Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học văn miêu tả cho học sinh Lớp 4

Nội dung các bài Tập làm văn lớp 4 được gắn với các chủ điểm, có sự tích hợp rõ nét với các phân môn khác trong chương trình Tiếng Việt. Quá trình hướng dẫn học sinh thực hiện các kĩ năng phân tích đề, quan sát, tìm ý, nói, viết đoạn hoặc cả bài văn là những cơ hội giúp trẻ mở rộng hiểu biết về cuộc sống theo chủ điểm đang học. Việc phân tích dàn bài, lập dàn ý, chia đoạn, quan sát đối tượng, tìm lí lẽ, dẫn chứng ,trình bày và tranh luận … Góp phần phát triển năng lực phân tích tổng hợp của học sinh. Tư duy hình tượng của trẻ cũng được rèn luyện và phát triển qua việc sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá… khi miêu tả.

Học các tiết làm văn miêu tả, học sinh có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp của con người và thiên nhiên, có cơ hội bộc lộ cảm xúc cá nhân, mở rộng tâm hồn và phát triển mẫu mực nhân cách con người Việt Nam.

Văn miêu tả lớp 4 có vị trí quan trọng trong chương trình dạy học, nên đã có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này nhằm giúp giáo viên có nhiều kiến thức, kĩ năng để tổ chức dạy học về văn miêu tả có hiệu quả.

docx 25 trang Thu Nga 19/03/2025 290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học văn miêu tả cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học văn miêu tả cho học sinh Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học văn miêu tả cho học sinh Lớp 4
 hơn, ý tứ hơn và thu hút người đọc, người nghe hơn.
	5.2 Sử dụng biện pháp nhân hoá trong văn miêu tả:
	Nhân hoá: Đây là biện pháp quen thuộc với các em. Các em được tiếp xúc từ khi còn trong vòng tay bế bồng của mẹ qua những lời ru cái cò, cái ốc. Rồi những câu chuyện cổ tích của bà, của cô giáo, các em đã được tiếp xúc với cả một thế giới phong phú của nghệ thuật nhân hoá.
	Để học sinh thấy được sự ưu việt của biện pháp nghệ thuật này, tôi đã cho các em so sánh các cặp ví dụ cụ thể:
	1. Thân chuối màu đen khô ráp vì nắng gió.
	2. Chị chuối thật giản dị trong bộ áo đen khô ráp vì nắng gió.
	 1. Những con gà chạy lung tung khắp nơi.
	 2. Những bé gà hiếu động tung tăng chạy khắp nơi.
	 1. Bông hồng nhung vươn cao.
	 2. Cô hồng nhung kiêu hãnh vươn cao, hình như nó rất tự hào với sắc đẹp của mình.
	Không khó cho tất cả đều có chung một câu trả lời: Câu văn thứ hai hay hơn câu văn thứ nhất. Tôi hỏi: “ Nó hay hơn vì sao?”. Nhiều học sinh lúng túng trước câu hỏi này. Tôi nghĩ giáo viên cần lí giải: Câu thứ 2 hay hơn vì đã sử dụng biện pháp nhân hóa: Chị Mái Mơ, chị chuối, bé gà, cô hồng nhung trở nên sinh động, đáng yêu vì đã có những suy nghĩ, tính cách của con người.
	 Sau khi các em nắm bắt được tác dụng của biện pháp này, tôi giới thiệu cho các em các cách nhân hoá sự vật : Miêu tả sự vật có đặc điểm tính nết, hoạt động, phẩm chất như con người ; Gọi tên sự vật như gọi người; Trò chuyện với sự vật như với con người. Học sinh có được sự hiểu biết rõ ràng về biện pháp nghệ thuật này bằng cách cho các em luyện tập một số dạng bài tập như :
	- Tập nhân hoá các con vật, cây cối, đồ vật xung quanh.
	- Chị Mái Mơ rất giống một người mẹ hiền. Em hãy tưởng tượng những cử chỉ, lời nói, việc làm của chị chứng tỏ điều đó? 
	Như vậy nhờ nhân hóa các sự vật hiện tượng trở nên gần gũi gắn bó với con người, giúp các em thêm yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
	Biện pháp 6: Bộc lộ cảm xúc trong văn miêu tả 
	Văn miêu tả là loại văn giàu cảm xúc, những rung động, những nhận xét tinh tế, ngôn ngữ miêu tả giàu xúc cảm và hình ảnh. Chính vì vậy, giáo viên cần xác định cho học sinh khi miêu tả phải có hứng thú, say mê từ đó mới bộc lộ xúc cảm. 
	Ví dụ: Khi tả con vật mà em yêu thích, các em phải xem nó như một người bạn tâm giao, gần gũi, chia sẻ buồn vui: đùa giỡn cùng em, cùng ngắm trăng, ôm nó vào lòng vuốt ve âu yếm, ngắm từng cử chỉ động tác dáng điệu 
	Tôi thường lấy những bài văn hay, phân tích cho học sinh thấy được miêu tả là phải giàu cảm xúc, phải xuất phát từ tình cảm yêu thương cỏ cây, loài vật. Tôi thiết nghĩ rằng, khi các em có được cảm xúc thẩm mĩ trong tâm hồn thì biết rung động trước cái đẹp, những cảnh đẹp gần gũi, thân thương và sẽ thấy thêm yêu quê hương, đất nước, con người. Do đó bài văn sẽ tránh được nhược điểm khô khan, liệt kê mà thấm đượm cảm xúc của người viết.
	Biện pháp 7: Thực hiện nghiêm túc tiết Trả bài Tập làm văn
	Tiết Trả bài tập làm văn giúp các em sửa lỗi, rút kinh nghiệm cho bài viết lần sau và học tập các bạn những cách viết hay. Cho nên tôi chú trọng việc đánh giá nhận xét, sữa chữa lỗi sai cho học sinh trong bài làm. Muốn có được tiết trả bài có hiệu quả giáo viên cần phải:
	- Chấm bài cẩn thận, kĩ càng; sửa từng lỗi nhỏ trong bài viết cho học sinh
- Ghi lại các lỗi của học sinh theo từng loại như: lỗi về cách dùng từ, đặt câu; lỗi diễn đạt; lỗi chính tả; ghi lại các từ, các câu, đoạn văn hay.
- Nhận xét ưu điểm, nhược điểm; thống kê số lỗi.
- Sửa lỗi cho học sinh theo từng loại như đã thống kê khi chấm bài; 
- Trả bài và tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm để các em trao đổi về cách làm bài của mình, cho học sinh tự sửa lỗi, đọc cho nhau nghe những câu văn hay, trao đổi cùng bạn để kiểm tra, chia sẻ kinh nghiệm.
Việc đánh giá học sinh theo Thông tư 22 là điều kiện thuận lợi để giáo viên nhận xét bài làm cho học sinh chu đáo. Thông qua việc đánh giá bằng lời hay đánh giá bằng nhận xét trong vở, giúp các em thấy rõ ưu điểm để phát huy và nhận ra những tồn tại thiếu sót để khắc phục. Như vậy khâu nhận xét đánh giá, sữa chữa lỗi sai góp phần không nhỏ cho bài làm văn của học sinh. 
	3.Kết quả đạt được:
	Sau quá trình thực hiện các biện pháp dạy học văn miêu tả lớp 4, cuối học kì I tôi thực hiện khảo sát để kiểm tra hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp trên vào thực tế, kết quả như sau:
	Kết quả đối chứng đầu năm và cuối năm học 2020-2021
Nội dung cần đạt
Thời điểm khảo sát/
Số học sinh đạt
Đầu
năm học
Cuối học kì I
Cuối học kì II
SL
TL
SL
TL
- Biết lập dàn bài, viết bài văn đủ 3 phần.
23
57,5%
13
32,5%

-Viết được bài văn hay, biết bám vào các hình ảnh, kết hợp sự sáng tạo, sử dụng biện pháp tu từ đơn giản của cá nhân 
7
17,5%
12
30%

- Hứng thú học tập
10
25%
15
37,5%

	Với những kết quả đáng kể như trên, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu thêm về các phương pháp đổi mới dạy học, tạo niềm yêu thích viết văn cho học sinh.
4. Bài học kinh nghiệm:
 Qua thực hiện đề tài, tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tìm ý: quan sát bằng nhiều giác quan: mắt, mũi, tay, tai qua đó học sinh phát hiện, khám phá đầy đủ các đặc điểm của sự vật, làm cho chúng hiện ra đầy đủ, rõ ràng tránh được những bài văn miêu tả chung chung, sơ sài.
- Khi hướng dẫn học sinh quan sát cần gợi mở, dẫn dắt theo một trình tự hợp lý, để học sinh tự mình quan sát, tự mình cảm nhận tính chất muôn hình muôn vẻ của sự vật. Đây là điều kiện chủ yếu làm nền tảng giúp cho bài viết trở nên chân thật, tự nhiên và đây cũng là cơ sở cho sự phát huy trí tưởng tượng và năng lực sáng tạo của học sinh.
- Tích luỹ và lựa chọn vốn từ ngữ khi miêu tả cũng là biện pháp không kém phần quan trọng giúp cho học sinh nhớ lại một từ ngữ, một hình ảnh, biết lựa chọn từ ngữ hay, thích hợp, phong phú vào bài văn để thêm phần hấp dẫn. 
- Bài văn miêu tả hay thì không thể thiếu cảm xúc của người viết, có thể hiện được cảm xúc trong bài văn thì mới thu hút người đọc, người nghe. Muốn vậy giáo viên cần xây dựng phong trào đọc sách trong học sinh bởi đọc sách là con đường tốt nhất đưa các em đến với văn học, bồi dưỡng tâm hồn, niềm yêu thích môn học. 
- Giáo viên cần sử dụng tranh ảnh có hiệu quả trong quá trình giảng dạy. Có thể là tranh hay vật thật. Và một biện pháp tối ưu cho việc sử dụng tranh ảnh trong dạy văn miêu tả đó là sử dụng công nghệ thông tin.
- Rèn luyện cho học sinh xây dựng đoạn văn mở bài và kết bài vì những phần này thường thu hút người đọc, người nghe.
- Dẫn dắt các em tiếp cận với cái hay, cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của bài thơ, bài văn nhằm giúp các em hứng thú với thơ, văn đồng thời học tập ở đó kinh nghiệm viết văn.
- Khuyến khích học sinh tích cực học tập
- Song, để quá trình đó diễn ra tốt, đòi hỏi người giáo viên phải nắm vững yêu cầu cơ bản và biết vận dụng linh hoạt sáng tạo trong từng tiết học với từng đối tượng được tả. Bởi vậy, dạy tập làm văn giáo viên không chỉ dựa vào sách giáo khoa mà còn cần đến những tư liệu tham khảo để mở rộng hiểu biết về nội dung phương pháp và vốn từ ngữ trong từng văn cảnh để cung cấp gợi ý cho học sinh. 
- Đề tài nêu trên nhằm giúp học sinh lớp 4 làm một bài văn miêu tả đạt hiệu quả cao. Qua đó, các em cũng có thể cảm thụ chất “văn” ở từng ý, từng câu, từng đoạn trong bài văn thực tế của mình. 
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1.Kết luận:
	Sau quá trình thực hiện và đưa vào thực tế trong phạm vi đề tài ở tiết Tập làm văn miêu tả lớp 4, tôi nhận thấy các em học sinh của lớp mình có nhiều tiến bộ. Tình trạng học sinh làm lạc đề, sai lỗi về chính tả, dùng từ đặt câu... đã giảm rõ rệt. Nhiều học sinh biết cách sử dụng những biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa làm cho bài văn trở nên sinh động và giàu hình ảnh. Bên cạnh đó các em còn biết làm văn có cảm xúc hơn, từ việc ngại viết văn các em đã hứng thú làm văn hơn, đặc biệt với văn miêu tả. Và một ý nghĩa quan trọng hơn nữa là đã bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, giúp tâm hồn các em ngày thêm trong sáng.
	Tôi thiết nghĩ để quá trình dạy tập làm văn đạt hiệu quả bản thân cũng như mỗi giáo viên phải không ngừng học hỏi, nâng cao tay nghề, luôn sáng tạo, cải tiến cách dạy tìm ra phương pháp dạy đạt hiệu quả cao nhất, phù hợp điều kiện học sinh, trường mình giúp các em vững vàng tự tin đưa văn học vào đời sống, vào bài văn của mình một cách sinh động, hấp dẫn, chân thực. Nó đòi hỏi người giáo viên như một con ong kiên trì, cần mẫn.
	Là người hướng dẫn, tôi không gò ép các em theo các khuôn mẫu, để các em được tùy ý sáng tạo, trình bày với những tư liệu mình đã quan sát, cảm nhận được. Và mọi suy nghĩ, cách nhìn của các em đều được tôn trọng. Chính điều đó đã giúp các em tự tin hơn vào những cảm nhận và đánh giá cá nhân của mình.
 2. Kiến nghị:
Để nâng cao chất lượng dạy học văn miêu tả ngày càng có chất lượng, tôi rất mong Ban giám hiệu nhà trường, Phòng giáo dục và Sở giáo dục Nhà trường nên thường xuyên tổ chức các chuyên đề về dạy môn Tập làm văn lớp 4 để giáo viên có cơ hội được giao lưu, học hỏi những kinh nghiêm quí báu của đồng nghiệp giúp cho việc dạy môn Tập làm văn được tốt hơn.
* Lời cam đoan:
	Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình, không sao chép nội dung của người khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm./.
Xin trân trọng cảm ơn! 

Ba Vì, ngày tháng 04 năm 2022
Tác giả
Ngô Thị Hậu

PHỤ LỤC:
GIÁO ÁN MINH HỌA:
Trong quá trình trực tiếp giảng dạy, chúng tôi đã vận dụng các biện pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học văn miêu tả. Với phạm vi đề tài không cho phép, để cụ thể hóa cho các biệp pháp trên, chúng tôi xin trình bày một kế hoạch dạy học đã thực hiện thành công. Qua tiết dạy, phần nào minh họa quá trình tổ chức dạy học văn miêu tả cho học sinh lớp 4.
TẬP LÀM VĂN
 LUYỆN TẬP QUAN SÁT CÂY CỐI
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Biết quan sát cây cối theo trình tự hợp lí, kết hợp các giác quan khi quan sát; bước đầu nhận ra được sự giống nhau giữa miêu tả một loài cây với miêu tả một cái cây (BT1).
- Ghi lại được các ý quan sát về một cây em thích theo một trình tự nhất định (BT2).
- Biết bảo vệ, chăm sóc cây cối
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: BGĐT, SGK, phiếu bài 
 - HS: Vở, bút, ...
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Khởi động:
+ Gv cho Hs xem video các loại cây cối –Dẫn vào bài học

- Hs xemvideo kết hợp quan sát các cây 
II. Thực hành: 
Bài tập 1: Đọc lại 3 bài văn
a. Tác giả mỗi bài văn quan sát cây theo trình tự nào?
b. Các tác giả quan sát cây bằng các giác quan nào?
c.Trong 3 bài đã đọc, em thích hình ảnh so sánh và nhân hoá nào? Tác dụng của hình ảnh so sánh, nhân hoá đó?
- GV nhận xét và đưa bảng liệt kê các hình ảnh so sánh nhân hoá có trong 3 bài.
d. Trong ba bài văn trên, bài nào miêu tả một loài cây, bài nào miêu tả một cây cụ thể?
e. Miêu tả một loài cây có điểm gì giống và có gì khác với miêu tả một cây cụ thể?
- GV nhận xét và chốt lại: 
- Để làm một bài văn hay, dùng từ hợp lí chúng ta phải làm gì? Và làm như thế nào?
- GV khen ngợi HS nhất là những HS còn khó khăn trong học tập đã có nhiều cố gắng. Nội dung mà các em vừa trả lời chính là nội dung mà chúng ta cần ghi nhớ để làm tốt các bài văn miêu tả và đó cũng chính là nội dung của bài tâp 2
Bài tập 2: Quan sát một cây mà em thích trong khu vực trường em 
- GV giao việc: Dựa vào quan sát một cây cụ thể ở nhà, các em hãy ghi lại những gì đã quan sát được.
 (GV có thể đưa tranh, ảnh về một số cây cụ thể để HS quan sát).
- GV nhận xét theo 3 ý a, b, c trong SGK và khen ngợi một số bài ghi tốt.
* Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 ghi được những gì quan sát dược
- HS M3+M4 cần lập được dàn ý chi tiết.
3. Vận dụng – trải nghiệm:
- Để có bài văn hay, chính xác, tránh lan man chúng ta cần quan sát đối tượng như thế nào?
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu về nhà tiếp tục quan sát, viết lại vào vở.
+ Chuẩn bị giờ sau: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối.
Nhóm 4– Lớp
- HS đọc 3 bài Bãi ngô (trang 30), Cây gạo (trang 32), Sầu riêng (trang 34).
a. Trình tự quan sát cây.
- HS nêu lại
b. Tác giả quan sát cây bằng các giác quan: 
- Quan sát bằng thị giác (mắt): các chi tiết được quan sát: cây, lá, búp, hoa, bắp ngô, bướm trắng, bướm vàng (bài Bãi ngô). Cây, cành, hoa, quả, gạo, chim chóc (bài Cây gạo). Hoa trái, dáng, thân, cành lá (bài Sầu riêng).
- Quan sát bằng khứu giác (mũi): Hương thơm của trái sầu riêng.
- Quan sát bằng vị giác (lưỡi): Vị ngọt của trái sầu riêng.
- Quan sát bằng thính giác (tai): tiếng chim hót (bài Cây gạo), tiếng tu hú (bài Bãi ngô).
c. So sánh: 
- Hs thảo luận – chia sẻ trước lớp
* Nhân hoá: Bài Bãi ngô: 
d. Hai bài Sầu riêng và bái Bãi ngô miêu tả một loài cây; bài Cây gạo miêu tả một loài cây cụ thể.
+ Điểm giống nhau: Đều phải quan sát kĩ và sử dụng mọi giác quan; tả các bộ phận của cây; tả xung quanh cây; dùng các biện pháp so sánh, nhân hoá khi tả; bộc lộ tình cảm của người miêu tả.
+ Điểm khác nhau: Tả loài cây cần chú ý đến các đặc điểm phân biệt loài cây này với loài cây khác. Còn tả một cái cây cụ thể phải chú ý đến đặc điểm riêng của cây đó. Đặc điểm đó làm nó khác biệt với các cây cùng loài.
- Ta cần quan sát kĩ đối tượng sẽ tả, quan sát đúng trình tự và kết hợp quan sát bằng nhiều giác quan. Đặc biệt lồng ghép các biện pháp nghệ thuật như nhân hoá, so sánh. 
- HS lắng nghe
 HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp
- HS quan sát tranh ảnh kết hợp và làm bài.
- Một số HS trình bày.
- Lớp nhận xét
 - Ta cần quan sát kĩ đối tượng sẽ tả, quan sát đúng trình tự và kết hợp quan sát bằng nhiều giác quan. Đặc biệt lồng ghép các biện pháp nghệ thuật như nhân hoá, so sánh. 
- Hoàn chỉnh bài quan sát.
- Xây dựng dàn ý chi tiết từ kết quả quan sát.

ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Minh chứng 1:
Minh chứng 2:
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học – Lê Phương Nga, Nguyễn Tứ - Nhà xuất bản Giáo dục
Dạy văn cho học sinh tiểu học – Nguyễn Hòa Bình – Nhà xuất bản Giáo dục
Bồi dưỡng văn tiểu học – Nguyễn Quốc Siêu – Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
Một số kinh nghiệm viết văn miêu tả- Tô Hoài – Nhà xuất bản Giáo dục
Văn miêu tả tuyển chọn – Nguyễn Nghiệp,Văn Giá – Nhà xuất bản Giáo dục
Một số biện pháp cải tiến đổi mới việc dạy Tập làm văn tiểu học
Phương pháp dạy học các môn tiểu học – Nhà xuất bản Giáo dục 
Những bài văn chọn lọc lớp 4 – Nhà xuất bản Giáo dục
Hỏi đáp về dạy học tiếng Việt 4,5 – Nhà xuất bản Giáo dục
 Chuẩn kiến thức kĩ năng, sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế lớp 4
Tiếng Việt nâng cao lớp 4 – Lê Phương Nga, Trần Thị Minh Phương – Nhà xuất bản Giáo dục
Tập san chuyê đề tiểu học
Cảm thụ văn học- Tạ Đức Hiền, Nguyễn Việt Nga, Phạm Đức Minh- Nhà xuất bản Giáo dục
Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi văn 4-5 bậc tiểu học- Lê Thị Mai Phương, Võ Hồng Ánh – Nhà xuất bản trẻ
Các bài bình luận về các bài văn, bài thơ hay của một số tác giả.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_bien_phap_nang_cao_chat_luong.docx