Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 3
Trong thực tế khi giảng dạy các tiết Tập đọc, tôi có một số thuận lợi sau:
+ Luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao Ban Giám hiệu nhà trường về việc đổi mới chương trình, hoàn thiện kĩ năng; Tham gia nhiều buổi chuyên đề, tập huấn để giáo viên được trau dồi kiến thức chuyên môn, đổi mới phương pháp và hình thức dạy học nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy.
+ Trong Chương trình Tiếng Việt lớp 3, tiết Tập đọc là tiết học chiếm nhiều thời lượng trong chương trình (3 tiết/tuần): 2 tiết riêng, 1 tiết dạy kèm cùng tiết Kể chuyện. Do được dành nhiều thời gian giảng dạy nên giáo viên có cơ hội đầu tư, rèn kĩ năng đọc cho học sinh trong tiết học.
+ Ngày càng có nhiều công cụ hỗ trợ cho việc luyện đọc của học sinh. Ngoài việc lắng nghe giáo viên đọc mẫu, học sinh có thể nghe các bài đọc mẫu trên mạng Internet để làm giàu thêm khả năng đọc diễn cảm của bản thân.
Bên cạnh những thuận lợi đó, trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy ở lớp còn tồn tại các thực trạng sau:
- Một số em còn đọc chậm, đọc sai, phát âm chưa đúng. Các em thường mắc lỗi phát âm đầu l/n, đọc sai tiếng có thanh ngã thành thanh sắc.
- Khi đọc, các em ngắt nghỉ chưa đúng dấu câu và nội dung câu.
- Học sinh chưa thực sự hứng thú, tự giác trongkhi đọc.
- Một số phụ huynh vẫn chưa thực sự quan tâm đếnviệc học tập của con em mình.
Nguyên nhân:
+ Do ảnh hưởng của ngôn ngữ địa phương nên phát âm còn nhầm lẫn giữa âm đầu l/n, đọc sai thanh ngã thành thanh sắc.
+ Do học sinh chưa biết nghỉ hơi ở chỗ nào cho hợp lí.
+ Do đặc điểm tâm lí lứa tuổi, các em dễ mất tập trung, sao lãng tronggiờ học.
+ Một số cha mẹ học sinh đi làm xa nhà, khôngcó điều kiện gần và quan tâm, hoàn cảnh gia đình học sinh khác nhau.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 3

m cười. Ông bẻ tay pho tượng nếm thử. Thì ra hai pho tượng ấy nặn bằng bột chè lam. Từ đó, ngày hai bữa, ông cứ ung dung bẻ dần tượng mà ăn.), mà chưa biết trình bày theo ý hiểu của bản thân. Tôi giúp các em trả lời đúng trọng tâm của câu hỏi, đó là: Ông nhận ra pho tượng làm bằng bột chè lam nên lấy đó làm đồ ăn để nuôi sống mình. Từ đó giúp các em biết cách trả lời theo hướng mở, không áp đặt phải đúng từng từ trong văn bản nhưng vẫn đúng yêu cầu của câu hỏi. Ví dụ 2: Khi dạy bài Người lính dũng cảm (Sách giáo khoa Tiếng Việt 3, tập 1, trang 38), học sinh đọc bài tập đọc, tôi lưu ý học sinh đọc đúng câu mệnh lệnh, câu hỏi; thể hiện được giọng của các nhân vật. Tuy nhiên, tôi không định hướng trước mà chỉ yêu cầu học sinh đọc diễn cảm đoạn bài, gọi 2-3 học sinh đọc, thảo luận và rút ra cách đọc phù hợp đối với lời của từng nhân vật: Lời viên tướng: Vượt rào,/ bắt sống lấy nó!// (mệnh lệnh, dứt khoát) Chỉ những thằng hèn mới chui. (dứt khoát) Về thôi! (mệnh lệnh, dứt khoát) Lời chú lính nhỏ: Chui vào à? (rụt rè, ngập ngừng) Ra vườn đi! (khẽ, rụt rè) Nhưng như vậy là hèn. (quả quyết) Đối với những bài đọc là truyện kể, một cách khác để rèn cho học sinh kĩ năng đọc diễn cảm là cho các em đóng vai, đọc diễn cảm lời của nhân vật. Cách làm này mang lại hiệu quả cao vì học sinh không phải đọc quá nhiều cùng lúc, lại giúp các em nhập tâm vào tâm trạng của nhân vật, phân biệt lời của nhân vật này với nhân vật khác. Thực tế trong giảng dạy, tôi thấy học sinh của mình rất tích cực tham gia đọc phân vai nhân vật. Học sinh tích cực tham gia trong tiết học Ngoài các bài đọc trong sách giáo khoa, để bồi dưỡng việc đọc hiểu, tôi khuyến khích học sinh của mình tìm đọc sách trong Thư viện và ghi chép những thông tin đọc được vào vở tự học. Việc này sẽ hỗ trợ nhiều cho các em trong khi học các môn học khác. Từ đó, rèn kĩ năng đọc hiểu và kĩ năng nghe ghi cho học sinh ở các lớp học sau này. Biện pháp 2: Khơi gợi trí tưởng tượng, tạo hứng thú khi bắt đầu tiết học bằng hoạt động Giới thiệu bài Đối với các tiết học nói chung và giờ Tập đọc nói riêng, giới thiệu bài là một bước làm quan trọng không thể thiếu, nó quyết định một phần đến sự hứng thú của học sinh trong giờ học đó. Việc giới thiệu bài từ trước đến nay đều thường bắt đầu bằng việc giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh minh họa của bài đọc, từ đó dẫn vào nội dung bài. Cách giới thiệu bài này giúp học sinh bước đầu có hiểu biết về nhân vật, nội dung của bài đọc nhưng nếu lặp lại nhiều lần sẽ làm học sinh thấy nhàm chán. Để tạo hứng thú bước vào tiết học, ngoài cách sử dụng tranh minh họa, tôi thường giới thiệu bài bằng một số cách sau: * Sử dụng trò chơi Trò chơi là hoạt động phổ biến trong các tiết học đối với học sinh Tiểu học. Việc sử dụng trò chơi thường được tổ chức vào cuối tiết học để giúp học sinh ghi nhớ và củng cố kiến thức. Đối với giờ Tập đọc, tôi sử dụng trò chơi để giới thiệu về nhân vật hoặc một sự việc, khung cảnh xảy ra trong câu chuyện của bài tập đọc nhằm tạo sự tò mò, hứng thú cho học sinh khi bắt đầu tiết học. Trò chơi Mảnh ghép (Dành cho dạy tiết Tập đọc đầu tiên của mỗi chủ điểm) Mục đích: Giúp học sinh nhận biết nhân vật, nội dung của chủ điểm. Qua đó, củng cố kĩ năng quan sát, suy luận logic và phản ứng nhanh. Kích thích sự tò mò vốn có của học sinh tiểu học. Chuẩn bị: Phần trình chiếu nội dung trò chơi. Cách chơi: + Học sinh dưới lớp chơi theo hình thức cá nhân. + Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi: Có một bức tranh chủ đề, bức tranh này bị che khuất bởi nhiều bức tranh khác, cứ 5 giây, 1 bức tranh nhỏ biến mất, để lộ ra 1 phần bức tranh bên dưới. Các em hãy dùng đôi mắt tinh nhanh và óc suy luận của mình để đoán xem bức tranh bên dưới là gì nhé! + Giáo viên thao tác với máy tính và ti vi. Học sinh nào phát hiện ra nội dung bức tranh thì giơ tay giành quyền trả lời. Nếu học sinh trả lời đúng, giáo viên tuyên dương trước lớp và dùng bức tranh giới thiệu nội dung chủ điểm. Nếu học sinh trả lời sai, giáo viên tiếp tục làm biến mất các bức tranh nhỏ, quyền trả lời nhường cho những học sinh khác. Học sinh tham gia trò chơi khi học về chủ điểm Nghệ thuật Trò chơi Đố vui (Mở rộng kiến thức hiểu biết thực tế liên quan đến bài học) Mục đích: Giúp học sinh mở rộng kiến thức, hiểu biết của bản thân về cuộc sống. Rèn luyện cho học sinh khả năng tư duy. Qua đó, tích hợp các nội dung giáo dục môi trường, bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước. Chuẩn bị: Phần câu đố. Cách chơi: + Giáo viên mời 1 học sinh lên làm quản trò tổ chức trò chơi. + Quản trò lần lượt đưa những câu đố vui liên quan đến chủ đề bài học (những câu đố này do giáo viên chuẩn bị trước). Học sinh dưới lớp lần lượt trả lời bằng hình thức giơ tay. Bạn nào trả lời đúng sẽ được tuyên dương, nếu trả lời sai, quản trò gọi người khác trả lời lại. * Sử dụng video, bài hát Các công cụ hình ảnh, âm thanh giúp đỡ rất nhiều cho giáo viên trong việc kích thích trí tưởng tượng, sự hào hứng của học sinh đối với tiết học. Với thời đại công nghệ số như hiện nay, việc sử dụng những thành quả công nghệ thông tin trong giảng dạy là sự hỗ trợ cần thiết để một tiết học đạt hiệu quả. Trước khi bắt đầu bài học, tôi có thể cho học sinh hát một bài hát hoặc xem một đoạn video ngắn có liên quan đến nội dung bài học, từ nội dung bài hát, đoạn video sẽ bắt vào giới thiệu bài mới. Ví dụ 1: Khi dạy bài Cảnh đẹp non sông (Sách giáo khoa Tiếng Việt 3, tập 1, trang 97), tôi giới thiệu cho học sinh đoạn video ngắn về cảnh đẹp của đất nước. Đoạn video ngắn khoảng 2 phút. Trước khi cho học sinh xem, tôi đưa ra câu hỏi: Em hãy theo dõi đoạn video và cho biết trong đoạn video có nhắc tới những địa danh nào? Mời các em cùng theo dõi. Học sinh tập trung quan sát đoạn video nói về cảnh đẹp đất nước Ví dụ 2: Khi dạy bài Nhớ lại buổi đầu đi học (Sách giáo khoa Tiếng Việt 3, tập 1, trang 51), cán bộ lớp bắt nhịp cho cả lớp hát bài Ngày đầu tiên đi học. Trong giờ học hôm nay, cô và các em cùng nhớ lại những cảm xúc của những buổi đầu đi học. Vậy những cảm xúc ấy như thế nào, chúng mình cùng theo dõi vào bài tập đọc nhé. Cán bộ lớp bắt nhịp cho học sinh cả lớp hát Trên thực tế, khi áp dụng các cách giới thiệu bài như này, trong phần sau của tiết học, tôi thấy học sinh thoải mái và chăm chú hơn vào tiết học. Biện pháp 3: Phối hợp với cha mẹ học sinh để luyện đọc cho học sinh tại nhà. Giáo viên khi tham gia công tác giáo dục không chỉ nắm bắt số lượng, danh sách họ tên, hoàn cảnh gia đình, năng lực, phẩm chất của học sinh mà còn phải biết huy động các lực lượng giáo dục khác trong xã hội như cha mẹ học sinh cùng vào cuộc trong việc giáo dục con em mình. - Trong buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đưa ra đề xuất biện pháp sẽ thực hiện để phối hợp tốt với gia đình học sinh trong việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh. Cha mẹ học sinh của lớp đều đồng tình và cam kết sẽ động viên, nhắc nhở con em mình trong việc học tập ở lớp cũng như việc tự ôn tập ở nhà. Tôi giới thiệu với phụ huynh về nội dung chương trình môn Tiếng Việt, đưa ra cho phụ huynh những giải pháp cụ thể để hướng dẫn con tại nhà như: + Yêu cầu con đọc trước bài đọc theo từng tuần học của sách giáo khoa, khi đọc kết hợp gạch chân những từ khó đọc hay đọc sai. + Viết ra vở nháp nhiều lần từ đọc khó, đọc sai, đọc thành tiếng nhiều lần đến khi thành thạo. + Đọc giải nghĩa những từ mới trong bài đọc. Khi có sự chuẩn bị trước bài như vậy, tâm lý học sinh khi đến lớp sẽ tự tin hơn, hăng hái phát biểu để xây dựng bài học. Đối với những em đọc chưa tốt, kĩ năng đọc còn gặp nhiều khó khăn, tôi thường xuyên gọi điện, trao đổi với phụ huynh qua zalo riêng, tư vấn cho phụ huynh những kinh nghiệm của bản thân trong giảng dạy để giúp phụ huynh có phương pháp khi dạy con. Tránh quát nạt làm các con sợ hãi, việc học tập sẽ gặp khó khăn. + Hàng ngày, để tạo cho con môi trường luyện đọc bằng cách mua cho con đọc những cuốn truyện hay và bổ ích hoặc nhờ con đọc cho mình nghe sách, báo, bản tin trên truyền hình hoặc cùng con đọc phân vai bài tập đọc. Việc làm này vừa gắn kết tình cảm gia đình lại giúp con luyện đọc, bồi dưỡng tâm hồn và kĩ năng sống cho con em mình. + Ngoài ra, các cuộc thi, sân chơi trí tuệ trên mạng Internet như cuộc thi Trạng Nguyên Tiếng Việt cũng là một cơ hội để học sinh tự trau dồi kiến thức và tích lũy thêm kĩ năng cho bản thân nên việc được sự ủng hộ của cha mẹ học sinh sẽ rất cần thiết. Đặc biệt, tôi luôn quan tâm tới mối liên kết giữa phụ huynh và giáo viên để luôn có sự liên hệ và phản hồi kịp thời để từ đó có những biện pháp hỗ trợ khi học sinh gặp khó khăn trong quá trình học tập. Phụ huynh học cùng con khi ở nhà Biện pháp 4: Xây dựng hệ thống bài tập ngắn củng cố kĩ năng đọc và nội dung bài đọc Đối với học sinh Tiểu học, việc thực hành luôn đi kèm sau phần lý thuyết để giúp học sinh củng cố kiến thức vừa học. Thực tế, trong các tiết học khác của chương trình Tiếng Việt như Chính tả, Luyện từ và câu hay Tập làm văn, nhiệm vụ của các em thường là làm các bài tập còn đối với tiết Tập đọc thì không. Vì vậy, khi đưa các bài tập ngắn vào cuối tiết học sẽ không quá sức với học sinh. Ngược lại sẽ giúp các em ghi nhớ hơn cách đọc, nội dung chính của bài đọc. Các dạng bài tập có thể sử dụng trong phần củng cố kiến thức của tiết Tập đọc có thể là: Dạng bài tập Đúng – Sai Dạng câu ghép đôi Dạng câu điền khuyết Các dạng bài tập này đều có đặc điểm chung là có thể kiểm tra được nhiều nội dung trong một thời gian ngắn, lại không quá khó tìm ra đáp án đúng đối với những học sinh có kĩ năng đọc hiểu chưa tốt. Ví dụ 1: Khi học xong bài Cuộc chạy đua trong rừng (Sách giáo khoa Tiếng Việt 3, tập 2, trang 80), tôi phát cho các em một phiếu bài tập ngắn để yêu cầu các em hoàn thành trong 2 phút, nhằm củng cố kiến thức về nội dung bài đọc. Đúng ghi Đ, sai khi S Đ hay S Thông tin bài học Cuộc chạy đua trong rừng để chọn ra con vật khỏe nhất. Trước cuộc thi, Ngựa Con sửa soạn không biết chán và mải mê soi mình dưới dòng suối trong veo. Ngựa Con vẫn vui mặc dù không về đích đầu tiên. Ngựa Con rút ra bài học: Đừng bao giờ chủ quan, cho dù đó là việc nhỏ nhất. Ví dụ 2: Khi dạy bài Bàn tay cô giáo (Sách giáo khoa Tiếng Việt 3, tập 2, trang 25), khi kết thúc bài học, tôi đã phát cho học sinh một phiếu bài tập như sau: Hãy nối những dòng ở cột A với dòng tương ứng ở cột B cho phù hợp: Cô giáo dùng giấy màu gì (cột A) để tạo nên các sự vật nào (cột B) trong bức tranh của mình? A B Tờ giấy trắng Mặt nước Tờ giấy đỏ Chiếc thuyền Tờ giấy xanh Mặt trời Học sinh làm bài tập củng cố cuối tiết học Ví dụ 3: Khi dạy bài Cóc kiện Trời (Sách giáo khoa Tiếng Việt, tập 2, trang 122), để củng cố kiến thức đọc, tôi yêu cầu học sinh làm phiếu bài tập sau: Điền dấu /, // vào chỗ thích hợp thể hiện chỗ ngắt, nghỉ đúng trong những câu sau: Ngày xưa, có một năm hạn hán rất lâu, ruộng đồng nứt nẻ, cây cỏ trụi trơ, chim muông khát khô cả họng. Anh Cua bò vào chum nước này. Cô Ong đợi sau cánh cửa. Còn chị Cáo, anh Gấu, anh Cọp thì nấp ở hai bên. Thần Sét cầm lưỡi tầm sét hùng hổ đi ra, chưa kịp nhìn địch thủ, đã bị Ong ở sau cửa bay ra đốt túi bụi. KẾT QUẢ VÀ ỨNG DỤNG Kết quả khi áp dụng các biện pháp Trong năm học 2021-2022, tôi đã áp dụng nhóm giải pháp trên vào thực tế giảng dạy các tiết Tập đọc. Qua kết quả kiểm tra thực tế trên học sinh, kĩ năng đọc của học sinh lớp tôi có nhiều tiến bộ; các em đã sửa được các lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi đúng; tự tin trong khi đọc bài. Cụ thể như sau: Sĩ số học sinh Đọc chậm, phát âm chưa đúng; Ngắt nghỉ chưa hợp lí Đọc vẹt, chưa hiểu nội dung Đọc đúng, đọc hiểu Đọc diễn cảm 36 em SL % SL % SL % SL % Đầu năm học 8 22,2 9 25 17 47,2 2 5,5 Cuối năm học 1 2,7 1 2,7 26 72,2 8 22,2 Giảm 19,5% Giảm 22,3% Tăng 25% Tăng 16,7% Ứng dụng Năm học 2021 - 2022: Áp dụng kinh nghiệm vào thực tế giảng dạy ở lớp 3A, tôi thấy các em tập trung học tập, mang lại hiệu quả tốt trong việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh. Các biện pháp trên có tính khả thi, có thể áp dụng vào thực tiễn trong công tác giảng dạy các tiết Tập đọc ở khối lớp 2, 3 để nâng cao hiệu quả giờ dạy. Các biện pháp này có thể áp dụng đối với tất cả các trường tiểu học trong toàn huyện. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận: Bên cạnh việc nghiên cứu Chương trình môn Tiếng Việt để định hướng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với tiết học, tôi dạy theo phân hóa đối tượng giúp các em mạnh dạn, tự tin chiếm lĩnh kiến thức để tạo tâm thế trước khi vào bài học. Việc làm các bài tập nhỏ trong phần củng cố giúp rèn kỹ năng đọc, hiểu cho học sinh. Để việc luyện đọc cho học sinh có hiệu quả thì cha mẹ các em cũng là một trong những thành tố quan trọng bởi việc học tập không chỉ diễn ra trên lớp mà còn được thực hiện thường xuyên tại gia đình. Khi thực hiện đồng bộ các biện pháp trên, tôi nhận thấy chất lượng đọc của lớp có sự chuyển biến rõ rệt. Nhiều em nhút nhát, tự ti trong giờ Tập đọc đã trở nên mạnh dạn, tự tin hơn. Tỷ lệ học sinh đọc đúng, đọc to, ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ tăng lên. Đặc biệt một số em đọc diễn cảm khá tốt. Nhiều phụ huynh cũng đã thể hiện sự “vào cuộc” với việc học tập của con em mình, phản ánh sự thay đổi trong ý thức tự học tại nhà. Đó chính là thành quả lớn nhất mà tôi đạt được khi tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học trong tiết Tập đọc. Sau khi áp dụng biện pháp, tôi rút ra được bài học kinh nghiệm: Giáo viên phải luôn tạo không khí giờ học thoải mái, nhẹ nhàng, kích thích sự sáng tạo, tìm tòi học tập của học sinh để mỗi học sinh tiếp tục cố gắng, phấn đấu và phát triển các năng lực, phẩm chất. Phân loại những lỗi học sinh hay đọc sai để thuận tiện cho việc sửa chữa và rèn luyện lỗi sai cho học sinh. Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh. Xây dựng các đôi bạn học tập để các em giúp đỡ nhau trong học tập, cùng nhau tiến bộ. Kiến nghị: + Đối với nhà trường Tham mưu với Ban Giám hiệu nhà trường tổ chức cho giáo viên lớp 3 được giao lưu học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp ở các huyện bạn. + Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo Lập trang nhóm giáo viên lớp 3 trong toàn huyện để giáo viên có thể trao đổi bài học kinh nghiệm các bài dạy để nâng cao chất lượng học sinh và trình độ chuyên môn của giáo viên. Trên đây là một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 3. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các biện pháp không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được đóng góp ý kiến của Ban giám khảo và toàn thể hội thi. Tôi xin chân thành cảm ơn! Người viết Bùi Thị Bảo Ngọc Xác nhận của nhà trường Tài liệu tham khảo: Sách giáo khoa Tiếng Việt 3. Sách giáo viên Tiếng Việt 3. Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT, ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Đánh giá học sinh tiểu học. Thông tư 32/2018/QĐ-BGDĐT, ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông. Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT, ngày 05 tháng 05 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông. Công văn 2345/BGDĐT- GDTH ngày 07 tháng 06 năm 2021 của Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc Hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường cấp tiểu học.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_doc_cho_h.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 3.pdf