Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh ở Lớp 4A

Thực tiễn là hòn đá thử vàng. Đã gần nửa thế kỉ trôi qua nhưng vấn đề chữ viết vẫn còn đấy. Những hội thảo, những suy nghĩ “cách tân” vẫn không vượt qua được tập quán nói viết của người việt. Hiện nay ở Quảng Ninh nói chung và thị trấn Đông Triều nói riêng học sinh ở nhiều trường viết chữ khá đẹp. Song cũng có nhiều nơi phụ huynh còn kêu ca, phàn nàn về chữ viết của con em mình. Có em học hết lớp 5, lớp 9, lớp 12 vào đại học chữ viết xấu và mắc nhiều lỗi chính tả đến mức không thể chấp nhận được. Trong các kì thi số học sinh bị điểm kém do nguyên nhân chữ viết bị mắc lỗi chính tả và trình bày tùy tiện cẩu thả chiếm tỉ lệ không nhỏ. Trong quá trình giảng dạy nhiều năm ở Tiểu học, tôi nhận thấy học sinh trong trường và học sinh lớp tôi phụ trách giảng dạy còn nhiều em chữ viết còn sai nhiều lỗi chính tả, kĩ năng viết còn chậm, chưa đúng kĩ thuật. Nhìn chung các em thườngviết sai chính tả do những nguyên nhân sau:

- Học sinh phát âm chưa chuẩn dẫn đến học sinh viết sai.

- Học sinh chưa nắm được chắc chắn luật viết ở một số trường hợp cơ bản: k/c/qu hoặc ch/tr và r/d/gi.

- Khả năng phân tích tiếng của học sinh chưa được phát huy ở các lớp dưới.

- Việc nắm nghĩa từ của học sinh còn chưa chính xác.

- Học sinh còn chủ quan thiếu tính cẩn thận trong khi viết.

- Viết hoa tuỳ tiện, danh từ riêng không viết hoa, viết hoa không đúng mẫu.

- Viết thừa nét, viết thiếu nét, đặt nhầm vị trí các dấu thanh.

- Viết sai phụ âm đầu và vần, chữ viết không rõ ràng

- Viết không đúng qui định, khoảng cách các con chữ, không đúng qui trình, kĩ thuật.

doc 26 trang Thu Nga 08/04/2025 130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh ở Lớp 4A", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh ở Lớp 4A

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh ở Lớp 4A
hảo luận theo cặp sẽ giúp các em động não hỗ trợ nhau bày tỏ ý kiến để tìm từ đúng với nghĩa. Sau đó giáo viên ghi lại lên bảng chốt lại những từ đúng.
 Chú trọng cho học sinh ôn lại quy tắc chính tả, cách viết người, tên địa
lí kết hợp cấu tạo của âm tiết các phụ âm, vần đã học ở các lớp trước để học sinh nắm vững. Với học sinh yếu kém tôi thường xuyên theo dõi động viên dành thêm thời gian cho học sinh viết theo tiến trình từ ít đến nhiều, từ dễ đến khó khi đọc bài tôi lưu ý những từ khó để học sinh ghi nhớ, tôi luôn tạo sự tự tin niềm hứng khởi cho các em tránh sự mặc cảm, chán nản khuyến khích khen ngợi kịp thời những em tiến bộ.
6.6 Chuẩn bị kĩ bài soạn, đồ dùng dạy học 
 - Chuẩn bị chu đáo phần soạn đặc biệt là hệ thống câu hỏi, câu hỏi gợi ý, câu hỏi nhằm khắc sâu kiến thức, các lỗi chính tả học sinh dễ mắc phải cách giúp học sinh ghi nhớ để viết sao cho đúngđể các em dễ hiểu, dễ nhớ hứng thú khi học.
 - Đồ dùng trực quan là một vấn đề hết sức quan trọng, mắt thấy tai nghe, tay ghi chép.... thì học sinh sẽ hiểu bài và ghi nhớ được lâu.
Ví dụ: khi dạy bài chính tả tuần 4 Tiếng việt 4 tập 1 trong phần ghi nhớ tiếng từ khó viết. Để học sinh biết phân biệt khi nào viết “truyện/chuyện” giáo viên chuẩn bị một quyển truyện để học sinh quan sát. Viết “truyện” trong trường hợp có nghĩa là một tác phầm văn học do các nhà văn sáng tác: quyển truyện, đọc truyện, truyện tranh, phim truyện...Viết là “chuyện” trong nghĩa dùng lời nói để thể hiện: nói chuyện, kể chuyện, hỏi chuyện, chuyện trò,... Đối với các bài tập chính tả giáo viên nên chuẩn bị các phiếu bài tập hoặc bảng phụ để học sinh được thực hành nhiều hơn, ghi nhớ tốt hơn.
6.7 Sử dụng trò chơi học tập:
 Sử dụng trò chơi học tập tạo điều kiện cho học sinh một cách tích cực, chủ động, sáng tạo, hình thành kỹ năng kĩ xảo. Các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn được bộc lộ hết mình, tiết học nhẹ nhàng sinh động. Các em có cảm giác “học mà chơi, chơi mà học”.
 Ví dụ: Trò chơi “Ai đúng, ai nhanh” giáo viên chuẩn bị cho học sinh hai thẻ (một thẻ có dấu hỏi, một thẻ có dấu ngã). Đến các bài tập yêu cầu học sinh điền dấu hỏi, dấu ngã giáo viên có thể cho học sinh hoạt đông theo nhóm hay cá nhân. Giáo viên đọc từ chưa có dấu rồi yêu cầu học sinh đưa dấu mà mình lựa chọn lên ,nếu mà em nào hay đội nào đưa dấu đúng thì giáo viên tuyên dương. 
 Chẳng hạn khi dạy bài chình tả tuần 21 bài 2 phần b Tiếng việt 4 tập 1 giáo viên đọc từ chưa có dấu “ nôi tiếng” hoc sinh đưa thẻ có dấu hỏi vậy có nghĩa là nổi tiếng. Giáo viên đọc từ “ đô trạng” học sinh đưa thẻ dấu ngã lên vậy có nghĩa là đỗ trạng. 
 Hoặc cho học sinh chơi trò “Ô chữ thông minh”Giáo viên chuẩn bị sẵn các ô gồm hàng ngang hàng dọc. Giáo viên giới thiệu ô chữ trên bảng. Mỗi ngang là một từ có dấu ngã hoặc dấu hỏi. Để tìm được từ này giáo viên sẽ đưa ra gợi ý, câu hỏi của các từ ngữ. Giáo viên đọc xong thì các em đoán xem từ đó là gì, mang dấu gì. Đội nào có tín hiệu trả lời trước đội đó có quyền trả lời và trả lời đúng sẽ được ghi 10 điểm cho đội mình., nếu trả lời sai thì phải nhường quyền trả lời cho đội bạn. Đội bạn trả lời đúng ghi 5 điểm. Sau hai vòng thi đội nào tìm được hàng dọc, đọc đúng từ và dấu được 40 điểm.
6.8 Động viên khuyến khích kịp thời,cụ thể, chính xác.
 Trong quá trình dạy học người giáo viên cần chú ý đến sự tiến bộ của học sinh dù đó là một sự tiến bộ nhỏ nhất. Sự tiến bộ đòi hỏi người giáo viên phải nhận ra ,để động viên, khen ngợi kịp thời.Đây chính lầ một động lực giúp các em phấn chấn tinh thần, có niềm tin vào bản thân mình, các em sẽ rất thích thú khuyến khích các em học tập một cách tích cực hơn.
 Đồng thời người giáo viên cần nhận xét cụ thể, chính xác vào vở học sinh bằng những lời động viên khen ngợi , khuyến khích nhắn nhủ như: “chữ em viết đã có nhiều tiến bộ, em cần cố gắng lên nữa nhé!” .Hoặc “ Chữ em đã có nhiều tiến bộ rõ rệt thầy chúc mừng em, cố gắng lên nữa em nhe!”...
 Bằng những lời động viên, nhắc nhở ân cần, kịp thời được ghi vào vở của học sinh khi các em đọc các em cũng vui mừng, đồng thời các bậc phụ huynh cũng thấy được sự tiến bộ của con em mình, thấy được sự cẩn thẩn chăm chút của giáo viên từ đó phụ huynh cũng có trách nhiệm trong việc kèm cặp, nhắc nhở con em mình. 
6.9 Rèn trong giờ giải lao
	Trong các giờ giải lao của buổi học có môn chính tả, giáo viên tập trung những học sinh mắc lỗi này lại để tổ chức rèn thêm.
	- Đối với những em viết xấu: Giáo viên hướng dẫn các em cách lia bút sao cho nét chữ không bị gãy và hướng dẫn các em cách viết liền mạch. Vì phần đông các em viết xấu, viết không đều con chữ là do các em không biết viết liền mạch mà hay nhấc bút sau khi viết xong một con chữ hoặc ngừng bút ở những con chữ có dấu mũ. Điều này không chỉ làm cho chữ viết của học sinh bị xấu, không đều, mà còn ảnh hưởng đến kỹ năng viết của các em ở những lớp học, bậc học tiếp theo. Do đó rèn đối tượng học sinh này là “Rèn cho học sinh kỹ năng viết liền mạch và chỉ ghi dấu mũ, dấu thanh sau khi đã viết xong một chữ”õ.
	- Đối với những học sinh viết sai nhiều lỗi chính tả: Giáo viên đưa ra những lỗi phổ biến của học sinh. Sau đó, giáo viên phân tích cho học sinh thấy những nguyên nhân dẫn đến những lỗi bị sai và cách sửa sai. Giáo viên cần phải cho học sinh tập phát âm, tập phân biệt nghĩa, hướng dẫn các em nắm vững các quy tắc chính tả, nắm cấu tạo của âm tiết tiếng Việt. Sau đó các em phải viết lại cho nhớ. Từ đó có kế hoạch rèn cho tiết sau.
6.10 Trong các hoạt động khác 
 Chữ viết đẹp và đúng chính tả cần phải rèn luyện theo một quy trình nghiêm ngặt. Giáo viên cần phải chú ý rèn luyện thường xuyên, liên tục trong tất cả các giờ học không nên chỉ tập trung chủ yếu vào giờ Chính tả và phối kết hợp các hoạt động khác. 
- Đối với học sinh viết hay sai chính tả giáo viên cần yêu cầu các em phải có một tập riêng sổ tay chính tả để nghi các lỗi hay mắc để giáo viên có thể rèn thêm trong các giờ ra chơi
	- Nhằm khích lệ cho học sinh có ý thức rèn luyện chữ viết tốt, giáo viên cần lập một sổ theo dõi “ lỗi chính tả ” của cả lớp với mục đích sau:
	- Khi chấm bài của học sinh, giáo viên cần theo dõi việc “Rèn chữ”, của từng em và xếp lọai vào sổ. Tôi còn có một sổ theo dõi riêng về diễn biến chữ viết của các em. Hàng tuần vào tiết sinh hoạt tôi có thể lồng ghép trò chơi về thi viết chữ, thi đọc đúng từ khó, thi đọc hay bài tập đọc trong tuần. Để giúp học sinh ghi nhớ từ mình hay viết sai và đánh giá sự tiến bộ cảu các em. Hàng tháng dựa vào việc chấm vở sạch chữ đẹp cho các em làm tiêu chí để đánh giá thi đua về mặt chữ viết. §©y còng lµ mét biÖn ph¸p quan träng thóc ®Èy c¸c em nç lùc phÊn ®Êu viÕt ®Ñp, đúng chính tả .
	- Phát động phong trào thi đua giữ vở sạch, rèn chữ đẹp không mắc lỗi
	chính tả trong lớp nhân dịp các ngày lễ lớn trong năm học. Tặng quà cho những em đạt giải bằng những món quà nhỏ để khích lệ tinh thần học tập của các em.
	- Giáo viên kể cho các em nghe những gương rèn chữ của những người đi trước được viết trong sách, báo, câu chuyện. 
Ví dụ : Câu chuyện: Quyển sổ liên lạc, Cao Bá Quát, Thần Siêu luyện chữ,...Những gương rèn chữ của học sinh năm trước để các em học hỏi, rút kinh nghiệm. 
Cần thông tin hai chiều cho phụ huynh phối kếtt hợp việc luyện viết sao cho đúng chính tả. Nhắc nhở thường xuyên các lỗi sai phổ biến của học sinh để phụ huynh nắm được. Từ đó có ý thức kiểm tra theo dõi sự tiến bộ của con em mình. 
 III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
 Sau khi áp dụng biện pháp sửa lỗi chính tả. Tôi cũng tiến hành kiểm tra chữ viết của học sinh qua bài chính tả nghe viết: Kéo co '' Tiếng Việt 4/ tập 1 tuần 16. Đối tượng học sinh tham gia cũng là học sinh lớp 4A 
* Kết quả sau khi chấm bài như sau: 	
Lớp
Sĩ số
Điểm 9 - 10
Điểm 7- 8
Điểm 5 - 6
Điểm dưới 5
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
3A
35
15
53
17
43
2
4
0


 Qua áp một số biện pháp sửa lỗi chính tả của mình, tôi nhận thấy chất lượng chữ viết của học sinh lớp tôi trong được nâng lên rõ rệt, chữ viết của các em đã đúng mẫu, đều nét, rõ ràng, rất ít em mắc lỗi chính tả Đến nay tôi đã thống kê được số liệu khả quan sau: Lớp tôi 32 học sinh, chỉ còn lại 2 học sinh còn viết chưa được.
đúng mẫu và đẹp. Sự tiến bộ rõ rệt về chữ viết của các em học sinh còn giúp
cho kết quả kiểm tra định kỳ  của  lớp được nâng lên  so với đầu năm kết quả tăng lên.
IV. KẾT LUẬN
	Việc rèn viết đúng chính tả, viết đẹp cho học sinh là một công việc hết sức tỉ mỉ đòi hỏi giáo viên và học sinh phải kiên trì, diễn ra thường xuyên, liên tục. Rèn chữ viết cho học sinh là trách nhiệm của mỗi thầy cô giáo. Học sinh viết chữ đúng đẹp là niềm vui của thầy cô giáo, hạnh phúc của trẻ là niềm tự hào của cha mẹ các em. Trong các biện pháp sửa lỗi chính tả nêu trên, muốn đạt được kết quả như mong muốn thì cần phải kết hợp hài hoà giữa các biện pháp. Cần tạo điều kiện để các em tự tìm ra, chiếm lĩnh kiến thức bằng khả năng của mình. Người thầy chỉ đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn các em học tập. Các em học sinh Tiểu học rất thích khen, những lời khen, động viên kịp thời giúp các em tiến bộ hơn. Viết chữ đẹp không mắc lỗi chính tả sẽ giúp các em học tập tiến bộ hơn, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục, đạt được mục tiêu đã đề ra.
	Nếu mỗi thầy cô cùng nêu cao ý thức trách nhiệm, tâm huyết với nghề đặc biệt coi trọng " Nét chữ, nết người" tôi tin chắc rằng chữ viết của học sinh ngày càng được nâng cao, chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường được nâng lên. Trong nghề dạy học thì chất lượng thực của học sinh cũng phải đặt lên hàng đầu. Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội ngày nay. Theo tôi muốn nâng cao chất lượng chữ viết để học sinh viết không những viết đẹp mà còn không mắc lỗi chính tả thì mỗi thầy cô giáo phải thực hiện tốt những vấn đề sau:
	- Phải hết lòng yêu nghề, mến trẻ, tâm huyết với con đường mà mình đã chọn, coi học sinh là niềm vui, niềm hy vọng lớn trong đời. Không ngừng học tập, bồi dưỡng, áp dụng các chuyên đề đổi mới phương pháp giảng dạy ở Tiểu học, tìm tòi sáng tạo, thay đổi linh hoạt các biện pháp giáo dục, các hình thức tổ chức học tập, nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh. Biết phân loại đối tượng học sinh, sắp xếp chỗ ngồi hợp lý phù hợp chiều cao, nhận thức từng em, có kế hoạch kèm cặp học sinh yếu, viết chữ xấu, sai chính tả để bồi dưỡng kịp thời. Giáo viên tiểu học cần trang bị cho bản thân các kiến thức về ngôn ngữ học, ngữ âm học, ngữ nghĩa học, chuẩn chính tả, các mẹo luật, các ngoại lệ của việc viết chính tả. Ngoài ra giáo viên còn phải là người nắm vững cơ sở tâm lí học trong giảng dạy chính tả.
	Trong quá trình dạy viết cho học sinh chữ viết của thầy phải mẫu mực, đẹp, trình bày bảng khoa học để gây ấn tượng tốt cho học sinh các em đồng thời thời phát âm chuẩn, ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu thầy luôn tận tình chu đáo, kiên trì luyện chữ viết cho học sinh theo tinh thần đổi mới, luôn khơi dậy ở học sinh hứng thú, lòng say mê trong học tập.
	Phải chấm, chữa bài thường xuyên, kịp thời thông tin đến các bậc phụ huynh, bàn biện pháp hướng dẫn các em luyện viết tốt ở lớp cũng như ở nhà. Kết hợp chặt chẽ giữa 3 môi trường, gia đình nhà trường, đoàn thể cùng giáo dục rèn luyện các em trở thành con ngoan, trò giỏi.
V. ĐỀ NGHỊ
	- Đối với nhà trường thường xuyên tổ chức thi''Vở sạch, chữ đẹp” theo định kì, hàng tháng có phần thưởng xứng đáng động viên giáo viên và học sinh đạt giải.
	- Tổ chuyên môn cùng nhà trường thường xuyên tổ chức các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy môn Tiếng việt trong đó có phân môn Chính tả lớp 4-5. 
 - Nên lồng ghép trong các hoạt động của chuyên môn, đội Thiếu niên các hoạt động vui chơi bổ ích như thi viết chữ đẹp, đọc diễn cảm, thi viết nói, tìm từ có phụ âm như l/n, ch/tr, s/x
 - Tổ chức điều tra lỗi chính tả học sinh ở các khối lớp qua đó thống kê các từ sai, tần số sai sót và việc làm này phải được tổ chức thường xuyên để có hệ thống đánh giá, so sánh giúp định hướng tốt hơn trong việc dạy học .
	- Đối với gia đình học sinh: Tạo mọi điều kiện quan tâm đến học tập việc rèn chữ khi ở nhà cho học sinh để chúng tôi nghiên cứu, áp dụng sáng kiến vào giảng dạy đạt hiệu quả..
	 - Đối với bản thân giáo viên: Không ngừng học tập, nghiên cứu rèn chữ viết, luyện phát âm chuẩn, tận tâm, tận lực, kiên trì, tỉ mỉ trong quá trình truyền thụ tri thức và rèn chữ viết cho học sinh.	 
 Qua quá trình giảng dạy, nghiên cứu tôi đã rút ra kinh nghiệm '' Một số biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh lớp 4A” áp dụng vào lớp 4A do tôi thực dạy. Kết quả cho thấy chất lượng chữ viết của học sinh được nâng lên rõ rệt so với những năm chưa áp dụng sáng kiến. Các em đều nắm kĩ thuật viết. viết đúng chính tả, viết đẹp và viết tương đối nhanh, giảm đáng kể những em viết sai chính tả, viết xấu. Song vì trình độ có hạn, sáng kiến của tôi còn nhiều thiếu sót so với các đồng nghiệp dầy dạn kinh nghiệm. Rất mong ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp, sự chỉ đạo giúp đỡ của các cấp lãnh đạo để đề tài của tôi được hoàn hảo. 
 Mạo khê, ngày 12 tháng11 năm 2013 
 NGƯỜI VIẾT
 Lê Thị Bích Hà
 VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu về hướng dẫn dạy học Tiếng việt 4.
Tập san giáo dục Tiểu học.
Phương pháp dạy học Tiếng việt ở Tiểu học.
Tài liệu về tâm lí giáo dục.
Dạy và học Tập viết, Chính tả ở Tiểu học. 
Sách giáo viên Tiếng việt 4.
Vở luyện viết chữ đẹp.
Bộ chữ mẫu.
MỤC LỤC
Nội dung                                                                                      Trang
PHẦN I : ĐẶT VÁN ĐỀ...................................................................... 1
1. Cơ sở lí luận......................................................................... ..2
2. Cơ sở thực tiến.................................................................. .4
PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.5
1. Mục đích nghiên cứu........................................................................ .6
2. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................6
3. Giới hạn nghiên cứu....................................................... 7
4. Phương pháp nghiên cứu................................................... .7
 a. Phương pháp nghiên cứu lí luận......................................... ...7
 b. Phương pháp điều tra.....7
 c. Phương pháp quan sát........................................................... .7
 d. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm, đánh giá chữ viết........................7
 e. Phương pháp thực nghiệm.7
5. Thực trạng nghiên cứu7
 a. Đối với giáo viên..8
 b. Đối với học sinh8
6. Một số biện pháp sửa lỗi chính tả..11
PHẦN III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..20
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................20
PHẦN V: KIẾN NGHỊ..22

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_sua_loi_chinh_ta_cho.doc