Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng nói cho học sinh Lớp 1
Trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 1, nội dung dạy luyện nói cho học sinh được coi như một nội dung độc lập, giúp học sinh bước đầu hình thành và rèn luyện kỹ năng nói đây là một trong những kỹ năng quan trọng của con người để học sinh luyện nói lưu loát, đạt hiệu quả giáo viên cần có cách tổ chức dạy học để khơi gợi, kích thích học sinh có khả năng hứng thú bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ của mình nhằm phát huy kỹ năng nói cho các em. Trong thực tế, học sinh đầu cấp chưa có thói quen rèn kỹ năng nói, còn nói theo người lớn. Đa số học sinh nói không thành câu, rút gọn câu nói, không có sự liên kết trong bài nói, thiếu tự tin, có khi còn dùng những câu nói thiếu văn hóa, không lễ phép khi giao tiếp.
- Tình trạng này còn kéo dài sẽ dẫn đến các em ngại tiếp xúc, ngại giao tiếp. Do biến đổi về mặt tâm lí, khi chưa đi học, trẻ nói một cách tự do không chủ định nhưng khi vào lớp 1 các em phải nói theo từng chủ đề.
- Các em rụt rè, sợ hãi khi đứng trước đám đông.
- Tư duy học sinh lớp 1 là tư duy trực quan, hình ảnh, tư duy cụ thể qua tranh ảnh minh họa nhưng khả năng quan sát chi tiết kém.
- Bên cạnh đó người giáo viên chưa ý thức được vai trò của việc rèn luyện kĩ năng nói, nên đã quá coi trọng hai kĩ năng đọc, viết mà bỏ qua kĩ năng nói, dần dần trở thành thói quen “lướt qua” dạy kỹ năng này hoặc có dạy nhưng
không thường xuyên liên tục.
- Một số giáo viên chưa biết vận dụng tích hợp nội dung dạy - học kỹ năng nói với các kỹ năng còn lại (nghe, viết, đọc ) vào các môn học khác.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng nói cho học sinh Lớp 1

ếu không đứng ngoài “ rìa ”của hoạt động. Để đảm bảo về mặt thời gian, với những học sinh yếu, giáo viên khuyến khích các em tập nói nhiều lần trong nhóm từ một câu rồi đến hai câu. Tạo cho các em mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp, bằng những lời xưng hô phù hợp với từng đối tượng.Giáo viên theo dõi, quan sát để kịp thời uốn nắn, chữa từng tiếng, từng xoay quanh chủ đề đangnói. (Học sinh luyện nói theo cặp) Ví dụ: Chủ đề: Nói lời xin lỗi, Nói lời cảm ơn, Vâng lời cha mẹ, Nói lời xin phép, ...Với các chủ đề này, giúp các em biết nói lời xin lỗi khi có lỗi, biết chào hỏi, cảm ơn, biết xin phép, ... bằng những câu đơn giản làm cho người nghe có thiện cảm khi giao tiếp trong cuộc sống. * Bước 3. Luyện nói trước lớp. Sau khi các em luyện nói trong nhóm, 1- 2 nhóm thực hành luyện nói trước lớp để cả lớp cùng chia sẻ và đánh giá. Nếu để cho các tổ trưởng cử, thường thì các em cử các bạn có năng lực luyện nói tốt. Tuy nhiên để tránh tình trạng chây lười, ỷ lại cho các em học tốt, giáo viên có thể cho các em khác bất kì trong nhóm lên luyện nói, đặc biệt là các em hay rụt rè, không dám nói trước đám đông. * Bước 4. Hướng dẫn học sinh nhận xét. Cho học sinh nhận xét cách luyện nói của bạn, không nhận xét chung chung, mà yêu cầu các em khác nhận xét cụ thể về một nội dung luyện nói, tác phong luyện nói có tự nhiên, đã thành câu, hay còn rụt rè, chưa thành câu... Với họcsinh này giáo viên hướng dẫn các em khác nhận xét về mức độ tiến bộ của bạn nhằm giúp các bạn đó tự tin, hứng thú và tiến bộ hơn. * Bước 5. Giáo viên nhận xét, tổng kết. Sau khi các em nhận xét về cách luyện nói của bạn mình, của nhóm này với nhóm khác, Giáo viên đi đến tổng kết nhận xét chung. Nhận xét một cách cụ thể cần khen ngợi, khuyến khích các em luyện nói tốt. Đồng thời chỉ ra những chi tiết, những vấn đề mà các em chưa làm tốt, khuyến khích các em bổ sung sửa chữa vào những bài luyện nói tiếp theo. Ví dụ: Với những em nhút nhát chưa mạnh dạn (Hoàn thành và chưa hoàn thành) nếu trình bày đúng chủ đề nhưng nói còn nhỏ, giáo viên có thể khen: Cô khen con nói đủ ý, đúng chủ đề nhưng nếu con nói to hơn nữa thì sẽ rất hay. Hoặc với những em ở mức hoàn thành và hoàn thành tốt, có thể khen: Cô khen con nói đúng chủ đề, rõ ý, to rõ ràng nhưng nếu con biết kết hợp cử chỉ, điệu bộ trong khi nói thì thật là tuyệt vời. (HS thực hành luyện nói theo cặp) (HS thực hành luyện nói theo cặp đôi trước lớp) b. Giải pháp 2: Dạy luyện nói kết hợp với các môn học khác Luyện nói có vai trò quan trọng và diễn ra trong nhiều môn học khác nhau. Cho nên, trong bất kì một tiết học hay một môn học nào khác giáo viên đều cho học sinh luyện nói. Bằng cách cho các em tập phát biểu khi xây dựng bài, hay trao đổi sôi nổi khi tham gia thảo luận nhóm. Thực tế luyện nói không chỉ diễn ra trong môn Tiếng Việt mà ở các môn Tự nhiên và xã hội, môn Đạo đức, môn Hoạt động trải nghiệm,... cũng là môi trường rất tốt để các em luyện nói. Thông thường thời gian luyện nói của môn Tự nhiên - Xã hội, môn Đạo đức diễn ra thường xuyên ở các hoạt động: khám phá, luyện tập, vận dụng. Các hoạt động này giúp cho học sinh tính cực tham gia sử dụng ngôn ngữ rất nhiều, chính vì vậy đây là môi trường thuận lợi để các em luyện nói, phát triển ngôn ngữ của mình. Ví dụ: Môn Tự nhiên và Xã hội, khi dạy bài 6: “ Lớp học của em” . *Ở tiết 1: Hoạt động thực hành, giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Hỏi- đáp về đồ dùng trong lớp học. HS hoạt động theo nhóm đôi sau đó nói trước lớp. Đại diện nhóm nói xong, gọi học sinh nhận xét cách nói của bạn đã to, rõ lời, lưu loát chưa... Giáo viên tuyên dương cách nói hay, đầy đủ và khuyến khích HS. (HS kể tên đồ dùng có trong lớp học) *Ở tiết 2: Hoạt động thực hành, giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành giới thiệu với bạn về các thành viên trong lớp. HS hoạt động theo nhóm 4 sau đó đại diện nói trước lớp. Đại diện nhóm nói xong, gọi học sinh nhận xét cách giớ thiệu của bạn đã to, rõ lời, lưu loát chưa... Giáo viên tuyên dương cách nói hay, đầy đủ và khuyến khích HS. (HS giới thiệu với bạn về thành viên trong lớp) Trong môn đạo đức giáo viên cũng thực hiện kết hợp tương tự để học sinh luyện nói. Ví dụ: Khi dạy bài 5: “ Gia đình của em”, sách Đạo đức trang 14, 15 (Sách Kết nối ...) *Hoạt động 1: Khám phá sự cần thiết của tình yêu thương. - GV chiếu tranh 1, chia nhóm đôi, giao nhiệm vụ: + Gia đình bạn nhỏ gồm những ai? Thái độ của mọi người trong bức tranh như thế nào? Giáo viên nhấn mạnh, khi trình bày các em nhớ chú ý giới thiệu thái độ của mọi người trong bức tranh. -GV chiếu tranh 2 và kể chuyện Thỏ con bị lạc. Gọi 1 HS kể lại theo tranh. HS trả lời câu hỏi về nội dung truyện. Giáo viên cho học sinh liên hệ: Em đã nhận được sự quan tâm, chăm sóc của người thân như thế nào? (Khi em ốm, khi em gặp chuyện buồn, ...) Giáo viên gọi học sinh nói trước lớp. Học sinh khác nhận xét, chia sẻ với bạn từ lời nói, thái độ... và giáo viên chỉnh sửa (nếu cần), giúp các em nhận ra cách thể hiện lời nói hay nhất. (Học sinh nói trước lớp) c. Giải pháp 3: Dạy luyện nói trong giao tiếp . Hoạt động nói đã được hình thành trước khi vào lớp 1, nhưng để trở thành kĩ năng thì phải được uốn nắn, rèn luyện cả quá trình giao tiếp với thầy cô, bạn bè, người thân, ... Ví dụ: Khi tiếp xúc với giáo viên: Giáo viên hỏi: “ Em đã chuẩn bị đồ dùng học tập trước khi đến lớp chưa? ” Học sinh trả lời: “ rồi” Khi đó giáo viên phải chỉnh sửa ngay cho học sinh: “ Em không được nói trống không như thế mà phải nói thành câu trọn vẹn và thể hiện thái độ tôn trọng thầy cô”. Chẳng hạn: “ Thưa cô, em đã chuẩn bị rồi ạ !” Hoặc khi giao tiếp với bạn bè, các em xưng hô với bạn mày, tao...hay trả lời rút gọn đôi khi còn thô lỗ, cộc cằn với bạn mà không hề biết cách nói của mình không hay, thiếu tế nhị. Hay khi nói chuyện với người lớn, đôi khi các em chưa hiểu nên các em nói chuyện còn thiếu lễ phép, cộc lốc, như trong trường hợp sau: Có một phụ huynh đến xin phép cho con nghỉ học vì học sinh đó bị ốm nhưng không biết phòng học của con (Vì mỗi lần họp phụ huynh đều do bố đi dự họp) nên hỏi một học sinh: “ Lớp 1A2 học ở phòng nào hả con ?” Lập tức em đó trả lời: “ Kia kìa! ”. Lớp tôi đang áp dụng thử sáng kiến có 30 học sinh, trong đó có đến 20 em nói năng cộc lốc, chưa biết thưa gửi trong trường hợp thế này: Hôm đó, vào buổi chiều, có tiết tập viết vở ô li nhưng thấy nhiều em không có vở nên tôi hỏi một số học sinh: “ Vở ô li của con đâu ? ”, Các em đó đứng im một lúc sau rồi trả lời: “ Ở nhà ”. Qua thời gian rèn luyện, chỉ dẫn, các em đã hiểu biết, nói dễ nghe hơn, lời nói đủ câu, lưu loát, tế nhị hơn. Thực tế không chỉ là học sinh lớp 1 mà học sinh ở các lớp trên đều nói câu rút gọn, thiếu chủ ngữ, đôi khi thể hiện câu nói chưa lễ phép. (Học sinh còn rụt rè và học sinh đã mạnh dạn) d. Giải pháp 4: Giáo viên là tấm gương thể hiện hành vi giao tiếp để học sinh noi theo. Ngoài các hoạt động dạy học trên, giáo viên chủ nhiệm cần thường xuyên gần gũi, bám sát học sinh trong mọi hoạt động (trong sinh hoạt lớp, sinh hoạt 15 phút đầu giờ, khi lao động dọn vệ sinh...). Giúp các em luyện nói ở mọi lúc, mọi nơi khi cảm thấy cần thiết, khi trò chuyện trao đổi, với các bạn, giáo viên cần quan tâm để ý từng lời nói, hành động của các em để các em sửa sai kịp thời. Hướng dẫn cho các em cách nói, xưng hô với người lớn, với thầy cô, bạn bè. Tập cách nói thành câu khi trả lời người lớn hỏi, câu nói phải có chủ ngữ, giáo viên là tấm gương thực tế nhất giúp cho học sinh luyện nói. Cho nên khi giao tiếp, giáo viên cần chú ý mọi lúc, mọi nơi khi thể hiện lời nói của mình để học sinh noi theo. *Ví dụ: Khi kiểm tra bài của học sinh, giáo viên thường gọi: Em lên đọc bài...(Giáo viên nên gọi: Thầy (Cô) mời em lên trước lớp đọc bài).Trong lúc tiếp chuyện với phụ huynh, giáo viên cũng cần chú ý từng lời nói, hành động, cử chỉ để học sinh noi theo. (Giáo viên gần gũi học sinh) e. Giải pháp 5: Dạy luyện nói khi tổ chức các hoạt động ngoại khoá. Trong các buổi sinh hoạt sao hàng tuần, giáo viên chủ nhiệm cũng cần hướng dẫn các em phụ trách sao soạn sẵn nội dung sinh hoạt, sao cho các câu hỏi, câu trả lời đầy đủ về ý, rõ lời, diễn đạt được nội dung cần giao tiếp được lưu loát, bóng bẩy hơn để các em học hỏi. *Ví dụ: Khi các em gặp anh(chị) phụ trách sao ở mỗi lần sinh hoạt: - Anh (Chị) chào các em! - Chúng em chào anh (chị) ạ! - Anh (chị) sẽ hướng dẫn cho các em chơi các trò chơi mới, các em có thích không nào? - Thưa anh (chị) thích ạ!...Hay lúc sinh hoạt cuối tuần ngoài việc trao đổi với nhau vấn đề học tập, giáo viên cũng nên dành ít thời gian nói chuyện với các em. Chính lúc này các em mới cởi mở, thể hiện tâm tư, tình cảm, lời nói của mình. Chắc chắn sẽ có em thể hiện câu nói đúng, trôi chảy, lưu loát, đủ câu... nhưng cũng có em chưa nói lưu loát, vụng về trong câu nói của mình. Từ đó giáo viên chỉnh sửa câu nói của các em cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Hoạt động ngoại khoá là một trong những hoạt động các em rất yêu thích nên các em nhanh nhớ và nhớ rất lâu. Giáo viên có thể lồng ghép, hướng dẫn theo dõi, uốn nắn các em nói thuận lợi, mang lại hiệu quả cao. Ví dụ: + Hôm nay, ai đưa em đi học ? ( Hôm nay, bố em đưa em đi học ạ. ) + Em thích học môn nào nhất ? (Em thích học môn Toán nhất ạ. ) ( Hoạt động ngoại khoá) g. Giải pháp 6: Dạy luyện nói kết hợp các mối quan hệ Nhà trường, gia đình và xã hội. Giáo viên thường xuyên tiếp cận và tác động tích cực để gia đình nhận thức một cách đúng đắn về tầm quan trọng của việc học nói chung và về kĩ năng nói nói riêng. Bên cạnh việc giáo dục, động viên các em thì phụ huynh phải thực sự gương mẫu trong việc nói năng có chừng mực, lịch sự, nhã nhặn với mọi người xung quanh để các em học tập, noi theo. Giáo viên chủ nhiệm nên khuyến khích các phụ huynh về nhà chú ý tới việc luyện nói của con em mình. Ví dụ: Hướng dẫn các em chào hỏi khi gặp thầy cô, khi có khách tới nhà. Hướng dẫn luyện nói trong khi mọi người ăn cơm, hỏi thăm sức khoẻ của người ở xa...Học sinh hay nói chưa đủ câu, chưa lưu loát...Gia đình uốn nắn sửa chữa khi chào hỏi! Con chào bác ạ! Khi ăn cơm con mời bố, mẹ ăn cơm. 4. Hiệu quả của giải pháp Qua một năm áp dụng và thực hiện “ Một số giải pháp rèn kỹ năng nói cho học sinh lớp 1 ” năm học 2020-2021. Trong quá trình giảng dạy của mình, tôi nhận thấy học sinh rất hứng thú khi học môn Tiếng việt nhất là phần luyện nói. Học sinh tham gia tích cực, các em đã tự giác giơ tay để phát biểu, nói đủ nghe, diễn đạt rõ ràng, ngắn gọn, có khả năng làm chủ được suy nghĩ lời nói của mình. Những em chưa hoàn thành cũng đã nói được thành câu đơn giản và giải thích sự việc theo ý hiểu của mình. Còn những em nhút nhát, rụt rè đã nhanh nhẹn, tích cực hơn, đã biết cách ứng xử các tình huống giao tiếp. Nó còn phù hợp với việc đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy và học hiện nay. Bằng tâm huyết của mình tôi đã vận dụng tốt việc rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh lớp 1, giúp cho các em rèn luyện hoàn thành tốtvề năng lực, phẩm chất. Đó là điều làm cho tôi cảm thấy rất vui vì đã uốn nắn được các em phát huy theo hướng tích cực. Càng đáng mừng hơn là đóng góp đó cũng Phát triển theo thời gian. Sau đây là bảng so sánh chất lượng nói của học sinh khi chưa áp dụng giải pháp và sau khi đã áp dụng giải pháp: Năm học 2020-2021 TS HS Số học sinh nói mạch lạc, diễn đạt tốt Số học sinh nói đủ ý Số học sinh nói chưa đủ ý Số học sinh nhút nhát, ít phát biểu SL % SL % SL % SL % Đầu năm 30 3 10 6 20 9 30 12 40 Cuối năm 30 10 33.3 17 56.7 3 10 0 Sáng kiến của tôi đã được thực hiện ở lớp 1A1, trường Tiểu học Quế Sơn-Sơn Động- Bắc Giang, năm học 2020 - 2021. Trong năm học 2021- 2022, tôi đang tiếp tục vận dụng giải pháp với lớp1A2 tại trường Tiểu học Quế Sơn do tôi chủ nhiệm . Tổng số : 29 học sinh. III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận -Ý nghĩa:Rèn kỹ năng nói là giúp học sinh phát triển ngôn ngữ nói. Rèn học sinh luyện nói tốt sẽ tạo cơ sở nền móng cho việc phát triển ngôn ngữ nói, viết trong suốt bậc học và cả trong cuộc sống. Ngoài ra, luyện nói cho học sinh giúp các em mạnh dạn, tự chủ trong giao tiếp và hợp tác trong các hoạt động học và trong cuộc sống hằng ngày. - Bài học kinh nghiệm : Diễn đạt bằng ngôn ngữ nói là một kĩ năng khó đối với học sinh lớp 1 nóiriêng, Tiểu học nói chung. Để có kĩ năng nói tốt, đòi hỏi người giáo viên phải có phương pháp, hình thức rèn luyện phù hợp với trình độ, điều kiện thực tiễn, khả năng tâm lý lứa tuổi của học sinh. Vì vậy, mỗi người giáo viên phải hết sức năng động và sáng tạo, phải biết lựa chọn và kết hợp nhiều phương pháp dạy học tích cực để giúp học sinh vừa có kiến thức vừa có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống tốt đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Với những giải pháp trên, tôi đã vận dụng ngay vào quá trình hình thành và rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh lớp 1, các em rất hứng thú khi học môn Tiếng Việt, các em đã biết nói thành câu tự nhiên phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Những em nhút nhát, rụt rè, thụ động đã trở nên mạnh dạn, tự chủ hơn trước đám đông, biết ứng xử các tình huống giao tiếp một cách linh hoạt. Giáo viên có hứng thú, tích cực tìm tòi tranh ảnh, vật thật để áp dụng cho phần luyện nói có hiệu quả hơn. Sự phối hợp giữa các gia đình, hội phụ huynh, ban đại diện cha mẹ học sinh, cũng có chiều hướng tiến bộ. Chính vì vậy hiệu quả dạy rèn kỹ năng luyện nói đã được nâng cao rõ rệt. Tóm lại: Rèn kỹ năng nói cho học sinh là một quá trình lâu dài người giáo viên tuyệt đối không nóng vội khi rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh. Giáo viên cần lưu ý không thể có kết quả nói tốt trong một sớm, một chiều mà cần có thời gian để giúp các em sửa chữa tiến bộ trong quá trình giao tiếp được tốt hơn. 2. Những ý kiến đề xuất: Khi dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - NXB Giáo dục Việt Nam học sinh được kết nối giữa vốn sống của các em và được trải nghiệm thêm những điều mới mẻ qua mỗi bài học. Bằng sự tận tâm với nghề, yêu trẻ nhỏ tôi đã tìm ra được một số giải pháp để rèn kỹ năngluyện nói cho học sinh và bước đầu đã có kết quả tốt. Dù là những năm đầu triển khai chương trình mới còn nhiều khó khăn nhưng tôi và các bạn đồng nghiệp đều tự tin rằng sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2021-2022. Trên đây là một số giải pháp Rèn kỹ năngluyện nói cho học sinh của bản thân tôi. Trong quá trình giảng dạy tôi cũng đã áp dụng cho lớp mình và cũng đã đạt kết quảtốt. Việc vận dụng các biện pháp và giải pháp trong giảng dạy thì rất phong phú và đa dạng. Chính vậy trong quá trình áp dụngcác biện pháp này vào thực tế từng lớp học, từng đối tượng học sinh cũng khôngtránh khỏi những sai sót. Có thể nội dung giải pháp không phải là tối ưu nhưng với lòngsay mê nghề nghiệp và tinh thần học hỏi, tôi xin được trình bày một số giải pháp nêu trên. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các cấp lãnh đạo,các đồng chí đồng nghiệp để những giải pháp này ngày càng được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Đại Sơn, ngày 4 tháng 10 năm 2021 Người thực hiện: Dương Thị Hoài Thư ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN CÁC CẤP
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_noi_cho_h.docx