Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 3
Cơ sở lí luận :
1. Một số khái niệm cơ bản của đề tài:
Để biết được viết chính tả có tầm quan trong như thế nào thì trước hết chúng ta cần nắm được khái niệm về chính tả. Chính tả là những quy ước của xã hội trong ngôn ngữ, mục đích của nó là truyền đạt thông tin bằng chữ viết, đảm bảo cho người viết và người đọc hiểu thống nhât nội dung của văn bản.Có thể nói chính tả là sự quy định có tính chất xã hội, nó không cho phép vận dụng quy tắc một cách linh hoạt mang tính sáng tạo cá nhân.
2. Vai trò của việc viết đúng chính tả:
Phân môn Chính tả dạy cho học sinh tri thức và kĩ năng chính tả, phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ ở dạng thức viết hoặc hoạt động giao tiếp. Nếu với phân môn Tập viết dạy học sinh biết viết chữ thì chính tả dạy cách tổ hợp, kết hợp các chữ đúng quy ước của xã hội để làm chất liệu hiện thực hóa ngôn ngữ.
Không biết chữ hoặc không viết chữ đúng chuẩn, con người tự hạn chế hoạt động giao tiếp, làm ảnh hưởng đến năng lực tư duy. Vì thế dạy chính tả cho học sinh chính là hình thành năng lực tư duy cho các em nói cách khác: Chính tả là công cụ, có vị trí quan trọng trong học tập các môn học khác của học sinh. Đồng thời Chính tả cũng là môn học đặt nền móng cho sự phát triển ngôn ngữ, văn hóa nói chung.
3. Mục tiêu:
Chương trình Tiểu học mới xác định mục tiêu của môn Chính tả của học sinh lớp 3 là:
- Viết đúng chính tả, rõ ràng, đều nét những đoạn văn ngắn theo các hình thức nghe - viết và nhớ - viết. Biết viết tên người, tên địa lí nước ngoài, phát hiện và sửa một số lỗi chính tả.
- Mục tiêu cần đạt của học sinh lớp 3 khi viết Chính tả đó là:
+ Viết chữ đúng mẫu, đúng chính tả, không mắc quá 5 lỗi / bài trên dưới 60 chữ.
+ Tấc độ viết từ 4 đến 5 chữ / phút.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 3

hế ngọt . c . Chiếc xe trở đầy ghạch. ( 6 ) Bài tập tìm từ : a - Tìm các từ có chứa vần “ ướt”hoặc vần “ ước’có nghĩa như sau: + Dụng cụ để đo , vẽ, kẻ :............ + Người chuyên nghiên cứu , bào chế thuốc chữa bệnh.............. + Đồ vật dùng để chải tóc............... b - Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng l/n có nghĩa như sau: + Xe dùng cho người khuyết tật .................. + Chỉ số lượng rất nhiều................ + Vật bằng kim loại khi có điện sẽ làm phẳng quần áo ................. ( 7 ) Bài tập điền khuyết : Chọn “âm” hoặc “vần” thích hợp điền vào chỗ chấm : + d, r, hoặc gi : ........án cá, gỗ ...án, con ....án; ...ễ ...ãi, đêm ...ao thừa. + s hoặc x : ...ôn ...ao, ngôi ...ao, lao ...ao; ...áo cà, con ...áo, ...áo trộn. + ât hay âc : gió b....,t.......bật, quả g...., m.....ong, ph.... cờ, bít t...... + ng hay nh : mê....... mông, như...... người bạn tốt, ma...... vác. + ch hay tr : Nhưe mọc thẳng, con người không .ịu khuất. Người xưa có ! “.úc dẫu .áy, đốt ngay vẫn thẳng”e thẳng thắn, bất khuất!Ta kháng chiến, .e là đồng .í.iến đấu của tae vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc. ( 8) Bài tập giải câu đố : Điền vào chỗ trống d hay r ? Sau đó giải câu đố. Hòn gì bằng đất nặn....a Xếp vào lò lửa nung ba bốn ngày. Khi ra, ...a đỏ hây hây Thân hình vuông vắn đem xây cửa nhà. ( Là gì ? ) * Ngoài ra giáo viên phải kết hợp cho học sinh biết xây dựng cái đúng, loại bỏ cái sai. Bên cạnh việc cung cấp cho học sinh những quy tắc chính tả, những mẹo luật chính tả thì cần phải hướng dẫn học sinh thực hành luyện tập nhằm hình thành các kĩ năng , kĩ xảo chính tả. 7. Tổ chức các trò chơi trong không gian thích hợp: * Mục tiêu: Thông qua trò chơi giúp các em hiểu thêm về các quy tắc chính tả. * Cách thực hiện: Dựa vào đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học là : “Thích học mà chơi - chơi mà học” nên hình thức vừa dạy vừa tổ chức trò chơi ngay trong không gian lớp học, tại thời gian giờ học, buổi học giúp các em đỡ căng thẳng thần kinh. Nó tạo cho các em hứng thú và niềm vui trong học tập. Nhất là phát huy tính tích cực của các em. + Giáo viên có thể tổ chức trò chơi cho các em trong phần bài tập chính tả bởi sau khi viết chính tả bao giờ cũng có các phần bài tập để giúp các em củng cố kiến thức về chính tả . + Ngoài ra người giáo viên cũng có thể tổ chức vào cuối buổi học thứ hai khi thời gian tiết học hoặc buổi học chỉ còn 5 hay 6 phút. Bởi vì sau khi học sinh đã nỗ lực giải quyết nhiệm vụ của bài học mà được chuyển sang một hình thức học tập mới (trò chơi ) tức là các em được chuyển từ trạng thái “căng thẳng” sang trạng thái “hưng phấn” phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ . + Nội dung trò chơi cần bám sát mục tiêu của tiết dạy. Do đó giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung các bài tập chính tả khi có ý định chuyển sang làm bài tập dưới dạng trò chơi cho hợp lí . + Nội dung trò chơi phải đảm bảo yếu tố phổ cập đủ để học sinh bình thường cũng có thể giải quyết được trong một thời gian ngắn. Đồng thời có nhiều học sinh cùng được tham gia . + Kết thúc trò chơi, giáo viên phải giúp học sinh nhận ra đặc điểm cần ghi nhớ mà bài tập đề cập đến như : cách phân biệt giữa các tiếng có phụ âm đầu hoặc vần dễ lẫn, các quy tắc chính tả hay các mẹo luật chính tả xuất hiện trong bài. Ví dụ 1: Với các bài chính tả : “ Cậu bé thông minh – trang 6; Chiếc áo len – trang 22; Người lính dũng cảm – trang 41; Trận bóng dưới lòng đường – trang 56 , Tiếng Việt 3, tập 1” đều có bài tập 3 với cùng một yêu cầu : “ Viết vào vở những chữ và tên chữ còn thiếu trong bảng sau :”. Ở những bài tập này tôi đã cho học sinh thực hiện nhanh trên sách giáo khoa bằng bút chì . Sau đó tôi kiểm tra kết quả làm bài của cả lớp bằng cách cho học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh - Ai đúng”. Tôi viết sẵn chữ hoặc tên chữ cần điền vào các thẻ bìa nhỏ. Mặt sau của thẻ có gắn nam châm mỏng và làm thành 2 bộ khác màu nhau. - Cách chơi: Mỗi em sẽ lên nhặt bất kì một thẻ, dựa vào số thứ tự gắn vào ô trống phù hợp. - Luật chơi : Mỗi em lên chơi chỉ được gắn một thẻ, nếu gắn sai bạn sau có thể gắn lại thì thôi gắn thẻ mới. Em nào phạm luật thẻ đó không được tính. - Hình thức chơi : Chia lớp làm 2 đội, ngồi tại chỗ chơi. Mỗi đội cử một đội trưởng chơi trước và một trọng tài theo dõi đội bạn. Khi có hiệu lện Đội trường nhặt thẻ gắn lên bảng rồi chạy về chạm tay vào một bạn bất kì, bạn đó lên chơi tiếp. - Kết thúc cuộc chơi : Đội nào gắn được nhiều thẻ đúng đội đó sẽ thắng cuộc và sẽ được nhận phần thưởng. * Sau khi trò chơi kết thúc, tôi yêu cầu một số em tiếp nối đọc thứ tự các chữ và tên chữ để giúp các em thuộc bảng chữ cái theo kiểu xóa dần chữ học thuộc lòng bài thơ trong môn học Tiếng Việt. Ví dụ 2 : Tổ chức trò chơi : “Xì điện” (làm miệng) với các bài tập chính tả có nội dung tìm từ chứa tiếng bắt đầu bằng những âm dễ lẫn hoặc có vần dễ lẫn. Cụ thể với một số bài tập Tìm từ chứa tiếng....... trong các tiết chính tả sau : Chỉ hoạt động đầu bằng l/n – bài chính tả Nghe nhạc( trang 42, Tiếng Việt 3, tập 2) Chỉ hoạt động bắt đầu bẳng d/gi/r – bài chính tả Một nhà thông thái( Trang 37. Tiếng Việt 3, tập 2) Có vần oai / oay –bài chính tả Quê hương ruột thịt ( trang78, Tiếng Việt 3, tập 10 Có vần uêch /uya – bài chính tả Ai có lỗi ( trang 14, Tiếng Việt 3, tập 1) Có vần ui / uôi – bài chính tả Âm thanh thành phố ( trang 147, Tiếng Việt 3, tập 1) - Ví dụ 3 : Tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi đố chữ : Học sinh có thể trả lời câu đố của giáo viên hoặc các bạn đưa ra và ghi kết quả của câu đố đó vào bảng con xem ai giải đố đúng và viết đúng chính tả : VD :+ Con gì có vẩy, có đuôi Không ở trên cạn mà bơi dưới hồ? .. Tóm lại : Khi thiết kế một trò chơi cho giờ học chính tả, giáo viên nên bám vào mục tiêu và nội dung bài tập thuộc trọng tâm bài, trọng tâm kiến thức cần ghi nhớ. Bằng sự “ chế biến” của mình ta sẽ có một hình thức tổ chức dạy học mới thu hút sự học tập của học sinh. Những nội dung trò chơi phù hợp với lứa tuổi như vậy sẽ cuốn hút học sinh hào hứng tham gia. 8. Chữa nhận xét bài tay đôi với học sinh. * Mục tiêu :Giúp từng học sinh biết được lỗi sai của mình từ đó nhớ và biết cách sửa. * Cách tiến hành : Chữa nhận xét bài tay đôi với học sinh là một biện pháp có nhiều ưu điểm trong việc giúp học sinh nhận ra những lỗi chính tả trong bài mình vừa viết. Nhất là đối với những học sinh yếu kém. Bởi vì các em được trực tiếp nhận ra nguyên do mình viết sai các chữ trong bài chính tả. Đây cũng có thể gọi là một trong những phương pháp trực quan (Trực quan chữ viết) giúp học sinh nhận ra lỗi chính tả của mình một cách cụ thể hơn. Từ đó các em sẽ ghi nhớ cách viết đúng những từ ấy nhanh hơn , nhớ được lâu hơn. Tuy nhiên, đây là biện pháp không thể sử dụng một cách rộng rãi vì nó chiếm rất nhiều thời gian. Do vậy như đã nói ở trên, tôi chỉ áp dụng đối với học sinh viết chính tả yếu ( Những em mắc quá nhiều lỗi, những em có thói quen nói thế nào viết thế ấy và những em mắc thường xuyên một lỗi.) Suốt mấy năm gần đây tôi đã lựa thời gian để áp dụng phương pháp này không chỉ trong phân môn chính tả mà còn áp dụng trong cả các môn học khác như môn Toán, Luyện từ và câu và nhận thấy các em này đã có tiến bộ đáng kể. 9. Bồi dưỡng kỹ năng “Rèn chữ - Giữ vở”. * Mục tiêu :Xây dựng cho học sinh ý thức và thói quen viết chữ đúng giữ vở sạch, góp phần rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận cho học sinh. * Cách tiến hành : Kỹ năng viết chữ đẹp là loại kỹ năng thiên về mặt kỹ thuật, đòi hỏi sự khéo léo, tính kiên trì luyện tập. Để học sinh viết được chữ đẹp, trước tiên cần giúp các em nắm được mẫu chữ cỡ chữ, nắm các thao tác viết các loại nét chữ và nắm được các quy định khi viết như : cách ngồi viết, cách cầm bút, đưa bút thành nét, kỹ thuật lia bút, rê bút,.... Kỹ năng viết chính tả của các em được luyện suốt bậc Tiểu học . Nếu như ở các lớp dưới giáo viên chỉ chú ý rèn kỹ năng viết đúng mà không coi trọng chú ý rèn kỹ năng viết đẹp cho học sinh thì chắc chắn số học sinh viết chữ đẹp ở các lớp trên sẽ không đảm bảo cả về chất lượng cũng như về số lượng. Hơn nữa nếu đến các lớp lớn giáo viên mới chú ý luyện viết chữ đẹp cho học sinh thì hiệu quả sẽ không cao. Bởi vì khi đó rất khó thay đổi được những nét chữ chưa chuẩn của học sinh. Ví dụ nét khuyết của chữ: “h” các em hay viết nghẹo sang trái hoặc chữ “s”viết gần giống chữ “r” là rất khó sửa. Mặt khác trong cuộc sống , việc tu dưỡng và rèn luyện để trở thành cái đẹp có giá trị thẩm mỹ cao không bao giờ biết kể đến thời gian. Vậy trong chữ viết cũng thế, các em có ý thức rèn chữ viết càng sớm thì chữ viết của các em càng đẹp. Vì vậy, việc rèn chữ viết cho học sinh ngay từ các lớp đầu cấp là tạo ra cho các em một phẩm chất đạo đức tốt như : ý thức tự giác, tính kiên trì, óc thẩm mỹ và là bước đầu hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Để giúp các em học sinh lớ Ba rèn kỹ năng viết chữ đẹp, tôi đã áp dụng một số biện pháp sau: (+) Cần chú ý rèn luyện cho các em viết đẹp, viết chuẩn ở tất cả các tiết học, các bài học , kể cả viết tên trên nhãn vở. (+) Thường xuyên hướng dẫn và nhắc nhở học sinh về kĩ thuật viết liền mạch, kĩ thuật rê bút,lia bút. (+) Chú ý sửa nét chữ cho học sinh (ví dụ sửa nét chữ bị ngã bằng cách dạy các em viết chữ nghiêng, sửa nét nhọn thành nét tròn ,..) Nhờ áp dụng biện pháp này mà chất lượng vở sạch chữ đẹp của lớp tôi đã ngày càng đi lên . 10. Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp.: * Mục tiêu: Động viên khuyến khích học sinh kịp thời nâng cao ý thức học tập các môn học nói chung và bộ môn chính tả nói riêng * Cách tiến hành: Đối với bậc Tiểu học, công tác chủ nhiệm lớp giữ vai trò hết sức quan trọng. Nó gần như chi phối toàn bộ việc học tập của học sinh. Kết quả học tập của học sinh phần lớn được gắn liền với ý thức học tập của các em. Ý thức học tập của các em lại phụ thuộc rất nhiều vào công tác chủ nhiệm của cô giáo. Do vậy có thể nói: “ Mỗi giáo viên Tiểu học giống như một người thợ ươm cây giống cho đời. Họ phải chăm sóc và uốn nắn làm sao để mỗi cây giống ấy được phát triển tốt từ bé”. Việc học sinh có say mê học tập hay không, có hứng thú luyện chữ viết hay không, cũng không nằm ngoài công tác chủ nhiệm lớp của cô giáo Để đạt được điều này, giáo viên cần phải tâm huyết với nghề; phải gần gũi với học sinh, quan tâm và động viên kịp thời. Có như vậy, các em mới phấn khởi thi đua học tập, thi đua rèn luyện chữ viết, thi đua làm nhiều việc tốt để được cô khen thưởng. Thật đúng như vậy, việc ép các em luyện viết không có hiệu quả bằng việc động viên, khen thưởng các em kịp thời . Trong năm học này, tôi đã tăng cường phát động thi đua luyện chữ tới các tổ, các nhóm. Cứ một tháng tôi lại tổ chức cho cả lớp thi viết chữ đẹp, sau đó tôi cho các em nhận xét và xếp loại trực tiếp ngay trên lớp. Các bài viết chữ đẹp của các em được treo lên bảng tuyên dương của lớp. Với việc làm như vậy không những khích lệ tinh thần “Rèn chữ giữ vở” của các em mặt khác nó giúp giúp cho các em học sinh khác có điều kiện quan sát và học tập bạn . Bên cạnh việc khuyến khích động viên khen thưởng các em kịp thời, tôi còn thường xuyên trao đổi với các bậc phụ huynh để phối kết hợp luyện viết cho các em trong thời gian ở nhà. Bởi vì học sinh Tiểu học còn nhỏ, nếu không có sự động viên nhắc nhở của người lớn là các em dễ bỏ bễ ngay việc học tập của mình. Qua thực tế nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy những học sinh được gia đình quan tâm thì kết quả học tập và ý thức đạo đức rất tốt. Như vậy, gia dình cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập của các em. Việc kết hợp với phụ huynh học sinh được tiến hành theo một số hình thức sau : Gọi điện thoại hoặc gửi tin nhắn trao đổi . Trao đổi qua sổ liên lạc. Thăm hỏi phụ huynh, kiểm tra việc học tập ở nhà của học sinh. Tổ chức cuộc họp riêng cho những phụ huynh có con cần kèm cặp thêm về chính tả, để trao đổi tìm ra biện pháp khắc phục. Nhờ sự kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, những em viết chính tả yếu đã đươc quan tâm hơn, ý thức học của các em ngày càng tốt hơn. Vì vậy bài chính tả của các em đã có nhiều tiến bộ : chữ viết đẹp hơn, rõ ràng hơn, sạch sẽ hơn. Đến nay lớp tôi rất may mắn duy trì là một trong những lớp đi đầu trong phong trào “ Rèn chữ- giữ vở". * Nhận xét: Qua quá trình tiến hành thực nghiệm cho thấy chất lượng bài viết của các em đã được nâng cao. Nhất là khi đề tài được áp dụng, các em có hứng thú học tập hơn, chăm chú nghe giảng hơn,tích cực luyện chữ hơn. Việc bồi dưỡng kỹ năng viết chính tả đã giúp các em viết chuẩn chính tả hơn, các em không còn lúng túng khi gặp những chữ khó viết nữa và có hứng thú với giờ học hơn. KẾT LUẬN I. Bài học kinh nghiệm : Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ “ Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người", Thì việc bồi dưỡng thế hệ trẻ là điều rất cần thiết. Song bồi dưỡng như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất là cả một việc làm lâu dài, là công việc luôn đòi hỏi ở người giáo viên sự năng động và sáng tạo, sự nhiệt tình và tâm huyết với nghề. Qua quá trình giảng dạy và thực hiện đề tài, bản thân tôi nhận thức được rất nhiều điều. Nhưng điều quan trọng nhất là làm thế nào để hoàn thành tốt nhiệm vụ của người giáo viên Tiểu học. Việc phát hiện lỗi chính tả, thống kê , tìm nguyên nhân mắc lỗi, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục là rất cần thiết trong quá trình dạy học phân môn chính tả. Nhưng không phải chỉ đưa ra các biện pháp khắc phục là có thể thực hiện một cách có hiệu quả. sử chữa , khắc phục lỗi chính tả là cả một quá trình xuyên suốt năm học. Đây là vấn đề đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, bền bỉ, không được nôn nóng. Bởi vì có những học sinh tiến bộ ngay ngay trong vài tuần, nhưng cũng có những học sinh tiến bộ rất chậm, có khi vài tháng thậm chí cả một học kì. Một giáo viên muốn dạy tốt phân môn chính tả cũng như các môn học khác phải nắm chắc quy trình tiết dạy, biết phối hợp các phương pháp giảng dạy cũng như các hình thức tổ chức dạy học. Cần luôn luôn học hỏi, tự tìm hiểu , nghiên cứu, cải tiến có tính sáng tạo các phương pháp giảng dạy để giờ dạy sát hợp với đối tượng học sinh của lớp mình, song vẫn không làm mất đi phương pháp đặc trưng của nó. Đồng thời giáo viên phải trau dồi kiến thức cơ bản về ngữ âm học, từ vựng học, ngữ nghĩa học,..... Giáo viên phải thật tâm huyết với nghề, nâng cao lòng nhân ái, yêu thương học sinh như con em của mình, phải đặt lợi ích của học sinh lên trên lợi ích cá nhân mình thì công việc giảng dạy của mình mới có kết quả cao.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_viet_dung_chinh_t.docx