Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng kể chuyện cho học sinh Lớp 2

Đối tượng của cấp Tiểu học là trẻ em từ 6 đến 11 tuổi. Học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 2 nói riêng là một thực thể hồn nhiên, ngây thơ và trong sáng. Ở mỗi em tiềm tàng khả năng phát triển về trí tuệ, lao động, rèn luyện và hoạt động xã hội để đạt một trình độ nhất định về lao động nghề nghiệp, về quan hệ giao lưu và chăm lo cuộc sống cá nhân, gia đình. Trẻ em ở lứa tuổi này là thực thể đang hình thành và phát triển toàn diện cả về mặt sinh lý, tâm lý, xã hội. Do đó, các em chưa đủ ý thức, chưa đủ phẩm chất và năng lực như một công dân trong xã hội, mà luôn cần sự bảo trợ, giúp đỡ của người lớn, của gia đình, của nhà trường và xã hội. Các em dễ thích nghi, dễ tiếp nhận cái mới và luôn hướng tới tương lai. Nhưng các em cũng thiếu sự tập trung cao độ, khả năng ghi nhớ và chú ý có chủ định chưa được phát triển mạnh, hiếu động, dễ xúc động. Trẻ nhớ rất nhanh và quên cũng nhanh.

Sau khi hoàn thành chương trình học lớp 1, các em đã làm quen dần với những yêu cầu khi đi học, đã biết các kĩ năng cơ bản như: tính toán, viết, đọc,… Năng lực tư duy và ngôn ngữ cũng phát triển mạnh hơn so với lớp 1. Ở giai đoạn này, giáo viên có thể giúp các em phát triển hơn kĩ năng nói và khả năng giao tiếp thông qua các tiết học, đặc biệt là trong hoạt động kể chuyện.

docx 23 trang Thu Nga 28/04/2025 30
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng kể chuyện cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng kể chuyện cho học sinh Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng kể chuyện cho học sinh Lớp 2
 chăn)
 Khi học sinh đã nêu được nội dung từng đoạn ứng với các tranh theo trình tự câu chuyện, tôi cho học sinh thảo luận nhóm 4 để kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh. Giáo viên gợi mở để học sinh nhớ lại nội dung của đoạn truyện và dễ dàng kể tốt từng đoạn.
1.3. Kết quả
Với phương pháp Kể chuyện dựa vào tranh minh hoạ, học sinh lớp tôi đã nhớ được nội dung chuyện, từ đó tạo tiền đề để phát triển kĩ năng kể chuyện sáng tạo.
2. Biện pháp 2: Rèn kĩ năng vận dụng dàn ý, ghi nhớ nội dung câu chuyện
2.1. Mục đích
Rèn học sinh kể chuyện dựa vào các ý được tóm tắt theo từng đoạn của truyện. Vì không có tranh nên các em phải huy động trí tưởng tượng, tư duy lô – gíc để nhớ lại câu chuyện và kể đúng nội dung.
2.2. Cách thực hiện
Để giúp học sinh thực hành tốt yêu cầu của bài, tôi đã đặt ra một hệ thống câu hỏi gợi ý để gợi từng sự việc, chi tiết thể hiện ý chính, giúp học sinh triển khai các ý tóm tắt đã cho thành từng đoạn truyện và kể lại tốt câu chuyện theo gợi ý.
Ví dụ: Bài Sự tích cây thì là (Sách giáo khoa Tiếng Việt 2, tập 2, trang 48)
Sau khi học sinh nêu yêu cầu, tôi nhấn mạnh lại để học sinh nắm vững mỗi gợi ý trên, ứng với nội dung diễn biến một đoạn truyện. Tôi nêu câu hỏi gợi ý giúp học sinh nhớ lại câu chuyện. 
Khi đã hướng dẫn giúp học sinh nhớ lại phần mở đầu câu chuyện, tạo tâm thế để bắt đầu câu chuyện, tôi gọi một học sinh kể tốt kể mẫu, sau đó tôi tổ chức cho cả lớp tập kể nhóm 4 và gọi các nhóm thi kể trước lớp. Sau mỗi lần các nhóm kể, tôi yêu cầu cả lớp học sinh nhận xét, đánh giá rút kinh nhiệm để phát huy mặt mạnh về nội dung, cách diễn đạt câu, cách thể hiện và bình chọn nhóm kể hay.
Trong quá trình học sinh thi kể cũng có học sinh lúng túng, tôi sẽ giúp các em bình tĩnh, tự tin nhớ lại diễn biến nội dung câu chuyện bằng các câu hỏi gợi ý: 
- Cây cối lên trời làm gì? (Cây cối kéo nhau lên trời để được ông trời đặt tên cho.
- Trời nói gì với các loài cây? (Trời đặt tên cho từng cây. Lúc đầu trời nói: “Chú thì ta đặt tên cho là Về sau, trời chỉ nói vắn tắt: Chú thì là cây cải. Chú là cây ớt. Chú là cây tỏi”).
- Cuộc nói chuyện giữa trời và cây nhỏ diễn ra như thế nào? (Trời hỏi cây nhỏ có ích gì, cây đã kể ích lợi của mình cho trời nghe).
- Vì sao cây nhỏ có tên là “thì là”? (Cây nhỏ tưởng trời đặt tên cho mình là “thì là” mừng rỡ chạy đi báo tin cho bạn bè “Trời đặt tên cho tôi là cây “thì là” đấy!” ).
2.3. Kết quả
Với cách gợi mở, dẫn dắt như trên học sinh lớp tôi hào hứng thi đua kể chuyện hiệu quả. Những em chưa thuộc truyện khi được gợi ý, khích lệ động viên cũng nhớ nội dung câu chuyện và kể chuyện tiến bộ rõ rệt .
3. Biện pháp 3: Rèn kĩ năng tóm tắt và tổng hợp nội dung câu chuyện
3.1. Mục đích
Rèn luyện cho học sinh kĩ năng tổng hợp ở mức đơn giản để nhớ lại câu chuyện, biết tóm tắt nội dung từng đoạn và kể.
3.2. Cách thực hiện
Để học sinh thực hiện yêu cầu của bài kể chuyện này, tôi cho các em đọc thầm lại câu chuyện trong văn bản đọc, giúp các em nhớ lại câu chuyện. Sau đó, tôi nêu câu hỏi gợi ý làm chỗ dựa cho học sinh tự nêu ý chính của mỗi đoạn. Để rèn luyện kĩ năng tổng hợp ở mức đơn giản cho học sinh, có những đoạn truyện giáo viên nên cho học sinh nêu các cách tóm tắt nội dung mỗi đoạn bằng câu nói khác nhau, sao cho vẫn nêu nội dung chính của đoạn.
Ví dụ: Bài Ánh sáng của yêu thương (Sách giáo khoa Tiếng Việt 2, tập 1, trang 132)
Để giúp học sinh tóm tắt được đúng nội dung từng đoạn, tôi gọi một học sinh đọc tốt đọc lại câu chuyện “Ánh sáng của yêu thương”. 
Các bức tranh trong câu chuyện đã bị đảo không đúng trình tự câu chuyện nên tôi yêu cầu học sinh dựa vào tranh minh họa nêu nội dung từng tranh, nhớ thứ tự câu chuyện rồi xếp lại cho đúng diễn biến câu chuyện. Nếu nắm được đúng các hình ảnh trong tranh thể hiện nội dung nào của truyện thì các em sẽ sắp xếp đúng trình tự diễn biến câu chuyện. 
Khi học sinh đã nêu được nội dung từng đoạn ứng với các tranh theo trình tự câu chuyện, tôi cho học sinh thảo luận nhóm 4, suy nghĩ để xếp lại thứ tự các tranh và gọi một nhóm lên sắp xếp lại thứ tự các tranh trên bảng theo diễn biến câu chuyện: 2 – 1 – 4 – 3. Hoạt động sắp xếp tranh tuy rất đơn giản nhưng có tác dụng rất tốt bởi học sinh bước đầu nhớ lại nội dung chính của mỗi đoạn. 
Sau đó, tôi cho học sinh quan sát kĩ các bức tranh, nêu lại nội dung từng bức tranh và đưa hệ thống câu hỏi gợi ý như sau:
- Tranh 1 vẽ gì? (Mẹ bị ốm nằm giường, Ê – đi – xơn lo lắng ngồi bên mẹ).
- Khi thấy mẹ đau bụng dữ dội, Ê – đi – xơn đã làm gì? (Ê – đi – xơn chạy đi tìm bác sĩ).
- Dựa vào mẫu hãy tóm tắt nội dung đoạn 3? (Bác sĩ tiến hành phẫu thuật cho mẹ Ê – đi – xơn).
- Vậy nội dung đoạn cuối là gì? (Ê – đi – xơn mang về tấm gương lớn, căn phòng ngập tràn ánh sáng. Mẹ của Ê – đi – xơn đã được cứu sống).
Với mỗi ý tóm tắt nội dung mỗi đoạn, tôi cho học sinh nhận xét, chốt ý đúng và viết câu tóm tắt tương ứng dưới mỗi tranh. Sau đó, tôi cho học sinh đọc thầm lại các câu tóm tắt và tập kể nhóm 4 rồi thi kể trước lớp để nhận xét bình chọn nhóm kể hay nhất, rèn kĩ năng nghe, nói cho các em.
3.3. Kết quả
Với phương pháp gợi mở, dẫn dắt như trên, khi gặp những bài yêu cầu tương tự, học sinh lớp tôi rất tích cực, chủ động, sáng tạo trong cách tóm tắt nội dung từng đoạn truyện và hào hứng tham gia thi kể từng đoạn, cả câu chuyện đạt hiệu quả cao.
4. Biện pháp 4: Rèn kĩ năng kể chuyện tưởng tượng, sáng tạo 
4.1. Mục đích
Rèn học sinh kĩ năng kể sáng tạo ở mức độ cao hơn nhằm phát triển năng lực ngôn ngữ vì các em phải tưởng tượng thêm cả ý để kể và nói được một ý nghĩ, một hành động của nhân vật.
4.2. Cách thực hiện
Để khuyến khích khả năng tưởng tượng phong phú của các em trong tiết học, tôi luôn tạo không khí thoải mái, mỗi học sinh đều được tạo điều kiện để phát triển tư duy, sự sáng tạo, rèn kĩ năng nói cho các em. Như vậy, với mỗi yêu cầu của một bài, học sinh sẽ sáng tạo tưởng tượng được nhiều tình huống khác nhau và kể lại. Giáo viên tránh áp đặt máy móc một cách diễn đạt chung cho cả lớp.
Ví dụ: Bài Sự tích cây vú sữa (Sách giáo khoa Tiếng Việt 2, tập 1, trang 118)
Theo em, nếu được gặp lại mẹ, cậu bé trong câu chuyện sẽ nói gì? Em mong muốn câu chuyện kết thúc như thế nào? Hãy kể lại đoạn cuối câu chuyện theo ý đó.
Để giúp học sinh thực hiện tốt yêu cầu, tôi gọi một học sinh đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm và khai thác nội dung bài tập, giúp học sinh nắm vững yêu cầu qua câu hỏi (Mong muốn câu chuyện kết thúc ra sao và kể lại đoạn cuối theo ý đó).
Để học sinh tưởng tượng phong phú, tôi dẫn dắt, gợi mở để học sinh tưởng tượng phần kết thúc bằng cách gợi ý về các hướng kết thúc câu chuyện theo diễn biến tâm lí nhân vật mẹ hoặc con, kết quả của việc gieo trồng cây vú sữa, ấn tượng của mọi người mỗi khi ăn quả vú sữa, Khi các em đã có điểm tựa từ những gợi ý tôi đặt câu hỏi phát huy trí lực của học sinh như sau: Em mong muốn câu chuyện kết thúc ra sao?
Với câu hỏi gợi mở này học sinh lớp tôi rất sôi nổi nêu ý kiến của mình về kết câu chuyện (Mẹ cậu bé hiện ra từ cây vú sữa, hai mẹ con ôm chầm lấy nhau và vui vẻ sống bên nhau/ Mẹ cậu bé hiện ra vỗ về, an ủi cậu bé rồi biến mất/ Cậu bé quyết ra đi tìm mẹ để xin lỗi/).
Khi học sinh nêu ý tưởng của mình, tôi gọi học sinh kể tốt kể mẫu và nhận xét cách kể. Sau đó tôi để cả lớp tập kể nhóm đôi, thi kể trước lớp, nhận xét và bình chọn, tuyên dương những em kể hay.
4.3. Kết quả
Với sự hướng dẫn, gợi mở như trên, học sinh lớp tôi hào hứng học tập, nảy ra nhiều ý tưởng hay, bất ngờ, khơi gợi trí tưởng tượng phong phú và rèn kĩ năng diễn đạt, phát triển tư duy, vốn từ cho các em. Từ đó chắp cánh cho các em có sự tưởng tượng sáng tạo khi gặp bài kể chuyện có yêu cầu tương tự.
5. Biện pháp 5: Rèn kĩ năng phân vai, kể chuyện sáng tạo, phát triển năng lực ngôn ngữ
5.1. Mục đích
Giúp học sinh rèn kĩ năng kể chuyện phân vai, dựa vào lời nói của nhân vật trong truyện để kể lại câu chuyện theo trật tự cốt truyện và thể hiện sự sáng tạo của học sinh sao cho câu chuyện vừa đảm bảo tính lô – gíc vừa thể hiện tính riêng biệt. Các em cần nhớ cốt truyện, từ đó ngôn ngữ văn học thấm vào các em một cách tự nhiên, giúp các em đưa được cảm xúc riêng của mình vào câu chuyện để kể tự nhiên như sống với câu chuyện. Các em kể bằng ngôn ngữ, giọng điệu của mình có thể thêm bớt một số câu, từ phù hợp, làm cho câu chuyện trở nên sống động. Khi kể cần thay đổi ngữ điệu, cử chỉ, điệu bộ phù hợp diễn biến câu chuyện, biết ngừng, nghỉ hợp lí những điểm nút của cốt truyện, ở chỗ có sự thay đổi đột ngột diễn biến câu chuyện hoặc thái độ tính cách nhân vật để thu hút người nghe. 
5.2. Cách thực hiện
Muốn học sinh kể phân vai tốt cần có sự gợi mở và làm mẫu của giáo viên. Chính sự dẫn dắt của giáo viên giúp học sinh biết được câu chuyện có mấy vai, đặc điểm nổi bật của từng vai thể hiện trong giọng kể, điệu bộ, cử chỉ. 
Để rèn kĩ năng kể chuyện sáng tạo, phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh, trong mỗi tiết học, tôi luôn động viên, khuyến khích các em tập kể bằng lời của mình, không kể máy móc, cố nhớ từng chữ như đọc truyện, biết đưa vào câu chuyện một số từ làm cụ thể thêm nhân vật trong câu chuyện. Qua mỗi phần kể của học sinh, tôi cho cả lớp nhận xét, phát hiện những từ, câu mà khi kể bạn đã sáng tạo đưa vào làm sống động câu chuyện để mở rộng vốn từ, tích cực hóa vốn từ, rèn kĩ năng nghe, nói hiệu quả cho học sinh.
Ví dụ: Bài Niềm vui của Bi và Bống (Sách giáo khoa Tiếng Việt 2, tập 1, trang 19)
Đây là bài kể chuyện học sinh có thể phân vai dựng lại câu chuyện, tôi gợi ý giúp học sinh nhớ lại những điểm khác nhau trong giọng kể của các nhân vật đã học qua tiết đọc như sau:
- Câu chuyện có mấy vai? Đó là các vai nào? (Ba vai: Người dẫn chuyện, Bi, Bống).
- Giọng kể của các vai ra sao? (Lời dẫn chuyện rõ ràng, rành mạch, biết thay đổi giọng phù hợp diễn biến câu chuyện; lời Bống ngây thơ, vô tư; lời Bi hồn nhiên).
Khi học sinh nêu được giọng kể các vai, để giúp các em kể tốt, tôi nhận vai người dẫn chuyện và lưu ý học sinh người dẫn chuyện phải nhớ cả câu chuyện, kể từ đầu đến cuối, một học sinh nhận vai Bi, một em vai Bống và kể mẫu lần một. Học sinh lắng nghe, nhận xét cách thể hiện các vai. Khi học sinh nắm vững cách phân vai, tôi tổ chức cho các em tập kể nhóm bốn và thi kể giữa các nhóm, bình chọn nhóm kể tự nhiên nhất.
5.3. Kết quả
Qua phương pháp hướng dẫn tỉ mỉ như trên tôi thấy học sinh cả lớp rất hào hứng sắm vai và nhập vai rất tốt nhiều em biết diễn xuất bằng ngữ điệu, động tác phù hợp. Qua phần kể phân vai, các em được phát triển năng lực hợp tác, hỗ trợ trong nhóm, tạo ra sự mạnh dạn, tự tin khi kể trước lớp để gây sự chú ý, lôi cuốn người nghe. Các em thực hành sắm vai tốt ở các tiết kể chuyện khác. Các câu chuyện đã có sự sáng tạo, trở nên tự nhiên hơn, các em biết thực hành nói phù hợp hoàn cảnh, tình huống giao tiếp trong cuộc sống.
CHƯƠNG IV THỰC NGHIỆM
Với việc áp dụng các biện pháp trên, tôi nhận thấy học sinh lớp tôi đã tích cực, chủ động, hào hứng khi học tiết kể chuyện. Tiết học trở nên nhẹ nhàng hơn, học sinh hứng thú và mong chờ đến tiết kể chuyện. 
Không chỉ trong tiết học, học sinh còn kể cho nhau nghe các câu chuyện trong giờ ra chơi, cùng nhau sưu tầm các câu chuyện mới và tự tin thể hiện trước lớp. Không chỉ rèn luyện kĩ năng kể chuyện mà kĩ năng nói của các em cũng tốt hơn, được thể hiện qua các tiết học Toán, Tự nhiên và xã hội, Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm
Học sinh yêu thích môn học hơn, các em thích thú tham gia các cuộc thi kể chuyện, biết lắng nghe để nhận xét và tự rút kinh nghiệm cho bản thân, biết sử dụng từ ngữ sáng tạo, kết hợp cử chỉ, điệu bộ để câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn.
Sau khi áp dụng triệt để các biện pháp trên, cuối kì I và giữa kì II tôi đã khảo sát lại 38 học sinh lớp 2A3 năm học 2021 – 2022. Kết quả thế hiện trong bảng 2.1 và 2.2.
Bảng 2.1: Kết quả khảo sát lớp 2A3 cuối học kì I năm học 2021 – 2022
STT
Kĩ năng
Số lượng
(%)
Chuyển biến
1
Kể tốt, tự tin, có tính sáng tạo
 20 học sinh (52,6)

2
Biết kể, nhớ nội dung chuyện
17 học sinh
(44,7)

3
Kể chưa lưu loát
1 học sinh 
(2,6)


Bảng 2.2: Kết quả khảo sát lớp 2A3 giữa học kì II năm học 2021 – 2022
STT
Kĩ năng
Số lượng
(%)
Chuyển biến
1
Kể tốt, tự tin, có tính sáng tạo
 25 học sinh (65,8)

2
Biết kể, nhớ nội dung chuyện
12 học sinh
(31,6)

3
Kể chưa lưu loát
1 học sinh 
(2,6)


So sánh với kết quả khảo sát ban đầu, tôi thấy tỉ lệ số học sinh có kĩ năng kể chuyện tốt đã tăng lên nhiều. Trong lớp tôi không còn học sinh ngại nói, không biết diễn đạt nội dung câu chuyện nữa.
Tôi nhận thấy rằng kết quả trên cho thấy các biện pháp mà tôi đã nêu là có cơ sở về lý thuyết và đem lại kết quả thực tiễn.
Học sinh hào hứng chuẩn bị tiết Kể chuyện khi ở nhà
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Với tinh thần quyết tâm làm thế nào để học sinh lớp 2 nâng cao được kĩ năng kể chuyện, tôi đã nghiên cứu và thực hiện đề tài từ học kì I đến giữa kì II năm học 2021 – 2022. 
Có thể nói, việc đổi mới phương pháp dạy học có vai trò vô cùng quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, giúp học sinh tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo học tập để tự chiếm lĩnh kiến thức mới. Chính vì vậy trong quá trình giảng dạy tôi luôn đổi mới các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giúp chất lượng giảng dạy và học được nâng cao rõ rệt, giờ học nhẹ nhàng, hiệu quả, học sinh hứng thú, tự tin kể chuyện. 
Để đạt được hiệu quả, giáo viên cần rèn cho học sinh:
- Kĩ năng vận dụng tranh ảnh, ghi nhớ nội dung câu chuyện.
- Kĩ năng vận dụng dàn ý, ghi nhớ nội dung câu chuyện.
- Kĩ năng tóm tắt và tổng hợp nội dung câu chuyện.
- Kĩ năng kể chuyện tưởng tượng, sáng tạo.
- Kĩ năng phân vai, kể chuyện sáng tạo, phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Sở giáo dục
- Tổ chức cho giáo viên tham gia các buổi tập huấn chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy kể chuyện nói riêng.
- Cung cấp thêm cho giáo viên những tài liệu ở hoạt động kể chuyện để giáo viên tham khảo.
2.2. Đối với Phòng giáo dục
 - Tổ chức thêm các chuyên đề về kể chuyện để giáo viên có điều kiện học hỏi, trao đổi chuyên môn với các đồng nghiệp trong Huyện.
2.3. Đối với nhà trường
Ban giám hiệu nhà trường tiếp tục tổ chức tốt các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy kể chuyện để giáo viên học tập, rút kinh nghiệm và nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật cho giáo viên những phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mới.
Trên đây là một số chia sẻ của tôi về việc giúp học sinh lớp 2 rèn kĩ năng kể chuyện. Để thực hiện tốt và đạt hiệu quả cao, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu cùng các đồng nghiệp và rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung để việc giảng dạy của tôi ngày một tốt hơn.
	Lời cam đoan: Đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi viết, không sao chép nội dung của người khác.
	Xin chân thành cám ơn! 
 Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2022
	Người viết
 Lê Bích Thịnh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Lê Phương Nga (2010), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học I, NXB Đại học Sư phạm 
[2]. Sách giáo khoa Tiếng Việt tập 1, 2 (2021) NXB Giáo dục Việt Nam 
[3]. Sách giáo viên Tiếng Việt tập 1, 2
[4]. Tập san Giáo dục và Thời đại

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_ke_chuyen.docx