Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng đọc hiểu cho học sinh Lớp 4 qua phân môn Tập đọc
Cơ sở lí luận:
a. Văn học và việc đọc hiểu của học sinh lớp 4 qua phân môn Tập đọc:
Văn học phản ánh cuộc sống của con người trong tác phẩm văn học. Nó phản ánh chân thực cuộc sống và khái quát giá trị cuộc sống. Văn học giúp con người sống có ý thức hơn, hiểu nhau hơn và mạnh mẽ hơn. Sách phản ánh cuộc sống đa dạng và phong phú của con người. Sách hướng dẫn các em đến chân trời mới lạ, giúp các em khám phá được thế giới và tự hoàn thiện chính mình về tâm hồn, trí tuệ và nhân cách. Chính vì vậy mà khi nói về văn học nhà văn M.X Gorki có nói: “Văn học là nhân học”.
- Đọc hiểu là một quá trình nhận biết những gì tinh tế nhất bằng những rung động, cảm nhận sâu sắc, tinh tế của bản thân mình. Đọc hiểu là quá trình cảm nhận riêng rất riêng của mỗi con người.
- Đọc hiểu cần đến sự nhạy cảm tinh tế của tâm hồn để cảm nhận hết tư tưởng, tình cảm mà tác giả gửi gắm qua tác phẩm. Qua đó người đọc thấy được cái hay, hiểu được tác phẩm và cảm nhận được vẻ đẹp của nó.
b. Quan điểm về vấn đề dạy văn cho học sinh Tiểu học :
Nhiệm vụ và chức năng của môn Tiếng Việt là dạy tiếng và dạy văn. Quan điểm của chương trình là: Lấy văn làm cơ sở dạy tiếng vừa để làm công cụ tư duy và giao tiếp, phục vụ cho việc học văn. Nhờ đó học sinh học tiếng vững chắc hơn và học văn sẽ đạt hiệu quả hơn.
Trong hoạt động tư duy, giao tiếp xã hội, con người sử dụng tiếng nói làm công cụ. Khi tiếng nói( ngôn ngữ) ấy được đưa vào sử dụng trong giao tiếp thì nó trở thành văn: văn nói và văn viết.
Phân môn Tập đọc trong nhà trường có chức năng là dạy cho học sinh khả năng lĩnh hội, đọc hiểu được văn bản viết và văn bản nói ấy qua các hoạt động nghe và đọc. Như vậy, cần phải thực hiện một cách hài hòa, lôgic quá trình hoạt động thống nhất của khâu dạy tiếng trong việc dạy văn mới đem lại cho văn có tính chất quyết định nhất trong việc phát triển ngôn ngữ và tư duy, xây dựng nhân cách và bồi dưỡng tâm hồn tươi đẹp, trong sáng cho học sinh.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng đọc hiểu cho học sinh Lớp 4 qua phân môn Tập đọc

ảm của tác giả : Mỗi tác phẩm văn học là một thông điệp của nhà văn gửi tới bạn đọc. Người đọc cần phải cảm nhận được thông điệp đó mới thực sự thấu hiểu tác phẩm. Sách Tiếng Việt 4 đã chú ý tới việc luyện cho hoc sinh biết chia sẻ cảm xúc, tâm tình với tác giả và ý thức tìm hiểu khám phá những điều tác giả gửi gắm trong tác phẩm. Nhiều câu hỏi của bài Tập đọc yêu cầu học sinh bộc lộ cảm nhận của mình về tâm trạng, cảm xúc, thái độ, nỗi lòng của nhà văn, nhà thơ. Ví dụ: + Tác giả của bài văn đã làm gì để động viên cậu bé Lái trong ngày đầu đến lớp? Tại sao tác giả lại chọn cách như vậy? ( Đôi giày ba ta màu xanh- TV4/1). + Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào? ( Đường đi Sa Pa- TV4/2). Qua những câu hỏi như trên, sách giáo khoa đã bước đầu hình thành ở học sinh năng lực đồng cảm, chia sẻ với những nỗi niềm, những tâm sự của tác giả nói riêng và của mọi người xung quanh các em nói chung. e. Hiểu ý nghĩa, giá trị của tác phẩm: Sự tồn tại cuả mỗi tác phẩm trong cuộc đời bao giờ cũng mang một ý nghĩa riêng, giá trị riêng. Yêu cầu học sinh tìm hiểu được ý nghĩa, giá trị của tác phẩm được học là muốn từng bước rèn cho các em khả năng khái quát hoá văn bản học tập, đây là một thao tác tư duy rất cần thiết với mỗi người trong quá trình học tập và trong cuộc sống. Với học sinh lớp 4, chương trình sách giáo khoa đưa ra những câu hỏi phù hợp với lứa tuổi và trình độ nhận thức của trẻ, chỉ yêu cầu học sinh trả lời ở mức đơn giản, phù hợp với nội dung bài học. Ví dụ: : - Nêu ý nghĩa của bài thơ ? (Bài thơ về Tiểu đội xe không kính- TV4/2). - Câu chuyện giúp em hiểu những gì về các nhà thám hiểm?( Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất- TV 4- tập 2) Như vậy: Người giáo viên cần tạo điều kiện hết mức để trẻ em có thể tiếp cận cũng như trực tiếp tham gia đọc hiểu văn học ngay từ những năm còn ở Tiểu học. Chúng ta cần tôn trọng các suy nghĩ, cảm xúc ngây thơ nhưng thực sự của trẻ để trẻ phát triển tốt nhất về mặt trí tuệ và tâm hồn. 2. Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh luyện đọc trong giờ Tập đọc: a. Đọc thành tiếng: Đọc thành tiếng để củng cố kĩ năng đọc đúng: giáo viên nghe học sinh đọc sau đó nhận xét, gợi ý và hướng dẫn về cách phát âm, cách ngắt nghỉ, tốc độ đọc giúp học sinh có khả năng đọc tốt hơn. - Đối với văn bản nghệ thuật: Giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm thông qua việc dẫn dắt, gợi mở học sinh thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với hình ảnh, cảm xúc trong bài trong bài văn, đoạn kịch hay bài thơ. Đọc diễn cảm còn phụ thuộc vào sự cảm nhận riêng của từng cá nhân học sinh. - Đối với văn bản khác: giáo viên cần hướng dẫn học sinh xác định ngữ điệu sao cho phù hợp với mục đích thông báo của văn bản, khắc phục tình trạng đọc thiên về hình thức hoặc đọc diễn cảm tuỳ tiện. Giáo viên tổ chức luyện đọc thành tiếng qua nhiều hình thức: Đọc cá nhân( đọc riêng lẻ, đọc nối tiếp từng câu, đoạn,); đọc đồng thanh khi cần thiết trong trường hợp cần khắc sâu ấn tượng về nhịp điệu đọc của đoạn văn, bài thơ. Thay đổi hoạt động trong giờ học, tạo không khí hào hứng cho lớp học. Tổ chức cho học sinh đọc phân vai( phối hợp nhiều học sinh đọc và mỗi học sinh diễn tả được một trạng thái tâm lí của một nhân vật). b. Đọc thầm Đọc thầm với tốc độ nhanh và hiệu quả cao: nắm bắt đúng, đủ thông tin cơ bản, đọc hiểu tốt nghệ thuật trong thời gian ngắn. Đây là mục đích yêu cầu cơ bản của hoạt động đọc nói đúng. Đọc thầm để tìm hiểu bài theo yêu cầu đề ra (trả lời câu hỏi hoặc thực hiện bài tập ngắn). Đọc thầm( đọc lướt) để nắm nội dung, tóm tắt nội dung, ý chính, chọn ý cho phù hợp Giáo viên cần từng bước đề ra nhiệm vụ hay yêu cầu từ dễ đến khó cho học sinh làm quen dần với cách đọc thầm nhanh Giáo viên cần luyện đọc cho học sinh đọc thầm nhanh có hiệu quả cao nhất để học sinh nắm được nội dung bài. 3. Biện pháp 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài có hiệu quả. Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nhằm mục đích trau dồi kĩ năng đọc - hiểu nắm bắt thông tin, góp phần nâng cao năng lực đọc hiểu và tạo cơ sở cho học sinh luyện đọc diễn cảm. - Nêu rõ câu hỏi, định hướng cho học sinh đọc thầm( đoạn, cả bài); trả lời đúng nội dung yêu cầu của câu hỏi. + Quá trình tìm hiểu bài, giáo viên cần yêu cầu học sinh giải nghĩa từ ngữ để hiểu nội dung bài, ý nghĩa bài học. Khi tiếp xúc với văn bản từ bước luyện đọc , để tìm hiểu nội dung bài học học sinh cần hiểu nghĩa các từ khó. Việc tìm hiểu từ ngữ được thực hiện nhẹ nhàng, kết hợp với luyện đọc vừa giúp cho học sinh đọc tốt và chuẩn bị cho việc tìm hiểu bài được thuận lợi. VD: Trong bài “ Dòng sông mặc áo” của Nguyễn Trọng Tạo - TV4/2 . Câu hỏi 3: Cách nói “dòng sông mặc áo” có gì hay? Đây chính là biện pháp nghệ thuật nhân hóa trong bài đã nhân hóa dòng sông như một con người với cách thay đổi màu sắc theo dòng thời gian và cũng có tâm trạng vui vẻ, phấn khởi như người được mặc lên mình những bộ áo mới đẹp nhằm ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương. Giảng từ “ hây hây”- màu đỏ phơn phớt nhưng chứa đựng sự vui vẻ, tươi tắn xen lẫn sự tự tin... 4. Biện pháp 4: Khuyến khích đọc diễn cảm có sáng tạo: Việc yêu cầu đọc diễn cảm như thế nào để phát huy tính tính tích cực và sáng tạo cuả học sinh là một vấn đề quan tâm trong giờ Tập đọc. Một trong những biện pháp hiệu quả là để bồi dưỡng đọc hiểu là đọc diễn cảm có sáng tạo. Hướng dẫn học sinh luyện tập để từng bước đạt yêu cầu theo các mức độ từ thấp đến cao như sau: - Biết nhấn giọng ở các từ ngữ quan trọng ( từ ngữ gợi tả , gợi cảm, từ làm nổi bật ý chính,... - Biết thể hiện ngữ điệu ( sự thay đổi về tốc độ, cao độ, trường độ, cường độ,.) phù hợp với từng loại câu: câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm. - Biết đọc phân biệt lời kể của tác giả với lời nhân vật. - Biết đọc phân biệt lời nhân vật phù hợp với lứa tuổi, tính cách( già, trẻ, người tốt, người xấu,...) - Biết sử dụng ngữ điệu phù hợp với tình huống miêu tả trong văn bản hay thái độ cảm xúc cuả tác giả ( vui, buồn, giận giữ,....) 5. Biện pháp 5: Bồi dưỡng trang bị kiến thức về văn học cho học sinh: Đọc hiểu tác phẩm văn học phụ thuộc rất nhiều vào vốn sống của học sinh nên muốn bồi dưỡng năng lực trước tiên phải bồi dưỡng vốn sống cho các em. Khi có vốn sống các em mới có khả năng liên tưởng để tiếp nhận tác phẩm . Bên cạnh việc tổ chức quan sát, tham quan chúng ta cần tổ chức các buổi ngoại khoá về Tiếng Việt, văn học như: Nghe nói chuyện về các nhà thơ, nhà văn, về các anh hùng liệt sĩ; tổ chức ngâm thơ, đọc thơ, thi đọc diễn cảm, thi kể chuyện, sưu tầm văn học, thi đóng trò chơi trong phân môn Tiếng ViệtTừ đó vốn sống của trẻ cũng được bồi dưỡng một cách gián tiếp. 6. Biện pháp 6: Vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học trong giờ Tập đọc nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. a.Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học trong giờ Tập đọc: Muốn dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của người học, giáo viên cần phải tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh nhằm mục đích: - Huy động khả năng của từng học sinh để khám phá, tìm tòi ra nội dung của bài Tập đọc. - Tạo điều kiện và có phương tiện để học sinh phát hiện ra các tình huống và có cách giải quyết các tình huống đó theo hướng tích cực. - Phát triển năng lực của mỗi cá nhân, tạo cho các em có niềm tin, hứng thú và sự say mê trong học tập. b.Sử dụng có hiệu quả các đồ dùng trực quan: Trùc quan là các yếu tố có khả năng tác động đến tất cả các giác quan của học sinh trong giờ học. - Tài liệu học tập ( văn bản, câu hỏi, hình thức trình bày bài trong sách giáo khoa) đây là trực quan đầu tiên có tác dụng không nhỏ đối với học sinh. - Tranh ảnh, vật mẫu có liên quan đến nội dung bài - Thiết kế bài giảng điện tử(bài giảng có sử dụng phần mềm Power Piont) Việc sử dụng đồ dùng trực quan hình ảnh( như tranh ảnh, vật mẫu..) cần đúng lúc, đúng chỗ, để làm nổi bật những gì giáo viên cần tác động đến học sinh. Trực quan ở đây là người thầy đó là: mẫu mực trong cách ăn mặc, cư xử công bằng, tôn trọng đối với học sinh, giọng đọc cần thay đổi cho phù hợp với bài học và lôi cuốn học sinh. Người giáo viên cũng cần có sự thay đổi mình để học sinh không nhàm chán khi hàng ngày tiếp xúc với thầy cô. c. Vận dụng linh hoạt các hình thức dạy học trong giờ học: - Tổ chức làm việc theo cặp, theo nhóm: nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh + Hình thành ý thức tự giác tinh thần kỉ luật của các cặp, nhóm +Giám sát, động viên học sinh trong quá trình luyện tập của nhóm, cặp. -Tổ chức trò chơi học tập: + Nội dung trò chơi gắn liền với bài học, về kiến thức, kĩ năng của bài. +Chuẩn bị đủ phương tiện, điều kiện trước khi tổ chức trò chơi. +Tuỳ thuộc vào thời gian, nội dung bài học mà giáo viên tổ chức trò chơi sao cho phù hợp. Có thể là thi đọc nối tiếp theo tổ(nhóm), thi đọc “truyền điện”, thi đọc truyện, kịch theo vai, “ thả thơ”. 7. Biện pháp 7: Nâng cao chất lượng bài soạn và giờ dạy của giáo viên: a. Chuẩn bị của giáo viên, học sinh: *Chuẩn bị của giáo viên: - Xác định khối lượng kiến thức cần cung cấp cho học sinh, cần giáo dục , bồi dưỡng học sinh về mặt giá trị nào trong tác phẩm đó. - Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng trực quan, tư liệu có liên quan đến bài. Đọc kĩ bài, tìm giọng đọc cho phù hợp với văn bản... Thiết kế nội dung trờn bài soạn sao cho gắn gọn, rừ ràng, nội dung khỳc triết và phục vụ đúng yêu cầu bài dạy. * Chuẩn bị của học sinh: - Đọc bài và tập trả lời câu hỏi cuối bài theo hướng dẫn của giáo viên - Tìm hiểu các sự kiện xung quanh tác giả, tác phẩm. b. Xác định rõ mục tiêu của giờ dạy: - Việc xác định rõ được mục tiêu giờ dạy sẽ giúp cho người giáo viên định hướng được việc dạy của mình. c. Xây dựng hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài kết hợp với luyện đọc: - Việc tìm hiểu nội dung bài học qua tác phẩm văn chương đều phải đạt đến cấp độ cảm nhận được những điều tác giả muốn bộc lộ. Đó có thể là tâm sự về cuộc sống, về con người hay một quan niện sống trong xã hội... Nhờ hiểu nội dung bài đọc mà học sinh sẽ đọc tốt hơn và có thể đọc diễn cảm bài đọc. Để đạt được mục tiêu đọc diễn cảm chúng ta cũng cần bám chắc vào từ ngữ, chi tiết, hình ảnh trong văn bản học sinh mới hiểu được bài. 8. Biện pháp 8: Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khoá nhằm hỗ trợ việc học phân môn Tập đọc a. Tổ chức cho học sinh đọc truyện, xem tư liệu... Đọc là một nhu cầu không thể thiếu đối với con người. Qua sách vở vốn sống của trẻ cũng được nâng lên vì các kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu khoa học, văn học, kinh tế cũng như tâm tư tình cảm của các thế hệ đi trước hay hiện thực phần lớn đều được phản ánh trên các trang sách. Định hướng cho học sinh tìm, mượn về đọc cụ thể như các truyện: - Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài. ( Phục vụ bài: Dế Mốn bờnh v ực kẻ yếu. TV4/1.) Dế Mèn đã trải qua những cuộc phiêu lưu vào thế giới các loài vật, vượt qua cơ man nào là rủi ro và biến cố, nhưng từng bước Mèn vươn lên tự điều chỉnh, tự nhận thức để trở thành con người giàu lí tưởng và ham hiểu biết với bản lĩnh kiên cường của một trai tráng đầu đội trời chân đạp đất. Chúng ta sẽ được lạc vào thế giới loài vật gần gũi, thân thương với toàn những con vật gắn chặt với đời sống thôn quê dân dã như: bác Xiến Tóc, Võ sĩ Bọ Ngựa, Châu Chấu Voi, Ếch Cốm, Chuồn Chuồn - Truyện “Hai vặn dặm dưới biển” của nhà văn Jules Verne: Là câu chuyện của thuyền trưởng Nemo: một người quyết định tách rời mặt đất, tách rời thế giới con người để sống trong một chiếc tàu ngầm lang thang giữa biển khơi. Một trí tuệ tài ba, một nhân cách cao cả, một bộ óc tuyệt vời . Hai vạn dặm dưới biển là những điều kỳ thú dưới lòng biển khơi, bởi những phát minh của thuyền trưởng Nemo tài ba, bởi các cuộc chạm trán với con bạch tuộc khổng lồ, với thổ dân ăn thịt người - Tuyển tập thơ Trần Đăng Khoa. - Các loại báo: Hoa học trò, Thiếu niên tiền phong, Nhi đồng, Thiếu nhi dân tộc, Măng non, b. Tham gia các hoạt động ngoại khóa: tham quan, du lịch: Các hoạt động ngoại khóa như: nghe nói chuyện về các nhà thơ, nhà văn, về các anh hùng liệt sĩ; tổ chức ngâm thơ, đọc thơ, thi đọc diễn cảm, thi kể chuyện, sưu tầm văn học, thi đóng trò chơi trong phân môn Tiếng ViệtTừ đó vốn sống của trẻ cũng được bồi dưỡng một cách gián tiếp. Ví dụ: Trong đợt 22-12, nhà trường tổ chức hoạt động ngoại khóa cho khối 4 và khối 5 đi thăm quan Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh, viện Bảo tàng, múa rối nước, khám phá danh lam thắng cảnh Đây là một trong những biện pháp không sử dụng trực tiếp trong các giờ học nhưng chúng mang lại một hiệu quả rất lớn góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học phân môn Tập đọc cho học sinh. III.KẾT QUẢ SO SÁNH ĐỐI CHỨNG 1. Đánh giá chung: Qua quá trình thực nghiệm bằng phương pháp trên đó là bước đánh dấu một phần khả năng và sự nỗ lực của cả thầy và trò trong thời gian qua: - Giáo viên đọc mẫu truyền cảm, thể hiện được nội dung tư tưởng của tác phẩm, bước đầu hình thành cho học sinh một số cảm nhận ban đầu về tác phẩm. - Sử dụng đồ dùng trực quan hợp lí, kích thích được sự chú ý của HS. - Nâng cao khả năng áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. - Hệ thống câu hỏi phù hợp với trình độ nhận thức và tư duy của học sinh. - Trên cơ sở hiểu và đọc hiểu bài, học sinh xây dựng được cách đọc diễn cảm phù hợp với nội dung, tình cảm của từng bài. 2. SO SÁNH ĐỐI CHỨNG: Kết quả môn Tiếng Việt cuối năm học trước thực nghiệm và sau thực nghiệm: lớp 4A2 THỜI GIAN TSHS MỨC ĐẠT HTT HT CHT TS % TS % TS % TRƯỚC TN 35 2 5,6 28 80,4 5 14 SAU TN 35 10 28,5 15 71,5 0 PHẦN THỨ BA KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I.Kết luận: Qua việc thực nghiệm dạy Tập đọc có áp dụng một số biện pháp đã nêu trên về việc hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn học cho kết quả rất khả quan. Muốn giờ tập đọc đạt hiệu quả cao, giáo viên cần sáng tạo và sử dụng linh hoạt các biện pháp dạy học trong phần tìm hiểu bài và hướng dẫn học sinh luyện đọc. Tuỳ thuộc vào từng loại bài cụ thể mà giáo viên lựa chọn và áp dụng phương pháp dạy học, hình thức tổ chức khác nhau. Mỗi tiết dạy giáo viên nên chuẩn bị tốt về nội dung cũng như đồ dùng trực quan. Luôn coi học sinh là nhân vật trung tâm của mọi hoạt động, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, điều khiển, tổ chức học sinh phát hiện tìm ra kiến thức. Điều chỉnh các câu hỏi phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ nhưng vẫn đảm bảo nội dung yêu cầu của bài. Ngoài ra, mỗi giáo viên phải luôn tự học hỏi, tự rèn luyện để trang bị cho mình vốn hiểu biết, kiến thức cho phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, thay đổi hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp để góp phần đưa chất lượng giáo dục lên tầm cao mới. II. Khuyến nghị: Tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của hội đồng khoa học và các quý thầy cô để giúp cho “Sáng kiến kinh nghiệm” của tôi được hoàn thiện trong công tác giảng dạy và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao! Tôi xin chân thành cảm ơn! Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết không sao chép của người khác. Ngày 5 tháng 7 năm 2020 Người viết Nguyễn Thị Kim Quý
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_doc_hieu_cho_hoc_s.doc