Sáng kiến kinh nghiệm Một vài yếu tố quyết định sự thành công trong dạy học "Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp" cho học sinh Tiểu học
Chữ viết là một công cụ để giao tiếp và trao đổi thông tin, là phương tiện để ghi chép và tiếp nhận những tri thức văn hóa, khoa học và đời sống…Do vậy, ở trường tiểu học, việc dạy cho học sinh biết chữ và từng bước làm chủ được công cụ chữ viết để phục vụ cho học tập và giao tiếp là yêu cầu quan trọng hàng đầu của môn tiếng Việt. Căn cứ vào mục tiêu dạy học môn Tiếng Việt nói chung và nhiệm vụ chủ yếu nói riêng của phân môn Tập viết( ở các lớp 1.2.3) và phân môn chính tả ( ở lớp 4,5) mẫu chữ viết trong trường tiểu học đã được ban hành ngày 14/6/2002 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo nhằm đáp ứng các nguyên tắc cơ bản sau:
- Bảo đảm tính khoa học, có tính hệ thống
- Có tính thẩm mĩ (đẹp trong sự hài hòa khi viết liền các con chữ)
- Bảo đảm tính sư phạm( phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh Tiểu học)
- Có tính kế thừa và phát triển, phù hợp với thực tiễn (kế thừa vẻ đẹp của chữ viết truyền thống) đồng thời tính đến sự thuận lợi khi sử dụng, viết nhanh, viết liền nét, phù hợp với điều kiện dạy và học ở trường Tiểu học.
- Bảo đảm tính khoa học, có tính hệ thống
- Có tính thẩm mĩ (đẹp trong sự hài hòa khi viết liền các con chữ)
- Bảo đảm tính sư phạm( phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh Tiểu học)
- Có tính kế thừa và phát triển, phù hợp với thực tiễn (kế thừa vẻ đẹp của chữ viết truyền thống) đồng thời tính đến sự thuận lợi khi sử dụng, viết nhanh, viết liền nét, phù hợp với điều kiện dạy và học ở trường Tiểu học.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài yếu tố quyết định sự thành công trong dạy học "Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp" cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài yếu tố quyết định sự thành công trong dạy học "Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp" cho học sinh Tiểu học

ng thời tạo thêm niềm tin cho học sinh. Tôi kẻ trên bảng và hướng dẫn mẫu chữ chuẩn để học sinh quan sát, nắm được quy trình viết, điểm đặt bút, điểm dừng bút của mỗi chữ. Đối với nhóm nét tròn khó viết nên cần lưu ý học sinh viết chậm để uốn cong tròn, không vội vàng. Các chữ phát triển từ chữ o như: ô, ơ, q, đ thì trước hết phải viết nét tròn (chữ O) trước rồi mới viết tiếp các nét khác.Tôi đặc biệt lưu ý khi hướng dẫn học sinh viết các chữ hoa. Cần cho học sinh nắm chắc: hầu hết các chữ hoa cỡ nhỏ đều cao 2,5 đơn vị, rộng 2 đơn vị ( trừ chữ hoa M, N cao 2,5 đơn vị, rộng 3 đơn vị; chữ hoa Y, G cao 4 đơn vị, rộng 2 đơn vị). Nếu viết đẹp được các chữ hoa sẽ tạo điều kiện để có bài viết đẹp. Khi đã rèn được cho học sinh viết đẹp từng chữ cái rồi, tôi tiếp tục hướng dẫn kĩ thuật liên kết chữ cái tạo thành chữ ghi tiếng, ghi từ. Giúp học sinh xác định được chuẩn khoảng cách giữa các con chữ trong một từ 1/2 – 3/4 đơn vị chữ. Khoảng cách giữa 2 chữ trong một từ là một đơn vị chữ( một ô ly đơn vị). Khi đã nắm chắc khoảng cách chữ, giáo viên hướng dẫn học sinh các kĩ thuật quan trọng sau: -Lia bút: Đưa nét trên để đến vị trí cần viết chứ không tạo ra nét trên giấy (trên bảng) - Rê bút: Di lại nét để viết tiếp nét khác ( Thuật kéo dài và thêm nét phụ để nối các nét chữ trong một chữ cho liền mạch.) - Viết liền mạch: Khi viết phải liền mạch, không được nhấc bút, phải sử dụng kĩ thuật lia bút, rê bút. - Viết nét thanh, nét đậm: Biết viết nét thanh nét đậm tạo cho chữ viết vừa có độ sắc nét vừa mềm mại lại đẹp mắt. Để viết được nét thanh nét đậm, tôi hướng dẫn học sinh kĩ thuật viết lướt bút: nét đưa lên viết nhẹ tay (lướt bút) nét đưa xuống viết nhấn bút. Khi viết hết một chữ, điểm dừng bút hơi nhấn bút mạnh hơn để tạo cho chữ viết rõ ràng và thể hiện đặc tính riêng biệt của người viết. Kết quả: Nhờ được thực hành luyện viết tất cả các chữ cái thường và các chữ cái hoa. Nắm được các kĩ thuật viết đúng, viết đẹp, viết nhanh, các bài viết của học sinh có tiến bộ rõ rệt qua mỗi tuần, qua mỗi bài viết. Điểm chữ, điểm trình bày của các em ngày càng cao hơn. Điều đó càng làm động lực mạnh mẽ thúc đẩy phong trào “Giữ vở sạch- viết chữ đẹp” ngày càng nâng cao. 3.1.3. Thành lập các đôi bạn giúp nhau cùng tiến Yêu cầu các đồng chí giáo viên thành lập các đôi bạn giúp nhau cùng tiến ở các lớp thực nghiệm. Với thời gian có hạn ở trên lớp, việc rèn luyện chữ viết đẹp cho học sinh, việc học sinh được thực hành viết cũng chưa đủ. Mặt khác về trình độ, khả năng tiếp thu, khả năng viết của các em cũng khác nhau, vì vậy có em tiến bộ rất nhanh trong từng bài viết, Ngược lại có một số em chưa thể viết đẹp ngay được. Các em còn gặp nhiều khó khăn trong việc làm quen viết bút máy hơn để viết được chũ đẹp. Vì vậy, ngoài việc quan tâm đến các đối tượng học sinh đó trên lớp, tôi còn thành lập các đôi bạn giúp nhau luyện chữ đẹp để các em viết chữ xấu có nhiều cơ hội vươn lên viết đẹp như các bạn khác. Trước hết, tôi phân loại học sinh thành 3 nhóm: Nhóm 1:Gồm các em viết chữ đúng mẫu,chữ đẹp, thực hành các kĩ năng viết tốt. Nhóm 2: Gồm các em nắm cơ bản được kĩ thuật viết nhưng có thể còn viết chậm hoặc chưa đúng khoảng cách giữa các con chữ, giữa các chữ trong một từ. Nhóm 3: Gồm những em còn gặp nhiều khó khăn khi viết bút máy, còn sai nhiều lỗi: sai cỡ chữ, chưa nắm được điểm đặt bút, điểm dừng bút, Sau đó tôi phân công thành các đôi bạn có nhiệm vụ giúp nhau cùng tiến bộ: Cứ mỗi em thuộc nhóm 1 giúp đỡ một em thuộc nhóm 3 (tất nhiên nếu sắp xếp các em đó có địa bàn gần nhau là tốt nhất). Bởi không những đôi bạn giúp nhau được trên lớp mà về nhà còn có thể thực hành viết bài, giúp đỡ nhau vào buổi tối hoặc những lúc rảnh rỗi. Nhiệm vụ của các em được phân công giúp đỡ các bạn viết xấu, viết chậm, viết sai,là: mỗi giờ truy bài, các cặp đôi đó ngồi cạnh nhau cùng viết một đoạn thơ, đoạn văn ngắn rồi so sánh và chỉ ra cho bạn mình biết bạn đó dã viết sao chỗ nào? Phải sửa như thế nào rồi thực hành sửa luôn để có chữ đúng và đẹp. Hoặc có thể trong mỗi giờ học, các đôi bạn đó còn giúp nhau trình bày bài viết sao cho đúng, cho đẹp khi viết thơ, văn xuôi hay khi kết thúc mỗi bài cần gạch hết bài, gạch hết ngày như thế nào cho đúng và khoa học. Kết quả: Nhờ thực hiện biện pháp này khá tốt nên các đôi bạn giúp nhau cùng tiến hoạt động rất hiệu quả. Từ khi ban đầu có một số em cầm bút máy chưa thạo thì dần dần chính các em đã được học hỏi nhau, đã chỉ bảo, giúp đỡ nhau mỗi giờ, mỗi ngày và nhiều em đã viết đẹp tương đương với “ thầy” hướng dẫn mình. Đúng là “Học thầy không tày học bạn”. Biện pháp thành lập đôi bạn giúp nhau cùng tiến không chỉ làm khoảng cách giữa người viết đẹp và người viết xấu thu hẹp lại mà còn làm tăng thêm tình đoàn kết, thân ái, tin tưởng nhau hơn. 3.1.4. Tổ chức các cuộc thi chọn danh hiệu “Cây bút vàng” Để khích lệ và động viên kịp thời sự tiến bộ của học sinh đồng thời để nắm bắt được thực trạng các điểm thiếu sót cần uốn nắn, sửa chữa cho học sinh, tôi thường tổ chức cuộc thi cuối mỗi tháng để chọn danh hiệu: “Cây bút vàng”. Cách tiến hành như sau: cuối mỗi tháng, học sinh trong lớp đăng kí dự thi “Viết chữ đẹp”. Giáo viên lập danh sách học sinh dự thi và lập thời gian thi (có thể vào giờ ngoại khóa hoặc sau buổi sinh hoạt tuần cuối tháng).Đề bài thi có thể chỉ yêu cầu học sinh viết và trình lại đoạn thơ (đoạn văn) ngắn. Ví dụ: Viết và trình bày đoạn thơ sau sao cho đúng: Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu dang tay đón gió, gât đầu gọi trăng Thân dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa- đàn lợn con nằm trên cao (Cây dừa-Trần Đăng Khoa) Như vậy, ngoài kĩ thuật viết đẹp, viết đúng tốc độ đoạn thơ trên, học sinh còn phải biết sửa lỗi chính tả của từ “dang” (đầu câu thơ chưa viết hoa), phải biết trình bày khổ thơ trên theo thể thơ lục bát cho đúng và phần chú giải tên tác phẩm, tác giả phần trong dấu ngoặc đơn cần đưa sang bên phải. Đề bài cũng có thể là thi viết chữ hoa theo các nhóm chữ cái đã học. VD: Hãy viết các chữ cái trong nhóm “Sóng lượn” và nhóm “Vành trăng non” (Mỗi chữ cái viết 2 dòng). Như vậy học sinh vừa phải nhớ được mỗi nhóm gồm những chữ cái nào và vừa phải viết đúng kỹ thuật, vừa phải trình bày đẹp tất cả chữ cái đó mới đạt điểm cao. Sau khi chấm bài, tôi thống kê và chia thành các nhóm đối tượng để nhận thấy sự tiến bộ của từng em: Nhóm thứ nhất: gồm các em viết đẹp, đều, không sai lỗi hoặc chỉ sai lỗi nhỏ về kĩ thuật (đạt 9,5-10 điểm) Nhóm thứ 2: Gồm các em viết tương đối đẹp, nhưng sai 1-2 lỗi chính tả hoặc sai một số lỗi chính tả như khoảng cách chữ, các nét chưa đều lắm hoặc sai lỗi trình bày,(đạt 8 - 9,25 điểm) Nhóm thứ 3: gồm các bài viết chưa đẹp hoặc sai nhiều lỗi chính tả( dưới 8 điểm). Sau mỗi lần tổ chức cuộc thi, tôi ghi kết quả vào bảng theo dõi treo cuối lớp để học sinh được học tập, phát huy những điểm tốt , điểm mạnh và khắc phục những nhược điểm còn thiếu sót. Chữ viết trong bài thi có thể bắt buộc theo kiểu chữ đứng, chữ nghiêng, nét thanh- nét đậm, có thể cho học sinh chọn kiểu chữ để viết bài. Những học sinh đạt điểm 10 sẽ đạt được danh hiệu “Cây bút vàng”. Ngoài ra còn có thể chọn một số giải nhì với những học sinh đạt 9,5 đến 9,75 điểm và một số giải ba với những học sinh đạt 9 dến 9,25 điểm. Những em đạt danh hiệu “Cây bút vàng” sẽ được nhận phần thưởng có thể là một cây bút máy mài ngòi đẹp, có thể là 5 quyển vở chất lượng cao của công ty Hồng Hà sản xuất. Những học sinh đạt giải nhì, giải ba được nhận phần thưởng là 3; 2 quyển vở như thế. Khi đánh giá kết quả, tôi trưng bày các bài viết ra trước lớp để cả lớp cùng được công khai đánh giá rồi chọn và xếp theo từng nhóm đối tượng để học sinh học hỏi được những bài viết đẹp và biết rút kinh nghiệm, khắc phục những bài còn có lỗi. Sau đây là kết quả của một số cuộc thi chọn danh hiệu “Cây bút vàng” mà học sinh trường Tiểu học đơn vị tôi đã đạt được: Kết quả: Qua mỗi cuộc thi chọn danh hiệu “cây bút vàng”, học sinh như được tiếp thêm sức mạnh để vượt khó khăn vươn lên luyện chữ đẹp, giữ gìn vở sạch. Điều đó được minh chứng thông qua danh sách học sinh đăng kí tham gia thi ngày càng đông qua mỗi tháng. Cụ thể: tháng 9, tháng 10 năm 2018 chỉ có 16 học sinh trong lớp đăng kí dự thi thì đến tháng 3 năm 2019 đã có tới 44 em đăng kí và đến tháng 4 năm 2019 đã có 30 em(100% số học sinh cả lớp) đăng kí dự thi và kết quả số học sinh đạt danh hiệu “cây bút vàng” ngày càng nhiều hơn. Qua mỗi cuộc thi, học sinh còn được trải nghiệm về kĩ năng viết, về tốc độ viết và cách trình bày bài cho đúng và khoa học. 3.1.5 . Triển lãm “Góc Tiếng Việt” Triển lãm “Góc Tiếng Việt” là hình thức của hoạt động ngoại khóa. Nó là những cái giá được thay đổi có chu kì. Trên đó có thể trưng bày các sự kiện Tiếng Việt lý thú: những bài văn hay chữ tốt, những đồ dùng trực quan như bảng chữ mẫu viết thường, viết hoa, những quyển vở sạch chữ đẹp tiêu biểu của lớp qua mỗi tháng, những bài viết sáng tạo của học sinh, những bài viết đẹp đạt giải qua các kì thi chọn danh hiệu “cây bút vàng” và những bài viết đạt giải các cấp mà giáo viên sưu tầm được trên báo, trên mạng, Các lớp yêu cầu có góc Tiếng Việt, nhà trường có bảng tin để trưng bày bày bảng thống kê điểm thi từng đợt và xếp loại "Vở sạch - chữ đẹp" qua từng tháng của học sinh để ghi nhận sự tiến bộ của từng em, của từng đôi bạn giúp nhau cùng tiến, Đặc biệt “Góc Tiếng Việt” còn trưng bày những câu tục ngữ, những đoạn thơ có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, khuyên chúng ta quyết tâm, bền chí rèn luyện sẽ có ngày thành công. Ví dụ: “Có công mài sắt có ngày nên kim” “Người không học như ngọc không mài” Bài thơ: “Nghe tiếng giã gạo” của Hồ Chí Minh: Gạo đem vào giã bao đau đớn Gạo giã xong rồi trắng tựa bông ...Gian nan rèn luyện mới thành công Sau đây là một số bài viết đẹp của học sinh lớp 1,2 được trưng bày ở “Góc TV” Kết quả: với những nội dung, hình thức, hình ảnh đa dang, đẹp và hấp dẫn, bắt mắt. “Góc Tiếng Việt” giúp học sinh có nguồn tư liệu quý giá để học tốt hơn môn Tiếng Việt nói chung và giúp học sinh có hứng thú hơn, quyết tâm hơn, bền chí hơn trong phong trào thi đua “Giữ vở sạch- viết chữ đẹp” của lớp, của trường 3.2 Kết quả thực nghiệm có so sánh đối chiếu Qua một năm thực hiện đề tài với học sinh trường Tiểu học nơi chúng tôi công tác, với sự dày công chỉ đạo, hướng dẫn, sự khổ luyện và lòng quyết tâm của học sinh, kết quả thu được cho học sinh trường Tiểu học thật đáng khích lệ: * Về vở viết: 100% học sinh có vở chất lượng cao, có nhãn vở, bao bọc thật đẹp. + 100% số vở của lớp đều phẳng phiu, không bị quăn mép hay rách nát,vở chắc chắn, trình bày bài khoa học sạch đẹp, không bỏ lãng phí giấy. + 100% số vở có giấy kê tay được gấp trang trí đẹp cài vào vở đều sạch sẽ. *Về chữ viết: Đa số học sinh đều biết viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ theo quy định. +100% HS viết được bút máy, các bài viết của các em đã có nét thanh- nét đậm. +Nhiều học sinh có kĩ thuật viết tốt, vừa viết được chữ đẹp mà vừa đảm bảo tốc độ. Không còn học sinh “sợ” môn Chính tả hay môn Tập làm văn nữa. Phong trào thi đua “Giữ vở sạch- viết chữ đẹp”của nhà trường rất sôi nổi. Cụ thể kết quả xếp loại “Vở sạch - chữ đẹp” cuối năm như sau: Nhóm Lớp Sĩ số Xếp loại “Vở sạch - chữ đẹp” HS đạt giải cấp huyện Loại A Loại B Loại C SL % SL % SL % SL Thực nghiệm 1A 30 26 86,7 4 13,3 0 0 4 2A 30 26 86,7 4 13,3 0 0 1 Đối chứng 1B 30 21 70,0 9 30,0 0 0 0 2B 30 21 70,0 9 30,0 0 0 0 Kết quả đối chứng Tăng 5 16,7 Giảm 5 16,7 Ngoài kết quả cụ thể xếp loại “Vở sạch - chữ đẹp” cuối năm thì thông qua rèn luyện chữ viết còn giáo dục các em những phẩm chất đạo đức tốt, tính kiên trì, cẩn thận, tinh thần kỉ luật, óc thẩm mĩ và các em học sinh còn áp dụng được những đức tính đó để trau dồi các kĩ năng hoạt động tập thể, kĩ năng xử lí tính huống, kĩ năng xã hội ...góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục, đồng thời có tác dụng thúc đẩy và phát huy vai trò của người giáo viên trong dạy học. ẢNH MINH HỌA CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ TRƯỜNG THÀNH TÍCH CỦA CÁC EM TRONG KỲ THI CẤP HUYỆN ĐÃ ĐẠT TC Luyện Kỹ năng xã hội Ảnh HĐ tập thể Luyện kỹ năng xử lý tìnhhuống PHẦN BA KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận chung Xây dựng nề nếp: “Giữ vở sạch- viết chữ đẹp” cho học sinh Tiểu học là một việc làm - một nhiệm vụ hết sức quan trọng và thiết thực. Phong trào này giúp học sinh nâng cao chất lượng chữ viết, tính cẩn thận, tính kỉ luật, tính thẩm mĩ, có ý thức viết đúng mẫu chữ - ý thức điều chỉnh, trình bày bài viết sạch đẹp.Từ đó chất lượng học tập của từng học sinh được nâng cao. Hơn nữa nó còn giúp giáo viên nâng cao được kĩ năng viết chữ của mình, tự tin hơn trong các giờ hướng dẫn học sinh tập viết chính tả. Qua đó giáo viên nhìn nhận rõ hơn khả năng của mình, cố gắng phấn đấu hơn nữa để hiệu quả công việc giáo dục học sinh ngày một cao hơn. Xây dựng phong trào “Giữ vở sạch- viết chữ đẹp” trong học sinh còn là dịp động viên, khích lệ các thầy cô giáo chăm lo rèn luyện chữ viết; duy trì nề nếp thói quen tốt trong học tập của học sinh; phát huy tối đa vai trò, trách nhiệm của người giáo viên; huy động sự quan tâm, giúp đỡ của phụ huynh học sinh và các tổ chức xã hội đối với việc “luyện nét chữ-rèn nêt người” cho học sinh.Từ đó góp phần giáo dục thái độ quý trọng và giữ gìn nét đẹp tiếng nói- Chữ viết dân tộc. 2. Kiến nghị - Nhà trường tăng cường tổ chức các cuộc thi viết chữ đẹp cho giáo viên và học sinh tham dự và có phần thưởng xứng đáng động viên kịp thời tới những học sinh và giáo viên đạt giải cao. - Trong những năm gần đây, phòng giáo dục đào tạo huyện Ba Vì đều tổ chức cuộc thi “Viết chữ đẹp” cấp huyện từ lớp 1 đến lớp 5. Song việc ban tổ chức quy định số lượng dự thi trung bình mỗi lớp chỉ được 1 học sinh dự thi như vậy là quá ít vì rất nhiều học sinh viết đẹp mà không có cơ hộị được dự thi. Vậy kính mong ban chỉ đạo các cuộc thi của huyện xem xét và mở rộng hơn về số lượng học sinh dự thi để cho mọi học sinh có ý thức vươn, có sự nỗ lực phấn đấu đều được có cơ hội thể hiện mình. Điều đó cũng làm cho phong trào thi đua: “Giữ vở sạch- viết chữ đẹp” của các nhà trường càng được phát triển. - Bản thân mỗi giáo viên phải là tấm gương sáng về tinh thần quyết tâm, tính kiên trì và lòng say mê luyện chữ đẹp. Điều đó cần được thực hiện thường xuyên, liên tục, không ngừng, không nghỉ. Có như vậy thì giáo viên mới thổi vào học sinh lòng say mê luyện chữ đẹp được . Ngày 20 tháng 5 năm 2024 TÁC GIẢ Nguyễn Thị Minh Hải Tôi xin cam đoan đề tài này do tôi tự làm. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Viết và trao đổi sáng kiến kinh nghiệm - Một phương thức tự học của giáo viên và cán bộ quản lý trường học - Lục Thị Nga - Tạp chí tự học số11(10/2000) 2. Vở em luyện viết chữ đẹp ( Nhà xuất bản giáo dục). 3. Vở viết chữ đẹp dành cho học sinh Tiểu học- Nhà xuất bản giáo dục 4.Các website: violet.com.vn, tailieu.vn, vietnamnet.vn, 5. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB giáo dục, năm1998. 6. Thông tin trên website của bộ giáo dục và đào tạo 8. Hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 5 ( Nhà xuất bản giáo dục )
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_yeu_to_quyet_dinh_su_thanh_con.doc