Sáng kiến kinh nghiệm Rèn chữ viết đẹp cho học sinh Lớp 1

Tâm lí học thực sự là một cơ sở của phương pháp dạy học tập viết. Nếu dạy học mà không nắm được khả năng nhận thức cũng như các đặc điểm của quá trình nhận thức ở trẻ em thì không đạt được hiệu quả. Hơn thế nữa khả năng nhận thức của trẻ đang dần được hình thành và phát triển theo từng giai đoạn có quy luật riêng. Vì vậy hơn ai hết người giáo viên Tiểu học, đặc biệt là giáo viên lớp Một phải hiểu được đặc điểm tâm lí lứa tuổi của từng đối tượng học sinh trong lớp mình chủ nhiệm thì mới có thể tiến hành rèn chữ viết đẹp cho học sinh thành công, bởi vì các em còn nhỏ ưa thích nhẹ nhàng , tình cảm, thoải mái, thích hợp, dễ chịu thì các em mới tiếp thu bài một cách có hiệu quả.

Ngoài ra, trong việc dạy học sinh hình thành kĩ năng viết chữ cần phải tính đến các yếu tố cảm xúc về tâm lý, nếu trẻ viết với tâm lý vui vẻ, phấn chấn. Các em vui khi được tiếp xúc với thế giới các con chữ và viết được một chữ. Gooc-ki gọi là : “ Yếu tố bùng nổ tâm lý”, đồng thời cũng là cảm xúc mãnh liệt nhưng cũng rất hồn nhiên sinh động khi trẻ học viết chữ.

doc 25 trang Thu Nga 28/03/2025 150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn chữ viết đẹp cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn chữ viết đẹp cho học sinh Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn chữ viết đẹp cho học sinh Lớp 1
 vụng về nhiều em chỉ biết cầm bút chì ngồi nhìn các bạn viết, tôi thật sự boăn khoăn lo lắng, nỗi lo lắng ấy tràn ngập trong lòng tôi hằng ngày, hằng giờ.
- Từ đó tôi bắt đầu suy nghĩ phải tìm hiểu thực tế vì sao các em chưa viết được, viết chưa đẹp. Đó là một vấn đề cấp bách đối với bản thân tôi. Sau đó tôi tiến hành tìm ra những giải pháp cụ thể nhằm khắc phục tình trang non yếu này.
- Có rất nhiều nguyên nhân chủ yếu sau đây :
+ Gia đình học sinh đa số ở vùng nông thôn sống bằng nghề nông, gia đình đông con, hoàn cảnh kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn nên cha mẹ chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của con em.
+ Bản thân mỗi em chưa phát huy được tính tự học tự rèn ở trường cũng như ở nhà. Mặt khác phụ huynh chưa đôn đốc nhắc nhở, còn thờ ơ với việc học tập.
+ Các em còn ham chơi hơn ham học. 
+ Học sinh chưa nắm được cấu tạo nét, điểm đặt bút, dừng bút của các nét cơ bản, các con chữ  Chưa nắm được quy trình viết hay viết ngược chữ.
+ Cầm bút chưa đúng cách, ngồi viết chưa đúng tư thế, chưa khoa học.
+ Dụng cụ học tập còn thiếu ở một số em.
- Những nguyên nhân trên khiến chữ viết của học sinh không chuẩn, ngày càng viết xấu hơn. Vì thế bản thân tôi đã suy nghĩ và tìm ra một số kinh nghiệm nhỏ trong quá trình dạy học nhằm giúp học sinh “Rèn chữ” ngày một đẹp hơn.
 II. Những biện pháp thực hiện "rèn chữ viết đẹp cho học sinh"
1. Xây dựng kế hoạch:
Lên kế hoạch từ đầu năm để rèn và kiểm tra theo dõi giúp đỡ học sinh vào giờ học vần; giờ tập viết; giờ chính tả; rèn buổi hai giờ luyện chữ đẹp; rèn thêm đầu giờ với học sinh chữ chưa đẹp.
2. Xây dựng tốt nề nếp học tập của lớp.
- Cần giáo dục HS hiểu về tầm quan trọng của việc rèn chữ viết, cảm thụ về cái đẹp của chữ viết.
- Khi lên lớp phải hướng dẫn học sinh chuẩn bị tốt đồ dùng học tập, vở luyện viết, vở tập viết theo qui định.
- Bảng con: Mặt bảng có vạch rõ các ô vuông kích thước 3cm x 3cm.
- Hướng dẫn về tư thế khi ngồi viết:Ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, vai thăng bằng, đầu hơi cúi và hơi nghiêng sang trái, mắt cách vở 25cm- 30cm; Tay trái giữ vở, tay phải cầm bút; 2 chân để để song song thoải mái
  - Hướng dẫn về cách cầm bút đúng:
+ Tay phải cầm chắc bút bằng 3 ngón tay (cái, trỏ, giữa). Đầu ngón trỏ cách đầu ngòi bút chừng 2,5cm.
+ Lúc viết, điều khiển cây bút bằng các cơ cổ tay và các ngón tay.
+ Ở giai đoạn viết chì, cần chuẩn bị chu đáo cho đầu nét chì hơi nhọn đúng tầm. Nếu quá nhọn dẫn đến nét chữ quá mảnh, đôi khi còn chọc thủng giấy. Ngược lại, đầu nét chì quá “tù”, nét chữ quá to, chữ viết ra rất xấu.
- Đánh giá, nhận xét cho việc rèn chữ viết: Mong muốn lớn nhất của tôi về việc rèn chữ viết là mong sao tất cả các em học xong chương trình lớp 1:
+ Nắm vững được tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách đặt vở khi viết.
Viết chữ đúng quy định, đẹp, đánh dấu thanh đúng quy định.
+ Học sinh thật sự chăm học và chăm rèn chữ viết.
 3. Những biện pháp thực hiện "rèn chữ viết đẹp cho học sinh"
 Qua quá trình nghiên cứu tôi đã tìm ra một số biện pháp rèn chữ viết và vân dụng vào thực tế như sau :
3.1. Tập cho các em tô các nét cơ bản bằng bút chì (giai đoạn đầu của lớp 1)
3.2. Cung cấp đầy đủ kiến thức về các nét cơ bản : 
Nét sổ thẳng

Nét ngang

Nét xiên

Nét móc ngược

Nét móc xuôi

Nét móc hai đầu

Nét cong hở phải

Nét cong hở trái

Nét cong tròn khép kín

Nét khuyết trên

Nét khuyết dưới

Nét thắt nút trên

Nét thắt nút giữa


3.3. Cung cấp đầy đủ kiến thức về Tên gọi các chữ cái: 
STT
Chữ
Cái
Tên chữ
Cái
Âm
STT
Chữ
Cái
Tên chữ
Cái
Âm
1
a
a
a
16
n
en-nờ
nờ
2
ă
á
á
17
o
o
o
3
â
ớ
ớ
18
ô
ô
ô
4
b
bê
bờ
19
ơ
ơ
ơ
5
c
xê
cờ
20
p
pê
pờ
6
d
dê
dờ
21
q
Quy (cu)

7
đ
đê
đờ
22
r
e-rờ
rờ
8
e
e
e
23
s
ét-sì
sờ
9
ê
ê
ê
24
t
tê
tờ
10
g
giê
gờ
25
u
u
u
11
h
hát
hờ
26
ư
ư
ư
12
i
i (ngắn)
i
27
v
vê
vờ
13
k
ca
cờ
28
x
ích-xì
xờ
14
l
e-lờ
lờ
29
y
i (dài)
i
15
m
em-mờ
mờ





3.4. Qua phần rèn các nét chuẩn chỉ khi viết âm, tiếng, từ các em chỉ cần ghép các nét đã học viết tạo thành âm, tiếng dễ dàng hơn. Giáo viên hướng dẫn kĩ phần cấu tạo chữ từ các nét cơ bản. Chẳng hạn : 
- Chữ a gồm nét cong tròn khép kín và nét l móc ngược. 
- Chữ b gồm nét khuyết trên và nét nét thắt trên.
3.5. Cho học sinh xác định được độ cao từng con chữ mà Quyết định 31/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 14/6/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định.
- Với học sinh lớp 1 các con viết 2 cỡ chữ khác nhau: Cỡ nhỡ từ tuần đầu đến hết tuần 24 ở phần Học vần; cỡ nhỏ từ tuần 25 ở phần Luyện tập tổng hợp. Giáo viên cần cung cấp độ cao con chữ theo từng cỡ cho phù hợp.
- Chữ cái viết thường:
+ Các con chữ : l, b, h, k, g, y được viết với chiều cao cỡ nhỡ 5 ô li (Cỡ nhỏ 2,5 ô li).
+ Chữ cái t được viết với chiều cao cỡ nhỡ 3 ô li (Cỡ nhỏ 1,5 ô li). 
+ Chữ cái r, s được viết với chiều cao cỡ nhỡ 2,5 ô li (Cỡ nhỏ 1,25 ô li). 
+ Chữ cái d, đ, p, q được viết với chiều cao cỡ nhỡ 4 ô li (Cỡ nhỏ 2ô li).
+ Các chữ cái còn lại : o, ô, ơ, a, ă, â, e, ê, i, u, ư, c, n, m, v, x được viết với chiều cao cỡ nhỡ 2 ô li (Cỡ nhỏ 1 ô li).
* Dấu chữ, dấu thanh: Học sinh thường mắc lỗi đánh dấu quá to, quá cao không đúng vị trí. Để khắc phục lỗi này cần quy định lại cách đánh dấu chữ và dấu thanh nhỏ bằng 1/2 đơn vị chữ. Dấu thanh đánh vào âm chính của vần và không vượt quá đơn vị thứ hai. Nếu chữ có dấu mũ thì các dấu thanh nằm bên phải dấu mũ.Các dấu thanh được viết trong phạm vi 1 ô vuông có cạnh là 0,5 ô li
* Chữ số: Chiều cao của các chữ số là 2 ô li 
*Chữ cái viết hoa: Chiều cao của các chữ cái viết hoa cỡ nhỡ là 5 ô li (Cỡ nhỏ 2, 5 ô li). 
Riêng chữ cái viết hoa y, g được viết với chiều cao cỡ nhỡ 8 ô li (Cỡ nhỏ 4 ô li).
6. Xác định khoảng cách: Quy định về khoảng cách chữ là 1 đơn vị chữ (một con chữ o), khoảng cách giữa các con chữ thay đổi theo từng nét chữ khoảng từ 1/2 đến 3/4 đơn vị. 
 7. Hướng dẫn học sinh nắm kỹ cách đưa bút, lia bút, cách viết liền mạch: Khi viết các con chữ trong một chữ cần chú ý viết liền mạch, nghĩa là hạn chế nhấc bút khi viết. Viết liền mạch xong chữ mới đánh dấu chữ và dấu thanh. Hầu như trong một chữ ta sử dụng kĩ thuật lia bút, rê bút để nối các nét chữ trong một chữ cho liền mạch. Ngoài ra, khi viết ta sử dụng kĩ thuật kéo dài nét và thêm nét phụ cũng góp phần không nhỏ cho việc viết liền mạch.
 8. Xác định được điểm đặt bút, dừng bút của con chữ, 
9. Khi luyện tập thực hành để giảm số lượng bài tập và các bài tập được lặp lại nhiều lần ta có thể chia nhóm chữ để rèn: Căn cứ vào đặc điểm của từng chữ cái, căn cứ vào các nét đồng dạng giữa các chữ, căn cứ vào kích thước quy trình viết ta có thể chia nhóm chữ như sau:
* Chữ thường: + Nhóm 1: i, t, u, ư, y, p, n, m, v, r, s.
 + Nhóm 2: l, b, h, k
 + Nhóm 3: c, x, e, ê, o, ô, ơ, a, ă, â, d, đ, q, g 
Cần chú ý khi dạy các chữ thường là phân tích kĩ chữ đầu tiên của nhóm. Dựa vào nét đồng dạng với chữ đầu nhóm, giáo viên cho học sinh tự rèn các chữ còn lại chú ý nhắc học sinh rèn kĩ các nét cơ bản .
* Chữ số: + Nhóm 1: 1 4 7
 + Nhóm 2: 2 3 5
 + Nhóm 3: 0 6 8 
 * Chữ hoa: + Nhóm 1:A Ă Â N M + Nhóm 4: I K V H 
 + Nhóm 2: P R B D Đ + Nhóm 5: O Ô Ơ Q
 + Nhóm 3: C G S L E Ê T + Nhóm 6: U Ư Y X 
Tương tự như chữ thường khi dạy chữ viết hoa, chúng ta cũng cần chú ý cho học sinh phân tích kĩ chữ đầu tiên của nhóm, tập viết chữ đầu tiên của nhóm cho thật đẹp, từ đó học sinh có thể phân tích và tự rèn các chữ còn lại.
10. Học sinh viết sai giáo viên sửa ngay tại lớp, sai đâu sửa đấy, cho các con viết lại nhiều lần chữ các con viết sai. Về nhà giáo viên cần định hướng rõ phần bài viết ở nhà để các em tự rèn ở nhà dễ dàng hơn.
11. Mặt khác cho học sinh thi đua viết giữa bạn này với bạn kia hoặc tổ này với tổ kia để tạo sự thích thú học tập cho học sinh. Mỗi tháng tổ chức một lần thi viết chữ đẹp cho HS trong lớp chọn bài đẹp trưng bày trước lớp, trang trí ở góc chữ đẹp cho cả lớp cùng quan sát và học tập. 
12. Giáo viên thường xuyên uốn nắn, nhắc nhở, cầm tay học sinh viết yếu, viết chưa được nhằm giúp các em cố gắng rèn chữ viết.
13. Giáo viên thường xuyên kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh để xem học sinh tự học đến mức độ nào để giáo viên giúp đỡ và rèn luyện thêm. Kết hợp với gia đình, phụ huynh học sinh, giúp phụ huynh học sinh hiểu được tầm quan trọng của chữ viết. Mặt khác, giáo viên phải tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của từng em. Thường xuyên đến thăm gia đình để kịp thời nắm bắt tình hình học tập ở nhà của học sinh. Từ đó, giáo viên kịp thời phối hợp giữa nhà trường và gia đình để có biện pháp rèn luyện tốt hơn.
14. Giáo viên nắm chất lượng học tập ngay từ đầu năm để sắp xếp chỗ ngồi cho hợp lý. Em có chữ viết đẹp ngồi cạnh em viết chưa đẹp tạo điều kiện học bạn. Hằng ngày, giáo viên phải uốn nắn, quan tâm nhiều đến học sinh viết chưa được, chưa đẹp. Đưa em viết chưa được, chưa đẹp lên ngồi bàn đầu để giáo viên cầm tay, uốn nắn, nhắc nhở thuận tiện hơn.
15. Giáo viên khắc sâu biểu tượng về chữ cho các em bằng nhiều con đường : kết hợp mắt nhìn, tai nghe, tay luyện tập. Điều này giúp các em chủ động phân tích hình dáng, kích thước mẫu chữ, tìm sự giống và khác nhau giữa chữ cái đang học với chữ cái đã học trước đó trong cùng một nhóm. Chẳng hạn khi dạy chữ cái h giáo viên có thể đặt câu hỏi : “Chữ h cấu tạo bằng những nét nào? (nét khuyết trên và nét móc 2 đầu), chữ cái h có độ cao mấy đơn vị chữ? (cao 2,5 đơn vị), chữ cái h giống chữ cái l đã học ở nét nào? (giống nét khuyết trên) ” . Vai trò của người giáo viên ở đây là người tổ chức hướng dẫn học sinh phân tích cấu tạo chữ cái để học sinh nắm được chắc chắn sau đó tiến hành luyện viết dễ dàng hơn.
16. Giáo viên cần chú ý đến những giai đoạn của quá trình tập viết chữ. Việc hướng dẫn học sinh luyện tập thực hành phải tiến hành từ thấp đến cao để học sinh dễ tiếp thu (bước đầu viết đúng hình dáng, cấu tạo nét, đúng cỡ chữ, sau đó là viết đúng tốc độ quy định và đẹp)
17. Khi học sinh luyện tập viết chữ giáo viên cần uốn nắn để các em cầm bút đúng cách và ngồi viết đúng tư thế. Muốn học sinh lớp 1 viết đúng, đẹp người giáo viên cần phải :
+ Viết chữ mẫu đúng và đẹp
+ Nắm kỹ nội dung từng bài dạy để rèn thêm những yêu cầu rèn viết phù hợp với tình hình thực tế lớp mình.
+ Có đức tính kiên trì, chịu khó, tận tụy với công việc. Sự nhiệt tình, chu đáo của giáo viên là một trong những yếu tố để đảm bảo sự thành công của 
giờ dạy tập viết. Đồng thời việc rèn luyện kỹ năng đòi hỏi người học phải nắm vững các thao tác kỹ thuật và kiên trì lặp đi lặp lại các thao tác đó. Giống như cụ Cao Bá Quát ngày xưa khi mới đi học ông viết chữ xấu như gà bới sau nhờ kiên trì luyện tập ngày đêm quên cả nghỉ ngơi, ông đã trở thành người nổi tiếng viết chữ đẹp.
III. Kết quả đạt được : 	
1. Những đánh giá cơ bản nhất:
- Bản thân tôi đã sát sao bước đi cùng các em trong các tiết học đó. Nếu so với thời gian đầu nhận lớp và những ngày ôn hè , nhiều em còn viết sai, viết xấu, thậm chí còn lệch dòng kẻ, sai cỡ chữ thì đến cuối mỗi tháng kết quả viết chữ đẹp của lớp tôi tăng lên rõ rệt.
 - Học sinh rất chăm chỉ và có ý thức trong việc rèn chữ và trình bày vở sạch đẹp, chữ viết có nhiều tiến bộ.
- Kết quả xếp loại rèn chữ của từng tháng về loại A, B tăng lên.
- Đa số các em đã nắm được cấu tạo chữ , mẫu chữ và kỹ thuật viết chữ.
- Học sinh viết chữ thành thạo, đẹp, chữ đúng quy định, chữ đúng nét đều.
- Chất lượng đọc, viết được nâng cao rõ rệt, không có học sinh không đọc được, không viết được. Các em đều nắm được kỹ năng tập chép, nghe – viết các vần, tiếng, từ ngữ đó học.
- Lớp 1D có bộ vở chất lượng, nét chữ tương đối đồng đều, trình bày thống nhất, được lựa chọn là một trong lớp điểm vở sạch chữ đẹp của khối 1 và có học sinh tham dự kì thi viết chữ đẹp cấp Huyện.
- Trong đợt kiểm tra phong trào rèn chữ giữ vở, lớp 1D được xếp loại tốt cùng một số lớp khác, được tổ chuyên môn khen ngợi.
- Học sinh có ý thức tốt trong công tác vở sạch chữ đẹp, luôn có tâm thế vươn lên.
2. Kết quả thực hiện:
 Qua quá trình rèn luyện trong năm học 2017- 2018, phong trào Vở sạch chữ đẹp của lớp 1D gặt hái đươc nhiều kết quả. Cụ thể như sau:
Xếp 
loại
Đầu năm học
Cuối học kì I
Giữa học kì II
Cuối học kì II
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
A
15
36
29
69
30
71
34
81
B
25
59
14
31
12
29
8
19
C
2
5
0
0
0
0
0
0

C. KẾT LUẬN VÀ KHUYÊN NGHỊ.
 I. Kết luận :
Qua quá trình nghiên cứu thử nghiệm, qua thực tế giảng dạy lớp 1D, tôi thu được kết quả như sau:
- Tốc độ viết chữ của hs tiến bộ, chữ viết đúng mẫu, đều, đẹp, mềm mại.
 - Một số em có thể viết thanh đậm.
- Giờ học sôi nổi, hào hứng, đạt chất lượng cao.
- Kích thích sự tìm tòi, sáng tạo, chăm chỉ trong học tập. 
 Tóm lại, muốn học sinh lớp Một viết được chữ, viết đúng cỡ chữ và kỹ năng viết đẹp đòi hỏi người giáo viên cần phải :
- Giáo viên có đức tính kiên trì, chịu khó, hết lòng vì học sinh, yêu nghề mến trẻ với phương châm : “Tất cả vì học sinh thân yêu”.
- Cho học sinh xác định được tầm quan trọng của chữ viết, chịu khó rèn kỹ năng viết cho học sinh bằng nhiều hình thức, khả thi nhất đối với học sinh lớp mình.
- Giáo viên phải vận dụng phương pháp quan sát và phương pháp thực hành là chủ yếu.
- Giáo viên dùng hình thức nêu gương em viết chữ đẹp ở lớp, ở khối cho học sinh biết. Từ đó, học sinh xác định động cơ học tập đúng đắn của mình. Mặt khác, tự tạo mọi điều kiện để học bạn.
- Giáo viên thường xuyên nhận xét, tuyên dương sự tiến bộ về chữ viết của học sinh trong từng bài viết để học sinh thấy sự tiến bộ của mình dù chỉ là 1 tiến bộ nhỏ. Từ đó, học sinh tích cực rèn luyện nhiều hơn nữa.
- Giáo viên phải mẫu mực sư phạm, chữ viết đúng chuẩn, rõ ràng, đẹp.
- Phát huy công tác chủ nhiệm lớp, tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao học sinh viết chưa đẹp để giáo viên có biện pháp thích hợp dạy nâng dần chất lượng chữ viết của lớp lên.
- Giáo viên tạo điều kiện phối hợp môi trường giáo dục giữa nhà trường và gia đình học sinh.	
 Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ bé của bản thân tôi trong quá trình xây dựng phong trào vở sạch chữ đẹp của lớp. Với kết quả mà tập thể lớp 1D gặt hái được thật không nhỏ. Song tôi sẽ cố gắng hơn nữa để chất lượng vở sạch chữ đẹp ngày càng tiến bộ. Rất mong sự góp ý chân thành của tất cả các bạn, các đồng nghiệp để cho sáng kiến rèn chữ viết cho học sinh đạt chất lượng cao hơn.
II. Đề xuất và khuyến nghị.
1. Đối với nhà trường: 
- Ban giám hiệu kiểm tra thường xuyên, định kì để đánh giá thi đua xếp loại chữ viết của từng học sinh, từng lớp.
 2. Đối với giáo viên:
- Chuẩn bị tốt từ khâu soạn bài.
- Phân loại từng nhóm đối tượng học sinh để có kế hoạch, biện pháp rèn luyện phù hợp.
- Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh.
- Tăng cường chấm chữa tay đôi với học sinh để nhắc các em sửa sai kịp thời tăng kiểm tra lại việc sửa sai và ghi nhận, động viên khích lệ.
 3. Đối với học sinh: 
- Chuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp, rèn thói quen ngồi viết đúng tư thế, cách cầm bút. Đây cũng là biện pháp tốt giúp học sinh viết đúng và viết đẹp.
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập: Bút, vở, phấn, bảng, khăn lau...
 Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến tự tay tôi viết. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Xin chân thành cảm ơn.
 Xác nhận của nhà trường Người thực hiện 
 Chu Thúy Văn 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_chu_viet_dep_cho_hoc_sinh_lop_1.doc