cần phải chú ý các điểm sau:
*Hướng dẫn học sinh chuẩn bị viết chính tả.
Giáo viên đọc đoạn bài viết chính tả cần viết giúp học sinh nắm vững nội dung chính tả của bài viết.
Hướng dẫn học sinh nhận xét những hình tượng chính tả trong bài (Những chữ nào viết hoa? Vì sao phải viết hoa? Chữ đầu dòng viết như thế nào?)
Luyện viết chữ khó hoặc dễ lẫn.
Đọc bài chính tả cho học sinh viết:
Đọc toàn bài một lượt
Đọc cho học sinh nghe- viết từng câu ngắn hay cụm từ.
Đọc toàn bài học sinh soát chính tả.
*Chấm, chữa bài chính tả:
Mỗi giờ chính tả nên chấm 10 - 15 học sinh, chấm luân phiên trong giờ chính tả.
Nêu hướng khắc phục cho cả lớp, đặc biệt khen những em viết đẹp, đúng mẫu cỡ chữ, dành thời gian khác để học sinh khác quan sát và học tập.
Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả âm, vần
Giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập.
Giúp học sinh chữa một số bài tập làm mẫu.
Cho học sinh làm bài vào bảng con, vào vở, giáo viên nhận xét, hướng dẫn học sinh viết đúng, viết đẹp.
Chữa toàn bộ bài tập.
Kết thúc giờ học, giáo viên nêu biểu dương những em viết đẹp, đúng mẫu chữ, đúng chính tả.
Ta biết rằng, trong quá trình dạy học, học sinh là nhân tố quan trọng nhất. Chính vì vậy các chiến lược dạy học tiến bộ đều hướng đến người học, lấy lợi ích của các em làm đích. Giáo viên cần tổ chức quá trình dạy học sao cho để chính học sinh tự tìm ra kiến thức mới, soạn bài theo tinh thần đổi mới phương pháp. Phương pháp dạy học mới tạo điều kiện tối đa để học sinh chiếm lĩnh kiến thức và đặc biệt gây hứng thú học tập. Điều quan trọng nữa giáo viên cần tổ
chức cho các em thi đua viết đẹp, đúng chính tả ngay từ các cặp, các bạn trong lớp, trong khối, trong trường. Từ đó kích thích rèn chữ cho học sinh ngay từ khi bắt đầu cầm bút tập viết và điều chắc chắn là chữ viết của các em sẽ ngày càng được cải thiện và đẹp hơn.
c.Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
Trong quá trình thực hiện các giải pháp, biện pháp nêu trên phải được thực hiện thường xuyên, liên tục trong các tiết học, buổi học và trong các hoạt động của lớp.
d. Kết quả khảo nghiệm:
Sau một thời gian áp dụng những biện pháp nêu trên vào giảng dạy tôi thấy kết quả chuyển biến rõ rệt. Hầu như các em đã biết cách vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập tốt hơn, ít sai lỗi hơn, đúng chính tả. Kết quả cuối kỳ I cụ thể đã thực nghiệm ở lớp 2B của tôi đã thu được kết quả như sau:
Thời gian
Số học sinh
Viết đúng toàn bộ
Viết sai dấu thanh
Viết sai phụ âm đầu
Viết sai vần
Không viết hoa
Đầu năm
39
15( 38,4 %)
9(23,2%)
8(20,5%)
4(10,2%)
3(7,7%)
Giữa HKI
39
23( 59 %)
5(13%)
6(15,4%)
3 (7,7%)
2(5,1%)
Cuối HKI
39
32(82 %)
3(7,7%)
2 (5,1%)
2 (5,1%)
0

Qua thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm cho thấy việc giữ vở rèn chữ cho các em có tăng lên. Từ đó “ Rèn luyện kỹ năng viết đúng chính tả” cũng như chất lượng giáo dục được nâng cao. Tuy vậy việc rèn luyện kỹ năng viết cho các em không phải một sớm một chiều thực hiện ngay được mà đòi hỏi mỗi giáo viên phải suy nghĩ, tìm tòi và áp dụng phương pháp dạy học một cách linh hoạt, mềm dẻo, bền bỉ thì kết quả mới được nâng cao.
PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Kết luận:
Để học sinh có chữ viết đẹp, chuẩn mực thì đòi hỏi mẫu chữ của giáo viên cũng phải đẹp và chuẩn mực từ điểm đặt bút đến điểm kết thúc của một con chữ hay một chữ kể cả cách nối nét trong một con chữ và khoảng cách giữa chữ này đến chữ kia.
Khi hướng dẫn các con chữ, giáo viên có thể nâng cao hơn về kỹ thuật viết như: hướng dẫn các em viết nét thanh, nét đậm ở mỗi con chữ. Tạo nét thanh bằng các nét đưa lên tay viết nhẹ, tạo nét đậm bằng các nét kéo xuống ta viết mạnh tay và lưu ý trong quá trình viết tránh trường hợp để gãy bút. Tuyệt đối không được đồ chữ.
Song song trong quá trình học sinh viết, giáo viên phải quan sát, theo dõi, uốn nắn cho những em viết chưa đúng hoặc ngồi sai tư thế.
Khi viết học sinh lưu ý từng nét, từng con chữ, từng chữ và cách viết như thế nào là đúng, đẹp theo sự hướng dẫn của giáo viên.
Điều đặc biệt mà chúng ta không thể bỏ qua là giai đoạn chấm và sửa bài hằng ngày, vì qua chấm bài hằng ngày giáo viên phát hiện những em viết chưa đúng, chưa đẹp, chưa tiến bộ để kịp thời nhắc nhở, uốn nắn trước khi sang bài mới.
Ngoài ra giáo viên còn phải dùng thêm các phương pháp nêu gương, cho học sinh xem mẫu những bài viết đẹp và khích lệ cho các em trước lớp khi có tiến bộ.
Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, giáo viên cần giải thích cho phụ huynh thấy được ích lợi và tầm quan trọng của việc rèn chữ, giữ vở. Từ đó nhờ phụ huynh hỗ trợ thêm về việc dạy các em học ở nhà để cùng hợp tác, nhắc nhở cho các bài viết ở nhà của các em vì rèn chữ không phải một ngày, một buổi mà phải luyện trong suốt quá trình học tập của tất cả các phân môn, cả ở trường lẫn ở nhà.
Khi áp dụng các biện pháp trên ở lớp, tôi thấy chữ viết của các em có nhiều tiến bộ.
Kiến nghị:
Đối với nhà trường.
Nhà trường tạo điều kiện, cơ sở vật chất như bàn ghế đúng theo kích cỡ với học sinh tiểu học, phòng học có đủ ánh sáng, thoáng mát, sạch, đẹp,
Đối với giáo viên:
Giáo viên cần phải đọc thật chuẩn tiếng phổ thông.
Giáo viên cần phải vận dụng phương pháp dạy đối với từng bài chính tả.
Phải quan tâm đến từng em có nguyên nhân viết sai lỗi chính tả.
Tổ chức các hội thi “Vở sạch chữ đẹp”của lớp, của khối để khuyến khích các em.
Đối với môn Tập đọc ( phần luyện đọc từ khó) cần phân tích kĩ để học sinh đọc đúng, từ đó viết đúng.
Cần kết hợp với các môn học khác để rèn chính tả cho các em.
Xây dựng niềm vui, hứng thú cho các em trong học tập.
Lên lớp cần có đồ dùng trực quan, phối hợp nhiều phương pháp để rèn luyện kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh.
Giáo viên cần phải có tâm huyết với nghề, yêu thương và giúp đỡ học sinh trong học tập.
Giáo viên cần có quyển “ Từ điển chính tả thông dụng” của giáo sư Nguyễn Kim Thản và quyển “ Muốn viết đúng dấu hỏi, dấu ngã ” của phó Tiến sĩ Võ Xuân Trang.
Đối với phụ huynh:
Cần kết hợp chặt chẽ với nhà trường để cùng giáo dục các em, thường xuyên kiểm tra việc viết bài của học sinh. Thu xếp, tạo điều kiện về thời gian, nơi học tập cho con em mình, không nên thả lỏng hoặc bắt các em làm việc nhiều dẫn đến ảnh hưởng việc học tập.
Đối với học sinh:
Khuyên các em hạn chế dùng từ (tiếng) địa phương.
Siêng đọc nhiều sách, báo, truyện (vì đọc là biện pháp giúp các em viết đúng.)
Thực hiện tốt các yêu cầu của cô giáo đề ra.
Nhớ các mẹo để viết đúng chính tả.
Tự ý thức, tự rèn luyện để điều chỉnh chữ viết của mình.
Trên đây là một số chia sẻ kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm của tôi. Tuy nhiên, việc rèn viết đúng chính tả, viết chữ đẹp, giữ vở sạch là một công việc đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì và nhẫn nại, không nôn nóng. Và rồi nhờ óc thẩm mỹ và tính sáng tạo đã giúp con người chúng ta tạo nhiều mẫu chữ đẹp để trang trí và phục vụ nhu cầu đời sống con người.
Để làm đề tài này tôi đã rất cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, rất mong Ban giám hiệu và các đồng chí, đồng nghiệp góp ý kiến để kinh nghiệm ngày càng hoàn thiện và có tính khả thi cao hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Buôn Ma Thuột, ngày 15 tháng 3 năm 2019
Người viết
Vũ Thị Quỳnh
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU	2
1 Lí do chọn đề tài	3
Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài	4
Đối tượng nghiên cứu	4
Giới hạn phạm vi nghiên cứu	4
Phương pháp nghiên cứu	5
PHẦN NỘI DUNG	5
Cơ sở lí luận	5
Thực trạng vấn đề nghiên cứu	6
Nội dung và hình thức của giải pháp	7
PHẦN KẾT LUẬN –KIẾN NGHỊ	16
Kết luận	16
Kiến nghị	17
TÀI LIỆU THAM KHẢO	20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
– Sách giáo khoa Tiếng Việt 2 (2 tập) – NXB Giáo dục, năm 2003
– Sách giáo viên Tiếng Việt 2 (2 tập) – NXB Giáo dục, năm 2003
– Tài liệu tập huấn Giáo viên Tiểu học
– Vở chính tả lớp 2, tập 1 – NXB Giáo dục, năm 2015
– Chuẩn kiến thức, kĩ năng – NXB Giáo dục, năm 2009

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_viet_dung_chinh_ta_cho_hoc.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 2.pdf