Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh Lớp 4 học tốt văn miêu tả
Mục đích của việc dạy Tập làm văn ở trường Tiểu học là hình thành những kĩ năng trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ. Học sinh biết viết bài văn hay sẽ biết cách tìm hiểu, đánh giá cuộc sống một cách chân thực. Khi viết được bài văn theo đúng định hướng, học sinh không chỉ nhận thức đúng được về sự vật mà còn rung động về tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, khơi dậy năng lực hoạt động sáng tạo cũng như bồi dưỡng được lòng yêu thiên nhiên, yêu cái thiện, cái đẹp.
Trong đời sống, muốn người khác nhận ra những điều mình đã nhìn
thấy, đã trải qua… chúng ta phải miêu tả. Bởi vậy, có thể nói văn miêu tả có một vị trí quan trọng trong cuộc sống cũng như trong chương trình tập làm văn bậc tiểu học. Tuy nhiên nó đang là phân môn khó gây được hứng thú học cho học sinh. Khi viết văn miêu tả các em thường mắc phải khuyết điểm: “Dập khuôn, máy móc, thiếu chân thực”. Nhiều học sinh học thuộc văn mẫu và khi làm bài thì các em chỉ chép ra những gì mình nhớ. Bài văn sơ sài, không đủ ý, không có sắc thái riêng của đối tượng miêu tả, thiếu sự rung cảm, …Vậy phải làm thế nào để giúp học sinh học tốt và đam mê học phân môn tập làm văn, đặc biệt là văn miêu tả. Điều đó đang là điều trăn trở đối với tôi.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh Lớp 4 học tốt văn miêu tả

đa dạng, phong phú và lột tả được vẻ đẹp riêng biệt của sự vật. b. Quan sát tỉ mỉ, nhiều lượt. Quan sát một đối tượng, nếu chỉ một lần và thoáng qua, khó nắm bắt được nhiều đặc điểm của sự vật. Do vậy, cần quan sát thật tỉ mỉ ở nhiều góc độ, nhiều khía cạnh và quan sát nhiều lượt để hiểu rõ hơn về đối tượng. Đọc đoạn văn tả “cây bàng thay lá” dưới đây, ta thấy rõ kết quả quan sát rất kĩ của nhà văn. „Chỉ vài hôm lộc non đã tràn đầy trên bàn tay mùa đông của cây bàng. Dáng mọc của lộc rất lạ, thẳng đứng trên cành, như thể đêm qua có ai đã thả ngàn vạn búp lá nhỏ xíu từ trên trời, xanh biếc chi chít đầy cành và xoay thành những tán tròn quanh thân cây. Lá non lớn nhanh, đứng thẳng và cao chừng gang tay, cuộn tròn như những chiếc tai thỏ. Khi những tai thỏ xòe ra thành vài ba chiếc lá nhỏ, cây bàng nảy thêm một lứa lộc lần thứ hai màu đỏ đọt giữa những chùm lá; tán bàng bây giờ là một màu áo lục non lỗ đỗ những vệt hoa hồng thắm (Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường). c. Xác định rõ vị trí, thời điểm và trình tự quan sát. Tùy thuộc vào mục đích, yêu cầu quan sát đối tượng, ta có thể chọn vị trí (gần hay xa, trên cao hay dưới đất, ...), thời điểm (sáng hay trưa, chiều, tối; mùa xuân hay mùa hạ, mùa thu...) và trình tự quan sát (thời gian hay không gian...). Đứng ở đền Hùng, trên cao, nhà văn Đoàn Minh Tuấn mới thấy được: “Bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, bên trái là dãy Tam Đảo như bức tường sừng sững. Trước mặt, ngã ba Hạc như một hồ lớn”. Ví dụ : Tả cây bàng, tôi hướng dẫn quan sát trình tự theo mùa trong năm hoặc theo từng thời kỳ phát triển của cây. Dưới đây là một cách để quan sát lá bàng: - Mùa hè lá bàng như thế nào? - Sang thu lá bàng thay đổi màu sắc ra sao? - Cuối đông lá bàng như thế nào? - Mùa xuân lá bàng ra sao? Như vậy, quan sát theo một trình tự hợp lí, vừa giúp học sinh tường thuật mạch lạc, vừa tạo điều kiện cho học sinh miêu tả sinh động bức tranh về sự vật. d. Chú ý tìm những nét riêng, nét tiêu biểu để phân biệt đối tượng được tả với đối tượng khác cùng loại: Đúng như nhà thơ Tô Hoài - người có tài quan sát rất giỏi, đã nói : “Quan sát giỏi phải thấy ra nét chính, thấy được tính riêng, móc được những ngóc ngách của sự vật, của vấn đề. Nhiều khi chẳng cần dàn đủ sự việc, chỉ chép lại những đặc điểm mà mình cảm nhất, mình đã khổ công ngắm, nghe, nhìn, nghĩ kĩ mới thấy bật lên được thì thích thú, hào hứng, không ghi không chịu được”. (Trích “Sổ tay viết văn”- NXB Tác phẩm mới 1977). Tìm được những nét riêng, nét tiêu biểu của sự vật trong quá trình quan sát chính là đã: “Cụ thể hóa” đối tượng. Khi đưa vào bài văn, những nét đó sẽ gây được ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Ví dụ: Tả cây bàng ở sân trường. Tôi hướng dẫn học sinh tìm các chi tiết để phân biệt cây bàng ở sân trường khác với những cây bàng khác ra sao? Học sinh đã tìm được chi tiết: „Thân cây ở phần gần gốc nhẵn thín vì giờ chơi nào đám học trò cũng nô đùa quanh gốc cây, bám lấy thân cây mà âu yếm vuốt ve”. Quan sát cần biết xác định đúng trọng tâm, thường là những điểm chính nổi bật. Có như vậy, bài viết mới tránh khỏi dàn trải, chung chung.Vì vậy, ngay trong cách quan sát để miêu tả, tôi luôn hướng dẫn học sinh tìm ra cái mới, cái riêng. Nhưng cái mới, cái riêng phải gắn với chân thật. 4.2. Ghi chép những điều quan sát được bằng những từ ngữ chính xác, phù hợp, giàu hình ảnh. Qua những giờ học Tiếng Việt, học sinh đã được tích luỹ vốn từ để miêu tả. Học sinh có vốn từ rồi nhưng phải biết dùng chúng phù hợp với văn cảnh. Muốn vậy học sinh phải biết coi trọng việc lựa chọn từ ngữ khi diễn đạt. Ví dụ Miêu tả cây cam: Học sinh đã lựa chọn từ ngữ miêu tả như sau: “Mới ngày nào, quả còn tí xíu như đầu ngón tay, da dày, xanh đậm, có vỏ xù xì. Nhưng chỉ vài tháng sau làn da ấy cứ mỏng dần, chuyển từ màu xanh sang màu vàng. Những quả cam đã căng tròn, mọng nước treo lơ lửng trên cây như những chiếc đèn lồng nhỏ.” 5. Hướng dẫn học sinh cách sắp xếp ý để tạo được một dàn bài chi tiết và viết thành đoạn, bài diễn đạt có nghệ thuật. Để học sinh có bài văn tốt tôi rèn cho học sinh kĩ năng sắp xếp ý- lập dàn bài chi tiết cho : Mở bài - Thân bài - Kết bài. 5.1. Mở bài. Mở bài thường có hai cách: trực tiếp và gián tiếp. Tùy trình độ và sở thích của mỗi học sinh, có thể mở bài theo cách trực tiếp hay gián tiếp. Điều quan trọng là mở bài phải tự nhiên, không gò bó hoặc thô thiển. * Mở bài theo cách trực tiếp: Trong vườn nhà em trồng rất nhiều loại hoa như lan, huệ, hồng.... Mỗi loại hoa có một vẻ đẹp riêng. Nhưng em thích nhất vẫn là cây mai vàng mà ông nội trồng trong chậu đặt ngay ở góc sân nhà. * Mở bài theo cách gián tiếp: Chưa có mùa xuân nào vườn hoa nhà em lại nở nhiều bông như xuân năm nay. Hình như chúng đua nhau thi tài, khoe sắc, xem ai đón xuân đúng ngày, đúng tháng theo "dự kiến" của cô chủ. Vừa mới 26, 27 Tết, chúng đã rục rịch hé nở. Nào hồng, nào huệ, rồi lay ơn, thược dược... loài nào cũng đẹp, cũng thơm. Nhưng đẹp nhất vẫn là cây mai vàng mà ông nội trồng trong chậu đặt ngay ở góc sân nhà. 5. 2.Thân bài. *Thân bài là phần chính bao gồm nhiều ý, đòi hỏi sự sắp xếp các ý theo một trình tự nhất định, bảo đảm tính hợp lí - chặt chẽ, làm nổi rõ yêu cầu của đề bài. *Việc sắp xếp ý ở phần thân bài tùy thuộc vào từng loại bài và nội dung cụ thể cần làm rõ trong bài viết (hoặc nói). Dựa vào trình tự quan sát- tìm ý và dàn bài chung được học ở mỗi thể loại, học sinh có thể sắp xếp ý theo trình tự quan sát hoặc theo trình tự các ý cơ bản của phần thân bài và đối tượng miêu tả. *Ví dụ: Miêu tả con vật: Có thể quan sát, miêu tả đặc điểm nổi bật về hình dáng bên ngoài của con vật rồi miêu tả đến hoạt động và thói quen của con vật đó. Hoặc miêu tả từng bộ phận của con vật kết hợp với hoạt động của bộ phận đó. Dàn ý: Miêu tả con gà trống: - Tả bao quát về hình dáng: Thân hình chắc nịch. - Bộ lông: Màu đỏ thẫm. - Mào: Đỏ chót. - Đôi mắt: Tròn xoe. - Hai cánh: Như hai chiếc quạt mo. - Đuôi: Đỏ, đen, xanh. - Chân: Cao, to, vàng óng, có cựa và móng sắc, nhọn. Sau khi đã có dàn ý và được sắp xếp theo trình tự, tôi hướng dẫn học sinh dựa vào dàn ý xây dựng đoạn văn và diễn đạt có nghệ thuật, biết bộc lộ cảm xúc. „Mẹ em bảo chú gà trống này thuộc vào thế hệ "lão thành" sống với gia đình em từ lâu, cứng rắn và khỏe mạnh nhất trong số những con còn lại. Thân chú to như chiếc ấm ủ, chắc nịch. Mỗi khi chú cất tiếng gáy đều làm cho gia đình xung quanh thức giấc. Bộ lông đầy màu sắc sặc sỡ nhưng màu sắc chủ đạo nhất vẫn là màu đỏ thẫm. Cái đầu của chú rất to với hai con mắt tròn xoe, nhỏ như hai hạt đậu long lanh, sáng quắc. Có lẽ đây là lợi thế tìm mồi nhanh hơn bất kì con gà nào. Chú có điểm riêng khác biệt với những con gà khác chính là chiếc mào đỏ chót nhưng dày và nặng trĩu xuống che gần kín một bên mắt. Có lẽ bộ lông của gà trống mềm mại nhất là ở cổ. Những chiếc lông đầy đủ màu sắc khiến cho chiếc cổ của gà trống trở nên dài và khỏe khoắn hơn. Hai cánh chú như hai chiếc quạt mo úp vào hai bên sườn của chú. Mỗi lần định cất tiếng gáy nó đều có thói quen nhảy phốc lên cây rơm, vỗ cánh phành phạch và bắt đầu cất cao giọng gáy vang ò...ó...o... Cái đuôi là một túm lông nhiều màu, cong vút và rất dài của chú là điểm nhấn khiến cho thân hình nó càng trở nên cân đối và hài hòa hơn. Cặp chân chú vàng óng, chắc nịch với những chiếc cựa và móng sắc nhọn là vũ khí tự vệ lợi hại của chú. Khi đối đầu với con gà khác thì chắc chắn chú gà trống nhà em sẽ nắm chắc phần thắng. Cho nên những con gà trống khác ít khi dám bén mảng đến gần chú.” *Sắp xếp ý theo trình tự các ý cơ bản của phần thân bài không do người viết (nói) đặt ra mà phụ thuộc vào đối tượng miêu tả. Tuy nhiên, ở mỗi phần- mỗi ý chính, học sinh có thể triển khai các ý nhỏ theo cách riêng, miễn sao hợp lí, chặt chẽ và mạch lạc, hướng vào ý chính. 5. 3. Kết bài Kết bài thường có yêu cầu gói ghém những ý chính trong bài rồi phát biểu cảm nghĩ bản thân về nội dung bài viết. Phần kết bài của một bài văn cần tự nhiên, để lại ấn tượng cho người đọc. Cách viết phần kết bài tôi lưu ý học sinh mấy điểm sau: - Gắn liền với phần thân bài (không chuyển ý đột ngột, nên liên hệ, mở rộng, khái quát từ những ý chính- nội dung cơ bản đã nêu ở thân bài). Bám sát yêu cầu thể loại bài văn. Giọng văn chân thành, tự nhiên, có cảm xúc riêng của bản thân, tránh gượng ép, “hô khẩu hiệu” như : “Em cần phải...”. Ví dụ đề bài viết về cây hoa mai: Nắng xuân ấm áp len lỏi khắp muôn nơi, chiếu rọi lên từng cành cây, kẽ lá, hoa mai vàng lại càng nổi bật. Cánh hoa kiêu hãnh khoe mình trong nắng làm đẹp cho mùa xuân của thiên nhiên, cho sự may mắn của gia đình em trong năm mới. * Sau khi học sinh có kỹ năng viết đoạn văn rồi thì việc sắp xếp các đoạn văn: mở bài, thân bài, kết luận thành một bài văn hoàn chỉnh sẽ không khó. Tuy nhiên học sinh phải lưu ý một số điều sau: - Bố cục bài cần chặt chẽ hợp lý để làm sao các đoạn văn khi ghép lại tạo thành một “ Chỉnh thể thống nhất” không rời rạc khập khiễng với nhau. - Có thể liên kết đoạn văn bằng các từ ngữ hoặc bằng cách sắp xếp ý theo trình tự đã học. Khi viết hết một đoạn văn cần chấm xuống dòng. * Từ sự hướng dẫn rõ ràng như trên, học sinh đã viết được những bài văn có bố cục rõ ràng, nội dung phong phú, các ý diễn đạt hợp lí. 6. Giúp học sinh phát hiện ra những lỗi mắc trong bài làm và tự sửa lỗi. Mỗi dạng bài đều có một tiết trả bài văn viết. Tiết học này rất quan trọng, nhằm giúp các em thấy được ưu điểm và nhược điểm trong bài viết của mình, của bạn để học hỏi, trao đổi lẫn nhau, tìm ra cách sửa sai để cùng tiến bộ. Qua đó giáo viên cũng biết được học sinh hiểu bài và vận dụng thế nào, tiến bộ so với các bài trước được bao nhiêu. Để giúp học sinh phát hiện lỗi và sửa lỗi, tôi tiến hành như sau: * Tiến hành chấm bài thật kĩ, xác định học sinh làm đúng bố cục hay chưa? Bố cục có chặt chẽ không? Tìm phát hiện những ưu điểm của bài văn hay, câu hay, ý hay, dùng từ sáng tạovà nắm được những lỗi mắc phải còn tồn tại: dùng từ chưa chính xác, câu văn chưa hoàn chỉnh, lặp từ, lặp ýTôi đánh giá, nhận xét cụ thể vào từng bài của học sinh. Chẳng hạn có những nhận xét như sau: - Bố cục chặt chẽ, lời văn súc tích, có nhiều hình ảnh hay trong bài. Em cần phát huy thêm. - Đảm bảo bố cục, các câu, đoạn có sự liên kết. Em cần sử dụng câu văn có hình ảnh so sánh, nhân hóa vào bài để bài văn hay hơn. - Bài viết còn lủng củng, còn sai lỗi chính tả, viết chưa thành câu. Em cần chú ý cô hướng dẫn để về nhà viết lại đúng.... *Trong tiết trả bài, tôi chọn bài tiêu biểu của lớp và các bài văn hay năm trước đọc cho học sinh nghe và phân tích những điểm hay để học sinh học tập. * Để có thể làm tốt một bài tập làm văn, ngoài những kĩ năng nói trên, học sinh còn cần được rèn luyện thêm kĩ năng sửa chữa bài, rút kinh nghiệm. Để học sinh biết nhận xét, chữa lỗi về cách dùng từ đặt câu ở tiết trả bài. Tôi thường cho học sinh tìm, viết câu, từ dùng sai vào vở sau đó viết lại câu, từ đúng sang bên cạnh (Theo mẫu trong vở Bài tập Tiếng Việt 4). Về nhận biết, sửa chữa các lỗi chính tả tôi cũng làm như phần chữa lỗi câu, từ. Sau khi học sinh đã hoàn thành sửa lỗi, tôi cho học sinh đọc lại để các bạn trong lớp cùng góp ý và học tập. 7. Khen ngợi, động viên học sinh kịp thời. Để khích lệ học sinh học tốt các môn cũng như học tốt phân môn tập làm văn. Đầu năm học tôi đưa ra một số hình thức động viên, khen thưởng như sau: - Tạo thùng thư: Tôi tự tạo một thùng thư nhỏ đặt trên lớp, các em có vấn đề gì chia sẻ sẽ viết vào giấy rồi bỏ vào thùng thư. Tôi khuyến khích các bạn cán bộ lớp viết thư khen những bạn học yếu, những bạn viết chữ chưa đẹp, những bạn hay nghịch phá khi các bạn này có biểu hiện tiến bộ. Cuối tuần vào giờ sinh hoạt lớp, giáo viên mở thùng thư và đọc cho cả lớp nghe. (Nếu những vấn đề học sinh chia sẻ là riêng tư thì tôi trao đổi riêng với các em). - Viết phiếu khen: Tôi chuẩn bị mẫu phiếu khen để sẵn trên lớp. Khi nhận thấy những em học sinh có sự chuyển biến tích cực sẽ ghi vài dòng nhận xét, động viên rồi trao cho các em. Các em sẽ rất hãnh diện với các bạn, từ đó sẽ có động lực thúc đẩy các em cố gắng nhiều hơn. Tuy nhiên, chỉ nên khen khi học sinh xứng đáng được khen, không nên lạm dụng phiếu khen mà mất tác dụng. - Tổ chức trò chơi công nhận điểm tốt của học sinh: Thông qua các bài dạy, tôi nghiên cứu lồng vào những trò chơi nhỏ. Những trò chơi này vừa giúp củng cố nội dung bài học và cũng thông qua quá trình tham gia trò chơi của học sinh, giáo viên phát hiện những điểm tốt của các em để tuyên dương, khen ngợi trước lớp. Chẳng hạn, khen bạn có giọng đọc truyền cảm nhất, bạn có vốn từ ngữ phong phú nhất, trong bài văn có những từ gợi tả hay, câu văn hayBiện pháp này giúp học sinh tăng thêm lòng tự tin với bản thân và khuyến khích các em nhìn nhận những mặt tích cực của các bạn khác. Như vậy, nếu có thể tổ chức các cuộc thi phạm vi nhỏ trong lớp để các thành viên trong nhóm thi với nhau, sẽ khích lệ các em phấn đấu học tập tốt hơn. Có như thế các em cũng sẽ thêm yêu quý thầy (cô) và yêu thích đến lớp, đến trường, không còn sợ những môn học khó. Việc khen ngợi, động viên rất quan trọng đối với học sinh, đặc biệt là học sinh học yếu hay những học sinh kỉ luật chưa tốt. Hãy tìm cơ hội để động viên, khen ngợi các em nhiều hơn. C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ. I. Kết luận: Qua việc nghiên cứu đề tài tôi thấy dạy học sinh học tốt văn miêu tả không phải là việc quá khó. Quan trọng nhất là giúp các em có phương pháp học và tạo cho các em niềm say mê đối với môn học này. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU QUÁ TRÌNH THỰC NGHIỆM So với đầu năm học, kết quả môn Tiếng Việt đã được cải thiện đáng kể. Kết quả tuần 2 (tháng 9) Điểm TSHS 9; 10 7; 8 5; 6 Dưới 5 31 SL % SL % SL % SL % 3 9.7 4 12.9 20 64.5 4 12.9 Kết quả kiểm tra cuối kì II. Điểm TSHS 9; 10 7; 8 5; 6 Dưới 5 31 SL % SL % SL % SL % 14 45,2 8 25,8 9 29,0 0 0 So với các lớp cùng khối: Lớp 4A. Điểm TSHS 9; 10 7; 8 5; 6 Dưới 5 32 SL % SL % SL % SL % 10 31,2 7 21,9 15 46,9 0 0 Từ kết quả trên cho thấy các giải pháp tôi áp dụng đã góp phần nâng cao chất lượng đại trà cho học sinh cả lớp. Đối tượng học sinh khá, giỏi cũng được nâng cao đáng kể về kỹ năng viết văn miêu tả. Bài viết của các em không những đảm bảo yêu cầu cơ bản của phân môn mà còn thể hiện được tình cảm cá nhân và sự sáng tạo của mình. II. Khuyến nghị đối với trường tiểu học Thái Hoà và Phòng GDĐT Ba Vì. - Áp dụng sáng kiến vào giảng dạy. - Đầu tư thêm trang thiết bị công nghệ thông tin để hỗ trợ cho giáo viên giảng dạy tốt hơn. * Trong thực tế giảng dạy mỗi người có suy nghĩ, kinh nghiệm giảng dạy riêng, vì vậy sáng kiến kinh nghiệm của tôi khó tránh khỏi thiếu sót. Kính mong quý ban giám hiệu nhà trường, các bạn đồng nghiệp, các cấp trên góp ý kiến bổ sung để sáng kiến kinh nghiệm của tôi hoàn thiện hơn và được áp dụng rộng rãi. Tôi xin chân thành cảm ơn! * Tôi xin cam đoan Sáng kiến kinh nghiệm này do tôi nghiên cứu và viết, không sao chép của người khác. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thái Hòa, ngày 10 tháng 07 năm 2020. Tác giả Nguyễn Thị Khải
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_lop_4_h.docx