Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh Lớp 5 làm tốt văn miêu tả
Tập làm văn là một phân môn mang tính tổng hợp và sáng tạo cao. Tổng hợp các kiến thức, kĩ năng từ Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu,... để viết nên một bài Tập làm văn.
Theo quan điểm tích hợp, các phân môn được tập hợp lại xung quanh trục chủ điểm và các bài đọc. Nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng gắn bó chặt chẽ với nhau. Như vậy, muốn dạy - học có hiệu quả Tập làm văn miêu tả (tả cảnh, tả người,..) nhất thiêt người giáo viên phải dạy tốt Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu. Vì trong các bài đọc, trong câu chuyện, trong các bài Luyện từ và câu thường xuất hiện các đoạn văn, khổ thơ có nội dung miêu tả rất rõ về cảnh vật, thiên nhiên, con người....
Bài Tập làm văn nếu không sáng tạo sẽ trở thành một bài văn khô cứng, góp nhặt của người khác, nội dung bài văn sẽ không hồn nhiên, trong sáng, mới mẻ như tâm hồn của các em ở lứa tuổi Tiểu học
Dạy Tập làm văn lớp 5 phải đảm bảo mục tiêu yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng của Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng môn học ( ban hành kèm theo Quyết định số 16/của BGD- ĐT) và phù hợp trình độ của từng học sinh trong lớp mà " Hướng dẫn 896" của Bộ GD-ĐT đã đề ra.
Đặc trưng cơ bản của phân môn Tập làm văn là tính tổng hợp, thực hành sáng tạo mang dấu ấn cá nhân học sinh, trong quá trình tạo lập ngôn bản (ở cả hai dạng nói và viết) làm văn là một hoạt động giao tiếp. Vì vậy, trong nhà trường, Việc dạy Tập làm văn cho học sinh thực chất là dạy cho học sinh nắm giao tiếp nhằm đạt được mục đích giao tiếp.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh Lớp 5 làm tốt văn miêu tả

5) Sau khi học sinh diễn đạt trước lớp, tôi cho các em khác nhận xét, đánh giá và tôi chốt lại: Câu (1), câu (2) đúng ngữ pháp, tả rất thực song chưa có ý sáng tạo. Câu (3) thể hiện được ý so sánh khá ấn tượng. Câu (4), (5) biết dùng từ gợi tả “mênh mông”, “lung linh” và câu văn có hình ảnh so sánh. Với cách này, tôi đã giúp các em biết cách diễn đạt ý thành câu, thành đoạn đúng và hay hơn. Tình trạng câu văn viết sai cấu trúc bị giảm dần. Tập diễn đạt bằng câu văn có hình ảnh nghệ thuật Để dễ tiến hành, tôi gợi ý cho các em trong các tiết luyện tập xây dựng đoạn văn bằng những câu hỏi dễ hiểu, dễ nhớ. Tôi luôn hướng dẫn các em biết lựa chọn chi tiết, diễn đạt câu văn bằng hình ảnh và sử dụng được một số biện pháp nghệ thuật đã học như so sánh, nhân hóa, điệp từ, đảo ngữ,.. Ví dụ: Văn miêu tả cây cối: có em viết: “Cây bàng cao khoảng 8m, có bóng râm rộng che mát cho chúng em. Những chiếc lá bàng xanh tươi, nhẵn mịn rất đẹp.” Sau khi học sinh nêu, tôi cho học sinh nhận xét bằng những gợi ý mở như sau: Để người đọc dễ hình dung được đặc điểm về hình dáng của cây, ta nên tả cây trong không gian nào? Để cây cối được miêu tả thêm sinh động, gần gũi, ta nên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Khi tả đặc điểm của cây, ta nên dùng từ ngữ như thế nào để gây hứng thú cho người đọc? Sau đó, có em sửa lại: “ Nhìn từ xa, cây bàng sừng sững như một người lính khổng lồ đứng canh gác để bảo về ngôi trường của em. Mùa xuân đến, những búp bàng xòe ra như những đốm lửa xanh lung linh trong nắng.” Văn miêu tả cây cối: Có em viết: Vườn hoa nhà em có rất nhiều loại hoa, mỗi loài có một màu sắc khác nhau, hương thơm khác nhau. Nhưng để câu văn sinh động hơn tôi lại hỏi các em : Vườn hoa có nhiều màu sắc gợi cho em hình ảnh gì? Những hình ảnh đó gợi cho em cảm xúc, suy nghĩ gì? Sau đó có em sửa lại: “ Vườn hoa nhà em như một bức tranh rực rỡ sắc màu. Hương thơm các loài hoa ngào ngạt lan tỏa khắp không gian đã mời gọi các chị ong bướm đến để thưởng thức vẻ đẹp ngất ngây của mình.” Như vậy đối với các kiểu bài miêu tả đều vậy, học sinh cần sử dụng một số biện pháp nghệ thuật để bài văn miêu tả sinh động hơn, hấp dẫn hơn. Bài văn hay không thể thiếu được cảm xúc của người viết. Cảm xúc không chỉ bộc lộ ở phần kết luận mà còn thể hiện ở từng câu, từng đoạn của bài. Điều này, ở những tiết học trước khi làm bài văn, tôi đã lấy ví dụ cụ thể, và đi đến khái niệm về cảm xúc của mình trước sự vật hiện tượng để các em hiểu và sử dụng vào bài viết. Tôi thường yêu cầu học sinh đưa ra những suy nghĩ cảm xúc, nhận xét về một sự vật hiện tượng nào đó. Do vậy bài văn của học sinh đã tránh được khô khan, liệt kê sự việc mà thấm đượm cảm xúc của người viết. Tổ chức cuộc thi “Văn hay Chữ tốt” chọn danh hiệu “Cây bút vàng” Điều trước tiên tạo được sự hứng thú học tập ở mỗi học sinh là sự đón nhận kết quả bài làm của mình từ giáo viên. Mỗi tháng tôi đều tổ chức thi “Văn hay Chữ tốt” cho toàn bộ học sinh muốn chinh phục những điều mới, điều khó. Giáo viên chấm và chọn ra những bài viết tốt nhất đạt danh hiệu “Cây bút vàng” để khen thưởng. Tiêu chí viết “văn hay”: học sinh cần nắm vững kĩ năng làm bài văn theo các yêu cầu cụ thể; biết sử dụng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa,Học sinh biết phát hiện, biết rung động trước các vẻ đẹp, các giá trị tốt đẹp của cuộc sống; thể hiện được khả năng quan sát, tư duy, lập luận; thể hiện được cảm xúc chân thành, góc nhìn riêng, suy nghĩ riêng, sáng tạo. Tiêu chí phần “Chữ tốt” là: chữ viết đẹp, rõ ràng, cân đối, hài hòa, nét bút mềm mại, trau chuốt, thể hiện được nét riêng, sự sáng tạo trong nghệ thuật viết chữ. Các yếu tố thuộc về hình thức bài làm (cách trình bày, cách lập luận, bố cục, ) phải rõ ràng, sạch đẹp, khoa học, hợp lí, thuyết phục. Qua mỗi bài thi “Văn hay Chữ tốt” chọn danh hiệu “Cây bút vàng”, những học sinh có năng khiếu rất hào hứng, mong chờ đến ngày thi hàng tháng để được thể hiện khả năng của mình. Nhiều học sinh viết văn chưa hay cũng muốn tham gia thi với tinh thần học hỏi, thử sức mình và cơ bản là được cô giáo chấm, chữa chi tiết để tiến bộ dần lên. Qua mỗi bài thi, các em được hình thành năng lực văn chương (năng lực giao tiếp, năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy) và những phẩm chất tốt đẹp (biết trân trọng cái đẹp; có đời sống tinh thần phong phú; có tâm hồn và lối sống nhân ái, vị tha; có tính kiên trì, nhẫn nại). Để có được kết quả như mong đợi, bản thân tôi luôn phải kiên trì, chịu khó, phải dành nhiều thời gian để đọc và ghi chép lại những lỗi sai phổ biến ở từng đối tượng học sinh. Khi trả bài, tôi nhận xét đầy đủ, chi tiết những ưu điểm và nhược điểm về bài làm của học sinh. Hình ảnh học sinh lớp 5A5 : Ánh Dương, Thanh Trúc, Nguyệt Trinh đạt danh hiệu Cây bút vàng tháng Tư được khen thưởng Xây dựng phong trào đọc sách tích cực. Nhà văn M.Gorki đã nói: “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà mỗi khi bước lên, tôi tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất”. Sách là người bạn quý của mỗi con người. Ngay từ bé, nếu trẻ nhỏ được khơi gợi niềm yêu thích đọc sách, thì khi lớn lên việc đọc sách không còn là một việc “phải làm” mà đã trở nên một thói quen hay nói đúng hơn là một niềm “đam mê”. Nhờ đó, vốn từ vựng của học sinh cũng ngày một tăng lên theo năm tháng. Sách không chỉ giúp các em nâng cao nhận thức, hiểu biết về kho tàng tri thức của nhân loại mà còn hình thành ở các em những kỹ năng cần thiết cho tương lai. Đọc sách mang lại cho các em thật nhiều kiến thức bổ ích. Mỗi cuốn sách lại mang những kiến thức khác nhau. Qua mỗi bài văn, bài thơ hay câu chuyện sẽ giúp các em tiếp thu được ở đó nhiều điều mới mẻ và lý thú. Các em sẽ học được ở đó cách diễn đạt, bố cục, dùng từ Qua những hình ảnh sinh động, nội dung câu chuyện hay, bài văn hay mà các em bắt gặp sẽ giúp cho các em thêm yêu quê hương, đất nước, con người Và rồi hình ảnh cây đa, bến nước, con đò, những tình cảm chân thành nồng thắm của người với người sẽ giúp các em có nguồn cảm hứng viết được các bài văn hay. Trên thực tế, nguồn sách rất phong phú và đa dạng nên giáo viên cần chọn và hướng cho học sinh tìm đọc những cuốn sách có nội dung lành mạnh như truyện cổ tích, truyện lịch sử, truyện khoa học. Những cuốn sách phục vụ cho chương trình tiểu học của nhà xuất bản Giáo dục: cảm thụ văn học, những bài văn hay, những bài văn chọn lọc, tuyển tập các đề thi học sinh giỏi cấp Tiểu học môn Tiếng Việt, nâng cao Tiếng Việt lớp 4, 5; bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng việt lớp 4, 5, chuyện cổ tích mẹ kể con nghe. Trong các số báo này có những trang “Giúp em học tốt môn Tiếng việt”, các em sẽ lĩnh hội được nhiều kiến thức về văn học như tham khảo các bài văn hay của các bạn đăng trên trang báo, được đọc lời bình của các bài văn, bài thơ nổi tiếng trong chương trình Tiểu học. Đặc biệt các em có thể tập viết những bài văn hay để gửi dự thi đó cũng là động lực để thúc đẩy các em yêu thích đọc sách, đọc báo. Việc ghi chép lại nội dung quan trọng, điều mình tâm đắc vào sổ tay sẽ giúp các em nhớ lâu hơn, khi quên chỉ cần xem qua là có thể nhớ ngay được để giúp các em vận dụng linh hoạt vào việc diễn đạt Ví dụ: Khi đọc các bài thuộc thể loại văn miêu tả, học sinh có thể ghi lại những câu văn, câu thơ hoặc đoạn văn, đoạn thơ giàu hình ảnh như sau: “Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trắng lung linh dát vàng” “Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên phải đỡ lấy mây Hình ảnh học sinh lớp 5A5 say mê đọc sách Hình ảnh đôi bạn giúp nhau cùng tiến qua việc đọc sách Hình ảnh học sinh lớp 5A5 say mê đọc sách Sách giúp cho học sinh đọc tốt hơn, viết văn chính xác hơn, nói chuẩn hơn khi muốn diễn đạt một vấn đề gì đó. Như vậy, rèn cho học sinh có kĩ năng đọc sách tức là giúp học sinh có kĩ năng viết văn tốt, kĩ năng giao tiếp tự tin hơn, kĩ năng tìm kiếm sự hợp tác và nhiều kĩ năng khác nữa. Những tiết sinh hoạt cuối tuần, tôi lại tổ chức cho học sinh chia sẻ nội dung những câu chuyện, bài thơ hay,...mà em đã đọc trong sách để hình thành cho các em thói quen đọc sách và tiếp thu cái hay cái đẹp mà sách mang lại. Kết quả đạt được sau khi áp dụng giải pháp sáng kiến tại trường Tiểu học Chu Minh: Kết quả so sánh, đối chiếu bài tập làm văn của lớp cụ thể qua từng thời điểm sau: Giai đoạn SĨ SỐ Điểm 9-10 Điểm 7- 8 Điểm 5- 6 Điểm dưới 5 SL TL SL TL SL TL SL TL Khảo sát đầu năm 33 12 36,4% 8 24,2% 11 33,3% 2 6,1% Kiểm tra cuối năm 33 21 63,6% 10 30,3% 2 6,1% 0 0% So sánh đối chiếu Tăng 9 27,3% 2 6,1% Giảm 9 27,3% 2 6,1% Sau khi áp dụng kêt quả nghiên cứu vào lớp học thì chất lượng các bài văn miêu tả của lớp tôi có sự thay đổi rõ rệt. Các bài tập làm văn của các em không còn mang tính liệt kê, kể lể nữa. Các bài văn đã có nhiều hình ảnh hay và diễn đạt tốt. Một phần nào cũng đáp ứng được những gì mà người giáo viên trong đó có bản thân tôi mong đợi từ các em. Hiệu quả của sáng kiến Hiệu quả về khoa học. Qua quá trình thực hiện đề tài từ đầu năm học đến nay, hiệu quả làm văn của lớp tôi rất khả quan. Phong trào thi đua học tập môn Tiếng Việt nói chung và thi viết “Văn hay Chữ tốt” của lớp 5A5 ngày càng sôi nổi. Đã có nhiều em phát huy được năng lực tích cực chủ động trong học tập và sáng tạo, hoạt động học tập rất tốt. Các em tiến bộ rất nhiều về kĩ năng nói, kĩ năng năng viết, kĩ năng bày tỏ diễn đạt, biết sử dụng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm và các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa làm cho bài văn hay hơn. Qua đó, học sinh thêm yêu thích học tập làm văn hơn, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Hiệu quả về kinh tế Đề tài "Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm tốt văn miêu tả" là một trong những tài liệu gợi ý về đổi mới hình thức tổ chức dạy học tạo hứng thú cho học sinh để đạt hiệu quả cao trong phân môn Tập làm văn lớp 5. Việc áp dụng đề tài vào giảng dạy giúp tiết kiệm kinh phí mua tài liệu, đồ dùng với giáo viên; tiết kiệm thời gian nghiên cứu các hình thức tổ chức dạy học, các hoạt động cho học sinh. Áp dụng đề tài vào học tập, tiết kiệm kinh phí học tập cho học sinh, phụ huynh học sinh: không cần đi học thêm mà vẫn đạt hiệu quả cao. Hiệu quả về mặt xã hội. Việc áp dụng đề tài vào dạy-học không chỉ nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn mà chất lượng môn Tiếng Việt của lớp có nhiều khởi sắc: Trong cuộc thi Vioedu môn Tiếng Việt cấp trường của khối 5, lớp 5A5 do tôi phụ trách đã có 3 em đạt giải: Nhất, Nhì, Ba được chọn dự thi cấp Huyện. Thật đáng khích lệ khi 3 học sinh đó thi cấp Huyện đều đạt giải: Nhì, Ba, Khuyến khích. Chính kết quả đó đã tạo hiệu ứng tích cực cho học sinh và phụ huynh học sinh. Phụ huynh học sinh thêm tin tưởng, kính trọng, biết ơn các thầy cô giáo đã tận tâm bồi dưỡng, rèn rũa, giúp đỡ con em họ để ngày một đạt kết quả tốt hơn và họ rất yên tâm khi gửi gắm con em cho nhà trường cũng như các thầy cô dạy dỗ. Tính khả thi Đề tài "Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm tốt văn miêu tả" đảm bảo được tính khoa học vì đã kết hợp cơ sở lí luận và thực tiễn rõ ràng. Đề tài có những giải pháp mới nên nó mang lại giá trị cao: Học sinh có hứng thú học tập hơn, tích cực chủ động sáng tạo để mở. Phát huy tinh thần học hỏi của giáo viên để từ đó có kinh nghệm, kỹ năng tổ chức các hoạt động cho học sinh có hiệu quả nhất. Mặt khác, yếu tố kinh phí chi cho việc thực hiện đề tài không cao nên đề tài này áp dụng được không chỉ với toàn bộ các lớp 5 trường Tiểu học Chu Minh mà còn áp dụng được rộng rãi với tất cả khối 5 ở các trường Tiểu học trên cả nước. Thời gian thực hiện đề tài, sáng kiến - Đề tài được thực hiện trong năm học 2023-2024 từ tháng 9/2023 đến tháng 5/2024 và những năm học tiếp theo. Kinh phí thực hiện đề tài, sáng kiến. Kinh phí chi cho quá trình thực hiện đề tài là của cá nhân giáo viên kết hợp với nguồn kinh phí xã hội hoá: Nhiều phụ huynh đã tự nguyện ủng hộ giấy, bút, vở, màu, quà phát thưởng cho những học sinh đạt giải trong những kì thi Các giải pháp mà chúng tôi đưa ra thiên về sự thay đổi nhận thức của giáo viên, phụ huynh không gây tốm kém .Việc sưu tầm đồ dùng sẵn có tại trường như bộ thẻ từ, tranh ảnh, video trên mạng, có liên quan đến bài học là sử dụng để luyện tập, làm đồ dùng cho trẻ hoạt động, trải nghiệm dễ tìm không gây tốn kém về mặt kinh tế. PHẦN III: KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT * Đối với giáo viên: Dạy tốt các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu và đặc biệt là phân môn Tập làm văn. -Tận dụng thời gian rèn luyện cho học sinh thói quen sử dụng từ gợi tả, gợi cảm chính xác và dùng biện pháp tu từ khi viết văn. Tạo hứng thú học tập cho học sinh qua việc động viên, khen thưởng kịp thời các đối tượng học sinh Dày công hơn với các đối tượng trung bình, yếu để các em vươn lên cùng các bạn. *Đối với quản lí: Thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn về chuyên đề phân môn Tập làm văn để giáo viên học hỏi và nắm chắc phương pháp dạy học nhất là thể loại miêu tả đồng thời học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình dạy học. Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân tôi đã thực hiện trong những năm làm công tác giảng dạy. Đồng thời tôi cũng chia sẻ cùng đội ngũ giáo viên của mình và đã thực hiện có hiệu quả. Tôi rất mong được sự đóng góp của tất cả đồng nghiệp để tôi có thêm những kinh nghiệm nhằm góp phần vào công tác giáo dục - đào tạo trong những năm tiếp theo đạt được hiệu quả cao hơn, Tôi xin chân thành cảm ơn! Tôi xin cam đoan: Đề tài này là do tôi tự nghiên cứu và viết. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN Ngày 6 tháng 5 năm 2024 Tác giả Đỗ Thị Minh Hòa TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) - Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 -Tập 1, tập 2- Nhà xuất bản Giáo dục - Năm 2006 Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) - Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 5 -Tập 1, tập 2- Nhà xuất bản Giáo dục - Năm 2006 Những tài liệu liên quan đến việc dạy văn miêu tả Thế giới trong ta, chuyên đề số: CĐ-TV 2005 Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học lớp 5-Nhà xuất bản Giáo dục - Năm 2009 Sách tham khảo: Một số biện pháp dạy học văn miêu tả ở Tiểu học-NXB-TPHCM.Năm 2005 MỤC LỤC Nội dung Số trang PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Tính cấp thiết phải tiến hành sáng kiến 1 2. Mục tiêu của sáng kiến 1 3. Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiện cứu 2 PHẦN II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN 2 1. Hiện trạng vấn đề 2 2. Một số giải pháp giúp học sinh lớp 5 làm tốt văn miêu tả 4 2.1. Rèn kĩ năng quan sát, tìm ý, ghi chép vào sổ tay 4 2.2. Rèn kĩ năng lập dàn ý chi tiết, sắp xếp, diễn đạt ý 6 2.3. Xây dựng mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng 8 2.4. Hướng dẫn học sinh sử dụng từ ngữ gợi tả, gợi cảm và một số biện pháp nghệ thuật 10 2.5. Tổ chức thi “Văn hay Chữ tốt” chọn danh hiệu “Cây bút vàng” 11 2.6. Xây dựng phong trào đọc sách tích cực. 13 3. Kết quả sau khi áp dụng giải pháp sáng kiến tại đơn vị 16 4. Hiệu quả của sáng kiến 16 5. Tính khả thi 17 6. Thời gian thực hiện sáng kiến 17 7. Kinh phí thực hiện sáng kiến 17 PHẦN III. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 19 MINH CHỨNG CHO ĐỀ TÀI “MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5 LÀM TỐT VĂN MIÊU TẢ” Một số bài văn đạt danh hiệu cây bút vàng trong cuộc thi “Viết văn hay chữ tốt”
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_l.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh Lớp 5 làm tốt văn miêu tả.pdf