Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh Lớp 1 trong giờ học Kể chuyện
Một điểm mới trong sách giáo khoa Tiếng Việt 1 là sự xuất hiện của các tiết kể chuyện với tư cách là một nội dung độc lập, kéo dài suốt năm học. Một tuần, HS có 1 tiết. Ở mỗi giai đoạn của chương thì yêu cầu kiểu bài Kể chuyện cũng khác nhau. Ở giai đoạn Học vần, yêu cầu đặt ra với HS là nghe thầy cô kể những câu chuyện đơn giản, dựa vào trí nhớ, tranh minh họa, HS trả lời được các câu hỏi dưới mỗi tranh. Đến giai đoạn Luyện tập tổng hợp, yêu cầu được nâng cao hơn: HS không chỉ đọc và trả lời các câu hỏi, mà còn phải kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh. Điểm khác biệt so với truyện trong sách Truyện kể trước đây là các văn bản truyện trong chương trình mới rất ngắn gọn. Các truyện đều được chia đoạn, mỗi đoạn được thể hiện bằng một bức tranh. Mỗi truyện có từ 4 đến 6 tranh. Dưới mỗi tranh có 1, 2 câu hỏi gợi ý làm điểm tựa để giúp HS nhớ các nhân vật, tình tiết của câu chuyện.
Thực tế cho thấy, còn rất nhiều HS gặp khó khăn trong việc trao đổi ý kiến với những người xung quanh do vốn từ nghèo nàn (hơn 70 % HS). Vì vậy dẫn đến việc các em ngại nói, ngại đưa ra ý kiến của mình trước đám đông.
Hơn nữa các em còn rất nhỏ, vốn từ ngữ hạn chế; vốn sống đơn giản; hiểu biết về thế giới con người, thế giới tự nhiên còn hạn hẹp nên các em chưa mạnh dạn trao đổi ý kiến với thầy cô và bạn bè. Nhiều em nói chưa đủ câu hoặc diễn đạt không thoát ý do hạn chế về vốn từ. Bên cạnh đó là sự thiếu tự tin vì mới thay đổi môi trường học tập từ Mầm non lên Tiểu học. Đó cũng là một rào cản khiến các em chưa thực sự hứng thú trong giờ học Kể chuyện. Điều đó chứng tỏ rằng những người làm công tác giáo dục là những người giữ vai trò chính trong bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm và phát triển các kĩ năng nghe, nói cho các em.
Vậy làm thế nào để HS phát huy được tính sáng tạo vào trong câu chuyện, không bị gò ép mà luôn cảm thấy hấp dẫn? Làm thế nào để HS thực hành ứng dụng ngôn ngữ thành thạo? Đó là một câu hỏi mà mỗi giáo viên chúng ta luôn phải đặt ra và phải suy nghĩ tìm lời giải đáp - dạy như thế nào để có chất lượng.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh Lớp 1 trong giờ học Kể chuyện

ất công trong chuẩn bị, các hình ảnh, các video thường rất hiếm. Nhưng với kho ngữ liệu điện tử phong phú như hiện nay thì việc soạn bài giảng điện tử thực sự đơn giản hơn rất nhiều. Vì vậy 100% các tiết dạy, tôi đều soạn bằng giáo án điện tử và kết hợp với sách giáo khoa điện tử. Tôi nhận thấy hiệu quả dạy học được nâng cao rõ rệt, đặc biệt là sự tập trung và hứng thú của các em. Ví dụ: Khi dạy bài Kiến và bồ câu, trang 50 SGK Cánh Diều. - Mục tiêu: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: + Nghe hiểu và nhớ được nội dung câu chuyện. + Nhìn tranh, trả lời được các câu hỏi dưới mỗi tranh. + Dựa tranh, có thể tự kể từng đoạn của câu chuyện bằng lời kể của mình. - Để đạt mục tiêu đề ra, tôi đã tiến hành như sau: Ở Hoạt động: Khám phá và luyện tập: + Tôi khai thác học liệu điện tử: Cho HS xem video kể chuyện 2 lần. + GV vừa chỉ từng tranh, vừa kể thật chậm cho HS nghe 1 lần. Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi theo tranh: Ở phần này, tôi kết hợp sự dụng giáo án powpoint (Tất cả hình ảnh của giáo án powpoint đều được lấy ở Học liệu điện tử). ( Tranh minh họa xem phụ lục 2) Chuyện gì xảy ra khỉ kiến xuống suối uống nước? ( Tranh minh họa xem phụ lục 2) Nhờ đâu kiến thoát chết? ( Tranh minh họa xem phụ lục 2) Bác thợ săn làm gì khi nhìn thấy bồ câu? ( Tranh minh họa xem phụ lục 2) Kiến đã cứu bồ câu như thế nào? Mỗi tranh trong sách giáo khoa thường được các họa sĩ thể hiện một đặc điểm, một hành động một sự việc nào đó của nhân vật, cảnh tượng có trong truyện làm điểm tựa cho HS nhớ lại nội dung từng đoạn truyện. Từ đó, giúp HS dễ dàng trả lời được các câu hỏi mà GV đưa ra. Kể chuyện theo tranh (không dựa vào câu hỏi) + HS nhìn vào tranh, kể từng đoạn của câu chuyện. GV mở cả 4 tranh yêu cầu HS kể lại toàn bộ câu chuyện. Khi xem phần tranh, với trí tưởng tượng của mình, các em học sinh sẽ hình dung ra thế giới của truyện. Chính những hình ảnh sống động đó đã giúp các em rất nhiều trong việc hiểu nội dung, khắc sâu bài học ngôn ngữ nghệ thuật, phát triển tư duy tình cảm ở trẻ. Từ đó có thể kể lại câu chuyện và bước đầu hiểu được ý nghĩa của câu chuyện. 4.4.3 Kết quả thu được: Nhờ có hệ thống tranh ảnh sinh động, sắc nét cùng với các video kể chuyện hấp dẫn giúp HS ghi nhớ được nội dung câu chuyện và đều biết cách trả lời câu hỏi dưới mỗi tranh (kể cả với những HS chậm). HS rất hứng thú, tích cực trong mỗi giờ học. Các em đã biết sử dụng trí tưởng tượng, óc sáng tạo để kể lại câu chuyện một cách hấp dẫn và cuốn hút người nghe. Đặc biệt là nhiều em trong lớp đã kể lại câu chuyện cho ông bà, bố mẹ nghe và ông bà, bố mẹ quay thành video và gửi lại cho cô giáo. Phụ huynh rất phấn khởi, phối hợp với GV để quay các video kể chuyện của con em mình. 5. Thực nghiệm Dạy lớp 1C và 1D trường Tiểu học TTNC Bò và Đồng cỏ Ba Vì. 5.1. Mục đích. Dựa vào nội dung và các giải pháp đã nghiên cứu để dạy thực nghiệm nhằm kiểm tra hiệu quả của thực nghiệm. * Dạy hai bài: Bài 14: Kể chuyện “Hai chú gà con”; Bài 92 “Ông lão và sếu nhỏ” – Môn Tiếng Việt – Phân môn Kể chuyện. 5.2. Các bước tiến hành. - Soạn giáo án powpoint và thiết kế các hoạt động học tập theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực. - Khảo sát phân loại HS. - Tổ chức dạy thực nghiệm để đối chứng. 5.3. Phương pháp thực nghiệm. - Chuẩn bị: + Trao đổi với các bạn đồng nghiệp. + Nghiên cứu chất lượng giữa các lớp thực nghiệm và đối chứng. + Soạn giáo án Bài 14: Kể chuyện “Hai chú gà con”; Bài 92 “Ông lão và sếu nhỏ” – Môn Tiếng Việt – Phân môn Kể chuyện - Tiến hành dạy thực nghiệm 5.4. Giáo án minh hoạ * Bài thứ nhất: (1 tiết) - Bài 14: Kể chuyện “Hai chú gà con” SGK TV 1- Bộ sách Cánh diều - Trang 30) - Ngày thực hiện: Ngày 31 tháng 9 năm 2021 (Xem phụ lục 3) * Bài thứ hai: (1 tiết ) - Bài 92 “Ông lão và sếu nhỏ” – Môn Tiếng Việt – Phân môn Kể chuyện - Ngày thực hiện: Ngày 11 tháng 1 năm 2022 (Xem phần Phụ lục 4) 6. Kết quả thực nghiệm. Sau một thời gian áp dụng các biện pháp trên vào giảng dạy, tôi nhận thấy kĩ năng kể chuyện của các em đã có những chuyển biến tích cực. Điều đó được thể hiện rõ khi tổng hợp phiếu theo dõi. Kết quả: Lớp Sĩ số Hoàn thành xuất sắc Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành SL % SL % SL % SL % 1C 35 13 37,1 12 34,3 10 28,6 0 0 1D 35 9 25,7 13 37,1 12 34,4 01 2,9 7. Kết quả đạt được: * Với GV: - Nắm vững nội dung chương trình và mục tiêu dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 – Kiểu bài Kể chuyện ở tiểu học trong Chương trình GDPT 2018; - Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Khai thác sử dụng có hiệu quả Học liệu điện tử trong việc dạy và học phân môn Kể chuyện. - Xây dựng, thiết kế được các hoạt động dạy học phù hợp từng đối tượng học sinh trong lớp. * Với HS: - HS biết vận dụng những kiến thức đã học để kể lại nội dung câu chuyện một cách hấp dẫn có cảm xúc nhằm bộc lộ hết được ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm qua câu chuyện. Qua đó góp phần phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng và khả năng diễn đạt ở mỗi học sinh. Giúp học sinh tự tin, hứng thú trong học tập và sinh hoạt. - Kĩ năng nghe, nói của các em được hình thành và phát triển một cách tự nhiên, nhẹ nhàng mà rất hiệu quả. Các em cũng mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp. Đặc biệt các em đã biết kể lại câu chuyện một cách sáng tạo, hấp dẫn. PHẦN III: KẾT LUẬN 1. Khẳng định giá trị của sáng kiến đem lại: Phân môn Kể chuyện đã rèn cho học sinh kĩ năng nói trước đám đông Cùng với sự rèn luyện các kĩ năng ngôn ngữ, tư duy của học sinh cũng được phát triển. Đặc biêt, sống trong thế giới các nhân vật, thâm nhập vào các tình tiết của truyện, tiếp xúc với nghệ thuật ngôn từ kể chuyện, tư duy hình tượng và cảm xúc thẩm mĩ của học sinh cũng được phát triển. Khi nghe giáo viên kể chuyện, học sinh đã tiếp nhận tác phẩm văn học ở dạng lời nói có âm thanh. Qua nghiên cứu những cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề tổ chức dạy học Kể chuyện, tôi đã mạnh dạn đề ra “Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp Một trong giờ học kể chuyện”. Trong quá trình nghiên cứu và áp dụng vào thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy các giải pháp tôi đưa ra đã mang lại hiệu quả thiết thực: HS có cơ hội được bộc lộ, phát huy tối đa năng khiếu, sở trường của bản thân khi tham gia các hoạt động học tập phân môn Kể chuyện. GV say mê, chủ động và sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động dạy học. Phụ huynh cùng hợp tác với giáo viên trong việc quay các video của các con tham gia kể chuyện ở nhà gửi cho cô giáo. Điều đó, phần nào đã khẳng định được tính khả thi của sáng kiến. 2. Bài học kinh nghiệm: Từ những kinh nghiệm của bản thân cùng với sự nghiêm túc học tập qua tài liệu, bạn bè đồng nghiệp, tôi đã có một số kinh nghiệm nhỏ trong việc dạy học phân môn kể chuyện như sau: - Không nên biến giờ kể chuyện thành một giờ phân tích truyện cần phân biệt hai hình thức đọc truyện và kể chuyện. - Đọc truyện tìm hiểu thâm nhập truyện. - Lựa chọn ngôn ngữ - ngữ điệu kể. - Sử dụng các yếu tố hỗ trợ như nét mặt, cứ chỉ, điệu bộ - GV phải tạo được không khí tự nhiên, thoái mái trong lớp học. - Để làm được việc này người GV phải thay đổi hình thức trong lớp, có thể kể chuyện ngoài giờ hoặc sắp xếp bàn ghế để học sinh được ngồi học theo nhóm (cùng sở thích) - Trong tiết kể chuyện hoạt động chính là của trò. Vì vậy việc tập kể của học sinh nên tăng dần theo mức độ. Kể một đoạn sau đó kể cả chuyện rồi kể phân vai, thi kể chuyện tiếp sức - Sử dụng bảng để ghi tóm tắt diễn biến cốt truyện một vài tình tiết quan trọng để làm điểm tựa cho học sinh tập kể. - Động viên khuyến khích các em kịp thời để các em hứng thú trong giờ kể chuyện. Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã đề ra. Về hiện tại chưa có ứng dụng nhiều nhưng nhìn chung các em có sự tiến bộ rõ rệt hơn về cách học và chơi. Phát huy tốt trong việc rèn luyện tính đam mê môn học và hứng thú khi nói chuyện cho HS, góp phần hoàn thiện chuẩn Tiếng Việt cho các em lớp Một. 3. Một số khuyến nghị. 3.1.Với các cấp quản lý giáo dục: Các cấp quản lý cần quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa trong việc đầu tư nhiều hơn cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học để việc dạy và học đạt kết quả cao hơn. Tổ chức các tiết chuyên đề dạy mẫu để giáo viên được học tập và chia sẻ nhiều hơn về chương trình sách giáo khoa lớp 1. 3.2 Với nhà trường: Nhà trường thường xuyên quan tâm cải thiện nội dung, phương pháp giảng dạy nhằm kích thích các em ham mê học tập. Các tiết học hoạt động ngoài giờ lên lớp, cần tạo cơ hội cho học sinh lớp một được trải nghiệm bằng nhiều hình thức khác nhau như: chơi trò chơi, đố vui, kể chuyện, để dần rèn các em tự tin thể hiện, trình bày ý kiến của mình trước đám đông. 3.3 Với giáo viên: GV cần chủ động, sáng tạo hơn nữa trong việc thiết kế nội dung, hình thức tổ dạy học để thu hút HS vào học tập nhằm phát huy năng lực sở trường của các em. Trên đây là sáng kiến về “Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp Một trong giờ học kể chuyện” đã được tôi nghiên cứu, xây dựng áp dụng trong công tác giảng dạy tại lớp 1C - Trường Tiểu học TTNC Bò và Đồng cỏ Ba Vì - nơi tôi công tác. Trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những hạn chế, vậy kính mong nhận được sự góp ý của Hội đồng khoa học các cấp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Vân Hòa, ngày 18 tháng 4 năm 2022 Tác giả Trần Thị Hồng Giang PHẦN IV:TÀI LIỆU THAM KHẢO STT TÊN TÀI LIỆU TÁC GIẢ 1. Sách giáo khoa Tiếng Việt 1 – Cánh Diều Nguyễn Minh Thuyết 2. Sách giáo viên Tiếng Việt 1 – Cánh Diều Nguyễn Minh Thuyết 3. Tài liệu tập huấn giáo viên sử dụng SGK lớp 1 Cánh Diều – Môn Tiếng Việt Nhà xuất bản Đại học sư phạm PHẦN V: PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phụ lục 2: Phụ lục 3 Thứ sáu ngày 1 tháng 10 năm 2021 TIẾNG VIỆT BÀI 14: KỂ CHUYỆN: HAI CHÚ GÀ CON I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực: - Nghe hiểu và nhớ câu chuyện, trả lời được câu hỏi dưới tranh, kể được từng đoạn và cả câu chuyện. Phát triển ngôn ngữ kể chuyện cho HS. - HS tự tin và sáng tạo trong khi kể. 2. Phẩm chất: - Khơi gợi tình yêu học tập, chăm chỉ tìm tòi, vận dụng điều đã học vào thực tế. - Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Anh em phải yêu thương, nhường nhịn nhau, đừng tranh giành, nghĩ xấu về nhau để khỏi phải xấu hổ, ân hận. II. ĐỒ DÙNG - PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC: - GV: Máy chiếu để chiếu tranh minh họa chuyện, video câu chuyện. - HS: SGK, nghe video trước câu chuyện III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: MT: Tạo tâm thế phấn khởi, hào hứng - Ổn định - Đưa tranh 1, 2, 3 minh hoạ câu chuyện Chồn con đi học, tranh 1, 2, 3. - Câu chuyện khuyên ta diều gì? - Hát - Kể theo tranh. - QS - Suy nghĩ -Lắng nghe 2. Khám phá HĐ1: Nghe kể chuyện * Mục tiêu: Nghe hiểu và nhớ câu chuyện Giới thiệu bài * Cách tiến hành: - Đưa tranh minh hoạ, - YC xem tranh, đoán nội dung truyện. *Nghe kể chuyện - Lần 1: kể tự nhiên, không chỉ tranh, HS nghe toàn bộ câu chuyện. - Lần 2: Vừa chỉ từng tranh vừa kể chậm, HS nghe và quan sát tranh. - Lần 3: (như lần 2) để HS khắc sâu ND câu chuyện HĐ 2: HD kể *Mục tiêu: QST và trả lời được các câu hỏi theo tranh. - Đưa từng tranh - Nêu câu hỏi + Tranh 1: Ra vườn kiếm ăn, anh em gà con thấy gì? + Tranh 2: Đang đói bụng, hai chú gà làm gì? + Tranh 3: Vì sao hai anh em gà cãi nhau? + Tranh 4: Khi lại thấy con mồi, anh em gà làm gì? => Con giun lại biến mất và con gì vọt ra từ cái hốc gần đó? + Tranh 5: Chuột xuất hiện và nói điều gì? + Tranh 6: Vì sao hai anh em gà ân hận, xấu hổ? - QS - Trả lời Giải lao 3. Luyện tập, thực hành: * Mục tiêu: Nhìn tranh và kể lại được từng đoạn của câu chuyện - Gọi HS lên kể trước lớp. - Cùng HS nhận xét bạn kể. => Tuyên dương - Câu chuyện khuyên các em điều gì? 4. Vận dụng – trải nghiệm: - Nêu lại ý nghĩa câu chuyện - Qua câu chuyện này, các con học tập được điều gì? - Kể lại cho người thân nghe - Kể trước lớp. - Anh em phải yêu thương nhau/ Tranh giành, nghĩ xấu về nhau sẽ phải xấu hổ, ân hận. Phụ lục 4: Thứ ba ngày 11 tháng 1 năm 2022 TIẾNG VIỆT BÀI 92: KỂ CHUYỆN: ÔNG LÃO VÀ SẾU NHỎ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Nghe hiểu và nhớ câu chuyện: Ông lão và sếu nhỏ. Trả lời được từng câu hỏi dưới tranh, tự kể từng đoạn và cả câu chuyện. Hình thành và phát triển năng lực tự chủ, tự học, kể tự nhiên câu chuyện. Biết sống thân thiện, giúp đỡ các loài vật. - Chăm chỉ học, biết vận dụng lời khuyên của câu chuyện: Ông lão nhân hậu chữa chân đau cho sếu. gia đình sếu tỏ lòng biết ơn ông. Câu chuyện nói về tình cảm tốt đẹp giữa con người và con vật.biết yêu thương bảo vệ loài vật,bảo vệ môi trường thiên nhiên của các em. II. ĐỒ DÙNG - PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - GV: Máy chiếu ; hình ảnh minh hoạ truyện kể phóng to, video gửi phụ huynh. - HS: xem trước vi deo III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động - Cho HS kể truyện: Cô bé và con gấu. - Nói ý nghĩa của câu chuyện. - Giới thiệu bài. - HS kể chuyện - HS nêu 2. Khám phá HĐ 1: Nghe kể chuyện a. GV kể chuyện với giọng diễn cảm: - Lần 1 kể tự nhiên, không chỉ tranh. - Lần 2 vừa kể từng tranh vừa kể chậm. - Lần 3 vừa kể từng tranh vừa kể chậm. HĐ 2: HD kể chuyện - Cho HS trả lời các câu hỏi ở từng tranh. - Sắp xếp các tranh theo thứ tự câu chuyện Giải lao - HS nghe toàn bộ câu chuyện. - HS nghe và quan sát tranh. - HS nghe và quan sát tranh, khắc sâu nội dung câu chuyện. - HS nghe và quan sát tranh, trả lời câu hỏi theo 1 tranh. - HS thực hiện HS hoạt động 3. Luyện tập, thực hành HĐ 3: Kể chuyện Lần 1 Lần 2 Lần 3 Kể chuyện theo trình tự tranh - Bốc thăm tranh và kể (2, 3 tranh) - Kể cả câu chuyện. 4. Vận dụng, trải nghiệm - Qua câu chuyện, các em hiểu điều gì? - Bình chọn HS kể chuyện hay, hiểu ý nghĩa của câu chuyện - Kể lại cho người thân, bạn bè, nghe. - Ông lão nhân hậu, tốt bụng, sẵn lòng giúp sếu. Sếu biết trả ơn con người. Sếu là một con vật nhưng có lòng biết ơn như con người. MỤC LỤC STT Nội dung Trang PHẦN I TÓM TẮT SÁNG KIẾN 1 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến 1 2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến 3 3. Nội dung sáng kiến 3 4. Giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến 4 5. Đề xuất, kiến nghị 4 PHẦN II MÔ TẢ SÁNG KIẾN 4 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 4 2. Cơ sở lí luận 5 2.1. Cơ sở khoa học 5 2.2. Cơ sở thực tiễn 6 2.3. Điểm mới của sáng kiến 6 2.4. Phạm vi và đối tượng của sáng kiến 7 3. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 7 4. Một số giải pháp đã thực hiện 8 5. Thực nghiệm 17 6. Kết quả thực nghiệm 18 7. Kết quả đạt được 18 PHẦN III KẾT LUẬN 18 1. Khẳng định giá trị của sáng kiến đem lại 18 2. Bài học kinh nghiệm 19 1 Một số khuyến nghị 19 PHẦN IV TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN V PHỤ LỤC
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_tao_hung_thu_cho_hoc.doc