Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh Lớp 4
Miêu tả là lấy nét vẽ hay câu văn để biểu hiện các chân tướng của sự vật, giúp người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy. Văn miêu tả mang tính thông báo thẩm mỹ, giúp người đọc hình dung một cách cụ thể hình ảnh của sự vật thông qua những nhận xét tinh tế, những rung động sâu sắc thể hiện cảm xúc thẩm mỹ của người viết.
Với học sinh tiểu học, nhất là học sinh các lớp 4, 5 việc hình thành và phát triển các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết là vô cùng quan trọng, được thực hiện ở tất cả các môn học và nổi bật nhất là ở môn Tiếng Việt. Do đó, việc dạy tập làm văn ở tiểu học góp phần rèn luyện cho học sinh năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện cho các em giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày và học tốt các môn học khác. Chính những văn bản viết các em có được từ phân môn tập làm văn đã thể hiện những hiểu biết thực tế, những kỹ năng sử dụng Tiếng Việt mà các em được học ở môn Tiếng Việt nói chung, phân môn Tập làm văn nói riêng và các môn học khác.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh Lớp 4

ài, xác định nội dung tả gì? Và thể hiện tư tưởng tình cảm gì vào bài? Đối với bài văn miêu tả, quan sát đối tượng được miêu tả là cơ sở để học sinh tìm ý. Sau khi học sinh đã quan sát và có những ghi chép chi tiết về đối tượng miêu tả, tôi hướng dẫn học sinh tìm ý cho bài văn của mình dựa vào hình ảnh đã quan sát và lựa chọn hình ảnh để lập dàn ý cho bài văn. Một bài văn hoàn chỉnh là bài văn phải có cách sắp xếp chặt chẽ. Mặc dù mở bài, thân bài, kết bài là ba phần riêng song chúng phải có sự thống nhất về ý. Ví dụ: Hướng dẫn HS lập dàn ý cho bài văn miêu tả cây ăn quả ( cây chuối) bằng sơ đồ tư duy: Ví dụ : Khi tả con vật nuôi mà em yêu thích, học sinh quan sát và hoàn thành sơ đồ tư duy như sau: Để cho học sinh hiểu được sơ đồ tư duy là gì thì giáo viên phải giảng lý thuyết thật chi tiết. Sau đó sẽ giới thiệu cho các em một số mô hình sơ đồ tư duy đơn giản. Với học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 4 nói riêng, giáo viên chỉ có thể vẽ và viết trên những mô hình đơn giản dễ đọc dễ hiểu dưới đây: Kết luận Mở bài Thân bài Sơ đồ tư duy giúp học sinh dễ dàng hình dung quá trình cấu tứ bài văn, hiểu rõ mạch tư duy trong viết văn, nắm bắt được trình tự hành văn, nắm vững được các dạng thức và phương pháp viết các thể văn khác nhau, từ đó nhanh chóng học được cách viết văn. Cụ thể chúng ta có thể viết được bài văn theo quy trình như sau: Vận dụng SĐTD trong dạy học Tập làm văn ở lớp 4 là một trong những kĩ thuật dạy học tích cực đem lại hiệu quả cao trong giờ dạy. SĐTD giúp HS có thể tự tìm kiếm, phát hiện và chiếm lĩnh các kiến thức, nội dung, vấn đề liên quan cho HS. HS thực sự là chủ thể hoạt động tích cực trong quá trình học tập. 3.2.5. Nhận xét, đánh giá và chữa bài Mỗi dạng bài đều có một tiết trả bài văn viết, tiết này rất quan trọng nhằm giúp các em thấy được ưu điểm và nhược điểm trong bài viết của mình, của bạn để học hỏi, trao đổi lẫn nhau, tìm ra cách sửa sai để cùng tiến bộ và qua đó tôi biết được học sinh hiểu bài và vận dụng thế nào. * Đánh giá, nhận xét: Tôi tiến hành chấm bài thật kĩ, xác định học sinh làm đúng bố cục hay chưa? và bố cục có chặt chẽ không? Tôi phát hiện những ưu điểm của bài văn hay, câu hay, ý hay, dùng từ sáng tạovà nắm được những lỗi mắc phải còn tồn tại: dùng từ chưa chính xác, câu văn chưa hoàn chỉnh, lặp từ, lặp ýTôi đánh giá, nhận xét cụ thể vào từng bài của học sinh Chẳng hạn có những nhận xét như sau : - Bố cục chặt chẽ, lời văn súc tích, có nhiều hình ảnh hay trong bài. Em cần phát huy thêm. (học sinh năng khiếu) - Đảm bảo bố cục, viết thành câu. Em cần sử dụng phép so sánh, nhân hóa vào bài để bài văn hay hơn. (học sinh trung bình) - Bài viết còn lủng củng, còn sai lỗi chính tả, viết chưa thành câu. Em cần chú ý cô hướng dẫn để về nhà viết lại đúng em nhé. (học sinh yếu) - Bố cục chưa rõ ràng, dùng từ ngữ chưa phù hợp, diễn đạt còn lủng củng. Em cần chú ý cô hướng dẫn để về nhà viết lại cho đúng. (học sinh yếu) Trong quá trình đánh giá, tôi chọn bài tiêu biểu của lớp và các bài văn hay năm trước đọc cho học sinh nghe và phân tích những ý hay để học sinh học tập. * Chữa bài: tôi hướng dẫn cho học sinh chữa lỗi + Chữa lỗi về dùng từ và sai chính tả: Đưa câu văn của học sinh dùng từ thiếu chính xác rồi giáo viên gợi mở để học sinh sửa lại câu đúng. Ví dụ: từ ngữ sai: Tả con vật Mắt nó dựng ngược à mắt chú xếch ngược trông rất hung dữ Chân nó nhanh thăn thắt à chân nhanh thoăn thoắt Hai mắt tròn xeo à hai mắt tròn xoe Tai mèo rât tinh à tai mèo rất thính + Chữa lỗi về câu: - Học sinh viết chưa thành câu: Có lá xum xuê, rễ mọc dưới đất à Lá cây bàng xum xuê. Rễ ăn sâu vào lòng đất. - Sử dụng dấu câu sai: Đến mùa hè. Cây ra hoa đỏ rực.à Đến mùa hè, cây phượng nở hoa đỏ rực. Giáo viên gợi mở để học sinh biết sử dụng dấu câu hợp lí. + Chữa lỗi về diễn đạt Ví dụ: Tả đồ vật - Trước cái cặp có hình siêu nhân và sau có dây đeo rất sung sướng. àMặt cặp được trang trí hình siêu nhân trông rất đáng yêu. Sau lưng cặp có dây đeo rất tiện lợi. - Cái bút thon nhọn và dài bằng gang tay của em. àCây bút dài bằng gang tay của em. Ngòi bút nhọn, viết ra những nét chữ thật đều và đẹp. +Chữa lỗi lạc đề: Ví dụ:Tả con mèo Chú mèo này thật giỏi. Hễ nó nghe tiếng động của lũ chuột là nó nhảy vồ đến và chụp ngay chú chuột. Chú chuột này chịu thua và kêu chít chít như mắng chửi mèo vậy. àSửa lại: Chú mèo này bắt chuột thật giỏi. Hễ nó nghe tiếng động của lũ chuột là nó đi nhẹ nhàng đến rình, rồi nhảy vồ đến chụp ngay chú chuột.Thế là con chuột xấu số đã nằm gọn trong móng vuốt của nó. * Lưu ý: Học sinh phải thấy được lỗi trong bài văn của mình và của bạn; sửa được lỗi đó và ghi nhớ nó; hiểu rõ và có nhu cầu học hỏi những từ, câu, đoạn văn hay, giàu hình ảnh và sức gợi tả. Giáo viên yêu cầu các em thực hiện nghiêm túc 3 bước: + Đọc đi đọc lại bài văn + Tìm lỗi sai hoặc chưa hay về dàn bài, dùng từ, đặt câu, dựng đoạn. + Sửa lại cho đúng, cho hay. Tuy nhiên, ta cũng không nên đòi hỏi quá cao ở học sinh. Tuỳ vào đối tượng học sinh mà đặt ra các em sửa lỗi hay học từ, câu, đoạn hay ở mức độ nào. Giáo viên cần kiên trì, bền bỉ, không thể nóng vội, kịp thời ghi nhận những tiến bộ của học sinh dù là nhỏ nhất. Do vậy, khi học sinh biết viết văn miêu tả và viết được hay là khi các em đã bước đầu hiểu được đặc điểm của văn miêu tả, biết cách quan sát đối tượng, tích luỹ được vốn từ miêu tả nhất định, biết xây dựng đoạn văn mở bài, thân bài, kết bài; cách diễn đạt và xây dựng bố cục bài văn; biết cách tưởng tượng và sử dụng các biện pháp tu từ, biện pháp nghệ thuật trong viết văn; được sửa lỗi kĩ lưỡng sau mỗi bài viết. Từ đó, các em viết bài dễ dàng hơn, thích thú hơn, có cảm xúc hơn, chất lượng bài viết được nâng cao 3.3. Điều kiện thực hiện: - Về nhân lực: GV cần mạnh dạn vận dụng kỹ thuật dạy học tích cực như bằng giáo án điện tử hoặc bằng SĐTD mà tôi đề xuất để nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học nói chung và dạy phân môn Tập làm văn ở lớp 4 nói riêng. Cán bộ quản lý phụ trách chuyên môn của SGD&ĐT, PGĐ&ĐT và các trường tiểu học cần tích cực tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức về cơ sở lí luận việc đổi mới kỹ thuật dạy học tích cực cho GV thường xuyên. - Về trang thiết bị: Đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; máy chiếu, giấy khổ to, giấy A4, bút màu, bảng phụ, 3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp: Một số biện pháp tích cực giúp học sinh học tập có hiệu quả kiểu bài văn miêu tả lớp 4 là một hệ thống đa dạng, linh hoạt. Mỗi biện pháp đều có những vị trí và vai trò nhất định, tuy nhiên, không có biện pháp nào là vạn năng, mỗi biện pháp đều có những ưu điểm và những hạn chế nhất định. Việc thực hiện tốt biện pháp này sẽ là tiền đề để thực hiện có hiệu quả các biện pháp khác và ngược lại. Vì vậy cần đảm bảo được tính đồng bộ trong việc tổ chức thực hiện các biện pháp đã nêu trên trong quá trình đưa ra các biện pháp tích cực giúp học sinh học tập có hiệu quả kiểu bài văn tả cảnh. Mỗi biện pháp sẽ ít có ý nghĩa khi thực hiện đơn lẻ từng biện pháp.Vì vậy, Một số biện pháp tích cực giúp học sinh học tập có hiệu quả kiểu bài văn miêu tả lớp 4 được thực hiện đồng bộ sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng mục tiêu giáo dục của nhà trường, của địa phương và của ngành trong giai đoạn hiện nay. 3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu: Sau thời gian nghiên cứu đề tài và áp dụng trực tiếp vào 112 học sinh khối 4, tôi Nhận thấy học sinh hứng thú học tập hơn. Trong giờ học các em tập trung hơn, say sưa cùng bạn bè quan sát đối tượng cần miêu tả. Tôi rất vui khi thấy có khá nhiều học sinh đã có cuốn sổ tay riêng để ghi những điều quan sát được và những câu văn hay, từ ngữ gợi tả, gợi cảm,Có thể nói rằng học sinh đã không còn ngại khi học văn miêu tả. Học sinh dùng từ chính xác, sử dụng từ hay biết viết thành câu, kĩ năng viết văn có tiến bộ, nhiều em viết hay được chọn làm bài mẫu để đọc trước lớp. Thể loại văn miêu tả được các em thích hơn. Học sinh có tinh thần hợp tác, biết tôn trọng lắng nghe ý kiến của bạn bè mình và mạnh dạn nhận xét về bài làm của bạn. 3.6. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. Nhờ thực hiện đồng bộ các biện pháp nêu trên, đi sâu biện pháp tích cực giúp học sinh học tập hiệu quả kiểu bài văn miêu tả ở từng biện pháp, ở mỗi biện pháp đều có những công việc cụ thể mà tôi trực tiếp hướng dẫn học sinh để có những kết quả nhất định. Trải qua học kỳ một ôn tập cùng thời gian áp dụng phương pháp nghiên cứu tôi đã tiến hành khảo sát tại hai lớp, cùng thời gian làm bài như nhau. 3.6.1 Kết quả học tập Cuối năm học 2018 – 2019 vận dụng những biện pháp nêu trên cùng với sự nổ lực cố gắng của các em học sinh, tôi tiến hành khảo sát một bài văn miêu tả đồ vật đã cho kết quả như sau: Số bài Bài viết hay, có năng khiếu Bài viết đầy đủ bố cục Bài viết còn mắc lỗi dùng từ, đặt câu. 37 15 (40%) 18 (49%) 4 (11%) Nhìn chung, các em trong lớp đã viết được bài văn miêu tả, đảm bảo bố cục, lời văn mạch lạc, đặc biệt đã có nhiều em viết bài giàu hình ảnh, sử dụng câu văn sáng tạo, và nhiều câu đã sử dụng phép nghệ thuật làm cho bài văn sinh động hơn, hay hơn. Tuy nhiên vẫn còn 3 em viết còn sai lỗi chính tả và chữ viết của em chưa rõ ràng. III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Đề tài của tôi đã đi sâu vào tìm hiểu phân tích và khái quát cơ sở lý luận liên quan đến dạy học văn miêu tả và sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Tập làm văn ở lớp 4 theo hướng tích cực nhưng chưa được GV sử dụng thường xuyên. Trải qua quá trình vận dụng, vừa làm vừa học, vừa rút kinh nghiệm đã đạt được một số kết quả sau: + Học sinh có thói quen làm việc, học tập một cách khoa học. + Phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh. + Đảm bảo tính linh hoạt, tự chủ, sáng tạo trong mỗi tiết học. + Đặc biệt, việc được tự tay “thiết kế” bản đồ tư duy làm cho học sinh vô cùng thích thú học phân môn Tập làm văn, tình cảm thầy trò ngày càng trở nên thân thiện hơn. + Kĩ năng nói của học sinh ngày càng được hoàn thiện hơn. HS biết quan sát, hình dung, so sánh, liên tưởng điều đó làm cho bài văn của các em thêm sinh động hấp dẫn. Khả năng diễn đạt ngôn ngữ tiến bộ rõ rệt, các em nói lưu loát, trôi chảy. + Các em biết viết văn miêu tả giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, các lỗi sai trước kia giờ đã giảm đi rõ rệt và có nhiều em viết được nhiều bài văn làm tôi rất tâm đắc. + HS cảm thấy giờ học trở nên nhẹ nhàng hơn, sinh động cùng một lúc các em thực hiện được cùng một lúc cả hai nhu cầu: Nhu cầu học và nhu cầu tự khẳng định mình. Đây là điều rất quan trọng và bổ ích trong quá trình dạy học dạy học Tiếng Việt ở tiểu học nói chung. 2. Kiến nghị Đối với các cấp quản lí - Tiếp tục hội thảo, chuyên đề nói chuyện với các chuyên gia, giáo viên giỏi, giáo viên có nhiều kinh nghiện trong giảng dạy và viết sáng kiến kinh nghiệm về tập làm văn theo khối, tổ để giáo viên được tham dự, học hỏi một cách cụ thể, sát thực, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. - Cần trang bị thêm tư liệu, đồ dùng học tập đặc biệt là các tranh khổ to, băng đĩa quay, máy chiếu được các hoạt động của các cảnh, những cảnh vật các em chưa có dịp hoặc chưa có dịp tới thăm... - Thường xuyên tổ chức cho học sinh thăm quan, dã ngoại để học sinh có thêm nhiều hiểu biết về cảnh. Điều đó sẽ rất tốt cho các em khi viết văn. - Cần trang bị máy vi tính, máy chiếu, tư liệu cho các trường để giáo viên có thể trình chiếu hình ảnh về cảnh điều đó sẽ giúp các em cụ thể hóa và không mơ hồ về đối tượng miêu tả. - Kiểm soát các loại sách tham khảo, nâng cao, phục vụ cho dạy học Tập làm văn 4. Đối với giáo viên: Để thành công khi dạy văn miêu tả, mỗi giáo viên đều phải thực hiện tốt các yêu cầu sau: - Nắm chắc mục tiêu môn học, bài học. Luôn tìm tòi, trau dồi kiến thức và trình độ hiểu biết của bản thân. - Linh hoạt trong phương pháp giảng dạy. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Luôn thực hiện quan điểm tích hợp trong dạy học. - Phối hợp với các hoạt động ngoài giờ để tích lũy vốn hiểu biết và bồi dưỡng tâm hồn giàu cảm xúc cho các em. - Luôn kiểm tra, đánh giá mức độ và kịp thời ghi nhận sự tiến bộ của học sinh. Chuyển sự đánh giá kết quả học tập của giáo viên thành kĩ năng tự đánh giá của học sinh. - Giáo viên phải tạo thói quen cho học sinh ghi chép những điều mình quan sát được cũng như những tình cảm, cảm xúc tức thời trước một đối tượng miêu tả. Bên cạnh việc tạo cho học sinh thói quen tốt, giáo viên phải là người sát sao trong việc duy trì thói quen đó. Trên đây là một vài suy nghĩ trong việc sử dụng một số biện pháp dạy học tích cực với mong muốn đem lại niềm hứng thú cho học sinh trong học tập, góp nâng cao hiệu quả dạy học phân môn Tập làm văn nói riêng, môn Tiếng Việt nói chung. Sáng kiến kinh nghiệm này chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định. Vì vậy, tôi mong đươc sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến quý báu của các bạn đồng nghiệp và Hội đồng khoa học để đề tài này được hoàn thiện và đạt kết quả tốt hơn, đồng thời được áp dụng rộng rãi trong việc Rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4. Tôi xin chân thành cảm ơn! HIỆU TRƯỞNG Mạo Khê, ngày 22 tháng 11 năm 2019 NGƯỜI VIẾT ĐỀ TÀI Đặng Thị Thúy TÀI LIỆU THAM KHẢO STT Tên tài liệu Nhà xuất bản 1 Sách giáo khoa Tiếng việt lớp 4 tập 1, tập 2. NXB giáo dục 2 Sách GV Tiếng việt 4 NXB giáo dục 3 Sách thiết kế Tiếng Việt 4 NXB Hà Nội 4 Rèn kĩ năng cảm thụ văn cho HS tiểu học NXB Giáo dục 5 Phương pháp dạy học Tiếng Việt NXB Giáo dục 6 Bài tập bồi dưỡng Tiếng Việt NXB Giáo dục 7 Một số chuyên san giáo dục NXB Giáo dục 8 Tập làm văn mẫu lớp 4 NXB Giáo dục 9 155 bài văn hay lớp 4 NXB Giáo dục 10 35 đề ôn luyện tiếng việt 4 NXB Giáo dục 11 Bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Việt ở tiểu học NXB Đại học Sư phạm 12 Luyện tập làm văn 4 NXB Đại học Sư phạm 13 Một số thông tin trên mạng, MỤC LỤC TT Nội dung Trang I PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Mục tiêu, nhiệm vụ vủa biện pháp 2 3 Đối tượng nghiên cứu 3 4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu. 3 5 Phương pháp nghiên cứu 3 II PHẦN NỘI DUNG 1 Cơ sở lí luận 3 2 Thực trạng 4 2.1 Thuận lợi 4 2.2 Khó khan 5 2.3 Mặt mạnh 5 2.4 Mặt yếu 6 2.5 Các nguyên nhân, các yếu tố khách quan 6 3 Biện pháp tích cực giúp học sinh học tập có hiệu quả kiểu bài văn miêu tả 3.1 Mục tiêu 7 3.2 Nội dung và cách thức thực hiện. 7 3.2.1 Hướng dẫn học sinh biết lập dàn ý cho bài văn cụ thể 7 3.2.2 Hướng dẫn học sinh quan sát và tìm ý cho bài văn. 8 3.2.3 Hướng dẫn học sinh biết chọn lựa từ ngữ, chắt lọc hình ảnh, sử dụng biện pháp nghệ thuật trong miêu tả 11 Hướng dẫn học sinh biện pháp sử dụng SĐTD để lập dàn ý của bài văn miêu tả. 14 3.2.5 Nhận xét, đánh giá và chữa bài 17 3.3 Điều kiện thực hiện. 19 3.4 Mối quan hệ giữa các biện pháp. 19 3.5 Kết quả khảo nghiệm của vấn đề nghiên cứu. 19 3.6 Kết quả thu được qua khảo nghiệm., giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. 20 III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1 Kết luận 20 2 Kiến nghị 21 Tài liệu tham khảo 23 Mục lục 24
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_viet_van.doc