Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng viết chính tả cho học sinh Lớp 3
1. Cơ sở lí luận:
Chính tả là môn học quan trọng giúp các con phát triển ngôn ngữ trong quá trình phát triển nhân cách. Chữ viết của người Việt là chữ viết ghi lại theo cách phát âm do vậy việc viết đúng chính tả phải dựa trên đọc đúng. Tuy nhiên do một số con còn phát âm chưa chuẩn, một số con còn chưa nắm vững quy tắc viết chính tả nên nhiều con còn viết sai lỗi. Nhiều con chưa cẩn thận nên còn viết chữ chưa đúng mẫu, đúng cỡ, chữ viết chưa đẹp. Vậy muốn các con viết đúng chính tả, viết đúng mẫu, đúng cỡ chữ và viết đẹp thì đòi hỏi người giáo viên phải nhiệt tình chịu khó tìm tòi nghiên cứu và phải rèn luyện để có kiến thức vững vàng, những biện pháp phù hợp giúp các con viết đúng, viết đẹp môn chính tả.
2. Cơ sở thực tiễn:
Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đã được Đảng và Nhà nước quan tâm rất nhiều bởi vậy chất lượng giáo dục cũng ngày càng được nâng cao. Nhưng trong thực tế thì còn rất nhiều điều mà giáo viên phải quan tâm. Muốn học sinh viết đúng chính tả, viết đẹp thì người giáo viên không chỉ truyền đạt giảng giải theo các tài liệu có sẵn mà yêu cầu người giáo viên phải có sự nghiên cứu, tìm tòi nhiều biện pháp, phương pháp hay để giúp các con học tốt môn chính tả hơn. Bởi vì trong cùng một lớp học, cùng một lứa tuổi với nhau nhưng do sự chú ý, óc quan sát, do hoa tay của các con khác nhau nên chữ viết của các con cũng khác nhau.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng viết chính tả cho học sinh Lớp 3

Xin số điện thoại của phụ huynh để tiện liên lạc với gia đình. Sau khi khảo sát phân loại chữ viết của học sinh tôi thông báo cho phụ huynh về tình hình chữ viết của con mình để phụ huynh cùng giáo viên rèn cặp thêm cho con ở nhà theo từng đối tượng. Nếu học sinh viết chữ hay sai lỗi tôi hướng dẫn phụ huynh cách rèn thêm con mỗi tối sao cho con tiến bộ không sai lỗi. Tuần có hai tiết chính tả tôi yêu cầu phụ huynh cho con đọc đoạn viết chính tả, tìm chữ khó viết hay sai lỗi gạch chân rồi luyện phát âm lại cho chuẩn để ghi nhớ. Khi phụ huynh đọc cho con viết thì phải phát âm chuẩn thì con sẽ viết không sai lỗi. Nếu con vẫn viết sai yêu cầu con vừa viết vừa đánh vần cho đúng. Ví dụ dạy bài chính tả “Nhớ lại buổi đầu đi học” sách giáo khoa Tiếng Việt tập 1 trang 52. Phụ huynh yêu cầu con đọc đoạn viết (đoạn 3) dùng bút chì gạch chân những chữ khó viết dễ sai lỗi như: trò, nép, chỉ dám, quãng trời rộng, sợ, trò, rụt rè, lạ,... Sau đó phát âm lại để ghi nhớ. Gạch chân những chữ viết hoa như: Cũng, Họ, Họ; nêu lí do vì sao những chữ đó viết hoa để ghi nhớ không viết sai. Nếu con viết chưa đẹp, chưa đúng mẫu, cỡ chữ tôi viết mẫu để phụ huynh luyện cho con. Tôi cho phụ huynh mượn vở chính tả của học sinh viết đúng, đẹp những năm trước để phụ huynh làm mẫu dạy con. Tôi tư vấn cho phụ huynh mua quyển luyện chữ đẹp để mỗi tuần kèm con viết thêm một bài để các con viết đúng, viết đẹp hơn. Tôi động viên phụ huynh không quá lo lắng về chữ viết của con mà thúc ép mắng mỏ con mà phải nhẹ nhàng giúp đỡ các con. Động viên khen ngợi kịp thời khi con tiến bộ để con có động lực cố gắng. Khi các con đã viết đúng, viết đẹp thì phụ huynh không bắt con phải rèn thêm vở rèn chữ nữa mà chỉ chuẩn bị bài chính tả theo chương trình ở lớp thôi để con có thời gian vui chơi giải trí. Nhờ sự quan tâm rèn cặp của phụ huynh mà tôi thấy các con tiến bộ vượt bậc. Biện pháp 6: Thành lập đôi bạn cùng tiến để giúp nhau trong học tập. Ngay từ khi nhận lớp phân loại học sinh tôi hỏi các con ở xóm nào, các bạn viết chữ chưa đẹp ở gần nhà những bạn nào viết chữ đẹp để tôi cho ngồi cùng bàn kết hợp thành đôi bạn cùng tiến để giúp nhau trong học tập. Tôi nêu rõ nhiệm vụ của các bạn viết chữ đẹp là trong giờ học hoặc cuối tuần giúp cô quan tâm kèm cặp bạn để lúc nào bạn cũng viết cẩn thận và đủ bài. Trong giờ truy bài kiểm tra giúp cô xem bạn đã chuẩn bị bài chính tả ở nhà chưa, bạn đã thuộc quy tắc chính tả và mẹo luật chính tả cô đã cho ghi ở sổ tay chính tả chưa để báo cáo ngay cho cô. Nếu bạn viết xấu không đúng mẫu, cỡ chữ hoặc sai lỗi thì viết mẫu ngay cho bạn trong giờ ra chơi để bạn rèn lại. Mỗi tháng tôi lại tổng kết lại xem đôi bạn nào tiến bộ nhất thì mỗi bạn được thưởng một quyển vở hoặc một đồ dùng học tập, được tuyên dương trước cờ. Làm như vậy thì các con giỏi rất nhiệt tình kèm bạn để được thưởng. Các bạn yếu cũng rất cố gắng rèn luyện để được thưởng và được khen trước cờ. Biện pháp 7: Ghi nhớ mẹo luật chính tả qua việc lập sổ tay chính tả. Viết chính tả không chỉ là viết đúng mẫu, đúng cỡ chữ, viết sạch đẹp mà viết đúng chính tả không bị sai lỗi là một điều rất quan trọng đối với học sinh. Nếu các con em viết sai lỗi chính tả thì sẽ ảnh hưởng đến cả các môn học khác như phân môn tập làm văn các con viết sai lỗi thì câu văn sẽ bị sai lệch không thể hiện đúng nghĩa hoặc các môn học khác cũng vậy. Nhận thức được tầm quan trọng đó tôi đã nghiên cứu sổ tay chính tả, nghiên cứu các phương pháp dạy chính tả và rút ra trong quá trình giảng dạy để tập hợp lại những quy tắc chính tả, các mẹo luật chính tả sát với chương trình lớp 3 chốt lại để các con dễ nhớ dễ học. Yêu cầu các con ghi chép vào sổ tay học thuộc để vân dụng viết chính tả cho đúng. * Cụ thể một số quy tắc chính tả sau: 1. Quy tắc ghi nhớ phụ âm đầu: a) Quy tắc viết các chữ có phụ âm đầu là g/gh: - Viết gh khi nguyên âm đi sau nó là i (iê), e, ê. Ví dụ: ghi nhớ, ghim vở, ghế, ghét, ghẹ, ghen,... - Nếu đi với các nguyên âm khác thì viết g. Ví dụ: gà, gạo, gỡ, gụ, gống gánh, gõ mõ, gương, gầu,... b) Quy tắc viết các chữ có phụ âm đầu là ng/ngh: - Viết ngh khi nguyên âm đi sau nó là i (iê), e, ê. Ví dụ: nghỉ hè, nghiền bột, nghe giảng, nghề nghiệp, nghênh ngang, ... - Nếu đi với các nguyên âm khác thì viết ng. Ví dụ: ngã, ngọt, ngao, ngủ, ngưng tụ, ngất,... c) Quy tắc khi viết các chữ có phụ âm đầu là k/c/q: - Viết k khi nguyên âm đi sau nó là: i (ia, iê), e, ê. Ví dụ: kí tên, kia, kiếm, kiến, kẻ vở, kể chuyện, kẽ hở,... - Viết c khi nguyên âm đi sau nó không phải là i (ia, iê), e, ê. Ví dụ: con cá, củi, cô, cụ, cân, cỡ chữ, cặm cụi, ... - Viết q khi nguyên âm có thêm âm đệm Ví dụ: quả, quang, quê, quên, quý mến, quản lí, quyên góp, ... 2. Viết tên riêng Việt Nam: a) Tên người, tên địa lí Việt Nam: viết hoa tất cả các chữ cái đầu của mỗi chữ tạo thành tên riêng đó: Ví dụ: Nguyễn Văn An, Trần Quốc Toản, Hà Nội, Vũng Tàu, Ba Vì,... b) Tên các cơ quan tổ chức, danh hiệu,... Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó: Ví dụ: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Công thương, Sở Tài chính, Nhà Xuất bản Hà Nội, Huân chương Kháng chiến hạng Nhì, Anh hùng Lao động,... 3. Viết tên riêng nước ngoài: a) Trường hợp phiên âm qua âm Hán Việt: Viết hoa tất cả các chữ cái đầu của mỗi âm tiết (ví dụ: Lâm Tâm Như, Trung Quốc, ...). b) Trường hợp không phiên âm qua âm Hán Việt: Viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó (sau dấu gạch ngang không viết hoa). Ví dụ: Nen - li, Xtác - đi, Đông Ti - mo, In - đô - nê - xi - a,... * Một số mẹo luật chính tả 1. Phân biệt tr/ ch trong những danh từ: a) Những danh từ chỉ các mối quan hệ gia đình thường dùng ch chứ không dùng tr (ví dụ: cha, chú, chị, chồng, cháu, chắt, chút, chít) b) Những danh từ chỉ các vật dụng trong nhà (ví dụ: chum, chuồng, chậu, chổi, chai, chạn, chõng, chảo, chiếu, chăn, chén,...Ngoại trừ cái tráp). 2. Phân biệt s/x: - Tên thức ăn và đồ dùng nấu ăn viết là x (ví dụ: xôi, xúc xích, xoong, ... - Các từ chỉ sự vật thường viết là s: Chỉ người: sứ giả, sinh viên, giáo sư, gia sư, sư sãi, đại sứ,... Chỉ cây cối: sắn, sen, súng, sim, si, su su, su hào,... Chỉ đồ vật: sợi dây, sọt,... Chỉ sự vật hiện tượng: sao, sấm sét, sông, suối, sương, .... Biện pháp 8: Rèn chính tả phối hợp ở các môn học khác. Có viết đúng, viết đẹp thì các con mới học tốt được các môn học khác. Bởi vậy khi dạy các môn học khác tôi cũng vẫn chú ý nhắc nhở các con viết nắn nót cẩn thận, rõ chữ. Trong môn tập đọc, nếu các con đọc còn chậm, còn sai hay đọc ngọng thì khi viết chính tả các con cũng viết sai lỗi. Vì vậy đối với những học sinh này tôi chú ý nhiều về khâu luyện đọc cho các con như gọi các con đọc bài nhiều hơn, cho các con phát âm từ khó viết dễ nhầm lẫn. Ví dụ dạy bài tập đọc “Các em nhỏ và cụ già” (sách giáo khoa Tiếng Việt tập 1 – trang 62, 63). Tôi cho các con đọc thầm, tìm và gạch chân những tiếng khó viết dễ lẫn như lùi, sếu, sải, sau, dạo chơi, trẻ ra sau đó luyện phát âm hoặc luyện viết vào bảng con để ghi nhớ. Khi dạy Luyện từ và câu tôi cũng yêu cầu các bạn hay viết sai lỗi phải giải nghĩa được từ thì các con mới hiểu nghĩa và viết đúng được trong mỗi văn cảnh: Ví dụ phân biệt từ “giành” với từ “dành” - “giành” ở đây là giành giật, giành lấy. - “dành” ở đây là để dành, dành dụm. Biện pháp 9: Tạo hứng thú học tập và ghi nhớ bài tập chính tả qua các trò chơi. Tôi nhận thấy trò chơi học tập rất quan trọng đối với các con. Chính vì vậy tôi thiết kế một số trò chơi sau để các con ghi nhớ kiến thức hoặc củng cố bài như sau: a) Trò chơi: Tiếp sức. b) Trò chơi: Truyền điện. c) Trò chơi: Điền đúng điền nhanh. d) Trò chơi: Hái hoa dân chủ. * Trò chơi Tiếp sức Ví dụ : Dạy bài chính tả Người lính dũng cảm (trang 41 sách giáo khoa Tiếng Việt tập một) tôi cho các con chơi trò chơi Tiếp sức đối với bài tập 2a để các con điền đúng phụ âm đầu n/l. Bước 1: Chuẩn bị: Tôi chuẩn bị hai 2 tờ giấy khổ A2 có in nội dung bài tập và những thẻ có in phụ âm n hoặc l để các con chọn điền vào chỗ chấm cho đúng. Bước 2: Chia nhóm: Mỗi đội có 5 bạn có các đối tượng học sinh kể cả học sinh yếu, học sinh trung bình và học sinh khá giỏi chia đều vào 2 đội xếp hàng ngay ngắn. Bước 3: Hướng dẫn và nêu luật chơi. Bước 4: Chơi thi đua. * Cụ thể cách chơi như sau: Sau khi đã hướng dẫn và nêu luật chơi rồi thì giáo viên hô bắt đầu hai con đầu hai hàng chạy lên tìm chữ cái phù hợp với chỗ chấm đầu tiên để dán vào cho đúng. Dán xong quay xuống vỗ vào tay bạn tiếp theo rồi xuống cuối hàng để bạn tiếp theo chạy nhanh lên chọn kết quả đúng gắn vào chỗ chấm thứ hai cứ như vậy cho đến hết chỗ chấm. Giáo viên cùng cả lớp kiểm tra xem đội nào gắn xong trước và đúng nhiều hơn thì đội đó thắng cuộc. * Trò chơi: Truyền điện. Ví dụ 2: Khi học bài chính tả “Nhớ lại buổi đầu đi học” tôi cho học sinh chơi trò chơi truyền điện ở bài tập 2 trang 52 để củng cố phụ âm đầu s/x và vần ươn/ương như sau: Cách chơi: Lớp trưởng chỉ định một bạn đọc câu thứ nhất rồi chỉ một bạn tìm từ điền vào câu hỏi thứ nhất, nếu điền đúng thì được đọc câu hỏi tiếp theo và truyền cho một bạn khác trả lời, nếu bạn trả lời đúng thì được tiếp tục truyền cho bạn khác. Nếu bạn nào trả lời sai thì phải hát một bài cứ như vậy cho đến hết thời gian chơi thì dừng lại rồi lớp nhận xét chữa bài để tìm người thắng cuộc. * Trò chơi Điền đúng điền nhanh Ví dụ 3: Dạy bài chính tả Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử tôi cho học sinh chơi trò chơi điền đúng điền nhanh ở bài tập 2a để củng cố phụ âm đầu r/d/gi. Cách chơi như sau: Tôi dán 2 tờ phiếu in bài tập 2a lên bảng. Gọi đại diện hai bạn của hai tổ lên chơi. Khi cô hô bắt đầu thì hai bạn cầm bút dạ bắt đầu điền phụ âm đầu r/d/gi vào cho đúng, nếu bạn nào điền nhanh hơn mà đúng thì bạn đó sẽ được thưởng một đồ dùng học tập. * Trò chơi: Hái hoa dân chủ. Ví dụ 4: Khi dạy bài chính tả Hội vật tôi cho các con chơi trò chơi Hái hoa dân chủ. Chuẩn bị: Một cây thông được gắn các bông hoa hoặc các chú bướm viết các câu hỏi của bài tập 2 như: Câu 1: Tìm từ chứa tiếng bắt đầu bằng ch/ tr chỉ khoảng không bao la có chứa trái đất và các vì sao? Câu 2: Tìm từ chứa tiếng bắt đầu bằng ch/tr chỉ nơi xa tít tắp tưởng như trời và đất giáp nhau ở đó?............ Cách chơi: Bạn lớp trưởng sẽ gọi lần lượt các bạn lên hái một bông hoa rồi trả lời câu hỏi, nếu trả lời đúng sẽ được thưởng một đồ dùng học tập, nếu không trả lời được hoặc trả lời sai sẽ phải hát một bài hát. Với các trò chơi đơn giản nhưng cũng kích thích hứng thú học tập từ các con, các con cũng thích được tham gia chơi nên các con đều cố gắng học để được chơi, được khen thưởng. Từ đó tiết học sẽ nhẹ nhàng hơn mang lại kết quả cao hơn, các con sẽ nắm chắc kiến thức và nhớ lâu hơn. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM CÓ SO SÁNH ĐỐI CHỨNG Sau khi áp dụng những biện pháp trên tôi thấy chữ viết của các con tiến bộ nhiều. Chữ viết đều, sạch sẽ, đẹp. Đặc biệt chỉ sau vài tháng thực hiện sáng kiến này thì đa số phụ huynh đều hài lòng về sự tiến bộ của con mình. Phụ huynh nào cũng ủng hộ giáo viên và cùng giáo viên kèm cặp thêm con mình. Nhờ vận dụng sáng kiến trên mà cuối năm học lớp tôi phụ trách không có học sinh viết chữ xấu và sai lỗi nhiều nữa. Cụ thể bảng thống kê số liệu khảo sát cuối năm như sau: Học sinh lớp 3A4 - Tổng số HS 37 Số lượng Chữ viết còn chuệch choạc không bám đúng đường kẻ li 0 em Chữ viết còn sai lỗi chính tả nhiều 0 em Chữ viết chưa đúng độ cao, khoảng cách 0 em Nhờ sự kèm cặp sát sao ngay trong dịp hè thì sau một tháng ôn tập hè các con đã viết tương đối đều và sạch sẽ đến cuối học kì I chấm vở sạch chữ đẹp lớp tôi đã đạt giải nhất. Thi chữ đẹp cấp trường lớp tôi có 8 bạn tham gia thi đều được giải. 4 em được chọn đi thi cấp Huyện đều đạt giải cao, trong đó có 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 1 giải Ba và 1 giải Khuyến khích. Cuối năm chấm vở sạch chữ đẹp lớp tôi vẫn duy trì đạt giải nhất cấp trường. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Qua nhiều năm giảng dạy tôi đã rút ra một số kinh nghiệm như sau: - Người giáo viên phải hết lòng vì học sinh thân yêu, thật sự say sưa với nghề nghiệp. Thường xuyên quan tâm đến tư thế ngồi của học sinh, nhắc nhở cách cầm bút, cách để vở xa mắt để các con không mắc bệnh cận thị và bệnh cong vẹo cột sống. Khi đọc cho học sinh viết giáo viên phải đi đến tận nơi quan sát nhắc nhở để các con viết cẩn thận hơn nhất là học sinh yếu. - Thường xuyên theo dõi để nắm vững học lực của từng con, tính cách của từng con để có biện pháp phụ đạo hợp lí. - Kết hợp với phụ huynh để cùng kèm cặp các con. - Nhờ bạn giỏi kiểm tra hoặc kèm thêm học sinh yếu giúp giáo viên. - Và một biện pháp hết sức quan trọng là giáo viên phải gần gũi, động viên khen thưởng kịp thời khi các con tiến bộ. Không mắng khi các con chưa hiểu bài mà phải bình tĩnh nhẹ nhàng giảng giải thì các con không mất bình tĩnh dần dần các con sẽ hiểu ra. KẾT LUẬN Rèn kĩ năng viết chính tả cho học sinh là cả một quá trình, việc làm này không thể ngày một ngày hai. Chính vì vậy người giáo viên phải năng động, nhiệt tình, không ngừng học hỏi tìm ra những phương pháp, biện pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh để kèm cặp giúp các con tiến bộ hơn. Qua nhiều năm giảng dạy tôi đã đúc kết lại và áp dụng thành công đề tài này trong lớp tôi chủ nhiệm giúp các con viết đúng, viết đẹp hơn. Ngày càng nâng dần số học sinh đạt chuẩn kiến thức và kĩ năng hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục của trường. PHẦN III: KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT 1. Đối với Phòng giáo dục và đào tạo huyện - Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng học sinh viết chính tả. 2. Đối với nhà trường: - Nên lưu giữ vở rèn chữ hoặc vở chính tả của những học sinh viết chữ đẹp ở thư viện để các con được tham khảo học tập. Trên đây là một số ý kiến, kinh nghiệm giúp học sinh lớp ba viết đúng, viết đẹp phân môn Chính tả. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, của các bạn động nghiệp giúp tôi tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Với thời gian có hạn và kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên đề tài rất khó tránh khỏi thiếu sót. Kính mong quý Ban giám hiệu nhà trường và Phòng giáo dục chỉ dẫn giúp đỡ để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm này là do tôi tự viết. Không sao chép của ai. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tôi xin chân thành cảm ơn! Ngày 19 tháng 5 năm 2019 PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách giáo khoa Tiếng Việt 3 - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.. Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 3 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.. Phương pháp dạy học môn Tiếng Việt lớp 3 - NXB Giáo dục Việt Nam Sổ tay chính tả Tiếng Việt – Nhà xuất bản từ điển Bách Khoa. Giải nghĩa từ Hán Việt và chữa lỗi chính tả - Nhà xuất bản Thanh Niên MỤC LỤC STT Nội dung Trang 1 Phần I: Mở đầu 1 2 PHẦN II: Nội dung của đề tài 3 3 Biện pháp từng phần 4 4 Những biện pháp thực hiện 5 5 Kết quả thực nghiệm có so sánh đối chứng 15 6 Bài học kinh nghiệm 16 7 Phần III: Kết luận và kiến nghị 17 8 Phần IV: Tài liệu tham khảo 18
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_viet_chin.doc