Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giảng dạy Luyện từ và câu Lớp 4
- Xuất phát từ mục tiêu của môn Tiếng Việt ởtrường tiểu học nhằm:
+ Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy.
+ Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài.
+ Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Phân môn Luyện từ và câu cung cấp những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và rèn luyện kỹ năng dùng từ, đặt câu (nói, viết), kỹ năng đọc cho học sinh. Khác với các lớp dưới, ở lớp 4 bắt đầu có những tiết học dành riêng để trang bị kiến thức cho học sinh, giúp học sinh:
Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ và trang bị cho học sinh mộtsố hiểu biết sơ giản về từ và câu.
Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu.
Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu; có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giảng dạy Luyện từ và câu Lớp 4

nh từ riêng ); vua / Lê Lợi ( vua là danh từ chung ; Lê Lợi là danh từ riêng ). Học sinh khó nói được ý nghĩa khái quát của từng từ, khó diễn đạt rõ ý nghĩa. Biện pháp khắc phục: Giáo viên gợi ý: + Trong hai từ “sông” và “ Cửu Long” thì từ nào là tên chung để chỉ những dòng nước chảy tương đối lớn mà không chỉ cụ thể một dòng nước nào cả? Và từ nào tên một dòng sông cụ thể ? + Trong hai từ “ vua” và “Lê Lợi” thì từ nào là tên chung để chỉ những người đứng đầu nhà nước phong kiến? Và từ nào tên riêng của một vị vua? Bài tập 3: Cách viết các từ trên có gì khác nhau? So sánh a với b. So sánh c với d. Mục đích: Học sinh so sánh được cách viết các từ :sông- Cửu Long, vua- Lê Lợi Phần 2: Ghi nhớ. Danh từ chung là tên của một loại sự vật. Danh từ riêng là tên riêng của một sự vật. Danh từ riêng luôn được viết hoa. Khó khăn: Học sinh khó nêu lên được định nghĩa danh từ chung, danh từ riêng. Biện pháp khắc phục: Dùng phiếu tổ chức hoạt động nhóm. Hãy viết tiếp vào chỗ chấm: Tên của một loại sự vật gọi là.......................... Tên riêng của một sự vật gọi là......................... Danh từ luôn luôn được viết hoa. Học sinh nêu kết quả, sau đó đọc ghi nhớ trong sách giáo khoa. Phần 3: Luyện tập: có 2 bài tập. Bài tập 1: Tìm các danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn sau: Chúng tôi đứng ttrên núi Chung. Nhìn sang trái là dòng sông Lam uốn khúc theo dãy núi Thiên Nhẫn. Mặt sông hắt ánh nắng chiếu thành một đường quanh co trắng xoá. Nhìn sang phải là dãy núi Trác nối liền với dãy núi Đại Huệ xa xa. Trước mặt chúng tôi, giữa hai dãy núi là nhà Bác Hồ. Theo Hoài Thanh và Thanh Tịnh Mục đích: Dựa vào dấu hiệu để nhận biết danh từ chung, danh từ riêng trong đoạn văn để củng cố kiến thức vừa học. Khó khăn: Một số nhầm lẫn giữa danh từ chung với tiếng đầu câu được viết hoa, đó là từ “Chúng”; từ “Nhìn”; tìm thiếu các danh từ “ánh”, “cái”, “phải”, “giữa”, “trước”. Biện pháp khắc phục: + Giáo viên lưu ý học sinh các tiếng đầu câu người ta viết hoa cần phải xem có phải danh từ không? + Người ta gọi nắng bằng gì? (ánh) + Chỉ vị trí trong không gian người ta dùng những từ nào? Bài tập 2: Viết họ và tên 3 bạn nam và 3 bạn nữ trong lớp em. Họ và tên các bạn ấy là danh từ chung hay danh từ riêng? Vì sao? Mục đích: Học sinh nắm được quy tắc viết hoa danh từ riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế. Khó khăn: Học sinh còn lúng túng. Biện pháp khắc phục: Giáo viên viết mẫu tên hai bạn 1 nam và 1 nữ. Bài "Chủ ngữ trong câu kể “Ai làm gì?”". Cấu trúc: 3 phần, có 7 bài tập. Nội dung từng phần: Phần 1: Nhận xét: (Gồm 1 đoạn văn và 4 bài tập) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: " Một đàn ngỗng vươn dài cổ, chúi mỏ về phía trước, định đớp bọn trẻ. Hùng đút vội khẩu súng gỗ vào túi quần, chạy biến. Thắng mếu máo nấp vào sau lưng Tiến, Tiến không có súng, cũng chẳng có kiếm. Em liền nhặt một cành xoan, xua đàn ngỗng ra xa. Đàn ngỗng kêu quàng quạc, vươn cổ chạy miết." Theo Tiếng Việt 2 -1998 Bài tập 1:Tìm các câu kể Ai làm gì ? trong đoạn văn trên. Bài tập 2: Xác định chủ ngữ trong mỗi câu vừa tìm được. Mục đích: Học sinh xác định đúng câu kể Ai làm gì? và chủ ngữ. Khó khăn: Học sinh khó hiểu cụm từ “ câu kể Ai làm gì? ” và khó tìm ra chủ ngữ. Biện pháp khắc phục: Giáo viên gợi ý bàng cách nêu câu hỏi: “ Các câu đó kể về điều gì? ”. Làm mẫu một câu. Bài tập 3: Nêu ý nghĩa của chủ ngữ. Mục đích: Học sinh nêu được ý nghĩa của chủ ngữ. Khó khăn: Học sinh đọc yêu cầu không hiểu ý nghĩa là cái gì? Biện pháp khắc phục: Hãy cho biết các chủ ngữ trên chỉ người hay con vật? Sau đó nói rõ đó chính là ý nghĩa của chủ ngữ trong câu. Bài tập 4: Cho biết chủ ngữ của các câu trên do kết hợp từ ngữ nào tạo thành. Chọn ý đúng. Do danh từ và các từ kèm theo nó (cụm danh từ) tạo thành. Do động từ và các từ kèm theo nó (cụm động từ) tạo thành. Do tính từ và các từ kèm theo nó (cụm tính từ) tạo thành. Mục đích: Hiểu cấu tạo và ý nghĩa của bộ chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì? Khó khăn: Học sinh khó xác định đâu là danh từ và đâu là cụm danh từ mà chỉ nói chung là danh từ, “một đàn ngỗng”, “đàn ngỗng” học sinh cho là danh từ chứ không phải là cụm danh từ làm chủ ngữ. Biện pháp khắc phục: Giáo viên dùng biện pháp tách từ “một/đàn/ ngỗng”, “đàn / ngỗng”. Từ đó học sinh nhận thấy các chủ ngữ trên do 3 danh từ và 2 danh từ tạo thành nhiều hơn một danh từ nên người ta nói là cụm danh từ.` Phần 2: Ghi nhớ. Trong câu kể Ai làm gì?, chủ ngữ chỉ sự vật (người, con vật, hay đồ vật, cây cối được nhân hoá) có hoạt động được nói đến ở vị ngữ. Chủ ngữ thường do danh từ (hoặc cụm danh từ) tạo thành. Phần 3: Luyện tập (có 3 bài tập) Bài 1: Đọc lại đoạn văn sau. Cả thung lũng như một bức tranh thuỷ mặc. Những sinh hoạt của ngày mới bắt đầu. Trong rừng, chim chóc hót véo von. Thanh niên lên rẫy. Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước. Em nhỏ đùa vui trước nhà sàn. Các cụ già chụm đầu bên những ché rượu cần. Theo Đình Trung Tìm các câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn trên. Xác định chủ ngữ của từng câu vừa tìm được. Mục đích: Học sinh củng cố lí thuyết ở phần ghi nhớ. Khó khăn: Học sinh trung bình trở xuống xác định không đúng các câu 3,4,5,6,7 là câu kể mà xác định lộn xộn, lung tung. Biện pháp: Giáo viên giải thích rõ thêm các câu kể là những câu nói đến người, con vật như chim chóc ... và có gắn với các động từ chỉ hoạt động còn các câu khác không phải là câu kể Ai làm gì? Bài 2: Đặt câu với các từ ngữ sau làm chủ ngữ: Các chú công nhân Mẹ con Chim sơn ca Mục đích: Học sinh biết đặt câu với bộ phận chủ ngữ cho trước. Khó khăn: Học sinh đặt câu rất chậm, ở câu a học sinh lúng túng khó hiểu các chú công nhân thường làm những công việc gì? Biện pháp khắc phục: Giáo viên gợi ý “Các chú công nhân thường làm những công việc gì ?” cho những học sinh khá trả lời ( VD: chạy máy; sửa chữa; khai thác;...) Bài 3: Đặt câu nói về hoạt động của từng nhóm người hoặc vật được miêu tả trong bức tranh bên. Mục đích: Học sinh biết đặt câu. Khó khăn: Học sinh lúng túng nếu như không có sự hỗ trợ của giáo viên vì học sinh chủ yếu là học sinh trung bình trở xuống nên rất yếu trong đặt câu. Biện pháp: Nêu câu hỏi để học sinh nêu lên từng nhóm người (nông dân, các bạn học sinh, chú lái máy); vật (máy cày) và hỏi “ nông dân đang làm gì?” “Các bạn học sinh đang làm gì?”... Với cách làm này học sinh rất dễ đặt câu đúng. * Riêng với bài dạy này có đến 7 bài tập ở hai phần Nhận xét và Luyện tập theo chúng tôi là quá nhiều đối với học sinh vùng này nên chúng tôi giảm bớt bài tập 3 ở phàn luyện tập mà chỉ tập trung hoàn thành tốt ở bài tập 1 và bài tập 2, còn bài tập 3 dành cho dạy học buổi 2. Bài "Chủ ngữ trong câu kể “Ai thế nào?” " Cấu trúc: 3 phần, có 5 bài tập. Nội dung từng phần. Phần 1: Nhận xét (có 3 bài tập) Bài tập1: Tìm các câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn sau: Ngày 2 tháng 9 năm 1945. Hà Nội tưng bừng màu đỏ. Cả một vùng trời bát ngát cờ, đèn và hoa. Những dòng người từ khắp các ngả tuôn về vườn hoa Ba Đình. Các cụ già vẻ mặt nghiêm trang. Những cô gái thủ đô hớn hở, áo màu rực rỡ. Theo Võ Nguyên Giáp Mục đích: Cung cấp ngữ liệu để học sinh tìm được các câu kể Ai thế nào? Khó khăn: Học sinh xác định khó đúng các câu kể Ai thế nào? vì nắm không chắc kiểu câu kể Ai thế nào? Biện pháp: Gợi ý các câu kể Ai thế nào? Là những câu kể không kể về hoạt động làm gì của người hoặc vật và giáo viên nêu câu hỏi để làm mẫu, đó là “Hà Nội như thế nào?” để học sinh trả lời “Hà Nội tưng bừng màu đỏ.” Và kết luận đó là câu kể Ai thế nào? và nhấn mạnh “Ai” ở đây là “Hà Nội”. Bài tập 2: Xác định chủ ngữ của những câu vừa tìm được. Mục đích: Giúp học sinh xác định được chủ ngữ trong các câu kể Ai thế nào? tìm được ở bài tập1. Khó khăn: Cách học sinh đặt câu hỏi để tìm chủ ngữ còn lúng túng, nhiều em không tìm đúng chủ ngữ ,tự đặt câu hỏi và trả lời để xác định chủ ngữ cũng yếu. Biện pháp: + Hỏi: .ở đâu tưng bừng màu đỏ? + Trả lời: Hà Nội. Kết luận: Gạch chân từ “Hà Nội” là chủ ngữ. Sau đó cho học sinh hoạt động theo cặp (1em khá hoặc 1em trung bình với 1em trung bình yếu trở xuống) yêu cầu em khá hoặc trung bình hỏi em học yếu và gợi ý trả lời; sau đó cho em yếu hỏi lại. Bài tập 3: Chủ ngữ trong các câu trên biểu thị nội dung gì? Chúng do những từ ngữ nào tạo thành? Mục đích: Giúp học sinh nắm được ý nghĩa của chủ ngữ biểu thị nội dung gì? Khó khăn: Học sinh hầu như là không hiểu nội dung yêu cầu của bài tập, rất khó diễnđạt. Biện pháp: Tách thành hai bài tập,cho học sinh làm theo nhóm bốn. Em hãy cho biết? Đặc điểm, tính chất ở vị ngữ Của sự vật nào Câu 2:......................................... ............................... Câu 4: ...................................... ............................... Câu 5: ........................................ ............................... Vậy Chủ ngữ của các câu đều chỉ. có đặc điểm, tính chất nêu ở vị ngữ. Chủ ngữ Là do danh từ riêng hay do nhiều danh từ tạo thành Hà Nội ...................................... Cả một vùng trời ...................................... Các cụ già ...................................... Những cô gái thủ đô ...................................... Phần 2: Ghi nhớ. Chủ ngữ của ncâu kể Ai thế nào? chỉ những sự vật có đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái được nêu ở vị ngữ. Chủ ngữ thường do danh từ (hoặc cụm danh từ) tạo thành. - Biện pháp: Dựa vào bài tập 3 ở phần nhận xét đã tách thành 2 bài tập nhỏ để rút ra ghi nhớ. Phần 3: Luyện tập (có 2 bài tập) Bài tập 1: Tìm chủ ngữ của các câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn dưới đây: (1) Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao!(2) Màu vàng trên lưng chú lấp lánh.(3) Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng.(4) Cái đầu tròn và hai mắt long lanh như thuỷ tinh.(5) Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu.(6) Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ.(7) Bốn cánh khẽ rung rung như còn đang phân vân. Nguyễn Thế Hội Mục đích: Học sinh xác định đúng chủ ngữ trong các câu kể Ai thế nào? (3,4,5,6,8). Khó khăn: + Học sinh xác định đúng câu kể Ai thế nào? khó hơn xác định chủ ngữ vì chúng tôi thấy học sinh cho câu 2 và câu 7 cũng là câu kể Ai thế nào? + Câu “ Màu vàng trên lưng chú lấp lánh” học sinh xác định chủ ngữ không đầy đủ vì chủ ngữ là một cụm từ cho nên có em cho “màu vàng” là chủ ngữ, có em cho “lưng chú” là chủ ngữ. Biện pháp khắc phục: + Hỏi học sinh cuối câu câu 2 có dấu gì? và sau khi học sinh trả lời, giáo viên nói cho học sinh biết đó là câu cảm sau sẽ học. Cho học sinh đọc câu 7 và hỏi “Chú chuồn chuồn đang làm gì?”, sau khi học sinh trả lời gợi ý các em kết luận đó là câu kể Ai làm gì? + Hỏi “Cái gì lấp lánh” dẫn dắt học sinh trả lời để tìm chủ ngữ cho đầy đủ là “Màu vàng trên lưng chú”. Bài tập 2: Viết một đoạn văn khoảng 5 câu về một loại trái cây mà em thích, trong đoạn văn có dùng câu kể Ai thế nào? Mục đích: Học sinh viết được một đoạn văn có dùng câu kể Ai thế nào? Khó khăn: Vẫn là học sinh viết không đúng câu và không có sự liên kết giữa các câu trong đoạn văn. Biện pháp khắc phục: Giáo viên nêu một số câu hỏi để yêu cầu học sinh suy nghĩ và trả lời: + Loại quả nào em thích ăn nhất và đã được ăn rồi ? + Nó có hình gì ? + Vỏ có màu như thế nào? Có đẹp không ? + Mùi thơm có dễ chịu không ? Sau đó mời một em khá trả lời trước lớp, rồi yêu cầu cả lớp làm việc. Qua việc áp dụng các biện pháp như đã phân tích và trình bày ở trên, tôi thấy đã mang lại cho học sinh kết quả rõ rệt. Kết quả đó đã được minh chứng qua lần khảo sát sau (học kỳ II): Số học sinh Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành SL TL SL TL SL TL 62 30 48.3% 32 51.5% 0 0 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận chung Việc cung cấp cho học sinh kiến thức kĩ năng dùng từ đặt câu sự dụng từ ngữ trong giao tiếp là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Trong đó việc hiểu từ và sự dụng từ trong phân môn Luyện từ và câu là yếu tố gần như chi phối toàn bộ các phân môn của Tiếng Việt. Để dạy tốt Luyện từ và câu (đặc biệt ở lớp 4) quả là gặp nhiều khó khăn. Muốn vậy giáo viên phải tổ chức các việc làm, hành động, thao tác cụ thể để khả năng tác động kiến thức tới học sinh một cách tốt nhất, các em tiếp thu, lĩnh hội kiến thức nhanh và đúng. Giờ dạy Luyện từ và câu phải được xây dựng thành một hệ thống việc làm mà khi thực hiện nó sẽ đem đến cho các em hiệu quả cao. Giáo viên có những biện pháp giúp học sinh hiểu bài (hiểu từ - biết cách sự dụng từ hay đặt được câu......) trước hết giáo viên phải nắm được mục tiêu của từng bài dạy, cụ thể hóa ở từng bài tập, lường trước những khó khăn có thể xẩy ra và có kế hoạch, biện pháp khắc phục. Nhằm đạt mục tiêu trong dạy học môn Tiếng Việt 4, tôi nhận thấy dạy cho các em hiểu vốn từ ngữ trong phân môn Luyện từ và câu là đã giúp cho các em học tốt các phân môn còn lại như: Tập đọc, Tập làm văn và đặc biệt là các em biết cách sự dụng ngôn ngữ trong giao tiếp. Thông qua các bài tập Luyện từ và câu học sinh được cung cấp thêm vốn từ ngữ, vốn diễn đạt, những hiểu biết sơ giản về Tiếng Việt từ đó nâng cao trình độ Tiếng Việt cho học sinh và là tiền đề cho các em học lên lớp trên. Trong quá trình giảng dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 4, tôi đã gặp không ít khó khăn từ đó tôi đã mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm của mình khi dạy một số bài khó trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4. Mong rằng sáng kiến này được bổ sung và hoàn thiện hơn để áp dụng rộng rãi trong quá trình dạy học, nhằm tăng thêm hiệu quả lao động sư phạm của người giáo viên khi giảng dạy môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học nói chung và giảng dạy phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4 nói riêng. Bài học kinh nghiệm Trong quá trình giảng dạy phân môn Luyện từ và câu Lớp 4 , bản thân tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm không chỉ riêng đối với những bài dạy khó, mà còn vận dụng đối với tất cả các bài dạy. Tôi thiết nghĩ để hoàn thành tốt việc giảng dạy Luyện từ và câu lớp 4 cần có các bước sau: Xác định mục đích. Lường trước những khó khăn có thể gặp. Kế hoạch biện pháp khắc phục. Với các bước trên khồng chỉ xác định ở từng bài dạy mà cần xác định rõ cụ thể hóa ở từng phần, từng bài tập cụ thể trong bài dạy. Để làm được điều đó yêu cầu người giáo viên phải có sự đầu tư lớn , có tâm huyết với nghề và chắc chắn rằng các em sẽ tiếp thu bài tốt không riêng gì đối tượng học sinh khá giỏi mà con đối với học sinh yếu. Từ đó chất lượng giáo dục sẽ tốt hơn. Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm này là do tôi viết, không sao chép ở bất cứ đâu. Nếu sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Hà Nội, ngày 10 tháng 04 năm 2018 Người viết sáng kiến Lê Thanh Hương TÀI LIỆU THAM KHẢO Chương trình tiểu học (Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2001/ QĐ-BGD&ĐT ngày 9 tháng 11 năm 2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo), Nhà xuất bản giáo dục. Luật Giáo dục năm 1998 Phương pháp dạy học các môn học ở Tiẻu học, Nhà xuất bản giáo dục. Phương pháp dạy học các môn học ở lớp 4, tập 2, Nhà xuất bản giáo dục. Sách giáo viênTiếng Việt 4, tập 1 và tập 2; Nhà xuất bản giáo dục Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tiểu học, chu kì III (2003-2007) tập2, Nhà xuất bản giáo dục. Tiếng Việt 4, tập 1 và tập 2, Nhà xuất bản giáo dục.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_giang_day_luyen_tu.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giảng dạy Luyện từ và câu Lớp 4.pdf