Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh Lớp 2

Môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong bốn dạng hoạt động tương ứng với bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Đọc là quá trình chuyển dạng hình thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó ( ứng với hình thức đọc thành tiếng ) là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh (ứng với đọc thầm). Đọc không chỉ là việc giải quyết bộ mã gồm hai phần chữ viết và âm thanh ( ứng với đọc thầm). Đọc không chỉ là việc giải quyết bộ mã gồm hai phần chữ viết và âm thanh, nghĩa là nó không chỉ sự “đánh vần” lên thành tiếng theo đúng ký hiệu chữ viết mà đọc còn là quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì được đọc. Đó là một hoạt động nhận tin, hoạt động chỉ xảy ra khi người đọc nắm được chữ viết là dùng mắt và cơ quan thị giác chuyển các ký hiệu trong văn bản thành dòng âm thanh, ngôn ngữ (vang lên trong không khí hoặc trong đầu). Sau đó các thao tác tư duy xảy ra giúp người đọc thông hiểu nội dung chứa trong văn bản. Như vậy đọc là hoạt động trí tuệ phức tạp mà cơ sơ là việc tiếp nhận thông tin bằng chữ viết dựa vào họat động của cơ quan thị giác. Nó được xem như một hoạt động lời nói trong đó có các :

- Tiếp nhận dạng chữ viết của từ.

- Chuyển dạng thức chữ viết thành âm thanh.

- Thông hiểu những gì được đọc.

Kỹ năng đọc là một kỹ năng phức tạp đòi hỏi, có một quá trình tập luyện lâu dài.Các em phải bắt đầu bằng giai đoạn học vần, đó là sự phân tích chữ cái và đọc từng tiếng. Từ cuối lớp 1và đầu lớp 2 trở đi, học sinh bắt đầu đọc tổng hợp, tiếp nhận từ bằng thị giác và phát âm gần như trùng với nhận thức ý nghĩa.Việc đọc ngày càng được tự động hoá ở các lớp sau, khi đó người đọc càng chú ý nhiều đến việc chiếm lĩnh văn bản (nội dung các sự kiện, cấu trúc, chủ đề…).Việc hình thành kỹ năng đọc và kỹ năng làm việc với văn bản có mối quan hệ quy định lẫn nhau, chỉ có thể xem đứa trẻ biết đọc khi nó thông hiểu những gì được đọc.

doc 45 trang Thu Nga 28/04/2025 30
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh Lớp 2
đúng những ý nghĩ tình cảm mà tác giả muốn gửi gắm trong bài đọc và cũng là thể hiện sự thông hiểu của người đọc đối với tác phẩm. Điều này thật ra chưa có nhiều học sinh ở bậc tiểu học làm được, vì vậy việc rèn cho học sinh kĩ năng này là một việc làm hết sức cần thiết.
II.7 Tổ chức tiết dạy tập đọc cho học sinh lớp 2:
Tiết tập đọc ở lớp 2 theo chương trình mới được tổ chức theo các bước sau:
A- Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra lại bài tập đọc hay thuộc lòng đã học ở tiết trước và có thể hỏi thêm nội dung đoạn bài đã học.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu bài (có thể dùng tranh ảnh hay đặt câu hỏi nêu vấn đề) tạo hứng thú cho học sinh. Tuy nhiên cũng không nên nói nhiều nội dung bài trong phần giới thiệu vì sẽ áp đặt trước nội dung cho học sinh trong khi lẽ ra đó là cái đích mà học sinh cần khám phá ra được.
2. Luyện đọc:
Bước 1:
 Giáo viên đọc mẫu bài: Bài đọc của giáo viên chính là cái đích, mẫu hình năng lực đọc mà học sinh cần vươn tới, do đó giáo viên cần đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy, đủ lớn, nhanh vừa phải, đọc diễn cảm, giáo viên phải tạo tâm thế nghe đọc cho học sinh (ổn định trật tự, gây hứng thú nghe đọc và đọc thầm theo.). Khi đọc giáo viên lên đứng ở vị trí bao quát được cả lớp, không nên đi lại trong khi đọc, cầm sách mở rộng, đọc đủ lớn để em xa nhất cũng nghe rõ.
Bước 2: 
Luyện đọc từ khó: Để phát huy tính tính cực của học sinh trong quá trình học tập
và tránh áp đặt trong dạy học, giáo viên nên để học sinh suy nghĩ tự phát hiện các từ khó đọc trong bài (các từ có âm vần các em dễ lẫn). Để hướng dẫn đọc. Tuy nhiên, không nhất thiết từ nào giáo viên cũng phải hướng dẫn cả lớp đọc, mà chỉ hướng dẫn cả lớp những từ khó đối với đa số học sinh, còn các từ chỉ khó với cá biệt học sinh trong lớp (VD học sinh ngọng) thì giáo viên có thể làm việc cá nhân với em đó giúp em có thể đọc được các từ mà mình cảm thấy khó đọc.
VD: Với học sinh ở Quảng Ninh, các em hay đọc lẫn các tiếng, từ có âm l/n hay d/r; ch/tr... Giáo viên tập trung hướng dẫn cả lớp luyện đọc các từ có âm trên, còn những em có tật nói ngọng (Đọc lẫn dấu thanh sắc và thanh ngã như: những đọc thành nhứng...) thì giáo viên chỉ hướng dẫn riêng các em đó để sửa dần lỗi đọc sai cho các em. Trong trường hợp từ khó đọc là một từ mới cần giải nghĩa thì giáo viên có thể kết hợp giảng từ luôn.
Bước 3: 
Luyện đọc câu:
 Ngoài các từ khó trong bài, để đọc tốt một bài tập đọc, học sinh cần phải biết cách đọc câu - đặc biệt là các câu có cách ngắt nhịp bất thường (trong thơ) và các câu văn dài cần ngắt giọng khi đọc (nhất là trường hợp chỗ ngắt giọng không trùng với dấu câu) hay các từ ngữ cần nhấn giọng để thể hiện nội dung của bài.
VD: Trong câu văn: "Xưa có chàng trai thấy một bọn trẻ định giết con rắn nước liền bỏ tiền ra mua rồi thả rắn đi"
 (Bài Tìm ngọc - TV lớp 2 - Tập II)
Đây là một câu văn dài, giáo viên nên gợi ý để học sinh có thể xác định được các chỗ cần ngắt giọng khi đọc như sau:
"Xưa/ có chàng trai/ thấy một bọn trẻ định giết con rắn nước/ liền bỏ tiền ra mua / rồi thả rắn đi"
Khi đọc câu này, cần nhấn giọng vào các từ "bỏ tiền, thả rắn" để toát lên lòng tốt của chàng trai.
Việc tự xác định chỗ ngắt giọng và những từ cần nhấn giọng trong bài, đối với học sinh lớp 2 (đặc biệt là đầu năm), các em có thể sẽ lúng túng, chưa xác định đúng ngay
được. Khi đó giáo viên cần gợi ý, thông qua các tình huống cụ thể giúp các em biết cách
ngắt giọng khi đọc (như đã nêu cụ thể ở phần luyện đọc đúng)
Bước 4: Đọc nối tiếp từng câu
Học sinh đọc nối tiếp các câu trong bài, mỗi em đọc một câu cho đến hết học sinh trong lớp. Như vậy, mọi học sinh trong lớp đều được đọc và các em phải chú ý theo dõi bạn đọc để đọc cho đúng.
Bước 5: Đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp: Học sinh luyện đọc từng đoạn, (giáo viên kết hợp sửa chữa các lỗi vầ phần âm, ngắt giọng cho học sinh).
3. Tìm hiểu nội dung bài:
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài, phát hiện những từ khó, từ mới cần giải nghĩa, hình ảnh chi tiết có giá trị nghệ thuật tiêu biểu, làm các bài tập về đọc hiểu (như vẽ, tô, nối, đánh dấu...). Để nắm được nội dung chính của cả đoạn, cả bài.
4. Luyện đọc lại:
Đây là khâu thực hiện sau khi học sinh đã nắm được nội dung bài đọc. Có thể cho học sinh thi đọc giữa các cá nhân hay đọc phân vai, yêu cầu chính của khâu là luyện cho học sinh đọc trôi chảy, ngắt nghỉ ngơi đúng chỗ, học sinh bước đầu có ý thức đọc diễn cảm (thể hiện được giọng điệu của từng nhân vật, thể hiện được tình cảm của người viết). Vấn đề đọc diễn cảm không hề là yêu cầu bắt buộc đối với học sinh lớp 2,
 song với học sinh khá giỏi, giáo viên nên khuyến khích để các em bước đầu làm quen với việc đọc diễn cảm. Với yêu cầu cụ thể sau:
- Thể hiện được giọng điệu của từng nhân vật.
- Thể hiện được tình cảm của người viết.
- Ở những bài có yêu cầu học thuộc lòng thì giáo viên hướng dẫn cho học sinh học thuộc lòng trong phần này.
5. Củng cố, dặn dò:
 	GV hướng dẫn học sinh liên hệ nội dung bài đọc.
	Yêu cầu học sinh đọc lại bài và xem trước bài mới. 
II.8: Dạy thể nghiệm
 Sau quá trình nghiên cứu và tìm ra những nguyên nhân dẫn đến việc học sinh đọc chưa đúng,chưa hay,chưa diễn cảm .Tôi đã đưa ra các biện pháp khắc phục để rèn đọc cho học sinh ở phần trước và tôi đã tiến hành vận dụng vào giảng dạy của mình.Sau đây là phần trình bày giáo án và hình thức tổ chức dạy môn Tập đọc của tôi:
 TẬP ĐỌC- LỚP 2B
BÀI: BÉ HOA
I.Mục tiêu:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu ; đọc rõ thư của bé Hoa trong bài. 
- Hiểu ND: Hoa rất yêu thương em, biết chăm sóc em và giúp đỡ bố mẹ.
- GDMT: Anh em phải đoàn kết, thương yêu nhau
II.Đồ dùng dạy học:
 Tranh minh hoạ bài tập đọc (SGK).
III. Hoạt động dạy và học:
A. Kiểm tra bài cũ:(5’)
- GV gọi HS đọc nối tiếp bài “ Hai anh em”.
- Theo người em thế nào là công bằng?
- Người anh đã nghĩ và làm gì?
- Câu chuyện nói lên điều gì?
- GV nhận xét đánh giá.
B) Bài mới:(30’)
1.Giới thiệu bài:
 - Treo bức tranh và hỏi: Bức tranh vẽ gì?
- Muốn biết chị viết thư cho ai và viết những gì lớp mình cùng học ài tập đọc “Bé Hoa”.
2.Luyện đọc:
a) GV đọc mẫu toàn bài.
Chú ý: Giọng đọc tình cảm, nhẹ nhàng. Bức thư của Hoa đọc với giọng trò chuyện tâm tình.
b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
*) Đọc nối tiếp câu
- GV gọi HS đọc nối tiếp câu.
- GV theo dõi và sửa nhưng từ HS phát âm sai
- Hướng dẫn đọc từ khó.
*)Đọc nối tiếp đoạn
- Gv chia đoạn:3 đoạn 
 + Đoạn 1: Bây giờru em ngủ.
 + Đoạn 2: Đêm naytừng nét chữ.
 + Đoạn 3: Còn lại 
- Hướng dẫn đọc ngắt nghỉ.
 Em cứ nhìn Hoa mãi.//Hoa yêu em/và rất thích đưa võng/ru em ngủ.
-HS nêu nghĩa các từ chú giải? 
*)Đọc trong nhóm
- Thi đọc giữa các nhóm.
*) Đọc toàn bài
- Cả lớp đọc đồng thanh.
Chuyển ý: cô thấy các con đọc bài đã rất tốt rồi đấy. Vậy để hiểu xem nội dung câu chuyện thế nào, cô cùng các con đi tìm hiểu.
3.Tìm hiểu bài:
- Gia đình Hoa gồm có mấy người, là những ai?
- Em Nụ đáng yêu như thế nào?
- Tìm những từ ngũ cho thấy hoa rất yêu em bé.
- Hoa đã làm gì giúp mẹ?
- Trong thư, Hoa kể chuyện gì cho bố nghe, Hoa mong muốn ở bố điều gì?
- Theo em, Hoa đáng yêu ở điểm nào?
4.Luyện đọc lại:
- GV gọi HS đọc cá nhân
- GV cho HS đọc thi 
- GV nhận xét bổ sung.
5. Củng cố dặn dò(5’)
- Bài tập đọc nói lên điều gì?
- Ở nhà em đã làm gì để giúp đỡ bố mẹ.
- GV nhận xét giờ học.

- 2 em đọc bài: Hai anh em.
1 HS đọc đoạn 1, 2 và trả lời.
1 HS đọc đoạn 3, 4 và trả lời.
1 HS đọc toàn bài và trả lời.
- Người chị ngồi viết thư bên cạnh người em đã ngủ say.
- Mở SGK trang 121 – đọc tên bài.
- HS đọc nối tiếp mỗi em đọc 1 cõu
+ Ví dụ:em Nụ,lớn lên nhiều,ngủ,tròn và đen láy,đưa võng,nắn nót,...
- HS đọc nối tiếp lần 2
- 3 HS đọc nối tiếp theo đoạn
- HS luyện đọc nghỉ hơi.
- HS nối tiếp đọc từng đoạn.
- 1HS đọc từ chú giải
- HS đọc nhóm 3 HS
- Đại diện nhóm thi đọc
- Đọc ĐT toàn bài.
- Gia đình Hoa gồm có 4 người: bố mẹ, bé Hoa và em Nụ.
- Môi đỏ hồng, mắt to và đen láy.
- Cứ nhìn mãi, yêu em, thích đưa võng cho em ngủ.
- Hoa trông em giúp mẹ.
- Hoa kể cho bố nghe em Nụ ngoan lắm. Hoa muốn bố dạy nhiều bài hát để Hoa hát ru em.
- Hoa biết giúp mẹ và rất yêu em bé.
- 3 HS thi đọc từng đoạn trước lớp.
2 HS nhắc lại nội dung.
Kể những việc mình làm.

KẾT QUẢ DẠY THỂ NGHIỆM
Lớp

Sĩ số

Đọc ngọng
Đọc sai phụ âm đầu

Đọc sai dấu

Đọc đúng
Đọc diễn cảm

2B

35
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
2,8
1
2,8
1
2,8
20
57,1
12
34,3

III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua tìm hiểu thực trạng, để đề ra các biện pháp giảng dạy và quy trình áp dụng các biện pháp đã nêu trên trong giảng dạy tôi thấy. Việc sử dụng những biện pháp rèn đọc tích cực, cụ thể và phù hợp của giáo viên trong giờ tập đọc cho học sinh lớp 2 sẽ mang lại hiệu quả cao, đáp ứng được những đòi hỏi, yêu cầu về kiến thức, kĩ năng của phân môn tập đọc lớp 2.
 Với mỗi tiết tập đọc , tất cả các em được luyện đọc kỹ lưỡng với nhiều hình thức khác nhau, có tác dụng kích thích học sinh luyện đọc, tạo điều kiện cho nhiều em được đọc. Đặc biệt, luyện đọc theo nhóm là hình thức tạo điều kiện cho 100% học sinh được đọc. Nhờ được luyện đọc kĩ bài, các en hiểu bài tốt hơn, hoàn chỉnh kỹ năng đọc toàn bài, nâng cao chất lượng đọc. Với những em đọc chưa tốt, giáo viên có biện pháp uốn nắn kịp thời trong quá trình học tập, điều chỉnh và lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với trình độ các em.
 Tuy thời gian không dài , với cách tổ chức dạy học theo các biện pháp nêu trên, tôi thấy hiệu quả giờ dạy được nâng lên rõ rệt. Học sinh có hứng thú học tập , các em mạnh dạn tự tin hơn khi đọc bài, số em đọc đúng đã được nâng lên, số em đọc chưa đạt yêu cầu đã có phần giảm đi .Trên đây là một số kinh nghiệm về rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh lớp 2. Tôi đã nghiên cứu những biện pháp đã nêu ở phần nội dung và áp dụng vào việc giảng dạy ở lớp mình được phân công phụ trách là lớp 2B và dạy thể nghiệm một tiết ở lớp 2C, Trường Tiểu học Quyết Thắng .Kết quả thu được cụ thể như sau: 
Lớp

Sĩ số

Đọc ngọng
Đọc sai phụ âm đầu

Đọc sai dấu

Đọc đúng
Đọc diễn cảm

2B

35
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
2
1
2
0
0
20
57
13
39
2C
35
1
2,8
1
2,8
0
0
25
71,4
8
22,8

Căn cứ vào cơ sở lý luận và quá trình dạy thực nghiệm tôi thấy rằng: Để nâng cao chất lượng của giờ dạy tập đọc cho học sinh lớp 2. Giáo viên cần quan tâm đúng mức đến việc rèn “đọc đúng” và “đọc hiểu” cho học sinh. Ngay từ khi xây dựng kế hoạch bài dạy giáo viên đã chuyển từ việc thiết kế các hoạt động dạy của thầy sang thiết kế hoạt động của trò để học sinh được làm việc nhiều hơn, chủ động tích cực trong quá trình học tập tiếp thu kiến thức và rèn kĩ năng. Giáo viên chỉ đóng vai trò tổ chức hướng dẫncác hoạt động học tập của học sinh. Muốn vậy,mỗi giáo viên sẽ phải đầu tư nhiều thời gian cho việc chuẩn bị dạy để nghiên cứu kỹ bài đọc, có thể xem trong bài có từ nào khó đọc, khó hiểu,đối với đối tượng học sinh của lớp mình để từ đó có biện pháp luyện đọc cũng như cách giúp học sinh nắm nghĩa của từ một cách hiệu quả nhất. Qua đó nắm nghĩa của câu, đoạn ,bài. Việc tập xác định chỗ ngắt giọng ở những câu dài hay ngữ điệu đọc các giáo viên cũng dành thời gian phù hợp cho học sinh tự suy nghĩ và tìm cách đọc với sự gợi ý ,hướng dẫn của giáo viên , có như vậy dần dần tự các em xác định được cách đọc phù hợp cho mỗi bài. Cần xây dựng câu hỏi và bài tập cô đọng , gợi mở nhiều hướng thực hiện có thể sử dụng vở bài tập để tăng hiệu quả giờ dạy và cá thể hoá hoạt động học tập của học sinh. Việc dạy đọc cần giúp học sinh đọc tốt bài tập đọc và có hiểu biết vững chắc về bài đọc một cách rõ ràng.
 Như vậy với một thời gian ngắn nhưng tôi nhận thấy những biện pháp mà tôi đưa ra đã thu được kết quả thật khả quan.Bản thân tôi thiết nghĩ nếu giáo viên áp dụng các biện pháp này một cách thường xuyên ở lớp thì chắc chắn hiệu quả dạy đọc đúng cho các em sẽ rất hiệu quả.
IV: PHẦN KẾT LUẬN
 Ngôn ngữ là một công cụ giao tiếp đặc biệt (tín hiệu) ,con người giao tiếp bằng tín hiệu ngôn ngữ ở dạng nói và viết. Để mỗi tiết học mang lại hiệu quả thì người giáo viên phải đầu tư thời gian một cách toàn phần, đông thời người giáo viên phải thực sự năng động, sáng tạo, luôn trăn trở tìm tòi suy nghĩ hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp với mọi đối tượng học sinh để các em có hứng thú trong học tập.
 Tôi thấy nội dung rèn đọc đúng có thể được áp dụng rộng rãi đối với tất cả học sinh lớp 2 đại trà. Song muốn đạt kết quả cao thì mỗi giáo viên phải nắm được những nguyên tắc chung cũng như đặc trưng của môn tập đọc để từ đó vận dụng các biện pháp vào lớp của mình.
V. ĐỀ NGHỊ
Để tổ chức dạy một tiết tập đọc lớp 2 có hiệu quả, trước hết giáo viên phải nâng cao trình độ chuyên môn để có thể xử lý được các tình huống, trả lời được các câu hỏi mà học sinh có thể đặt ra trong quá trình hoạt động học tập. Vì vậy, các cấp lãnh đạo cần quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của việc dạy học. Bên cạnh đó, tạo điều kiện về thời gian, mua tài liệu tham khảo (các chuyên san, tập san giáo dục Tiểu học...) trang bị cơ sở vật chất (đồ dùng, thiết bị dạy học) để giáo viên có thể tổ chức tốt tiết dạy của mình.
 Do điều kiện, thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế, nên nội dung nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót và những ý kiến mang tính chủ quan, những vấn đề còn chưa cập nhật đến. Mặc dù bản thân tôi đã hết sức cố gắng. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo và các đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm này càng hoàn thiện, có thể áp dụng rộng rãi vào thực tế giảng dạy.
 Tôi xin chân thành cảm ơn.!
 Quyết Thắng, Ngày 4 tháng 11 năm 2013
 Người viết
 Lê Thị Hạnh
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS – TS Bùi Văn Huệ. Tài liệu: Tâm lí học Tiểu học – NXB Giáo dục – 1997.
2. Lê A – Đỗ Xuân Thảo – Giáo trình Tiếng việt 1 – NXB ĐHSP.
3.Lê A – Nguyễn Quang Ninh- Bùi Văn Toán – phương pháp Dạy học Tiếng việt – NXB Giáo dục 1997.
4. Lê Phương Nga – Đặng Kim Nga- Phương pháp dạy học Tiếng việt ở Tiểu học – NXB Giáo dục, NXB Đại học Sư phạm 2007.
5. GS – TS Lê Phương Nga. Tài liệu: Dạy học tập đọc ở tiểu học – NXB Giáo dục – 2003.	
6. GS- TS Lê Phương Nga.Tài liệu: Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học II – NXB Đại học Sư phạm.
7. Nguyễn Trí – Dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình mới, NXB Giáo dục 2002.
Nghiên cứu lí luận dạy học.
Nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh.
 Nghiên cứu SGK và phương pháp dạy học TV.
 Nghiên cứu SGK- SGV (TV2- NXB- Giáo Dục).
 Nghiên cứu nội dung chương trình TV- Lớp 2 - Thiết kế bài giảng TV2 
( NXB- Hà Nội).
VII. PHẦN MỤC LỤC
Mục

Nội dung
Trang
I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1
I.1
Cơ sở lí luận
3
I.2
Cơ sở thực tiễn
4
II
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
5
II.1
Đặc điểm tâm sinh lí lúa tuổi học sinh lớp 2
5
II.2
Nội dung cấu trúc chương trình
6
II.3
Mục đích yêu cầu của phân môn tập đọc
7
II.4
Thực trạng của việc dạy tập đọc ở khối lớp 2
8
II.5
Khảo sát và điều tra
10
II.6
Giải quyết vấn đề
17
II.7
Tổ chức tiết dạy tập đọc cho học sinh lớp 2
34
II.8
Dạy thể nghiệm
37
III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỮU
40
IV
PHẦN KẾT LUẬN
42
V
ĐỀ NGHỊ
42
VI
TÀI LIỆU THAM KHẢO
44
VII
MỤC LỤC
45

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_doc_dung_cho_hoc_sinh_lop.doc