Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh Lớp 3
Nhà trường luôn quan tâm, chỉ đạo thực hiện công tác chuyên môn có hiệu quả, góp phần nâng cao tay nghề cho giáo viên. Giáo viên được trang bị đầy đủ các tài liệu cũng như phương tiện dạy học.
Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình, tâm huyết và có lòng yêu nghề, không ngừng tìm tòi, nghiên cứu, tìm ra phương pháp tốt nhất để truyền đạt kiến thức cho học sinh.
Phụ huynh học sinh đã quan tâm đến việc học tập của con em mình như chuẩn bị đồ dùng, sách vở trước khi vào năm học mới, trang bị góc học tập có đầy đủ bàn ghế,...
Trong năm học 2022 -2023 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công giảng dạy và chủ nhiệm lớp 3E. Lớp có sĩ số 32 học sinh trong đó 11 nữ và 21 nam. Trong lớp có nhiều em ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, nhanh nhẹn thích tìm tòi, khám phá, ham hiểu biết, một số em yêu thích môn Tiếng Việt.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh Lớp 3

ác em có nhiều cuốn truyện hay và thích đọc. Hình ảnh góc thư viện của lớp 2.3. Biện pháp 3: Rèn kĩ năng đọc hiểu a) Mục tiêu: - Giúp các em học sinh hiểu được nội dung văn bản, cảm nhận được cái hay, cái đẹp của văn bản đó, tạo nên những điều tích cực trong cuộc sống. b) Cách thực hiện: - Khi dạy đọc hiểu tôi chú ý đến 2 vấn đề: + Hiểu nghĩa của câu từ. + Hiểu nội dung bài. * Hiểu nghĩa của từ: - Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy: Ở bất kỳ một văn bản nào, người viết thường đưa ra những câu từ mới, từ khó hiểu hoặc trừu tượng để tạo nên điểm nhấn cho văn bản của mình. Bởi vậy, hiểu nghĩa của từ nó như mở ra nút thắt giúp học sinh hiểu nội dung văn bản một cách dễ dàng. - Mặc dù cô giao bài tập về nhà là đọc giải nghĩa từ rồi nhưng khi giảng dạy tôi thấy không phải từ nào sau khi đọc xong các em đều hình dung và hiểu được được ngay nên khi giải nghĩa từ cho học sinh tôi lựa chọn nhiều phương pháp khác nhau: giải nghĩa bằng lời, bằng hình ảnh trực quan, hoặc bằng video, bằng ngôn ngữ hình thể, bằng giọng nói, tiếng cười Và tôi thường lồng ghép vào các phần như sau: + Giải nghĩa từ ngay ở đầu bài. Ví dụ: Khi dạy bài Tập đọc “ Ngưỡng cửa” ở sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 trang 82. Từ “ Ngưỡng cửa” là 1 từ rất khó hiểu nên tôi đã chọn cách giải nghĩa từ này ở ngay phần giới thiệu bằng cách: cho học sinh xem một video thực tế mà tôi đến thăm một ngôi nhà cổ, tôi chỉ cho các em nhìn thấy cái ngưỡng cửa của ngôi nhà. Việc này giúp các em hiểu được nghĩa của từ, mặt khác lại được nhìn trực tiếp thấy cô trên video nên chúng rất hào hứng và thích thú tìm hiểu tiếp nội dung của bài. Hình ảnh giáo viên giải nghĩa từ “ngưỡng cửa” + Giải nghĩa từ ở phần luyện đọc nhóm. Ví dụ: Khi dạy bài Tập đọc: “Ngưỡng cửa” ở sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 trang 82. Tôi sẽ giải nghĩa từ “Đi men” bằng cách kết hợp cả lời nói và hình ảnh trực quan: Hình ảnh khi giải nghĩa từ đi men Có những bài tôi lại chọn cách giải nghĩa từ bằng ngôn ngữ hình thể của các em. Ví dụ: Khi dạy bài Tập đọc “ Cô giáo tí hon” ở SGK Tiếng Việt trang 78. Khi cần giải nghĩa từ “ Khoan thai” tôi cho 5 em học sinh lên bảng biểu diễn dáng đi khoan thai, các em ở dưới quan sát, các em rất hứng thú xem bạn mình biểu diễn và tiếng cười vang lên khắp lớp tôi khi các em nhìn thấy bạn của mình đi nhanh như người mẫu trên sàn catwalk, chính những tiếng cười ấy đã cho thấy rằng: các em hiểu “khoan thai” là dáng đi thong thả, nhẹ nhàng. + Giải nghĩa từ lồng ghép ở phần tìm hiểu nội dung bài. Ví dụ: Khi dạy bài Tập đọc “ Những bậc đá chạm mây”. Ở câu hỏi số 2 của bài: Vì sao cố Đương có ý định ghép đá thành bậc thang lên núi?. Để trả lời được câu hỏi này học sinh phải hiểu: vì đường lên núi, nơi mà họ sinh sống là những dãy núi cao dựng đứng nên họ phải đi theo đường vòng rất xa. Tôi sẽ giải thích cụm từ dựng đứng cho học sinh bằng cách cho các con xem hình ảnh dãy núi cao để các em dễ hình dung và có câu trả lời chính xác. Hình ảnh minh họa ngọn núi cao dựng đứng Một cách làm quan trọng nữa để kiểm tra xem học sinh đã hiểu được nghĩa của từ hay chưa mà tôi đã áp dụng đó là: tôi cho học sinh đặt câu với từ mà các em vừa giải nghĩa. Ví dụ khi dạy bài Tập đọc “ Tia nắng bé nhỏ” học sinh đã giải nghĩa được cụm từ “ mắt long lanh” có nghĩa là: mắt có ánh sáng chiếu vào, trông sinh động. Tôi mời các em đặt câu với cụm từ này. Học sinh lớp tôi đặt được câu: Cô búp bê của em có đôi mắt long lanh. Như vậy là các em đã hiểu nghĩa của từ. * Hiểu nội dung bài: + Mỗi bài tập đọc đều được vẽ kèm theo những hình ảnh rất đẹp, để học sinh đoán được nội dung nên trước hết tôi khai thác tranh. Có những bài sau khi phân tích tranh ở phần khởi động, tôi cho học sinh đoán luôn nội dung và phần kết thúc tiết học tôi sẽ cho học sinh kiểm chứng lại kết quả. Để học sinh có thể nắm được nội dung của bài, một nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu đó chính là các em phải trả lời được các câu hỏi ở cuối sách giáo khoa. Vì đã được chuẩn bị bài trước ở nhà nên trong giờ học tôi đã áp dụng các biện pháp sau để các em tự kiểm chứng câu trả lời của mình: + Tổ chức cho các em hoạt động trả lời câu hỏi theo nhóm ( có thể nhóm 2 hoặc nhóm 4). Hình ảnh học sinh trả lời câu hỏi của bài đọc theo nhóm 4 + Tiếp theo, tôi mời 1 em đứng lên tổ chức cho các bạn trao đổi và chia sẻ trước lớp về các câu hỏi này để các em tự đánh giá lẫn nhau. Giáo viên sẽ là người chốt lại câu trả lời đúng. Trong quá trình các em trả lời: sẽ có những em trả lời đúng tôi sẽ khen các em. Bên cạnh đó cũng có những em trả lời chưa chính xác, tôi sẽ nhẹ nhàng hướng dẫn để các em hiểu mà không trách móc. + Tôi nhận thấy rằng để học sinh có thể nêu được nội dung của một bài tập đọc, bản thân người giáo viên phải xác định được: câu nào trong những câu hỏi mà học sinh chia sẻ đã nêu bật được nội dung bài học. Khi đó giáo viên sẽ kết hợp với học sinh để đưa ra nội dung luôn mà không cần đợi đến khi học sinh trả lời câu hỏi cuối cùng trong bài.Ví dụ: Trong bài “Ngày gặp lại”, mặc dù bài có 4 câu hỏi Nhưng khi học sinh trả lời đến câu hỏi 3 đã toát lên được nội dung của bài rồi, nên sau khi các bạn chia sẻ xong ở câu số 3 tôi sẽ đặt câu hỏi: Vậy theo em bài “Ngày gặp lại” đang kể về việc gì? Khi đó học sinh trả lời: Bài kể về cuộc trò chuyện của Chi và Sơn trong kì nghỉ hè. Hai bạn đều có những trải nghiệm thú vị riêng. Hình ảnh 4 câu hỏi bài đọc Ngày gặp lại + Tôi nhận thấy tất cả các câu hỏi ở các bài Tập đọc trong chương trình lớp 3 đều đã được các tác giả chia nhỏ và các em rất dễ trả lời. Nhưng có những bài sau khi trả lời hết các câu hỏi rồi mà học sinh vẫn chưa nêu ra được nội dung chính của bài vì câu hỏi có tính mở. Khi đó tôi sẽ giúp học sinh nêu được nội dung bằng cách thêm 1 câu hỏi phụ để học sinh hiểu. Ví dụ: Khi dạy bài Tập đọc: “Ngưỡng cửa” ở sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 trang 82 có một câu hỏi như sau: Theo em, hình ảnh “con đường xa tắp” muốn nói đến điều gì? Chọn câu trả lời hoặc nêu ý kiến khác của em? a. Hành trình học tập còn dài lâu b. Nhiều điều mới mẻ chờ đón em ở phía trước c. Đường đến tương lai còn xa d. Nêu ý kiến khác của em. Để giải quyết câu hỏi này, sau khi cho các em trình bày ý hiểu của bản thân một cách dân chủ, tôi sẽ chiếu hình ảnh của một con đường thật để các em quan sát. Hình ảnh con đường Câu hỏi gợi mở để khẳng định câu trả lời của câu hỏi này như sau: Theo em hình ảnh “con đường xa tắp” mà tác giả nhắc đến có phải là “con đường đi” hay không? Và từ đó chốt kiến thức: À! “Con đường xa tắp” ở đây, nó không phải con đường đi mà đó là đường để đến tương lai, để đi trên con đường đó các em phải trải qua một hành trình học tập lâu dài và cũng trên con đường đó các em sẽ khám phá ra nhiều điều mới mẻ của cuộc sống. Như vậy kỉ niệm của bạn nhỏ gắn với ngưỡng cửa, với những người thân yêu từ thuở ấu thơ đến lúc khôn lớn. + Trong một số bài văn, các câu văn chứa các biện pháp nghệ thuật nhân hóa hay so sánh chính là các câu văn để đưa ra được nội dung của bài. Tôi sẽ hướng dẫn các em đưa ra được nội dung bằng cách đặt câu hỏi trực tiếp như sau: Trong bài có những câu văn nào sử dụng hình ảnh so sánh? Sau đó hỏi: 2 sự vật nào được so sánh với nhau? Em thấy việc so sánh này có làm cho 2 sự vật có trở nên gần gũi và thân quen hơn không? Hoặc, trong bài em thích hình ảnh nào nhất?. Vì sao? Ví dụ: Khi dạy bài Tập đọc “ Bạn nhỏ trong nhà” trang 107 sách giáo khoa Tiếng Việt 3. Để học sinh hiểu được nội dung bài này, tôi sẽ đặt câu hỏi: Câu chuyện này là lời kể của bạn nhỏ về ai? Và tình cảm của họ ra sao? Thông qua các câu văn có hình ảnh so sánh. Hình ảnh câu văn có hình ảnh so sánh trong bài: Bạn nhỏ trong nhà + Nếu đã áp dụng nhiều nhiều biện pháp như trên rồi mà học sinh vẫn chưa nêu được nội dung vì các em thiếu vốn từ để diễn đạt. Tôi sẽ thiết kế câu hỏi trắc nghiệm để học sinh chọn đáp án (đôi khi còn sử dụng những từ trái nghĩa gần gũi với các em để làm bật ra được nội dung). Ví dụ: Khi dạy bài “Những tia nắng bé nhỏ” tôi sẽ thiết kế câu hỏi: Nội dung bài “Những tia nắng bé nhỏ” nói về Na, một cô bé: A. Lười làm việc. B. Chưa lễ phép. C. Ngoan ngoãn, hiếu thảo với bà. + Với tôi, việc giáo viên đọc mẫu một văn bản rất quan trọng. Khi tôi đọc mẫu, tôi sẽ sử dụng sức mạnh của giọng nói với những âm thanh trầm, bổng khác nhau để nhấn nhá ở các từ quan trọng. Nhiều lần trong tiết Tập đọc, tôi nhận thấy rằng, khi tôi đọc mẫu xong có những em học sinh giỏi của lớp, em đã cảm nhận và nêu được nội dung của bài đọc cho nên đây là bước tôi không bao giờ bỏ qua trong mỗi giờ dạy. Tôi nhận thấy rằng, hoạt động đọc mẫu này đã truyền được cảm hứng cho các em rất tốt. Từ đó các em cứ bắt chước theo tôi, nên lớp tôi có rất nhiều bạn đọc văn bản diễn cảm rất hay. Với tất cả các biện pháp nêu trên, các em học sinh sẽ dễ dàng rút ra được bài học cho bản thân, từ đó có thêm vốn sống, vốn hiểu biết để hình thành ở các em nhũng phẩm chất tốt đẹp. 3. Kết quả đạt được Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng vào giảng dạy rèn kỹ năng đọc hiểu cho học sinh đã thu được kết quả đáng khích lệ; học sinh đọc đúng, rành mạch, đúng tiếng phổ thông, phát âm đúng chính âm, chính tả, lưu loát và diễn cảm, cảm thụ được nội dung bài từ cái hay cái đẹp qua bài văn, bài thơ mà mình đã được học, được đọc. Hơn nữa học sinh không còn rụt rè, nhút nhát đã mạnh dạn tự tin hơn khi đọc bài và khi giao tiếp với người lớn và chỗ đông người. Qua thực tế giảng dạy khi áp dụng các biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh ở lớp tôi chủ nhiệm có tiến bộ rõ rệt vào cuối năm học 2022 - 2023. Cụ thể: Năm học TS HS Kết quả điểm đọc hiểu môn Tiếng Việt cuối năm. Năm học TS HS Kết quả điểm đọc hiểu môn Tiếng Việt cuối năm Điểm 9 - 10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6 Dưới 5 TS % TS % TS % TS % 2022 - 2023 32 23 72% 7 22% 2 6 0 0 Với kết quả trên, tôi dám khẳng định: Việc vận dụng: “Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 3” một cách triệt để và khoa học sẽ nâng cao được kĩ năng đọc cho học sinh. 4. Kết luận. Việc rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh là cả một quá trình lâu dài và cần thiết, không thể thiếu trong quá trình dạy - học. Vì vậy, đòi hỏi người giáo viên phải có lòng kiên trì, nhẫn nại, không được nóng vội, phải thật yêu nghề, tận tâm, tận tụy hết lòng vì học sinh, phải luôn cận kề bên các em khi các em đúng, cũng như khi các em sai. Bởi vì có những học sinh tiến bộ ngay trong vài tuần nhưng cũng có những học sinh thì sự tiến bộ diễn ra rất chậm, không phải vài tuần, có khi vài tháng, thậm chí cả một học kỳ. Nếu giáo viên không biết chờ đợi, nôn nóng thì chắc chắn sẽ thất bại. Đồng thời, giáo viên phải luôn trau dồi kiến thức, học hỏi trên sách vở, báo đài, thông tin đại chúng, học hỏi ở những đồng nghiệp thông qua các tiết dự giờ, thao giảng để chắt lọc ra những phương pháp hay nhất, những kinh nghiệm hữu hiệu nhất truyền thụ đến học sinh Bản thân tôi đã giảng dạy các lớp Tiểu học, tôi nhận thấy để giờ đọc hiểu diễn ra nhẹ nhàng, thoải mái và đạt hiệu quả thì giáo viên cần chú ý những nội dung sau đây: - Giáo viên phải nắm vững nội dung chương trình, sách giáo khoa, đặc trưng bộ môn, cần có sự lựa chọn nội dung giảng dạy ở phần rèn kĩ năng đọc (đọc thành tiếng và đọc hiểu) sao cho phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp, phải luôn đổi mới phương pháp và hình thức dạy học để tạo sự hứng thú ham học của học sinh, luôn động viên nhắc nhở, khen ngợi kịp thời mọi sự tiến bộ của học sinh, đánh giá học sinh công bằng, khách quan. - Giáo viên phải tự rèn luyện để có giọng đọc chuẩn. - Giáo viên hướng dẫn các em chuẩn bị bài ở nhà một cách kĩ càng. - Giáo viên phải hướng dẫn thật tỉ mỉ về các kĩ năng đọc, xác định được đặc điểm và trình độ đọc của học sinhTrong quá trình giảng dạy, giáo viên luôn lấy học sinh làm trung tâm, tạo hứng thú học tập cho các em và tạo điều kiện cho học sinh tự tìm ra kiến thức, thể hiện những ý kiến, suy nghĩ của các em một cách độc lập, sáng tạo và giáo viên luôn quan sát, kiểm tra, từ đó phát hiện ra những khó khăn, vướng mắc, hoặc những lỗi mà học sinh hay mắc phải để kịp thời sửa chữa, uốn nắn. Giáo viên không nên xem nhẹ việc rèn đọc thầm hay rèn đọc thành tiếng hoặc bỏ qua việc rèn phát âm chuẩn cho học sinh. - Biện pháp rèn kĩ năng đọc phải được thực hiện thường xuyên, liên tục ở tất cả các môn học bởi vì các môn học đều có liên quan bổ sung cho nhau nhưng chú trọng nhất là phân môn Tập đọc, các em được học ở trường, học ở nhà, như Lê Nin đã nói “Học, học nữa, học mãi”. - Phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường, gia đình, xã hội tạo điều kiện để các em được hoạt động giao tiếp đạt kết quả cao. Bên cạnh việc rèn luyện cho học sinh đọc đúng, chuẩn, hay, diễn cảm và hiểu nội dung thì tôi còn quan tâm đến năng lực nói, trình bày một vấn đề trước người khác hay thuyết trình trước đông người và năng lực viết (viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp và trình bày được một văn bản viết có nội dung đúng mục đích hoặc theo yêu cầu của người khác như một đề tập làm văn chẳng hạn). Năng lực tiếp nhận văn bản và sản sinh văn bản thường có quan hệ nhân quả: người hay chú ý lắng nghe người khác nói hay tập trung đọc văn bản viết thường có khả năng nói, viết tốt hơn và ngược lại. 5. Kiến nghị, đề xuất. a. Đối với tổ nhóm chuyên môn: Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, bằng cách tham gia sinh hoạt tập thể, dự giờ thăm lớp để chia sẻ kinh nghiệm hay. Trong những giờ giải lao, các giáo viên có những tình huống khó, hoặc kinh nghiệm hay hãy chia sẻ cho đồng nghiệp, qua đó đồng nghiệp sẽ tích luỹ thêm được kinh nghiệm. b. Đối với Lãnh đạo nhà trường: Tăng cường đầu sách trong thư viện để giáo viên và học sinh có thêm tư liệu tham khảo phục vụ cho giảng dạy và học tập nhất là các tạp chí: Báo Thiếu niên tiền phong, Báo Nhi đồng, Tạp chí Văn tuổi thơ,... Rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu để tay nghề cũng như kinh nghiệm chuyên môn của cá nhân tôi cũng như các bạn trong trường ngày càng hoàn thiện hơn. c. Đối với Phòng GDĐT, Sở GDĐT: Mỗi năm học, phòng Giáo dục và Đào tạo nên chọn các sáng kiến tốt in thành các tập san theo môn học để cung cấp cho các trường làm tài liệu sinh hoạt chuyên môn. Trên đây là một số biện pháp rèn kỹ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 3, tôi đã mạnh dạn đưa ra và áp dụng vào thực tiễn giảng dạy của mình. Chắc chắn còn rất nhiều hạn chế và thiếu sót. Tôi rất mong được sự góp ý của Hội đồng khoa học các cấp và đồng nghiệp để ý kiến tôi đưa ra được hoàn thiện hơn nữa. Rất mong sự góp ý, ủng hộ chân thành của các thầy cô là cán bộ quản lý và các bạn bè đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tri Phương, ngày 15 tháng 11 năm 2023 GIÁO VIÊN (Ký và ghi rõ họ tên) Đinh Thị Hiền Đánh giá, nhận xét của đơn vị HIỆU TRƯỞNG (Ký và đóng dấu) Nguyễn Đăng Cảnh MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 PHẦN II. NỘI DUNG 3 1. Thực trạng của vấn đề 3 2. Biện pháp nâng cao chất lượng đọc hiểu trong phân môn Tập đọc của học sinh lớp 3 5 2.1. Biện pháp 1: Công tác chuẩn bị 6 2.2. Biện pháp 2: Hình thành kĩ năng và thói quen đọc. 8 2.3. Biện pháp 3: Rèn kĩ năng đọc hiểu 13 3. Kết quả đạt được 20 4. Kết luận 21 5. Kiến nghị, đề xuất 22
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_doc_hieu.docx