Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng ngắt, nghỉ hơi đúng cho học sinh Lớp 5 trong giờ Tập đọc

Trước khi lên lớp giáo viên cần chuẩn bị bài chu đáo, nhất thiết phải xem trước bài đặc biệt chú ý đến những câu văn dài, câu văn khó đọc, khó phân biệt. Giáo viên có thể viết sẵn ra bảng phụ để học sinh tiện theo dõi. Giáo viên càng chuẩn bị kỹ bao nhiêu thì càng có điều kiện gợi mở hướng dẫn cho học sinh hiểu bài sâu bấy nhiêu. Thực tế cho thấy nếu chuẩn bị bài chưa tốt thì ngay bản thân giáo viên cũng thấy lúng túng, thì không thể hướng dẫn học sinh ngắt, nghỉ tốt được.

Chính vì vậy người giáo viên nắm chắc cách đọc, giọng đọc của mỗi bài văn, bài thơ rất cần thiết vì đó là định hướng cho học sinh luyện đọc.

Hơn thế nữa giáo viên cần đọc mẫu thật chuẩn, thật hayđể làm mẫu cho học sinh. Để làm được điều đó giáo viên cần phải nghiên cứu cách ngắt hơi, nghỉ hơi đúng sau mỗi dấu câu, đặc biệt chú ý đến câu văn dài phải ngắt hơi sau mỗi cụm từ cho rõ nghĩa với từng loại văn bản.

Giáo viên thường xuyên rèn đọc. Khi học sinh đọc sai đọc lại để sửa thì cần rèn dứt điểm những phụ âm đầu hay sai những chỗ ngắt nghỉ. Nhiều giáo viên đọc chưa hay chưa chuẩn làm ảnh hưởng không ít tới việc đọc của học sinh. Hơn nữa trong giờ tập đọc giáo viên cần chú ý đến học sinh đọc sai về phụ âm, về ngắt nghỉ câu văn dài để có biện pháp giúp đỡ.

Trong giảng dạy việc rèn đọc mang tính chất hình thức, nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc hướng dẫn học sinh rèn đọc: đọc cá nhân, đọc trong nhóm. Ngược lại, trong giờ tập đọc có giáo viên chỉ chú trọng đến việc tìm hiểu nội dung bài, số lượng học sinh được đọc trong lớp ít. Do đó các em chưa biết khi nào đọc lên giọng, hạ giọng, khi nào nhấn giọng từ ngữ. Nhất là khi đọc lời các nhân vật chưa thể hiện được tính cách của các nhân vật.

Giáo viên chú ý đến phương pháp dạy học mới. Đó là giáo viên chỉ là người gợi ý, dẫn dắt, còn học sinh sẽ là người chủ động tìm ra cách đọc đúng, đọc hay.

Do đó việc rèn cho học sinh có thói quen nhận xét bạn đọc đúng hay sai để sửa cho bạn và điều chỉnh mình khi mình đọc sai là việc làm cần thiết.

docx 21 trang Thu Nga 19/03/2025 290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng ngắt, nghỉ hơi đúng cho học sinh Lớp 5 trong giờ Tập đọc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng ngắt, nghỉ hơi đúng cho học sinh Lớp 5 trong giờ Tập đọc

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng ngắt, nghỉ hơi đúng cho học sinh Lớp 5 trong giờ Tập đọc
 vị tiến sĩ / từ khoa thi năm 1442/ đến khoa thi năm 1779/ như chứng tích về một nền văn hiến lâu đời.”
- “Mấy con mang vàng / hệt như màu lá khộp đang ăn cỏ non. Những chiếc chân vàng /giẫm trên thảm lá vàng / và sắc nắng / cũng rực vàng trên lưng nó. Chỉ có ấy vạt cỏ xanh biếc / là rực lên giữa cái giang sơn vàng rợi.” (Kì diệu rừng xanh Tiếng Việt tập 1 trang 76)
“Có cây đa / phải hỏi cây đa, có cây sung / phải hỏi cây sung, có mẹ cha
/ phải hỏi mẹ cha. Đi rừng lấy củi / mà không hỏi cha, đi suối lấy nước / mà chẳng nói với mẹ; bán cái này, mua cái nọ / mà không hỏi ông già bà cả là sai; phải đưa ra xét xử.” (Luật tục xưa của người Ê- đê Tiếng Việt tập 2 trang 56)
- “Trời xanh đây / là của chúng ta Núi rừng đây / là của chúng ta Những cánh đồng / thơm mát Những ngả đường / bát ngát
Những dòng sông / đỏ nặng phù sa.”
(Đất nước Tiếng Việt tập 2 trang 95)
“Chắt trong vị ngọt / mùi hương
Lặng thầm thay / những con đường ong bay Trải qua mưa nắng vơi đầy
Men trời đất / đủ làm say đất trời Bầy ong giữ hộ cho ngươi
Những mùa hoa / đã tàn phai tháng ngày ”
(Hành trình của bầy ong Tiếng Việt tập 1 trang 11)
Ví dụ:
- "Lập tức, / quan bảo / đưa cả tấm vải cho người này / rồi thét trói người kia lại/".
(Phân xử tài tình - Tiếng Việt 5 - tập 2 - T46)
*Đối với học sinh
Đối với học sinh, trước giờ tập đọc cần hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà bằng cách đọc trước bài, tập ngắt - nghỉ hơi ở những câu văn dài, câu văn khó đọc hay những câu thơ nhịp chưa rõ..., để khi đến lớp giúp cho học sinh dễ dàng hiểu nội dung của câu văn (thơ) qua việc ngắt nhịp, góp phần làm tốt khâu đọc - hiểu trong bước tìm hiểu bài tiếp sau.
Rèn đọc khi gặp các dấu câu
Thực tế cho thấy học sinh tiểu học hiện nay mặc dù đã được các thầy cô giáo hướng dẫn khi gặp các dấu câu phải ngắt giọng. Quãng ngắt giọng phụ thuộc vào đối tượng dấu câu. Gặp dấu phẩy, dấu hai chấm phải ngắt hơi. Gặp dấu chấm phải nghỉ hơi. Sau dấu chấm xuống dòng phải nghỉ lâu hơn dấu hai chấm, sau dấu chấm phải nghỉ lâu hơn dấu phẩy, sau dấu phẩy cũng có lúc phải nghỉ khác nhau. Dấu phẩy ngăn cách các vế câu phải nghỉ lâu hơn dấu phẩy sau trạng ngữ, dấy phẩy sau trạng ngữ phải nghỉ lâu hơn dấu phẩy ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
Xong trong thực tế hiện nay còn rất nhiều học sinh khi đọc gặp các loại dấu câu vẫn đọc tràn lan, thích nghỉ - ngắt chỗ nào tùy ý hoặc đọc hụt hơi ở đâu thì nghỉ đó, đọc cho xong không cần hiểu cách ngắt nghỉ của mình có thể dẫn đến câu văn bị hiểu sai lệch, không hiểu nội dung của văn bản dẫn đến không hiểu nội dung của bài văn.
Ví dụ: Trong câu văn:
"Mỗi lần tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh Làng Hồ rải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn..."
(Tranh Làng Hồ - Tiếng Việt 5 - tập 2 - T88)
Ở câu văn này mặc dù có dấu phẩy nhưng nhiều em không để ý và đã đọc. "Mỗi lần tết đến đứng trước / những cái chiếu bày tranh / Làng Hồ rải trên lề phố Hà Nội / lòng tôi thấm thía một nỗi biết hơn...". Rõ ràng khi đọc ngắt - nghỉ không đúng sẽ làm cho ý nghĩa câu văn lệch lạc. Còn có những học sinh không hề để ý đến dấu câu, ngắt hơi tự do, nghỉ tùy tiện mặc dù đoạn văn có những dấu chấm câu rất rõ ràng.
Hiện tượng học sinh ngắt hơi, nghỉ hơi tùy tiện như ví dụ trên trong thực tế không phải là ít. Muốn khắc phục tình trạng này giáo viên cần kiên trì hướng dẫn học sinh có thói quen ngắt nghỉ hơi đúng khi gặp các dấu câu trong bài tập đọc nói chung và các bài đọc khác nói riêng. Phát hiện những lỗi sai của học sinh khi ngắt giọng và tiến hành sửa sai kịp thời.
Sau khi học sinh đã có thói quen đọc đúng chỗ ngắt giọng khi có dấu câu, giáo viên cần quan tâm hướng dẫn học sinh tập ngắt - nghỉ ở những vị trí không có dấu câu trong câu văn dài, khó đọc hay văn bản khoa học có bảng thống kê và phải tiến hành từng bước từ dễ đến khó, từ làm quen đến thói quen, tiến tới có kỹ năng đọc đúng chỗ ngắt giọng.
Rèn đọc đúng ở những vị trí không có dấu câu Ví dụ:
"Thế là / A- lếch - xây đưa / bàn tay vừa to vừa chắc ra / nắm lấy bàn tay đầy dầu mỡ của tôi ..."
(Tiếng Việt 5 - tập 1 - T45)
Trong câu văn này theo cách đọc của học sinh thì "bàn tay" đã tách ra khỏi "A - lếch - xây" do đó câu văn bị hiểu sai thành "A - lếch - xây đưa" là chủ ngữ và "Bàn tay vừa to vừa chắc ra" là vị ngữ.
Để giúp học sinh đọc đúng câu văn này, giáo viên cần ghi câu văn lên bảng, yêu cầu học sinh tìm cách ngắt giọng đúng. Sẽ có nhiều ý kiến đưa ra, người giáo viên cần khéo léo gợi mở để học sinh đưa ra được lý do xác đáng cho việc ngắt nghỉ hợp lý như sau:
"Thế là / A - lếch - xây đưa bàn tay vừa to / vừa chắc ra / nắm lấy bàn tay đầy dầu mỡ của tôi...".
Hay trong bài "Hội thổi cơm thi ở Đông Vân" (Tiếng Việt 5 - T1 - T83). Có học sinh đã ngắt hơi như sau:
"Hội thổi cơm thi / bắt nguồn từ các cuộc trẩy / quân đánh giặc của người Việt / cổ bên bờ sông Đáy xưa".
Ở đây học sinh cũng sai lầm khi ngắt giọng tách một từ thành hai làm cho câu văn trở nên tối nghĩa.
Gặp những trường hợp như vậy ngoài việc hướng dẫn học sinh nắm được các quan hệ về mặt ngữ pháp, giữa các cụm từ trong câu nhất là không được tách một từ thành hai như trên. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh ngắt giọng phải đảm bảo về mặt nội dung, ý nghĩa của các từ, cụm từ trong câu và ý nghĩa của cả câu văn.
Bên cạnh việc ngắt - nghỉ hơi không đúng ở những câu văn dài, khó đọc khi đọc văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê thì học sinh cũng đọc sai rất nhiều.
Ví dụ:
"Triều đại Lý số khoa / thi 6 / số tiền sĩ 11.//
(Nghìn năm văn hiến - Tiếng Việt 5 - Tập 1 - T15)
Nếu học sinh ngắt giọng như trên thì người nghe hiểu rằng Triều đại Lý thi có 6 mà số tiến sĩ lại là 11. Điều này thật vô lý.
Đối với văn bản này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh suy nghĩ, thảo luận để tìm ra cách đọc đúng nhất.
Ví dụ: Ngắt giọng theo hàng ngang như sau:
"Triều đại /Lý / số khoa thi / 6 / số tiến sĩ /11 /số trạng nguyên / 0 /...
Tổng cộng / số khoa thi / 185 / số tiến sĩ/ 2896 / số trạng nguyên /46 /.
Chính vì vậy người giáo viên cần hết sức quan tâm đến việc rèn luyện cho học sinh ngắt đúng ở những vị trí không có dấu câu. Việc làm này phải tiến hành thường xuyên, liên tục không được bê trễ. Không chỉ trong môn tập đọc mà ở cả các môn học khác.
Rèn đọc khi đọc các bài thơ.
Một điển hình nữa ở học sinh tiểu học là khi đọc các bài thơ thường không chú ý về mặt ngữ pháp mà chỉ chú ý về mặt âm thanh hay những câu thơ có vần điệu mà học sinh tiểu học dễ ngắt sai:
Ví dụ: Trong bài thơ “ Hạt gạo làng ta ” của nhà thơ Trần Đăng Khoa Hạt gạo làng ta
Có vị / phù sa.
Của sông / Kinh Thầy.
(Hạt gạo làng ta - Tiếng Việt 5 - Tập 1 - T139)
Ở đây học sinh đã ngắt nhịp sai khi tách "vị" ra khỏi "phù sa", tách "sông" ra khỏi "Kinh Thầy".
Khi hướng dẫn để học sinh sửa cách ngắt nhịp sai giáo viên cần phải hướng dẫn cho học sinh không được có thói quen đọc các câu thơ theo một nhịp nhất định từ đầu đến cuối bài mà phải thường xuyên thay đổi nhịp tùy vào quan hệ giữa các từ trong câu có những câu thơ ngắt theo nhịp 2/3; 4/4... nhưng cũng có câu thơ phải đọc hết cả câu mới rõ nghĩa, có những câu thơ phải đọc vắt từ dòng này sang dòng khác. Để khắc phục lỗi ngắt nhịp khi đọc các bài thơ, trước hết giáo viên cần gợi mở để các em đưa ra ý kiến của mình khi đọc bài thơ này.
Muốn khắc phục những lỗi trên, khi hướng dẫn học sinh giáo viên cần lưu ý cho các em phân tích quan hệ ngữ pháp giữa các từ trong câu thơ hoặc những cụm từ có quan hệ về nghĩa, hay khi đọc một số câu thơ có vần điệu mà học sinh tiểu học dễ ngắt sai:
Ví dụ: Trong bài "Bài ca về trái đất" (Tiếng Việt 5 - T1 - T141). Với hai câu thơ đầu của bài, giáo viên cần ghi lên bảng và yêu cầu học sinh thảo luận tìm cách ngắt hơi đúng:
Trái đất này / là của chúng mình. Quả bóng xanh / bay giữa trời xanh.
Sau khi học sinh đưa ra cách ngắt hơi hợp lý giáo viên cần tổ chức cho học sinh trao đổi. Căn cứ vào đâu ta có thể ngắt hơi như vậy? Các em sẽ trả lời ngắt hơi theo cấu tạo ngữ pháp dấu ngắt ngăn cách chủ ngữ, vị ngữ ....
Cần làm cho học sinh hiểu rằng muốn ngắt giọng tốt phải hiểu nội dung. Việc hiểu ý nghĩa của từ, cụm từ, nội dung cũng có tác dụng làm cho học sinh ngắt giọng đúng.
Qua cách ngắt nhịp của học sinh như vậy, tôi gợi ý để học sinh nêu tác dụng cách ngắt nhịp của hai câu thơ trên. Cách ngắt nhịp như vậy làm cho người nghe hình dung ra được hai cái bóng một cao, một thấp, một "dài lênh khênh", một "tròn chắc nịch" và giúp các em hiểu được ý của câu thơ đó và có thể trả lời được câu hỏi có liên quan đến nội dung bài như “Em hãy miêu tả hình ảnh hai cha con dạo trên bãi biển?” Đó là hình ảnh người cha cao còn người con thấp tròn chứng tỏ cha gầy còn con mập mạp, mũm mĩm đi bên nhau giữa không gian bao la tạo ra một hình tượng biểu cảm sâu sắc: Cha và con đồng điệu cùng nét vẽ, màu sắc của bức tranh.
Phát huy tính tích cực của học sinh trong rèn đọc ngắt nghỉ hơi đúng
Muốn phát huy tính tích cực, tự chủ của học sinh, người giáo viên cần tạo mọi điều kiện cho học sinh được bộc lộ năng lực nhận thức và thực hành. Cần tổ chức cho học sinh tham gia vào các hoạt động rèn kỹ năng đọc bằng nhiều hình thức: Cá nhân, nhóm, cặp để học sinh được trao đổi, được trình bày, nêu ý kiến, thi đọc, nhận xét, đánh giá bạn đọc.
Rèn cho học sinh ngắt hơi đúng trong tiết tập đọc là một việc làm khó nhưng tuyệt đối giáo viên không được làm thay học sinh hoặc mắng mỏ, đe nẹt, quá mức cho phép khi các em chưa phát hiện được chỗ ngắt hơi đúng. Tất cả các hành vi dễ dãi quá hoặc căng thẳng quá đều ảnh hưởng đến vai trò phát huy tính tích cực của học sinh. Người giáo viên cần phải kiên trì sửa chữa phân tích giúp các em hiểu ra chỗ sai của mình, động viên kịp thời những em đọc đúng, ngắt nghỉ đúng dấu câu và đặc biệt biết ngắt nghỉ đúng ở các câu văn dài.
Kết quả sau khi áp dụng giải pháp.
Với sự đầu tư nghiên cứu qua thực tế giảng dạy và hướng dẫn học sinh, trong năm học vừa qua tôi đã từng bước nâng cao chất lượng đọc đúng cho học sinh trong việc ngắt hơi, nghỉ hơi khi đọc những câu văn dài, khó đọc ... Từ chỗ ngắt - nghỉ hơi tùy tiện, được chăng hay chớ ... Trải qua một năm học, chất lượng đọc đúng chỗ ngắt giọng của học sinh đã có những tiến bộ rất rõ rệt. Từ đầu năm học 2023 – 2024 khi hướng dẫn các em luyện ngắt hơi, nghỉ hơi khi đọc, học sinh từ chỗ e dè, làm quen, tập luyện thì đến nay hầu hết lớp tôi chủ nhiệm đã biết đọc đúng chỗ ngắt giọng không chỉ ở các văn bản khoa học, văn bản nghệ thuật, các bài thơ mà còn đọc đúng những văn bản khoa học có bảng thống kê .
Kinh nghiệm của tôi cũng được chị em đồng nghiệp đánh giá cao và được áp dụng rộng rãi trong giảng dạy ở trường tôi.
Tiêu chí đánh giá:
+ Đọc trôi chảy, phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 110-120 tiếng/phút biết ngắt, nghỉ hơi sau dấu câu, giữa các cụm từ, đọc diễn cảm thể hiện được nội dung bài, cảm xúc của nhân vật.
Chất lượng ấy được thể hiện trong tiết kiểm tra của học kỳ II như sau:
Thời điểm.

Sĩ số.
Đọc to, rõ ràng, ngắt nghỉ đúng, diễn cảm
Đọc to,rõ ràng, ngắt nghỉ đúng, chưa diễn
cảm.
Đọc phát âm đúng ngắt nghỉ chưa đúng, chưa diễn cảm.
Đọc phát âm sai ngắt nghỉ chưa đúng, chưa diễn
cảm
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Tháng
9/2023
42
11
26,2%
9
21,4%
12
28,6%
10
23,8%
Cuối
kỳ II
42
25
59,5%
11
26,2%
4
9,5%
2
4,8%

Qua quá trình áp dụng “Một số biện pháp rèn kỹ năng ngắt,nghỉ hơi đúng cho học sinh lớp 5 trong giờ tập đọc” đã giúp học sinh có nhiều tiến bộ rõ rệt: Số lượng học sinh đọc rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ tăng vượt trội. Số học sinh đọc to rõ ràng ngắt nghỉ đúng, diễn cảm tăng rõ rệt. Số học sinh đọc phát âm đúng, ngắt nghỉ chưa đúng, chưa diễn cảm giảm mạnh, số học sinh đọc phát âm sai ngắt nghỉ chưa đúng chưa diễn cảm cũng giảm đáng kể. Tôi đã thấy được sự thay đổi của các em, thấy được sự hứng thú của các em mỗi khi học tiết tập đọc. Đến nay, tôi đã có niềm tin và khẳng định được việc hướng dẫn các em cách ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ trong giờ tập đọc, giúp các em bớt áp lực, tiến bộ hơn.
Hiệu quả của sáng kiến:
Hiệu quả khoa học
Các giải pháp trong sáng kiến đã phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh. Nâng cao chất lượng đọc đúng, đọc ngắt nghỉ, đọc diễn cảm cho học sinh. Thông qua đó học sinh cảm thụ về các bài tập đọc tốt hơn.
Hiệu quả kinh tế
Học sinh có kĩ năng đọc tốt sẽ học tiến bộ ở tất cả các môn học, tiếp thu bài nhanh hơn. Tiết kiệm được thời gian chi phí học tập ngoài giờ học.
Hiệu quả xã hội
Học sinh học tốt cảm thấy thoải mái, tạo tâm lí vui vẻ mỗi ngày đến trường là một ngày vui.
Học sinh thích khám phá và cảm nhận điều mới mẻ qua việc đọc
Tính khả thi
Sáng kiến của tôi hoàn toàn có thể áp dụng ở tất cả các giờ học Tập đọc ở lớp 5 ở trong trường và trong huyện.
Thời gian thực hiện
Thực hiện trong năm học 2023 – 2024. Bắt đầu từ tháng 09/2023 đến cuối tháng 05 /2024.
Kinh phí thực hiện
Sáng kiến dễ áp dụng và không tốn kinh phí
KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
Để nâng cao chất lượng học sinh, giúp các em có khả năng đọc to, rõ ràng ngắt nghỉ đúng, diễn cảm tôi mạnh dạn đưa ra 1 số đề xuất sau:
Đối với phòng.
Nên tổ chức nhiều chuyên đề cụm về cách hướng dẫn đọc ngắt nghỉ cho học sinh ở nhiều thể loại văn xuôi, thơ nhiều hơn để giáo viên có thêm kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau.
Đối với nhà trường.
Trường cần có đủ sách tham khảo cho giáo viên, học sinh về môn Tiếng việt.
Đối với tổ chuyên môn.
Tổ chuyên môn nên có những buổi sinh hoạt chuyên môn tổ chức làm đồ dùng dạy học phục vụ cho một số tiết dạy tập đọc.
Thông qua những buổi sinh hoạt chuyên môn, dự dờ thăm lớp, giáo viên cần có ý thức tự học và học hỏi lẫn nhau để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Thường xuyên tổ chức các chuyên đề về luyện cách đọc. GV trong khối đưa ra các bài để các thành viên thảo luận, đưa ra các cách đọc dễ hiểu đối với học sinh.
Đối với giáo viên.
Trước khi lên lớp phải nghiên cứu kỹ bài giảng, tìm ra phương pháp dạy phù hợp với từng bài học. Tạo không khí học tập sôi nổi, lôi cuốn học sinh tập trung chú ý nghe giảng, kích thích học sinh tư duy, suy nghĩ, sáng tạo làm cho giờ học diễn ra nhẹ nhàng, hiệu quả.
Đối với phụ huynh.
Mua đủ sách giáo khoa và các loại sách tham khảo về môn Tiếng việt.
- Phụ huynh học sinh cần liên hệ với giáo viên để nắm được những ưu điểm, tồn tại của hs để cùng giáo viên giúp đỡ học sinh đọc tốt hơn ở tất cả các môn học khác.
Trên cơ sở những kết quả thu được và những điểm hạn chế nêu trên, tôi mong rằng có thể tiếp tục hướng nghiên cứu một số biện pháp nữa để học rèn đọc đúng hơn. Do thời gian và năng lực của bản thân còn hạn chế nên đề tài này không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ tận tình của Hội đồng khoa học và sự góp ý chân thành của các bạn đồng nghiệp để đề tài này hoàn thiện hơn.
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm do tôi viết, không sao chép của bất kỳ ai.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN
Ba Vì, ngày 9 tháng 5 năm 2024
NGƯỜI VIẾT
Trần Thị Hồng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 tập 1, tập 2.
Sách giáo viên Tiếng Việt 5, tập 1.
Phương pháp dạy học Tiếng Việt.
Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy các môn học lớp 5 tập 1 - 2.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_ngat_nghi.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng ngắt, nghỉ hơi đúng cho học sinh Lớp 5 trong giờ.pdf