Sáng kiến kinh nghiệm Những bước cơ bản của giáo viên giúp học sinh dân tộc Lớp 2 "Giữ vở sạch - Rèn chữ đẹp"
Năm 2002 Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành quyết định 31 về việc thay đổi mẫu chữ viết trong trường Tiểu học gồm có 4 kiểu chữ:
+ Kiểu chữ đứng nét đều.
+ Kiểu chữ nghiêng nét đều
+ Kiểu chữ đứng nét thanh nét đậm
+ Kiểu chữ nghiêng nét thanh nét đậm
Trong đó 2 kiểu chữ nét thanh nét đậm được đặc biệt chú ý bởi khi viết kiểu chữ này là một nghệ thuật đỉnh cao.Tuy nhiên, sau mỗi lần thay đổi như vậy lại có những điều làm được và chưa làm được. Thực trạng chữ viết của học sinh hiện nay còn xấu và thiếu chính xác. Các em còn viết sai, viết quá chậm hay có những học sinh viết tốt, nhanh, làm tính giỏi nhưng viết quá xấu, trình bày không sạch sẽ, rõ ràng thì không thể trở thành một học sinh giỏi toàn diện được. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học Tiếng Việt nói riêng và các môn học khác nói chung.
Về vở sạch: Mục tiêu của chương trình môn TiếngViệt và sách giáo khoa mới là nhằm góp phần bồi dưỡng tình yêu cái đẹp,cái thiện, lòng trung thực, lòng tốt góp phần đào tạo con người Việt Nam một cách toàn diện và hiện đại theo kịp các nước phát triển. Để có được người học sinh theo yêu cầu như thế thì bản thân của mỗi giáo viên phải là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Mỗi việc làm của giáo viên dù nhỏ bé cũng phải hết sức mẫu mực, nếu người giáo viên chỉ giáo dục học sinh bằng lời lẽ không thì chưa đủ, mà cần phải thể hiện bằng những việc làm cụ thể để các em học tập.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Những bước cơ bản của giáo viên giúp học sinh dân tộc Lớp 2 "Giữ vở sạch - Rèn chữ đẹp"

ng thứ nhất: Rèn học sinh viết chữ đẹp. Bước 1: Chuẩn bị mọi điều kiện cơ sở vật chất và thiêt bị Sau khi tham khảo một số đồng nghiệp có kinh nghiệm về rèn chữ viết cho học sinh, tôi tiến hành kiểm tra và thăm dò các thiết bị cần thiết cho việc rèn chữ: - Bút: Tôi đã tìm hiểu về những loại bút đặc biệt mà các em học sinh bậc tiểu học cần viết những loại bút như: Bút máy, bút mực, bút thường gọi là “bút chữ A”. Những loại bút có chất lượng tốt, ngòi bút phải gọn nét, không thanh quá cũng không đậm quá, mực xuống đều, kích thước thân bút phải tương ứng với kích thước bàn tay học sinh, để giới thiệu với phụ huynh mua cho các em theo đúng yêu cầu. - Vở: Vở trắng, vở có ô li rõ ràng, loại vở 5 ô li, giấy tốt không bị nhòe, vở học phải được bao bọc cẩn thận, phải có nhãn tên bên góc phải. Ngoài ra mỗi học sinh phải có vở luyện viết ở nhà. - Thước kẻ : Nên dùng thước có chiều dài 20cm, thước vuông dễ cầm. - Bảng con : Nên dùng bảng khổ 20cm x 30cm, mặt bảng có vạch rõ các ô vuông 3cm x 3cm kèm theo xốp lau bảng. Không nên dùng bảng làm bằng chất liệu mi ca màu trắng, không có ô li, dụng cụ viết bằng bút dạ vì loại bảng này có rất nhiều hạn chế. - Phấn viết: Dùng phấn trắng mềm (nên sử dụng phấn không bụi), không nên dùng phấn cứng quá hoặc phấn kém phẩm chất, có sạn, vì dùng loại phấn này các em rất vất vả mà nét phấn viết vẫn không rõ ràng, chữ viết không đẹp. Trong 8 em học sinh dân tộc thì có 2 em có nhà xa, ở với ông bà ngoại nên hoàn cảnh rất khó khăn. Vì thế để giúp các em có đủ dụng cụ học tập và rèn luyện nên tôi đã phải dùng quỹ lớp để mua giúp cac em vở ô li và viết chữ A cho các em luyện viết. Bước 2: Xây dựng kế hoạch hợp lý để giúp các em rèn luyện: + Rèn luyện chữ viết cho học sinh trong giờ Tập viết. Đối với lớp 2, thì tập viết giúp cho việc rèn năng lực viết thạo. Đọc thông mở đường cho viết thạo.Viết thạo sẽ giúp cho các em ghi nhanh, ghi rõ ràng những điều giáo viên giảng và cả những điều học sinh nghĩ. Nhìn trang vở với dòng chữ đều tăm tắp không bị giây mực,quăn mép,lòng người giáo viên giấy lên một niềm vui. Nhưng muốn viết thạo, học sinh phải cố gắng rèn luyện dưới sự chăm sóc, hướng dẫn tận tình của thầy cô giáo. Trong mỗi giờ tập viết, tôi luôn dành nhiều thời gian ở bên các em học sinh dân tộc vì các em viết yếu hơn các bạn trong lớp. Tôi tổ chức cho học sinh luyện viết bằng nhiều hình thức khác nhau. Khi viết nếu chữ rời rạc đứt đoạn sẽ làm cho chữ viết trở nên cứng, mất đi sự mềm mại, tính thẩm mĩ của chữ viết. Để khắc phục điều này tôi nhận thấy việc viết mẫu trên bảng lớp của giáo viên rất quan trọng, viết mẫu là thao tác trực quan của giáo viên trên bảng lớp, giúp học sinh nắm bắt được quy trình viết từng nét chữ. Khi giáo viên viết mẫu trên bảng lớp, học sinh được nhìn thấy tay giáo viên viết từng nét, từng chữ, tay đưa nét như thế nào. Do vậy khi viết mẫu tôi viết chậm, viết đúng theo quy tắc viết chữ, đối với những chữ viết khó ( hoặc nét nối )giáo viên phối hợp giảng giải về cách viết, phân tích và viết mẫu đoạn trích những nét đó ra phần bảng phụ, học sinh quan sát lại chữ mẫu và luyện tập thực hành. Từ đó giúp học sinh trau dồi kĩ năng viết chữ, học sinh tận mắt thấy tay viết, nghe tận tai cách viết và sẽ viết đúng, khi học sinh viết sai, giáo viên không viết đè lên mà viết chữ đúng ở bên cạnh để học sinh quan sát, nhận ra ưu, khuyết điểm để rút kinh nghiệm . + Rèn chữ viết cho học sinh ở tất cả các môn học: Đối với học sinh, sự nghiêm khắc của giáo viên về chất lượng chữ viết ở tất cả các môn học là cần thiết, nhiều em cứ nghĩ cần viết đẹp ở vở tập viết còn các môn học khác thì không cần. Vì thế giáo viên phải thực hiện rèn chữ viết cho học sinh một cách đồng bộ có như thế việc rèn luyện chữ viết mới được cũng cố thường xuyên. Trong những bài tập làm văn,chính tả, toán, giáo viên đều đưa tiêu chuẩn chữ viết,cách trình bày sạch sẽ để khuyến khích động viên học sinh viết cẩn thận cẩn thận khi làm bài . Bước 3: Hướng dẫn từng chi tiết cho học sinh. - Muốn học sinh viết đúng và đẹp, trước hết và chủ yếu phải có sự dạy dỗ nhiệt tình và đầy tâm huyết của giáo viên theo một phương pháp khoa học và kinh nghiệm đã được đúc kết, cùng với sự kèm cặp của phụ huynh học sinh thường xuyên sâu sát, sự nổ lực kiên trì của mỗi một học sinh. Do vậy, bản thân tôi không ngừng việc rèn viết chữ đúng và đẹp cho học sinh. - Để làm gương cho học sinh, chữ viết của giáo viên cần phải chuẩn mực khi chấm bài và ghi lời nhận xét vào bài làm, bài kiểm tra của học sinh, khi ghi sổ liên lạc cũng như khi viết bảng. - Khi viết bi phải ngồi ngay ngắn, không tì ngực vào bàn,lưng thẳng, đầu hơi cúi, mắt cáchvở khoảng từ 25cm đến 30cm. Tay phải cầm bút, tay trái tì nhẹ lên mép vở để giữ, hai chân để song song thoải mái. - Cách cầm bút: Học sinh cầm bút bằng ba ngón tay với độchắc vừa phải: Khi viết, dùng ba ngón tay di chuyển bút nhẹ nhàng, từ trái sang phải, còn bút nghiêng về bên phải, cổ tay, khuỷu tay và cánh tay cử dộng theo, mềm mại, thoải mái. - Cách để vở, xê dịch vở khi viết: Khi viết chữ đứng học sinh cần để vở ngay ngắn trước mặt. Nếu tập viết chữ nghiêng, tự chọn cần để vở hơi nghiêng sao cho mép vở phía dưới cùng với mép bàn tạo thành một góc khoảng 15 độ. Khi viết độ nghiêng của nét chữ cùng với mép bàn sẽ tạo thành một góc vuông 90 độ. Như vậy,để viết theo kiểu chữ đứng haykiểuchữ nghiêng,nét chữ luôn thẳng đứng trước mặt. - Khi viết bài tuyệt đối không nói chuyện, không được quay tới, quay lui, phải tập trung vào bài viết miệng nhẩm, tay viết và viết thật sạch, thật đẹp. * Nội dung thứ hai: Giúp các em giữ vở sạch. Bước 1: Hướng dẫn các em cách giữ vở đẹp. Tôi luôn quan tâm đến từng em học sinh trong lớp về cách giữ gìn sách vở sạch đẹp. Nhất là các em học sinh dân tộc bởi phần này thì các em rất yếu. Hầu như trong 8 em thì em nào cũng không biết cách bảo quản và giữ gìn sách vở sạch đẹp. Do vậy tôi thường phải đến tận từng em kiểm tra sách vở và hướng dẫn cách bảo quản. Từ bước bọc sách, dán nhãn cho đúng và đẹp cho đến việc giữu gìn. Bước 2: Tổ chức phong trào thi đua giữ vở sạch, viết chữ đẹp trong lớp: Bước này được xem là một trong những hoạt động sôi nổi nhất vừa giúp các em phấn đấu giữ vở sạch vừa tạo được không khí học tập vui nhộn, dfdoàn kết và biết cạnh tranh lành mạnh trong việc thi đua. Tôi phân công những em viết chữ đẹp kèm thêm hằng ngày cho bạn dân tộc ngồi bên cạnh, thành lập đôi bạn học tập để các em giúp đỡ lẫn nhau, các em rất vui vì thấy bạn tiến bộ và được cô khen. Cuối mỗi tháng, tôi lại tổ chức thi đua một lần để tuyên dương những em có vở sạch đồng thời động viên những em chưa đạt tiếp tục phấn đấu. Tôi cho học sinh trích quỹ lớp để mua phần thưởng tặng. Nhiều lúc tôi còn tự bỏ tiền túi để mua dụng cụ học tập như bút chữ A, thước kẻ để tặng các em. Bước 3: Phối hợp với phụ huynh học sinh: Đây là lực lượng xã hội quan trọng, vì khi trình độ dân trí ngày càng cao, nhiều phụ huynh học sinh hết sức chăm lo đến con em họ.Tôi thường xuyên gặp gỡ trao đổi để phụ huynh phối hợp nhắc nhở, tạo điều kiện tốt cho các em như : Chọn loại giấy vở, bút tốt, sắp xếp cho các em có góc học tập, kèm cặp cho các em rèn luyện thêm chữ viết ở nhà. Vì những vấn đề trao đổi với phụ huynh học sinh là cần thiết, thiết thực nên sự phối hợp với các bậc phụ huynh đã giúp ích rất nhiều cho việc nâng cao chất lượng chữ viết của học sinh lớp tôi. Bước 4: Tổ chức kiểm tra đánh giá việc giữ vở sạch, viết chữ đẹp của học sinh: Đối với lớp 2 vở luyện viết đúng, viết đẹp được viết vào buổi học thứ hai.Tôi thường xuyên kiểm tra, nhận xét đánh giá khích lệ các em viết tốt đồng thời nhắc nhở những em giữ vở chưa sạch. Động viên nhẹ nhàng những em tiến bộ chậm. Với công việc này, thời gian đầu tôi làm giám khảo nhận xét vở của từng học sinh và xếp theo các loại A, B, C. Sau đó các em được nắm được đầy đủ các tiêu chuẩn của một bộ vở sạch, chữ đẹp tôi để các em làm giám khảo. Mỗi tổ cử 1 người đại diện tham gia vào Ban giám khảo các em rất thích vì cũng, được nhận xét, được đánh giá người khác và điều đó kích thích các em thi đua, phấn đấu giữ vở sạch, viết chữ đẹp. c) Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp. Nhà trường quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất, đảm bảo đủ điều kiện để dạy 2 buổi/ngày. Giáo viên: xây dựng phong trào thi đua viết chữ đẹp và giữ vở sạch trong học sinh. Thường xuyên theo dõi, lựa chọn phương pháp dạy học cho phù hợp. Tạo môi trường học tập thoải mái, động viên khen ngợi học sinh kịp thời. Học sinh: Thái độ, động cơ học tập đúng đắn. Cơ sở vật chất của nhà trường như: ánh sáng, bàn ghế, bảng lớp phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi là điều kiện rất quan trọng để rèn chữ viết cho học sinh. d) Mối quan hệ giải pháp – biện pháp. Để những giải pháp trên có thể áp dụng được và hiệu quả cao hơn thì cần phải có sự phối hợp hài hòa giữa giáo viên, nhà trường và gia đình : Với nhà trường cần tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tiến hành thực hiện công tác giảng dạy một cách đầy đủ nhất, quan tâm đến tinh thần cũng như vật chất, mua sắm các thiệt bị dạy học đầy đủ để giáo viên có điều kiện giảng dạy đúng với kế hoạch đã đề ra. Với giáo viên cần có lòng nhiệt huyết với nghề nghiệp, thật sự yêu thương và gắn bó với các em, quan tâm và tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lý từng em để có những kế hoạch dạy học phù hợp.Thường xuyên đến thăm các gia đình phụ huynh học sinh để tìm hiểu, trao đổi với họ về việc học tập của các em, xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Với gia đình học sinh cần quan tâm chăm sóc đến học sinh, tạo điều kiện cho các em tham gia học tập đều đặn, theo dõi kịp thời những hành vi, thái độ của con em để trao đổi với giáo viên và tìm cách giải quyết. e) Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu Qua quá trình rèn luyện của học sinh cùng với sự chỉ dẫn của giáo viên thì việc “Rèn chữ - giữ vở” của học sinh dân tộc đã có sự tiến bộ rõ rệt. Kết quả khảo sát của lớp 2A đầu năm học 2014-2015 số liệu cụ thể như sau: Chữ đẹp cấp trường: 2/8 học sinh dân tộc. (chỉ được công nhận cấp trường chứ chưa có giải thưởng). Thi vở sạch: có 4/8 học sinh dân tộc được công nhận cấp trường về giữ vở sạch. Từ những kinh nghiệm “Vở sạch - chữ đẹp” tôi đã áp dụng vào công tác chủ nhiệm của mình đó là chủ nhiệm lớp 2A trong 2 năm liền. Sau khi thực nghiệm, tôi thấy rằng “Vở sạch - chữ đẹp” thật sự là một thử thách nhưng đem lại một kết quả tốt. Chữ viết của học sinh ngày một tiến bộ, dễ nhìn, cách trình bày sạch sẽ, khoa học và có tính thẩm mỹ. Vở được bao bọc cẩn thận, giữ gìn từ đầu năm học cho đến hết năm học. Với những biện pháp trên, bản thân tôi đã thu được những kết quả khả quan. Và đầu năm học 2015-2016 tôi tiếp tục áp dụng cho cả lớp chung và quan tâm nhiều hơn đến các em dân tộc. Đến nay tuy chưa có kết quả gữa năm nhưngqua kiểm tra tôi nhận thấy năm học này số lượng học sinh dân tộc viết chữ đẹp và giữ vở sạch đã tăng lên rất nhiều. đây là một kết quả đáng kích lệ. II.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Từ chỗ đầu năm nhiều em học sinh dân tộc viết quá xấu, chưa được thẳng hàng, dạng nhiều mẫu mực, vở giấy mực, quăn góc dần dần qua từng tháng các em đều biết giữ vở sạch, viết chữ đẹp, tốc độ viết đúng quy định, bản thân giáo viên khi dạy cũng thấy hứng thú, say sưa nâng cao giờ dạy tốt hơn.Qua những việc làm trên, tôi thấy học sinh ngày càng tiến bộ, phụ huynh rất phấn khởi, tin tưởng. Kết quả cuối học kì I năm học 2015-2016 như sau: * Kết quả cụ thể: Xếp loại Giai đoạn A B C SL TL SL TL SL TL Đầu năm 0 0% 2 25% 6 75% Giữa học kỳ I 1 12,5% 4 50% 3 37,5% Tôi đang phấn đấu vào cuôi năm học 2015-2016 lớp tôi sẽ không còn học sinh dân tộc xếp loại C. Tham gia thi về giữ vở sạch, viết chữ đẹp cấp trường và cấp huyện đạt kết quả cao. Với nhận thức sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc rèn luyện chữ và giữ vở sạch, trước hết đòi hỏi mỗi người giáo viên phải luôn tự nhủ lòng kiên trì, chịu khó, sự tận tâm tỉ mỉ, năng nổ, nhiệt tình, luôn quan tâm, sâu sát giáo dục các em một cách thường xuyên, liên tục không vội vàng trách cứ các em hay nản lòng và đặc biệt hết lòng vì học sinh thân yêu . Đối với giáo viên, phải không ngừng tự rèn luyện chữ viết của mình, cần viết chữ mẫu mực, bằng những phương pháp thích hợp, nhẹ nhàng, không khoa trương lý thuyết cao đạo mà sát thực tiễn từ lời nói, cử chỉ, hành động cụ thể, thân mật, luôn xứng đáng là một người “giáo viên chuẩn ” làm tấm gương sáng cho học sinh noi theo . III. KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ III.1 Kết luận Đề tài: “Những bước cơ bản của giáo viên giúp học sinh dân tộc lớp 2 Giữ vở sạch - rèn chữ đẹp” đã được hoàn thiện nội dung nghiên cứu và đã được thực hiện 2 giai đoạn độc lập. Giai đoạn 1: Tiến hành thử nghiện nội dung nghiên cứu tại lớp 2A, kết quả cho thấy một số thay đổi rõ rệt. Tuy chưa phải là một kết quả như mong đợi bởi đối tượng là học sinh dân tộc thì không thể áp dụng trong ngày một ngày hai mà cần phải có thời gian thực hiện. Giai đoạn 2: Tiến hành thực hiện đại trà trên một số lớp thuộc các khối 1 và khối 3. Kết quả cho thấy có nhiều em đã viết đẹp hẳng lên. Các em thích thú rèn luyện và thái độ học tập rất tích cực. Tuy đây chưa phải là một công trình nghiên cứu hoàn hảo mà chỉ là một vài kinh nghiệm nhỏ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Tôi mong sau này sẽ có nhiều nội dung nghiên cứu hay hơn và chất lượng hơn./. III.2 Ý kiến đề xuất - Nhà trường cần đầu tư cơ sở vật chất như một số bàn ghế cho học sinh ngồi rèn luyện chữ viết đúng tư thế. - Giáo viên cần kiên trì tận tụy hơn nữa đối với việc rèn luyện chữ viết đẹp cho các em. Trên đây là một vài kinh nghiệm của tôi qua nhiều năm liền giảng dạy lớp 2. Tôi rất mong nhận được sự bổ sung, góp ý của Ban giám hiệu nhà trường và các đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn. Ea Púk, ngày 18 tháng 11 năm 2015 Người thực hiện Hà Thị Anh TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách giáo viên Tiếng việt lớp 2 Vở Tập viết lớp 2 Sách dạy Tập viết ở Tiểu học MỤC LỤC NHAÄN XEÙT CUÛA HOÄI ÑOÀNG KHOA HOÏC GIAÙO DUÏC * CAÁP CÔ SÔÛ : * CAÁP HUYEÄN : MỤC LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU Trang 1 I.1. Lý do chọn đề tài : Trang 1 I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ đề tài : Trang 2 I.3. Đối tượng nghiên cứu: Trang 3 I.4. Giới hạn và Phạm vi nghiên cứu : Trang 3 I.5. Phương pháp nghiên cứu. Trang 3 II. PHẦN NỘI DUNG Trang 4 II.1. Cơ sở lý luận: Trang 4 II. 2. Thực trạng: Trang 5 a. Thuận lợi – Khó khăn: Trang 5 b. Thành công Hạn chế: Trang 6 c. Mặt mạnh – Mặt yếu: Trang 7 d. Các nguyên nhân: Trang 8 e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra Trang 9 II. 3. Một số giải pháp : Trang 10 a. Mục tiêu của giải pháp: Trang 10 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp: Trang 10 c. Điều kiện thực hiện giải pháp: Trang 13 d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp: Trang 13 e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu: Trang 13 II. 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm: Trang 14 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Trang 15 1. Kết luận : Trang 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 16 NHAÄN XEÙT CUÛA HOÄI ÑOÀNG KHOA HOÏC GIAÙO DUÏC Trang 17 MỤC LỤC: Trang 18
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_nhung_buoc_co_ban_cua_giao_vien_giup_h.doc