Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng sử dụng đúng dấu câu khi viết văn cho học sinh Lớp 5
Dấu câu có vai trò quan trọng trong hoạt động giao tiếp bằng chữ viết. Sự vắng mặt của dấu câu trong một văn bản không những gây khó khăn cho việc hiểu nội dung văn bản mà còn có thể dẫn đến sự hiểu lầm hay hiểu văn bản theo nhiều nghĩa khác nhau. Các dấu câu được học ở Tiểu học, tuy số lượng dấu câu không nhiều nhưng chúng được sử dụng linh hoạt. Các dấu câu khác nhau đảm nhiệm các chức năng khác nhau. Ngoài ra, dấu câu còn được sử dụng có tính chất cá nhân, theo sáng tạo của người viết. Vì thế, việc tiếp nhận hay sử dụng dấu câu không hề đơn giản. Từ đó cho thấy, việc dạy cho học sinh sử dụng đúng các loại dấu câu là yêu cầu quan trọng của ngườigiáo viên Tiểu học. Ngay ở lớp 1, khi dạy nói và đọc, giáo viên đã chú ý đến dấu câu. Hai dấu câu đơn giản nhưng quan trọng nhất đó là dấu chấm, dấu phẩy đã được làm quen từ lớp 1. Đến đầu học kì 1 lớp 2, các em đã học cách sử dụng dấu chấm và dấuphẩy. Các dấu còn lại các em tiếp tục làm quen và học cách sử dụng ở lớp 3,4,5. Đến cuối bậc Tiểu học, học sinh đã có kĩ năng sử dụng các loại dấu câu cơ bản này. Tuy vậy, nhưng đến cuối lớp 5 vẫn còn nhiều học sinh chưa có ý thức sử dụng đúng nơi, đúng chỗ các dấu câu, các em còn sử dụng tùy tiện.
Vậy làm thế nào để học sinh lớp 5 có thể làm được một bài văn mà người đọc hiểu các em viết cái gì. Làm thế nào giúp các em biết viết thành câu đủ nghĩa và nâng cao dần là biết cách diễn đạt bài văn sao cho sinh động, cảm xúc hơn và có hình ảnh, hình tượng hấp dẫn người đọc. Tôi nhận thấy điều hết sức cần thiết là phải có các biện pháp để giúp học sinh sử dụng đúng các loại dấu câu đã học, áp dụng vào bài làm một cách hiệu quả cùng với khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ, vốn hiểu biết của mình để xây dựng một bài văn hoàn chỉnh.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng sử dụng đúng dấu câu khi viết văn cho học sinh Lớp 5

àn cò trắng bay lượn trên nền trời xanh thẳm. + Mặt trời lặn, những màn sương buông nhanh xuống và ánh trăng chan hòa khắp nơi nơi. c 3. Chuyển đoạn văn có những câu dài thành những câu ngắn gọn. Ví dụ: “Đêm đó trời không trăng, đường đi lại bị cây rậm che khuất nên không nhìn thấy gì, chú thương binh phải dò từng bước. Chú đi ngược một quãng thì tượt chân ngã. May quá, lúc đó chúng em đi xem phim về, nghe tiếng chú kêu liền chạy lại đỡ chú dậy.” Có thể hướng dẫn học sinh sửa thành: “Đêm đó, trời không trăng. Đường đi lại bị cây rậm che khuất. Không nhìn thấy gì, chú thương binh phải dò từng bước. Chú đi ngược một quãng thì trượt chân ngã. May quá, lúc đó chúng em đi xem phim về. Nghe tiếng chú kêu, chúng em bèn chạy lại. Mọi người đỡ chú dậy.” Qua việc luyện câu cho học sinh, giáo viên giúp các em nhận ra viết câu ngắn gọn rất có lợi vì ý sáng sủa, rõ ràng, câu sẽ ít mắc lỗi ngữ pháp. *. Tập sửa chữa câu dùng dấu câu sai, tùy hứng, hoặc không biết dùng dấu câu khi diễn đạt hết một ý: Giáo viên cần hướng dẫn học sinh: + Phân tích câu để tìm ra chỗ sai. + Tìm cách để sửa chữa chỗ sai. Ví dụ: “Trên cành cây chim hót líu lo, cây lá rung rinh chào đón chúng em đến trường chỗ kia các bạn học sinh đang ngồi đọc bài dưới ghế đá sân trường đầy ắp tiếng cười nói. Một cơn gió thổi qua tiếng trống trường tùng tùng báo hiệu giờ vào lớp.” (Bài văn “Tả quang cảnh trường em trước buổi học” của em Anh Thư – Lớp 5B – Năm học 2023 – 2024). Ở đoạn văn trên, khi phân tích, học sinh sẽ thấy người viết dùng dấu câu chưa phù hợp (đặc biệt là dấu chấm) làm cho câu văn tối nghĩa, người đọc chưa hiểu. Chúng ta nên tìm cách sắp xếp lại các ý, dùng dấu câu phù hợp, tách câu dài thành các câu ngắn để câu văn ngắn gọn, sáng sủa hơn. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh sửa như sau: “Trên cành, chim hót líu lo. Một cơn gió thoảng qua làm cây lá rung rinh như chào đón chúng em. Sân trường đầy ắp tiếng cười nói rộn rã. Chỗ này các em lớp 5 chơi đá cầu. Chỗ kia, trên ghế đá, nhóm bạn học sinh lớp 4 đang ngồi tranh thủ ôn bài. Bỗng, tùngtùngtùng, tiếng trống báo hiệu giờ vào lớp vang lên” Khi sửa lại các câu dạng này, chúng ta cũng thường thấy nhiều câu sai cả về mặt ngữ pháp và ý. Vì vậy, cần hướng dẫn học sinh sửa chữa cả về mặt ngữ pháp và ý của câu trong các tiết sửa bài. Sửa câu sai có thể bằng nhiều cách. Giáo viên cần gợi ý để học sinh phát huy óc thông minh sáng tạo của mình, không nên bắt học sinh chữa theo cách của thầy cô. c4. Sửa chữa cho câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn (sử dụng đa dạng các loại dấu câu tương ứng phù hợp). Tập cho học sinh sửa chữa cho câu văn trở nên sinh động, cụ thể, có sức truyền cảm xúc cũng có nghĩa là giúp học sinh biết dùng đa dạng các loại dấu câu tương ứng với các câu văn mà các em đã viết. Để làm được điều đó giáo viên nên tập cho học sinh: *. Dùng các từ gợi cảm khi viết văn (Dùng kèm dấu chấm than) Ví dụ: Tả cảnh đẹp địa phương em, một em học sinh viết: + Cánh đồng quê em rất đẹp. (câu kể) Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh sửa thành: + Cánh đồng quê em mới đẹp làm sao! (câu cảm) *. Sửa chữa câu văn bằng cách thêm hình ảnh so sánh hoặc nhân cách hóa sự vật (dùng kèm các dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu chấm than, dấu ba chấm,) Ví dụ: + Em rất yêu quý chiếc hộp bút của em. Chiếc hộp bút giúp em để bút khong bị rơi , em sẽ giữ hộp bút cẩn thận. (Bài làm “Tả đồ vật trong nhà mà em yêu thích nhất” của em Diệu Linh – Lớp 5B– Năm học 2023-2024). Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh sửa lại như sau: + Nhiều lúc, ngắm chiếc hộp bút nhỏ bé thân yêu, em khẽ thốt lên: “Chú mày ơi, ta yêu chú mày lắm! Chú mày không chỉ giữ bút cho ta, cho ta có bút viết để rèn chữ đẹp mà còn cho ta hiểu: hãy trân trọng những gì mình có ! ”. Em sẽ luôn giữ gìn chiếc hộp bút này cẩn thận để dùng được bền lâu.. *. Thêm chi tiết cụ thể cho câu văn (dùng kèm các dấu ngoặc đơn, dấu ba chấm,) Ví dụ: + Tối nào mẹ cũng dành thời gian chỉ em học vì vậy cả bốn năm học em đều đạt học sinh xuất sắc. (Bài làm “Tả người mẹ kính yêu của em” của học sinh Thảo Linh – Lớp 5B – Năm học 2023 - 2024) Giáo viên có thể hướng dẫn sửa như sau: + Tối nào, mẹ cũng dành thời gian để chỉ bài cho em. Tập đọc, làm văn, làm toán, mẹ đều dạy cả. Vì vậy, cả bốn năm học (lớp một, lớp hai, lớp ba, lớp bốn) em đều đạt danh hiệu “Học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện.”. *. Luyện cho học sinh các kiểu câu: kể, khẳng định, hỏi, cảm thán, mệnh lệnh, và sử dụng các dấu câu tương ứng phù hợp với từng kiểu câu HS đã viết Ví dụ: + Yêu sao con đường ngày hai buổi đưa em đến trường! + Con sông quê em bắt nguồn từ đâu thế nhỉ? + Hãy chung tay giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp! Khi học sinh nắm chắc kiến thức về các kiểu câu sẽ giúp các em biết cách sử dụng đúng các kiểu câu đó trong nói – viết phù hợp văn cảnh cụ thể. Tóm lại: Luyện câu là một hình thức làm cho học sinh biết dùng dấu phẩy, dấu chấm, các loại dấu câu khác để củng cố kiến thức về câu. Từ đó nâng cao dần khả năng viết văn với các câu đúng ngữ pháp; câu sinh động, giàu hình ảnh. Giải pháp 4: Dùng hình thức ngoại khóa để luyện tập làm văn: Cần sử dụng các hình thức ngoại khóa để luyện tập làm văn, hướng dẫn học sinh sử dụng đúng dấu câu trong trường hợp cụ thể và nâng cao kĩ năng dùng đa dạng các loại dấu câu trong các loại văn bản khác nhau (văn miêu tả, kể chuyện, làm báo cáo thống kê, viết đơn, viết biên bản, viết đoạn hội thoại) Dạy Tập làm văn trong chương trình lớp 5 chỉ bó hẹp 2 tiết/tuần, là môn học có tính chất tổng hợp từ các môn học khác. Việc sử dụng dấu câu để viết văn của học sinh mang lại tính đồng tâm từ lớp 2, nâng cao dần, củng cố mở rộng từ từ để đến lớp 5 học sinh được tiếp tục thực hành, luyện tập phù hợp với từng đối tượng học sinh chứ không phải qua những bài học lý thuyết nặng nề, khô khan. Vì vậy, để học sinh có sự tiến bộ, giáo viên cần biết vận dụng các hình thức học tập khác ngoài chương trình để áp dụng cho có hiệu quả. Các hình thức có thể được áp dụng đó là: d 1. Đọc sách báo: Hướng dẫn học sinh đọc sách báo thường xuyên để bổ sung, trau dồi cho mình lượng kiến thức, vốn từ ngữ; học tập cách dùng từ, đặt câu, các câu văn hay, viết vào sổ tay của mình. d 2. Trò chơi luyện câu, thi kể chuyện: Cuối mỗi tuần, mỗi tháng tổ chức các trò chơi luyện câu, thi kể chuyện, có thể tổ chức giao lưu với các lớp khác, trường bạn để đa dạng cách thể hiện của học sinh và để các em rút kinh nghiệm cho mình, học tập được từ bạn điều gì, mình cần khắc phục điều gì. Ngoài ra khi tham gia chơi hoặc thi sẽ kích thích các em hứng thú học tập hơn, tự giác trau dồi kiến thức, tự giác luyện tập viết, nói câu đúng nghĩa, có cảm xúc d 3.Tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm Cho học sinh học nhóm để làm báo cáo thống kê (sinh hoạt cuối tuần); luyện viết các mẫu đơn (đơn xin nghỉ học,); lập chương trình hoạt động trong các ngày lễ lớn (20/11, 8/3, 26/3, Đại hội chi đội,); tập viết đoạn hội thoại (diễn kịch), để học sinh sử dụng thường xuyên các dấu câu vào từng câu văn cụ thể cho phù hợp. Hoạt động nhóm tạo cho các em có cơ hội giao tiếp, trao đổi nhiều hơn với bạn và cũng học được các cách dùng từ đặt câu từ bạn. d 4. Làm báo tường, tham gia các hội thi theo chủ đề, để viết văn: Tổ chức thi sáng tác thơ, văn viết báo tường, viết thư UPU,.. chọn bài văn hay đọc cho cả lớp nghe trong giờ sinh hoạt và có giải thưởng để khích lệ tinh thần học tập cho các em. Đây cũng là một hình thức giúp các em luyện tập nhiều kĩ năng cùng một lúc như: Kĩ năng sử dụng từ ngữ, kĩ năng viết câu, sắp xếp câu thành đoạn, lôgic đoạn thành bài, kĩ năng nói, kĩ năng giao tiếp,. đồng thời cũng khích lệ tinh thần thi đua, cố gắng phấn đấu của mỗi cá nhân. Giải pháp 5: Phương pháp, cách thức luyện câu e 1. Thông qua các tiết trả bài, sửa bài luyên tập, sửa bài luyện viết câu trong tiết Luyện từ và câu, hướng dẫn học sinh phân tích câu sai, sửa câu và vận dụng phù hợp. e 2. Hướng dẫn học sinh nắm chắc, hiểu đầy đủ tác dụng của mười loại dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu hai chấm, dấu gạch ngang, dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép, dấu chấm lửng) trong các tiết Luyện từ và câu (điều này học sinh đã được học ở các lớp dưới nhưng đến lớp 5 được mở rộng hơn) và vận dụng sao cho phù hợp trong từng văn cảnh cụ thể để phát huy tác dụng diễn đạt cho sinh động, hấp dẫn. Đồng thời, học sinh biết cách viết, sử dụng các dấu câu cho đúng. e 3. Ở Tiểu học, với đặc điểm tâm lí đặc biệt của lứa tuổi này (các em dễ nhớ nhưng chóng quên), không thể dạy dấu câu theo lối cuốn chiếu mà cần có sự nhắc lại hợp lí để thường xuyên củng cố kiến thức và kĩ năng sử dụng dấu câu cho các em. Do vậy, việc dạy học dấu câu không thể chỉ được thực hiện ở các giờ học về dấu câu như đã ghi trong chương trình môn học mà còn cần tìm ra các cơ hội để củng cố kiến thức và rèn kĩ năng sử dụng dấu câu cho các em trong các giờ học khác. Qua các tiết Tập đọc, Chính tả, Kể chuyện, Tập làm văn, giáo viên tập cho học sinh rèn luyện khả năng tạo lập văn bản, trình bày văn bản một cách rõ ràng, mạch lạc để người đọc, người nghe hiểu đầy đủ điều em định nói, định viết (có sử dụng đa dạng các loại dấu câu tương ứng với kiểu câu em đã trình bày). Qua các tiết Khoa học, Lịch sử - Địa lí,. các hoạt động ngoại khóa... giáo viên rèn cho các em cách dùng câu, từ phù hợp, kĩ năng nói lưu loát dễ hiểu. Đồng thời rèn cho các em tính tự tin trong giao tiếp, giúp các em có thể diễn đạt được suy nghĩ của mình một cách mạch lạc, dễ hiểu. g. Giải pháp 6: Giáo viên có hệ thống bài tập phù hợp cho học sinh luyện tập Việc thực hành, luyện tập là vô cùng quan trọng, đặc biệt với học sinh Tiểu học tâm sinh lí có nhiều biến đổi trong quá trình phát triển: Các em rất hiếu động, nhanh nhớ nhanh quên nhiều khi còn mải chơi chưa làm chủ được bản thân nên thường xuyên luyện tập, kiến thức được tái hiện lại thường xuyên giúp các em hiểu sâu hơn và ghi nhớ dễ dàng. Từ đó các em sẽ vận dụng những điều đã thu nhận được vào viết văn một cách có hiệu quả. Tóm lại: Việc rèn luyện cho học sinh lớp 5 nói riêng và học sinh bậc Tiểu học nói chung sử dụng đúng các loại dấu câu khi viết văn phụ thuộc phần lớn vào sự chuẩn bị, xây dựng những công việc cụ thể để tổ chức, hướng dẫn, gợi ý, giao việc trong từng giờ học; cách thức, cách tổ chức và hình thức vận dụng của giáo viên. Mặt khác, giáo viên không nên bó hẹp việc luyện câu, việc giúp đỡ học sinh cách dùng đúng dấu câu trong một số tiết của chương trình mà phải chú ý trong tất cả các giờ học khác (Tập đọc, Chính tả, Tập làm văn nói - viết, các tiết trả bài, Luyện từ và câu, kể cả trong giờ Toán, Khoa học, Lịch sử -Địa lí ) và trong các hoạt động ngoài giờ chính khóa. Kết quả đạt được sau khi áp dụng Qua nghiên cứu áp dụng đề tài này ở lớp mình phụ trách, tôi nhận thấy chất lượng môn Tiếng Việt nói chung và môn Tập làm văn nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực: Kĩ năng tạo lập văn bản của học sinh được nâng cao rõ rệt. Bài tập làm văn của học sinh đã có bố cục chặt chẽ; trình tự diễn biến hợp lí; viết câu đúng ngữ pháp; diễn đạt rõ ràng, mạch lạc; dùng dấu phẩy, dấu chấm hợp lí. Học sinh của lớp đã biết mở rộng diễn đạt câu phong phú hơn để câu văn sinh động, giàu hình ảnh (có dùng đa dạng các loại dấu câu tương ứng với từng kiểu câu) Giờ Tập làm văn diễn ra nhẹ nhàng hơn. Không khí tiết học sôi nổi, chất lượng giờ học đảm bảo. Các tiết sửa bài, các tiết Luyện từ và câu không còn nhiều những khuyết điểm, thiếu sót của học sinh về câu. Không còn tình trạng học sinh viết văn mà không sử dụng bất kì dấu câu nào từ đầu đến cuối bài văn. Kết quả cụ thể: TẬP LÀM VĂN Tổng số HS Biết sử dụng đa dạng các dấu câu Biết sử dụng dấu chấm, dấu phẩy Sử dụng dấu câu tùy tiện Không sử dụng dấu câu SL % SL % SL % SL % Đầu năm 40 5 12,5 17 43,5 13 32,5 5 12,5 Cuối năm 40 12 30 25 62,5 3 7,5 0 0 Hiệu quả của sáng kiến: Hiệu quả về khoa học : Học sinh nắm chắc kiến thức về dấu câu, sử dụng để viết câu ,viết đoạn văn, bài văn có hệ thống.Trình bày bài rõ ràng, cân đối, chặt chẽ. Hiệu quả về kinh tế : Học sinh nắm chắc kiến thức môn luyện từ và câu vận dụng vào viết văn giúp các em tiết kiệm được thời gian. Hiệu quả về xã hội : Học sinh tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng, thoải mái, hào hứng, giờ học diễn ra sôi nổi. Tính khả thi của đề tài Có thể áp dụng ở nhiều môn học và ở tất cả các khối lớp Thời gian thực hiện đề tài Trong năm họa 2023 - 2024 Kinh phí thực hiện đề tài KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT - Đối với Phòng GD&ĐT Huyện: Tổ chức hội thảo những sáng kiến kinh nghiệm hay có hiệu quả cho giáo viên học hỏi rút kinh nghiệm. - Đối với nhà trường: Trao đổi, góp ý để cá nhân tôi có thêm cơ hội học hỏi, rút kinh nghiệm và trau dồi chuyên môn, có thêm cách tiếp cận mới để không ngừng nâng cao hiệu quả việc vận dụng đa dạng các loại dấu câu giúp học sinh viết văn ngày càng hiệu quả hơn. Trên đây là một số biện pháp Rèn kĩ năng sử dụng đúng dấu câu khi viết văn cho học sinh lớp 5, có thể coi là kinh nghiệm của bản thân tôi trong thời gian qua, đó cũng là những gì tôi rút ra từ thực tế giảng dạy. Tôi mạnh dạn đưa ra, mong muốn nhận được sự góp ý, bổ sung của Hội đồng khoa học giúp tôi thực hiện tốt hơn việc Rèn kĩ năng sử dụng đúng dấu câu khi viết văn cho học sinh lớp 5 áp dụng trong thời gian tới, đáp ứng mục tiêu mà Bộ GDĐT đã đề ra. -Để áp dụng được đề tài này vào công việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh, bản thân tôi nhận thấy: + Đối với giáo viên: Phải trau dồi kiến thức kĩ năng sư phạm, quan tâm sâu sát đến mọi đối tượng học sinh, chấm chữa bài thường xuyên, phát hiện kịp thời và sửa sai hiệu quả. Tạo điều kiện để học sinh phát huy ý tưởng, vốn sống thực tế của từng học sinh từ đó nâng cao dần để học sinh biết viết văn với đa dạng các kiểu câu có dùng các loại dấu câu tương ứng phù hợp. Giáo viên phải luôn luôn đổi mới phương pháp, hình thức dạy học để phát huy tính tích cực của học sinh. Giáo viên phải thật sự quan tâm, gần gũi HS để tìm ra những khó khăn của HS từ đó tìm ra giải pháp thích hợp nhất. Giáo viên phải có kế hoạch cụ thể cho tuần, tháng, năm để từng bước nâng cao dần hiệu quả của công việc. Chú trọng đến kĩ năng luyện tập, thực hành cho học sinh. Đa dạng các hình thức học tập, tạo niềm tin, tâm lý hứng khởi cho học sinh để học tập hiệu quả. + Đối với học sinh: Phải nắm vững kiến thức chuẩn; phải tự giác, không ngừng học tập ở thầy, ở bạn, ở sách vở. Kiến thức các em có được chỉ bền vững khi kĩ năng được thiết lập. Vì vậy không có gì khác ngoài quá trình rèn luyện, bồi dưỡng thường xuyên Với kinh nghiệm này, không những áp dụng vào chính lớp tôi giảng dạy mà còn có khả năng vận dụng tốt cho các khối lớp (2, 3, 4, 5). Tùy theo đặc điểm của từng lớp mà giáo viên có thể vận dụng linh hoạt nhằm đạt hiệu quả tốt nhất cho học sinh của mình. Lời cam đoan: Sáng kiến kinh nghiệm này là do tôi nghiên cứu và viết nên. Tôi không sao chép của ai. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm Tôi xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN (Ký tên, đóng dấu) Phú Cường, ngày 8 tháng 5 năm 2024 Người viết sáng kiến Hoàng Thu MỤC LỤC
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_su_dung_d.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng sử dụng đúng dấu câu khi viết văn cho học sinh Lớ.pdf