Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc tốt cho học sinh Lớp 5 trường Tiểu học Quang Minh

Vận dụng phương pháp dạy học mới, dạy học lấy học sinh làm trung tâm hay dạy học tích cực hoá hoạt động của học sinh. Coi trọng thực hành, vận dụng, lấy lợi ích của học sinh làm đích. Cần hiểu biết những nhu cầu của trẻ em, từ đó quyết định những gì các em cần học. Người giáo viên chỉ dạy những gì học sinh cần chứ không phải dạy cái giáo viên có. Phải đi từ cái trẻ em có đến cái trẻ em cần có. Phải nhận biết và đáp ứng các đặc tính của trẻ em theo lứa tuổi. Vì vậy, tôi luôn lựa chọn những nội dung và phương pháp dạy học thích hợp với khả năng và kinh nghiệm hiểu biết của từng đối tượng học sinh lớp mình để giúp các em nâng cao kĩ năng đọc một cách tốt nhất.

Ví dụ: Trong giờ tập đọc, trò chơi học tập thường được tổ chức vào bước luyện đọc lại. Tuỳ thời gian và điều kiện, tôi lựa chọn trò chơi học tập thích hợp như: Thi đọc tiếp nối (theo nhóm tổ), đọc “truyền điện”, thi tìm nhanh - đọc đúng - nhìn một từ - đọc cả câu (hoặc nhìn một câu - đọc cả đoạn), nghe đoạn đọc - đoán đúng tên bài, thi đọc bài theo vai, “thả thơ”…Qua trò chơi giúp các em vừa rèn kĩ năng đọc vừa tạo sự hứng thú trong giờ học.

doc 12 trang Thu Nga 19/04/2025 130
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc tốt cho học sinh Lớp 5 trường Tiểu học Quang Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc tốt cho học sinh Lớp 5 trường Tiểu học Quang Minh

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc tốt cho học sinh Lớp 5 trường Tiểu học Quang Minh
môn học khác: Tập viết, Chính tả, Luyện từ và câu,... 
	Hiện nay ở nhà trường tiểu học việc rèn kỹ năng đọc đạt kết quả chưa cao, có thể có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân lớn nhất là phương pháp rèn đọc chưa được coi trọng, thực tế nếu không có kỹ năng đọc tốt thì học sinh không có điền kiện học các môn khác. Chính vì vậy, việc dạy đọc cho học sinh có ý nghĩa quan trọng. Thông qua môn học này góp phần đắc lực phục vụ mục tiêu đào tạo con người, con người phát triển toàn diện, có đủ đức, đủ tài tiếp cận nền khoa học kỹ thuật tiên tiến để đưa nước nhà tiến nhanh, tiến xa hơn nữa. Đối với học sinh lớp 5, các em bước sang giai đoạn đọc diễn cảm, đọc phải thể hiện được nội dung, tình cảm của bài để từ đó các em bộc lộ tình cảm của mình qua mỗi bài đọc. Do đó người giáo viên phải tìm phương pháp tiếp cận làm sao cho học sinh có cảm tình với bài tập đọc, thúc đẩy học sinh biểu lộ tình cảm thái độ tự nhiên thông qua giọng đọc. 
	Trong thực tế hiện nay, dạy Tiếng Việt ở bậc tiểu học nói chung và dạy phân môn tập đọc ở lớp 5 nói riêng, tôi nhận thấy đa số các em đọc to rõ ràng, trôi chảy, song cũng có một số em phát âm chưa rõ phụ âm đầu l, n ; s, x; tr, ch đặc biệt là âm: l/n và kỹ thuật đọc đa số các em đọc chưa biết nhấn giọng ở từ ngữ gợi tả, những từ ngữ trọng tâm, từ chìa khoá; trong khi sắm vai, đọc đối thoại các em cũng lúng túng, các em cũng thiếu tự tin trong việc thể hiện giọng đọc của mình, chưa biết cách thể hiện giọng đọc như thế nào cho phù hợp.
Với những lý do trên và do những yêu cầu của giáo dục Tiểu học, tôi xin trình bày một vài quan điểm của bản thân về đổi mới phương pháp dạy học: “Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc tốt cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Quang Minh”. 
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Mục đích của biện pháp: 
	+ Rèn cho học sinh kỹ năng đọc đúng, đọc diễn cảm tốt, hiểu được nội dung tác phẩm nhằm giúp các em nhận thức được cái hay, cái đẹp trong Tiếng Việt.
	+ Giúp học sinh học tốt và hứng thú trong học tập nhằm đạt được mục tiêu của môn học đề ra.
 2. Thực trạng việc tổ chức hoạt động giáo dục lĩnh vực 
 a. Ưu điểm
 - Được sự quan tâm sâu sát của ban giám hiệu nhà trường , thường xuyên động viên giáo viên cố gắng dạy tốt vì đặc điểm có nhiều học sinh yếu môn Tiếng Việt.
 - Được đồng nghiệp thường xuyên quan tâm và trao đổi phương pháp cũng như kinh nghiệm trong việc rèn đọc cho học sinh. 
 - Đa số các em đọc to rõ ràng, trôi chảy; có ý thức học.
 b. Hạn chế và nguyên nhân
Hạn chế:
 - Một số em phát âm chưa rõ phụ âm đầu l/n; đặc biệt phát âm sai vần ăn/anh.
 - Các em đọc chưa biết nhấn giọng ở từ ngữ gợi tả, những từ ngữ trọng tâm, từ chìa khoá. 
 - Khi sắm vai, đọc lời thoại các em còn lúng túng, thiếu tự tin trong việc thể hiện giọng đọc của mình, chưa biết cách thể hiện giọng đọc như thế nào cho phù hợp. 
Nguyên nhân:
 - Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh Tiểu học còn nhỏ, tính tự giác trong học tập chưa cao, mức độ tập trung thực hiện các yêu cầu của bài học chưa cao, đọc còn yếu. 
 - Ảnh hưởng của ngôn ngữ địa phương nên phát âm còn nhầm lẫn giữa l/n, ăn/anh và vốn từ ngữ tích lũy được của các em còn hạn chế.
 3. Biện pháp nâng cao chất lượng đọc cho học sinh
	3.1. Vận dụng phương pháp học mới và hình thức tổ chức dạy học linh hoạt.
	Vận dụng phương pháp dạy học mới, dạy học lấy học sinh làm trung tâm hay dạy học tích cực hoá hoạt động của học sinh. Coi trọng thực hành, vận dụng, lấy lợi ích của học sinh làm đích. Cần hiểu biết những nhu cầu của trẻ em, từ đó quyết định những gì các em cần học. Người giáo viên chỉ dạy những gì học sinh cần chứ không phải dạy cái giáo viên có. Phải đi từ cái trẻ em có đến cái trẻ em cần có. Phải nhận biết và đáp ứng các đặc tính của trẻ em theo lứa tuổi. Vì vậy, tôi luôn lựa chọn những nội dung và phương pháp dạy học thích hợp với khả năng và kinh nghiệm hiểu biết của từng đối tượng học sinh lớp mình để giúp các em nâng cao kĩ năng đọc một cách tốt nhất.
 	Ví dụ: Trong giờ tập đọc, trò chơi học tập thường được tổ chức vào bước luyện đọc lại. Tuỳ thời gian và điều kiện, tôi lựa chọn trò chơi học tập thích hợp như: Thi đọc tiếp nối (theo nhóm tổ), đọc “truyền điện”, thi tìm nhanh - đọc đúng - nhìn một từ - đọc cả câu (hoặc nhìn một câu - đọc cả đoạn), nghe đoạn đọc - đoán đúng tên bài, thi đọc bài theo vai, “thả thơ”Qua trò chơi giúp các em vừa rèn kĩ năng đọc vừa tạo sự hứng thú trong giờ học.
(Học sinh tham gia trò chơi “Thả thơ” khi học bài 
Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà)
3.2. Nắm chắc những nét đặc trưng của từng thể loại.
a) Với thể loại thơ: Yêu cầu HS nắm chắc những đặc trưng của thể thơ về dòng thơ, nhịp thơ, vần thơ, thể thơ; lưu ý các em khi đọc thơ phải chú ý tính nhịp điệu của ngôn ngữ thơ ca, cần tránh cách đọc dừng lại máy móc ở cuối mỗi dòng thơ, không chú ý đến ý nghĩa tiếp nối của dòng trước với dòng sau (có thể ngắt giọng logic và ngắt giọng biểu cảm).
	Ví dụ: 
+ Khi dạy bài thơ “ Bài ca về Trái đất” (Tiếng Việt 5- tập 2 – trang 41), thơ 7 chữ ngắt theo nhịp phổ biến ¾ nhưng để đảm bảo ý nghĩa câu thơ, ở một số dòng hướng dẫn học sinh ngắt nhịp khác.
Ta là nụ / là hoa /của đất (3/2/2)
 Màu hoa nào / cũng quý / cũng thơm (3/2/2)
+ Với những bài thơ viết theo thể tự do thì không có quy định về nhịp mà dựa vào nhạc điệu của bài thơ và ý thơ.
	Bài: “Tiếng đàn Ba- la- lai- ca trên sông Đà” (Tiếng Việt 5- tập 1- trang 69)
	Trên sông Đà
	Một đêm trăng chơi vơi
	Tôi đã nghe / tiếng ba- la- lai- ca
	Một cô gái Nga / mái tóc màu hạt dẻ
	Ngón tay đan / trên những sợi dây đồng//
	Ngày mai //
	Chiếc đập lớn / nối liền / hai khối núi //
	Biển / sẽ nằm / bỡ ngỡ/ giữa cao nguyên //
b) Với dạy đọc văn xuôi: Hướng dẫn các em khi đọc phải thể hiện giọng của các nhân vật trong truyện (có nghĩa là các em phải đóng vai các nhân vật trong các đoạn hội thoại), giọng đọc phải thể hiện được thái độ của mỗi nhân vật.
	Ví dụ: Trong bài tập đọc “Chuỗi ngọc lam” (Tiếng Việt 5- tập 1- trang 134), tôi hướng dẫn cho các em đọc toàn bài đọc với giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng.
 	+ Lời bé Gioan: ngây thơ, hồn nhiên khi khen chuỗi ngọc đẹp, khi khoe nắm xu lấy từ con lợn đất tiết kiệm.
	+ Lời chú Pi- e: Điềm đạm, nhẹ nhàng, tế nhị.
 	+ Lời chị cô bé: lịch sự, thật thà.
3.3. Luyện cách đọc đúng:
Trong mỗi giờ học, tôi nhắc nhở các em thường xuyên đọc to, rõ ràng. Hướng dẫn các em mở rộng khẩu hình khi đọc, đặc biệt nhắc nhở các em khi đọc những tiếng có âm đệm chú ý đọc tròn môi,...Bố trí chỗ ngồi hợp lí: những em thấp hơn hoặc mắt có thị lực kém hoặc những em nhận thức chậm ngồi dãy bàn trên hoặc ở đầu hai dãy bàn để tiện cho việc theo dõi, uốn nắn. Tôi chú ý về tư thế ngồi đọc cho các em để không ảnh hưởng sức khỏe và thoải mái trong khi đọc.
 Hằng ngày, trên lớp tôi chú ý rèn đọc cho các em bằng cách:
	- Gọi các em đọc bài nhiều lần không chỉ ở phân môn tập đọc mà cả ở các môn học khác, kiên trì sửa lỗi cho từng em.
	- Tổ chức cho các em đọc bài nhóm đôi trong 15 phút đầu giờ (2 lần/ tuần).
	- Phân công học sinh đọc bài tốt hỗ trợ bạn cùng đọc khi luyện đọc trong nhóm.
	- Giao bài cho các em luyện đọc ở nhà. Hôm sau, tôi kiểm tra và nhận xét.
	- Khuyến khích các em học thuộc lòng một đoạn văn hay một vài khổ thơ, rồi nhớ viết đoạn văn hay khổ thơ đã thuộc.
Khi các em làm tốt, tôi khích lệ, động viên các em bằng cách tuyên dương trước lớp và tặng các em những phiếu khen.
3.4. Luyện đọc hiểu:
	Tôi cho học sinh đọc và trả lời câu hỏi trong SGK, thêm lời dẫn dắt, chia câu hỏi trong SGK thành những câu hỏi nhỏ, bổ sung câu hỏi phụ theo các hình thức tổ chức dạy học thích hợp (làm việc cá nhân, trao đổi nhóm, tham gia trò chơi học tập,...) để học sinh đọc hiểu bài tốt hơn. Đối với một số câu hỏi suy luận, tôi thường nêu 3 phương án trả lời theo kiểu trắc nghiệm khách quan cho học sinh lựa chọn phương án đúng. Qua đó tạo sự hứng thú, không gây áp lực cho học sinh.
	Ví dụ: Khi dạy bài “Đất Cà Mau” (Tiếng Việt 5- tập 1- trang 89), tôi cho học sinh chia sẻ trong nhóm theo hệ thống câu hỏi sau:
 Đoạn 1. 1. Mưa ở Cà Mau có gì khác thường?
 2. Em hãy hình dung cơn mưa hối hả là mưa như thế nào?
 3. Em hãy đặt tên cho đoạn văn này.
 4. Để diễn tả được đặc điểm của mưa ở Cà Mau ta nên đọc đoạn này như thế nào?
 Đoạn 2. 5. Cây cối trên đất Cà Mau mọc ra sao?
 6. Người Cà Mau dựng nhà cửa như thế nào?
 7. Em hãy đặt tên cho đoạn 2.
 Đoạn 3. 8. Người dân Cà Mau có tính cách như thế nào?
 9. Em hiểu “sấu cản mũi thuyền” và “ hổ rình xem hát” nghĩa là thế nào?
 10. Hãy đặt tên cho đoạn 3.
	Trong đó các câu 1, 5, 6, 8 đều lấy từ SGK, các câu hỏi 2, 4, 9 là những câu hỏi bổ sung, đó là những câu hỏi cần thiết để nối các khâu luyện đọc và tìm hiểu bài cho liền mạch. Câu 3,7,10 là câu hỏi chia nhỏ từ câu 4 trong SGK.
3.5. Luyện đọc diễn cảm:
* Để giúp học sinh đọc diễn cảm tốt, đầu tiên tôi cho các em nắm được yêu cầu của đọc diễn cảm:
	a. Biết nhấn mạnh các từ ngữ quan trọng trong câu (từ ngữ gợi tả, gợi cảm, từ ngữ “chìa khóa” làm nổi bật ý chính...).
	b. Biết thể hiện ngữ điệu (sự thay đổi về tốc độ, cao độ, trường độ, cường độ...) phù hợp với từng loại câu (câu kể, câu hỏi, câu cảm,....).
	c. Biết đọc phân biệt lời của các nhân vật sao cho phù hợp với đặc điểm, lứa tuổi và tính cách của từng nhân vật (người già, trẻ em...)
	d. Biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với tình huống miêu tả trong văn bản hay thái độ, cảm xúc của tác giả (vui, trang nghiêm, tự hào...).
* Biện pháp luyện đọc diễn cảm mà tôi đã áp dụng khi giảng dạy:
+ Cho học sinh làm quen với văn bản, xác định giọng đọc chung cho cả bài.
+ Tổ chức cho học sinh đàm thoại, gợi mở để cho các em nhận ra thể loại của văn bản, hiểu ý đồ của tác giả, thảo luận với học sinh để xác định giọng điệu chung của cả bài.
+ Cho học sinh phân tích và xác định giọng đọc của từng đoạn.
+ Học sinh luyện đọc thể hiện giọng đọc của từng câu, đoạn, bài. Trong quá trình luyện đọc, học sinh thảo luận, nhận xét về giọng đọc, giải thích vì sao đọc như thế là hay, đọc như thế là chưa hay, chỗ nào trong cách đọc của thầy, trong cách đọc của bạn làm mình thích.
+ Cho học sinh luyện đọc cá nhân, đọc nhóm, có thể đọc phân vai để làm sống lại những nhân vật khác nhau trong bài đọc.
 Ví dụ: Khi dạy bài “Tranh làng Hồ” (Tiếng Việt 5- tập 2- trang 88), ở đoạn 1, học sinh trao đổi nhóm để tìm ra giọng đọc của đoạn văn: giọng vui tươi, rành mạch, nhấn giọng từ gợi tả, gợi cảm, thể hiện cảm xúc trân trọng trước những bức tranh dân gian làng Hồ.
	Từ ngày còn ít tuổi / tôi đã thích những tranh lợn, / gà, / chuột, / ếch, / tranh dừa, / tranh tố nữ / của làng Hồ. // Mỗi lần tết đến ,/ đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ / rải trên các lề phố Hà Nội, / lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn / đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân. // Họ đã đem vào cuộc sống / một cách nhìn thuần phác, / càng ngắm / càng thấy đậm đà, / lành mạnh, / hóm hỉnh / và tươi vui //
 4. Thực nghiệm sư phạm (áp dụng thực tiễn)
 a) Mô tả cách thực hiện:
 Năm học 2020 - 2021, được sự phân công của BGH nhà trường, tôi chủ nhiệm và giảng dạy lớp 5A. Tổng số học sinh: 30 em 
 Trong đó : + Nữ : 12 em + Nam : 18 em
Khi khảo sát chất lượng đọc của học sinh lớp 5A đầu năm học 2020 - 2021, tôi thu được kết quả như sau:
TSHS
30
Phát âm sai
Ngắt nghỉ sai
Đọc đúng
Đọc diễn cảm
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Trước khi áp dụng
5 
16,7 
10 
33,3 
12 
40,0 
3 
10,0 
 b) Kết quả đạt được
Sau thời gian 10 tuần áp dụng các biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh, tôi đã thu được kết quả của học sinh thông qua tiết kiểm tra đọc như sau: 
TSHS
30
Phát âm sai
Ngắt nghỉ sai
Đọc đúng
Đọc diễn cảm
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Sau khi áp dụng
2
6,7
1
3,3
17
56,7
10
33,3
 c) Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm (sau khi áp dụng thực tiễn)
	Thông qua các biện pháp, tôi đã giảng dạy tại lớp và kết quả đạt được tôi rút ra cho bản thân những bài học kinh nghiệm trong quá trình rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5 như sau:
- Giáo viên đọc mẫu thật hấp dẫn để lôi cuốn học sinh. Giáo viên đọc chuẩn xác, phù hợp với từng văn bản để học sinh học tập.
- Phải rèn cho học sinh luyện phát âm đúng, chú ý các từ ngữ luyện đọc, những từ ngữ học sinh phát âm sai ngay lúc đó nhiều lần.
- Cho học sinh luyện đọc: đọc rành mạch, đọc lưu loát cả văn xuôi, văn vần. Đọc đúng nhịp thơ, thể hiện ngắt nghỉ đúng chỗ, nhấn giọng các từ ngữ, biết thay đổi giọng đọc theo đúng ngữ cảnh và tính chất của câu. 
- Cho học sinh luyện đọc diễn cảm theo hình thức phân vai, đọc biết kết hợp giảng giải của giáo viên, kết hợp việc tóm tắt ý của từng đoạn và nội dung cả bài.
 5. Kết luận
	Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp đặc biệt, trong đó ngôn ngữ được thể hiện ở dạng nói và viết. Để mỗi tiết học mang lại hiệu quả cao, người giáo viên phải đầu tư thời gian một cách hợp lý nhằm lựa chọn các nội dung và phương pháp dạy học cho phù hợp, đồng thời người giáo viên phải thực sự năng động, sáng tạo, luôn trăn trở tìm tòi suy nghĩ, hình thức tổ chức dạy học sao cho mọi học sinh đều có niềm say mê hứng thú trong học tập. Nắm chắc đặc trưng của phân môn tập đọc khối 5 trong giờ học, tôi phân bố thời gian theo trình tự kế hoạch bài dạy chú trọng việc đọc mẫu của giáo viên, nếu giáo viên đọc mẫu tốt cũng là dạy cho học sinh được rất nhiều, đọc câu, đoạn nhằm minh họa, hướng dẫn gợi ý giúp học sinh tự tìm cách đọc. Trong chương trình Tiếng Việt, phân môn Tập đọc có nhiệm vụ rõ ràng đó là rèn cho học sinh kỹ năng đọc, nghe, nói, viết. Qua quá trình tìm hiểu việc đọc của học sinh và công tác giảng dạy của giáo viên đối với phân môn tập đọc trong trường tiểu học đồng thời thông qua chất lượng kiểm tra giữa học kì I, tôi thấy lớp 5A có nhiều tiến bộ song kết quả chưa hẳn là cao, thầy và trò cần phải cố gắng nhiều để nâng cao chất lượng đọc của lớp. 
PHẦN III: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP
	Sau thời gian 10 tuần áp dụng phương pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh, tôi đã tổng hợp được kết quả như sau: 
TSHS
30
Phát âm sai
Ngắt nghỉ sai
Đọc đúng
Đọc diễn cảm
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Trước khi áp dụng
5 
16,7 
10 
33,3 
12 
40,0 
3 
10,0 
Sau khi áp dụng
2
6,7
1
3,3
17
56,7
10
33,3


Giảm 10%

Giảm 30%

Tăng 16,7%

Tăng 23,3%
Khi thực hiện các biện pháp trên, tôi nhận thấy số lượng học sinh mắc các lỗi sai khi đọc giảm rõ rệt, học sinh đọc đúng và biết đọc diễn cảm tăng. Không những thế, hầu hết các em học sinh trong lớp của tôi đều rất hứng thú khi tham gia các hoạt động đọc ở tiết Tập đọc, mà các em còn yêu thích đọc sách ở các tiết học khác. Từ đó, các em có thể tự xác định và thể hiện giọng đọc diễn cảm một bài văn, một bài thơ mới. Không những thế, các em còn biết cảm thụ nội dung bài đọc rất tốt. Không dừng lại ở mức độ đọc trơn, đọc hiểu, các em còn rèn luyện được kĩ năng nghe nói thành thạo, bồi dưỡng tư duy, tư tưởng, tình cảm, nhân cách cho bản thân. Như vậy các em đã dần tiếp cận được với mục tiêu của môn Tiếng Việt.
PHẦN IV: CAM KẾT
 Tôi cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền; các biện pháp đã triển khai thực hiện và minh chứng về sự tiến bộ của học sinh là trung thực.
Quang Minh, ngày 22 tháng 10 năm 2021
Xác nhận của nhà trường
Giáo viên
Bùi Thị Bảo Ngọc

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_doc_tot_c.doc
  • pptBáo cáo Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc tốt cho học sinh Lớp 5 trường Tiểu học Quang Minh.ppt